ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu

77 1.1K 2
ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ TÚ ANH ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN SA PA, TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN & LÊ TÚ ANH ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN SA PA, TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và GIS Mã số: 60440214 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ KIM CHI Hà Nội – 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc thực hiện tại Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Kim chi, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình lựa chọn và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Địa lý, trƣờng ĐHKHTN đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu, nền tảng để tác giả thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và đồng nghiệp tại Ban quản lý các dự án, Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013 Tác giả luận văn Lê Tú Anh 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1 -CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU RUỘNG BẬC THANG 9 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ruộng bậc thang 9 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 9 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nƣớc và khu vực nghiên cứu 11 1.2 Sự phát triển của ruộng bậc thang trong bối cảnh biến đổi khí hậu 13 1.2.1 Một số biểu hiện chính của BĐKH tại tỉnh Lào Cai và Miền núi phía bắc 13 1.2.2 Tác động của BĐKH tới ngành trồng trọt ở miền núi phía bắc 16 1.3 Ứng dụng Viễn thám trong nghiên cứu ruộng bậc thang 18 1.3.1 Hệ thống viễn thám 18 1.3.2 Sai số của ảnh viễn thám và phƣơng pháp xử lý 22 1.3.3 Tƣ liệu viễn thám và GIS trong xác định biến đổi của ruộng bậc thang 24 CHƢƠNG 2 -ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ HIỆN TRẠNG CANH TÁC RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN SAPA 25 2.1 Điều kiện tự nhiên 25 2.1.1 Vị trí địa lý 25 2.1.2 Địa chất - địa mạo - địa hình 26 2.1.3 Khí hậu - thuỷ văn 27 2.1.4 Thổ nhƣỡng và thảm thực vật 33 2.1.5 Biến đổi khí hậu tại Sa Pa 36 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 38 2.2.1 Cơ sở hạ tầng 38 2.2.2 Dân số - dân tộc 40 2.2.3 Lao động - việc làm 40 2.2.4 Hiện trạng canh tác ruộng bậc thang 42 2.2.5 Phƣơng thức canh tác ruộng bậc thang ở Sa Pa 44 2.3 Các nhân tố tác động tới sự phát triển của ruộng bậc thang 47 2.3.1 Tác động của điều kiện tự nhiên, phƣơng thức canh tác 47 2.3.2 Tác động của chính sách 49 2.3.3 Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu 53 CHƢƠNG 3 -ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN SAPA 54 3.1 Thành lập bản đồ hiện trạng ruộng bậc thang khu vực huyện Sa Pa 54 3.1.1 Tƣ liệu sử dụng 54 3.1.2 Quy trình thành lập 55 3.1.3 Xây dựng khóa giải đoán và kết quả đạt đƣợc 58 3.2 Phân tích sự biến đổi của ruộng bậc thang theo các giai đoạn 60 3.2.1 Sự biến đổi của ruộng bậc thang 60 3.2.2 Nguyên nhân biến đổi 61 3.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu tới ruộng bậc thang 64 3.3 Định hƣớng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn ruộng bậc thang 65 2 3.3.1 Chính sách, chiến lƣợc lồng ghép 66 3.3.2 Những sáng kiến nhằm ứng phó với BĐKH của ngƣời dân 66 KẾT LUẬN 68 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Xu hƣớng tăng nhiệt độ tại Lào Cai 15 Hình 1.2: Phối lƣợng mƣa trung bình tháng tại trạm Phố Ràng từ 1980-2010 15 Hình 1.3: Diện tích đất nông nghiệp bị mất do hạn hán ở vùng núi phía Bắc từ năm 1980 đến 1998 16 Hình 1.4: Hệ thống thu nhận thông tin viễn thám 19 Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống thu nhận ảnh dạng “khung” 21 Hình 1.6. Méo hình do các nguyên tố định hƣớng ngoài 23 Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Sapa 25 Hình 2.2: Địa mạo, địa hình huyện Sa Pa 26 Hình 2.3: Nhiệt độ trung bình tháng tại Sa Pa giai đoạn 1980-2011 28 Hình 2.4: Xu hƣớng nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa 29 Hình 2.5: Lƣợng mƣa trung bình tháng tại Sapa giai đoạn 1980-2011 30 Hình 2.6: Xu hƣớng lƣợng mƣa hàng năm ở Sa Pa 30 Hình 2.7: Hệ thống sông suối ở huyện Sa Pa 33 Hình 2.8: Các nhóm đất chính tại huyện Sa Pa 34 Hình 2.9: Diện tích đất lâm nghiệp từ năm 2000 – 2010 35 Hình 2.10: Phân bố dân số, dân tộc tại huyện Sa Pa 40 Hình 2.11: Cơ cấu lao động năm 2011 41 Hình 2.12: Tỷ lệ hộ nghèo tại Huyện Sa Pa 42 Hình 2.13: Sản lƣợng lúa nƣớc cả năm 42 Hình 2.14: Diện tích lúa nƣớc từ năm 1990 - 2013 43 Hình 3.1: Ảnh Landsat năm 1993, 1999 khu vực huyện Sapa 54 Hình 3.2: Ảnh Landsat năm 2007, 2013 khu vực huyện Sapa 54 Hình 3.3: Quy trình nắn ảnh 55 Hình 3.4: Các thông số trích điểm 56 Hình 3.5: Ảnh kết quả sau khi nắn chỉnh 57 Hình 3.6: Ảnh sau khi nắn chỉnh 58 Hình 3.7: Kết quả giải đoán ảnh 60 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng tại Sa Pa 36 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Sa Pa giai đoạn 1995 – 2010 (%) 41 Bảng 2.3: Tác động của điều kiện tự nhiên và phƣơng thức canh tác đến RBT 47 Bảng 2.4: Chính sách nông nghiệp và các tác động đến ruộng bậc thang 51 Bảng 2.5: Hậu quả do hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng gây ra 53 Bảng 3.1: Diện tích RBT theo thống kê và giải đoán ảnh (ha) 61 3 DANH MỤC HỘP Hộp 1.1: Nhận định chung về tình hình BĐKH ở các tỉnh MNPB 14 Hộp 2.1: Ruộng bậc thang làm giảm tỷ lệ nghèo, chấm dứt cảnh di cƣ tự do và bảo vệ rừng 44 Hộp 2.2: Kinh nghiệm trồng lúa nƣớc trên ruộng bậc thang 46 Hộp 3.1: Chuyển đổi từ trồng lúa, cây ngắn ngày khác sang sản xuất rau 64 TỪ VIẾT TẮT RBT Ruộng bậc thang BĐKH Biến đổi khí hậu MNPB Miền núi phía bắc GIS Hệ thống thông tin địa lý 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, cƣ dân, dân tộc sinh sống tại các vùng cao đã hình thành phƣơng thức canh tác ruộng bậc thang. Đây là những tri thức có từ lâu đời của dân cƣ bản địa sinh sống dựa trên địa hình đồi núi dốc để tạo ra các thửa ruộng dƣới dạng phân cấp bậc thang. Phƣơng thức này vừa đảm bảo đƣợc đời sống vừa bảo vệ môi trƣờng. Ruộng bậc thang ở Sa Pa không chỉ là thành tựu về kinh tế mà còn là thành tựu cả về mặt văn hóa và tri thức dân gian. Ngƣời Mông, ngƣời Dao, ngƣời Giáy đã phát huy tính sáng tạo của mình trong việc canh tác trên đất dốc, họ đã trồng đƣợc lúa nƣớc ở vùng cao. Năng suất trồng lúa nƣớc trên các ruộng bậc thang cao gấp 4 lần so với năng suất trồng lúa nƣơng trên đất dốc. Từ khi phát triển ruộng bậc thang ở đây, việc du canh, du cƣ đốt nƣơng làm rẫy đã bị xóa bỏ từ năm 1998. Ngƣời dân tộc vùng cao nơi đây đã định canh, định cƣ và đến nay không những đủ thóc gạo để ăn mà còn có thể đem bán. Tỷ lệ nghèo đói cũng nhờ đó mà đƣợc giảm mạnh. Ruộng bậc thang còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển rừng. Phƣơng thức canh tác ruộng bậc thang có tác dụng làm giảm độ chua của đất feralit do thƣờng xuyên đƣợc thay nƣớc mới và cung cấp các khoáng chất qua phân bón. Mặt khác, muốn phát triển ruộng bậc thang phải đồng thời phát triển thảm rừng đầu nguồn để điều tiết dòng chảy mặt, chống xói mòn và khô hạn. Do vậy, ruộng bậc thang có tác dụng giữ nƣớc, giảm xói mòn đất, cải thiện độ phì và khi lúa lên xanh sẽ tạo thành thảm phủ thực vật để giữ ẩm và khoáng chất. Hơn nữa, ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam. Mạng thông tin điện tử du lịch quốc tế Touropia đã xếp hạng ruộng bậc thang Sa Pa, Việt Nam nằm trong top 11 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới vào cuối tháng 12/2013. Ngày 02/11/2013, tại lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho hai danh thắng của huyện Sa Pa là đèo Ô Quy Hồ và ruộng bậc thang ở thôn Vù Lùng Sung. Ruộng bậc thang ở thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Trải, huyện Sa Pa có 121 bậc với trên 100 năm tuổi đƣợc công nhận là ruộng bậc thang có nhiều bậc nhất và đẹp nhất ở Sa Pa. Trƣớc đó, năm 2009, tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) 5 cũng bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Những năm gần đây, các tác động nặng nề của biến đổi khí hậu đã ảnh hƣởng mạnh tới sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng và cực đoan đã đƣợc ghi nhận tại Sa Pa và gây nên những thiệt hại trực tiếp tới nông nghiệp và ngƣời nghèo tại đây. Biến đổi khí hậu với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều sẽ tiếp tục gây thiệt hại nặng nề và trực tiếp đến nguồn nƣớc, gây nên lũ quét và sạt lở đất tại các ruộng bậc thang. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp, những nghiên cứu nhằm bảo vệ và phát triển ruộng bậc thang khu vực này. Công nghệ viễn thám và GIS đã đƣợc các nƣớc trên thế giới áp dụng triệt để trong ứng phó với biến đổi khí hậu, giám sát tài nguyên và biến đổi sử dụng đất . Với những ƣu điểm của công nghệ này nhƣ sử dụng ảnh viễn thám chứa đựng hàm lƣợng thông tin lớn, đƣợc thu nhận trên nhiều dải sóng là nguồn dữ liệu phong phú và trực quan giúp cho các nghiên cứu về bề mặt và các quá trình tự nhiên trên mặt đất một cách hiệu quả. Nghiên cứu sự biến đổi của ruộng bậc thang bằng công nghệ viễn thám sẽ giúp các nhà khoa học xác định đƣợc nguyên nhân cũng nhƣ xu hƣớng biến đổi. Từ đó làm cơ sở cho các nhà quản lý vạch ra chính sách bảo tồn, phát triển ruộng bậc thang nhằm góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, Đề tài “Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang tại huyện Sa Pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu” đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu. 2. Quan điểm nghiên cứu  Quan điểm hệ thống và tổng hợp: Hệ thống là một phức hợp các yếu tố tác động lẫn nhau và tác động tới môi trƣờng bên ngoài hệ thống thông qua dòng vật chất và năng lƣợng. Một hệ thống bất kỳ nào cũng là bộ phận của một hệ thống cấp cao hơn. Giữa các hệ thống đó tồn tại một mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. Mỗi hệ thống có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và thống nhất về chức năng thông qua dòng vật chất và năng lƣợng. Ruộng bậc thang khu vực huyện Sa Pa nhƣ là một địa hệ thống hoàn chỉnh, đƣợc hình thành từ mối tác động tƣơng hỗ giữa các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật), các hợp phần kinh tế xã hội (các dạng khai thác 6 sử dụng tài nguyên, lao động, dân tộc ). Khi tác động vào một phần nào đó của hệ thống thì các hợp phần khác cũng thay đổi theo, dẫn đến những biến đổi của cả hệ thống. Khi một hợp phần trong hệ thống có những biến đổi (những biến đổi về khí hậu) cũng sẽ tác động lên các hợp phần khác trong hệ thống đó dẫn đến sự thay đổi, biến đổi của cả hệ thống.  Quan điểm lịch sử: Mỗi một đơn vị lãnh thổ bất kì đều phải trải qua các quá trình hình thành, phát triển, và tiến hoá theo thời gian. Nhƣ vậy, việc xem xét và nhìn nhận lãnh thổ trên quan điểm lịch sử giúp ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phƣơng diện của lãnh thổ trong quá khứ và dự đoán, định hƣớng phát triển của lãnh thổ trong tƣơng lai. Đồng thời, từ đó có thể lựa chọn phƣơng thức thích hợp nhất cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Để có hệ thống tƣơng đối hoàn chỉnh nhƣ hôm nay, ruộng bậc thang ở Sa Pa đã trải qua lịch sử hình thành trên 100 năm. Đó là sự đúc rút, trải nghiệm và sáng tạo của ngƣời dân tộc H’Mông, Dao, Giáy trong cải tạo đất dốc để trồng lúa. Sự biến đổi về diện tích, phân bố đất trồng lúa có thể đƣợc quan sát và thấy đƣợc những biến đổi đó thông qua hệ thống ảnh vệ tinh đƣợc thu thập từ năm 1993 tới nay. Hệ thống ảnh vệ tinh này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mặt không gian và thời gian đối với sự thay đổi của ruộng bậc thang khu vực này.  Quan điểm phát triển bền vững: Một trong những định nghĩa đƣợc biết đến nhiều nhất về phát triển bền vững là: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tƣơng lai” (Hội nghị thế giới về môi trƣờng và phát triển, WCED, 1978). Đối với bất kể vùng lãnh thổ nào khi khai thác tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nguyên tắc phát triển bền vững phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng là mục tiêu của phát triển bền vững. Nghiên cứu sự thay đổi về quy mô và chức năng của ruộng bậc thang ở huyện Sa Pa không chỉ xác định sự biến đổi trong quá khứ mà nhằm tới mục đích quan trọng là sử dụng hợp lý, phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ Mục tiêu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến đổi của ruộng bậc thang trong bối cảnh biến đổi khí hậu bằng công nghệ Viễn thám và GIS nhằm đƣa ra cơ sở 7 khoa học phục vụ công tác định hƣớng sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững ruộng bậc thang ở vùng cao nói chung và huyện Sapa nói riêng. Nhiệm vụ: Để thực hiện các mục tiêu trên, các nhiệm vụ đề ra bao gồm: 1. Thu thập cơ sở dữ liệu và tổng quan tài liệu liên quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài. 2. Tổng hợp cơ sở lý luận nghiên cứu về ruộng bậc thang trên địa hình đất dốc miền núi Việt Nam. 3. Phân tích biến đổi ruộng bậc thang trên cơ sở tƣ liệu ảnh viễn thám và bản đồ của các năm 1993, 1999, 2009 và 2013. 4. Phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên, thành phần dân tộc và các chính sách phát triển ảnh hƣởng đến xu thế phát triển ruộng bậc thang trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 5. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững ruộng bậc thang. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi của ruộng bậc thang trong khu vực huyện Sa Pa. 5. Phƣơng pháp và các bƣớc nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 1) Phƣơng pháp thu thập số liệu, 2) Phƣơng pháp thống kê và phân tích tài liệu, 3) Phƣơng pháp bản đồ viễn thám và GIS, 4) Phƣơng pháp khảo sát, điều tra tổng hợp, 5) Phƣơng pháp chuyên gia. Các bƣớc nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu vai trò của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến quá trình biến đổi ruộng bậc thang huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai bao gồm các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Nêu lên mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài từ đó đề xuất phƣơng pháp và kế hoạch thực hiện hợp lý. - Bƣớc 2: Điều tra phân tích và tổng hợp tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, tổng quan tài liệu kết hợp khảo sát thực địa để nắm rõ vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu. - Bƣớc 3: Phân tích hiện trạng canh tác ruộng bậc thang: thành lập bản đồ hiện trạng ruộng bậc thang sau khi nắn chỉnh ảnh vệ tinh và số hoá, kết hợp phân [...]... các mô hình toán học và các hệ số của mô hình này đƣợc tính theo phƣơng pháp bình sai trên cơ sở các điểm đã biết toạ độ ảnh và toạ độ các điểm kiểm tra Trong thực tế thƣờng sử dụng biến đổi Helmert, biến đổi Affine, biến đổi theo phép chiếu hình và biến đổi đa thức 23 1.3.3 Tƣ liệu viễn thám và GIS trong xác định biến đổi của ruộng bậc thang Để nghiên cứu biến động của ruộng bậc thang có nhiều phƣơng... kỳ phát triển của ruộng bậc thang để làm rõ quá trình hình thành và xu thế mở rộng ruộng bậc thang - Bƣớc 4: Phân tích sự thay đổi quy mô và đặc tính đa chức năng của ruộng bậc thang: sau khi đã có hiện trạng phát triển ruộng bậc thang từng năm, có thể rút ra quá trình thay đổi phƣơng thức sử dụng đất từng giai đoạn Phân tích sự thay đổi quy mô cũng cho thấy sự thay đổi chức năng khi vai trò của ruộng. .. lợi và nƣớc) đến sự thay đổi không gian của đất trồng trọt ruộng bậc thang khu vực nhiệt đới miền núi Tây Bắc Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy những biến đổi và sự màu mỡ của đất trồng lúa phụ thuộc vào sự cân bằng của các nguồn trầm tích khác nhau, do đó có thể tận dụng sự màu mỡ của đất dọc theo sƣờn của ruộng bậc thang ở khu vực nhiệt đới miền núi Đối với tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Sa Pa. .. trí cũng nhƣ quy mô ruộng bậc thang trong giai đoạn nghiên cứu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên phƣơng pháp xác định sử dụng đất trong quá khứ mà không có dữ liệu nền trong quá khứ 1.2 Sự phát triển của ruộng bậc thang trong bối cảnh biến đổi khí hậu 1.2.1 Một số biểu hiện chính của BĐKH tại tỉnh Lào Cai và Miền núi phía bắc Biến đổi khí hậu không đồng nghĩa với thiên tai Đó là 2 hiện tƣợng... đồ: hiện trạng phân bố ruộng bậc thang năm 1993, 1999, 2003, 2013 dựa trên giải đoán ảnh vệ tinh, và các bản đồ biến động giữa các năm này 3 Kết quả phân tích đặc điểm sự thay đổi quy mô và đặc tính đa chức năng của ruộng bậc thang huyện Sapa 4 Đề xuất các giải pháp và định hƣớng sử dụng hợp lý, bảo tồn, phát triển bền vững ruộng bậc thang của khu vực Tây Bắc nói chung và huyện Sa Pa nói riêng Ý nghĩa:... dụng Viễn thám trong nghiên cứu ruộng bậc thang Công nghệ viễn thám là một phần của công nghệ vũ trụ, tuy mới phát triển nhƣng đã nhanh chóng đƣợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực và đƣợc phổ biến rộng rãi ở các nƣớc phát triển Công nghệ viễn thám đã trở thành phƣơng tiện chủ đạo cho công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng ở cấp độ từng nƣớc, từng khu vực và trong phạm vi toàn cầu Viễn thám. .. CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU RUỘNG BẬC THANG 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ruộng bậc thang 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở ngoài nƣớc Các công trình nghiên cứu về ruộng bậc thang thƣờng gắn với hƣớng nghiên cứu văn hoá cộng đồng hay các quá trình động lực xảy ra trong tự nhiên Tuy nhiên, cùng với việc ngày càng nhiều ruộng bậc thang đƣợc ghi danh vào Di sản văn hoá thế... nghĩa: Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận nghiên cứu sự thay đổi quy mô, chức năng và các xu thế phát triển của ruộng bậc thang khu vực miền núi Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng cơ sở dữ liệu về sự biến động và xu thế phát triển ruộng bậc thang là một trong những công việc quan trọng cho công tác định hƣớng sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững ở khu vực miền... ruộng bậc thang Nghiên cứu đã phân tích các chính sách tác động qua từng thời kỳ chuyển đổi phƣơng thức canh tác của các nhóm dân tộc thiểu số huyện Sa Pa Kết quả đã chỉ ra và đề xuất hƣớng phát triển bền vững cảnh quan khu vực nghiên cứu nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung Yuzuru Isoda và nnk [25] nghiên cứu sự phát triển ruộng bậc thang với mục tiêu nhằm xác định vị trí, kích thƣớc và các... thời kỳ phát triển của ruộng bậc thang trong vòng 34 năm (1973 – 2007) thực hiện ở xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Kết quả phân tích ảnh viễn thám kết hợp khảo sát điều tra thực địa cho thấy diện tích ruộng bậc thang tăng gấp đôi kể từ năm 1973, trong giai đoạn 1993 – 2007 phát triển mạnh hơn so với giai đoạn trƣớc đó Nghiên cứu bƣớc đầu chỉ ra đƣợc vị trí cũng nhƣ quy mô ruộng bậc thang trong . ANH ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN SA PA, TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và GIS Mã số: 60440214. tồn, phát triển ruộng bậc thang nhằm góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, Đề tài Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang tại huyện Sa Pa trong. LÊ TÚ ANH ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN SA PA, TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày đăng: 07/01/2015, 12:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Quan điểm nghiên cứu

  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp và các bước nghiên cứu

  • 6. Kết quả và nghĩa của đề tài

  • 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ruộng bậc thang

  • 1.2 Sự phát triển của ruộng bậc thang trong bối cảnh biến đổi khí hậu

  • 1.3 Ứng dụng Viễn thám trong nghiên cứu ruộng bậc thang

  • 2.1 Điều kiện tự nhiên

  • 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

  • 2.3 Các nhân tố tác động tới sự phát triển của ruộng bậc thang

  • 3.1 Thành lập bản đồ hiện trạng ruộng bậc thang khu vực huyện Sa Pa

  • 3.2 Phân tích sự biến đổi của ruộng bậc thang theo các giai đoạn

  • 3.3 Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn ruộng bậc thang

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan