Đề tài một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế asean 2015

56 742 0
Đề tài một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế asean 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOATHƯƠNG MẠI ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO HỘ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 . GVHD : SVTH : MSSV : LỚP : ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI SINH VIÊN. Giảng viên hướng dẫn: TP. HỒ CHÍ MINH NHẬN XÉT CỦA GVHD ĐIỂM: TP. HCM, ngày….tháng….năm 2014 Giảng Viên Hướng Dẫn Mục lục DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ đầu năm đến tháng 10/2014 ………………………………………………………………………15 Biểu đồ 2.2 : Số lượng ô tô nhập khẩu theo tháng năm 2014 ………….16 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong xã hội ngày càng hiện đại , nền kinh tế của đất nước đang trên đà vận chuyển . Một trong những ngành công nghiệp chủ đạo góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đất nước không thể không kể đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô , ngành chi phối đến yếu tố vận chuyển , một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp . Nhưng ngành sản xuất ô tô vẫn là một trong những ngành công nghiệp non trẻ của đất nước ta và còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp ô tô nước ngoài . Do vậy , để ngành sản xuất ô tô trong nước có thể phát triển lớn mạnh thì chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành là vô cùng quan trọng . Nhu cầu tiêu thụ xe ô tô của người dân trong nước ngày càng cao , có thể thấy rõ ràng thông qua số liệu của Tổng cục Hải Quan , chỉ trong vòng 5 năm qua, các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập tới 5.758 ô tô nguyên chiếc các loại với kim ngạch là 135,5 triệu USD , tăng 170% về lượng và 190% về giá trị so với cùng kì năm 2013 trong khi năm 2009 đạt mức 8.000 chiếc . Những con số đó thể hiện nhu cầu của người dân về xe ô tô là rất lớn nên tại sao ngành sản xuất ô tô trong nước vẫn không có bước đột phá để phát triển ? Trong điều kiện hội nhập hiện nay , đặc biệt là trong năm 2015 sẽ có Cộng đồng Asean ra đời nên việc các nước có ngành công nghiệp sản xuất ô tô phát triển như Thái Lan hay Malaysia sẽ có thuận lợi khi được nhập vào Việt Nam ở mức thuế nhập khẩu là 0% khi đến năm 2018 . Vậy nên nếu Việt Nam nếu không có các chính sách bảo hộ hợp lí , chặt chẽ và đúng lúc thì ngành sản xuất ô tô trong nước liệu có khả năng cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu từ các nước trong cộng đồng Asean trong tương lai . Bên cạnh đó , dù Việt Nam đã có những chính sách bảo hộ hiện tại đối với ngành sản xuất ô tô nhưng có đem lại hiệu quả như mong muốn ? Trong 10 năm , ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển khi các linh kiện , phụ tùng để sản xuất ra một chiếc ô tô trong nước chiếm tới 70% là phải nhập khẩu từ nước ngoài , tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm còn thấp dẫn đến giá thành cao hơn xe lắp ráp ở Thái Lan 20% trên một chiếc . Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất ô tô có yếu tố nước ngoài sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn thị trường một khi Cộng đồng Asean 2015 ra đời , họ sẽ ưu tiên chọn các thị trường vốn đã có được nền tảng sản xuất nhất định như Thái Lan , Malaysia hay Indonesia chứ không chọn Việt Nam . Đó là một bất lợi khác nữa của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng khi đó là một ngành công nghiệp chủ chốt của một quốc gia nhưng còn trên đà phát triển . Nhận thấy được điều đó nên em đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015 “ 2. Mục tiêu nghiên cứu : - Đánh giá chung hoạt động sản xuất ô tô trong nước hiện nay cũng như tình hình nhập khẩu ô tô trong nước . - Phân tích , đánh giá thực trạng các chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước hiện nay , nêu ra những mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những bất cập của các chính sách để khắc phục . - Đề ra các giải pháp để nâng cao tính bảo hộ của các chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu là các chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước , đặc biệt là định hướng các chính sách đó khi cộng đồng kinh tế Asean 2015 ra đời. - Phạm vi nghiên cứu : các chính sách bảo hộ trong nước Việt Nam đối với ngành sản xuất ô tô . 4. Kết cấu của báo cáo : Ngoài phần mở đầu và kết luận , báo cáo được kết cấu làm ba chương : Chương 1 : Cơ sở lí thuyết về bảo hộ . Chương 2 : Phân tích thực trạng về bảo hộ sản xuất ô tô trong nước hiện nay . Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao tính bảo hộ sản xuất ô tô trong nước . LỜI CẢM ƠN Trong quátrình thực hiện đề tài, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nguồn tài liệu còn eo hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy . Em xin chân thành cảm ơn Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn , đóng góp ý kiến và đưa ra những cách thức dễ hiểu để em hoàn thành bài báo cáo này của mình . GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THYẾT VỀ BẢO HỘ - Trong phần này sẽ cho chúng ta hiểu về các khái niệm sẽ được đề cập ở các chương tiếp theo . Các khái niệm có liên quan đến đề tài “ Một số giải pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập hiệp hội Asean 2015 “ , giúp ta hiểu hơn về thực trạng về sự bảo hộ của Nhà nước là gì và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao tính bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước , đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế mà vẫn tận dụng được nguồn lợi khi gia nhập Asean 2015 sắp tới . 1.1. Một số khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước : 1.1.1 Khái niệm : - Bảo hộ ( Tiếng Anh là Protection ) có nghĩa là che chở , bảo vệ để không gây ra tổn hại . Trên thế giới ngày nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ. - Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam , “ Chính sách bảo hộ là chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước ngoài , nhằm kích thích phát triển ngành kinh tế trong nước , không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo . - Theo Từ điển thương mại quốc tế ( Walter Goode ) , “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế “ . Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan , trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan . Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm các lĩnh vực văn hoá , môi trường và các mối quan tâm khác . - Tóm lại , Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước , đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài . SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 8 GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu - Theo quan điểm cá nhân , em cho rằng bảo hộ sản xuất trong nước là Chính phủ hay Nhà nước sẽ có áp dụng phương thức là áp đặt thuế hay các hàng rào phi thuế quan hoặc sẽ gây những khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu để kích thích và khuyến sản xuất , tiêu thụ sản phẩm đó trong nước . 1.1.2 Vai trò của bảo hộ : - Đảm bảo ngành cần được bảo hộ sẽ phát triển tốt trong nước và đủ sức cạnh tranh với các thị trường bên ngoài . - Hạn chế tối đa việc nhập khẩu sản phẩm hay hàng hoá cần được bảo hộ , khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển và tăng quy mô sản xuất . - Khuyến khích người dân tiêu dùng hàng hoá trong nước để các doanh nghiệp trong nước sản xuất và đầu tư nhiều . - Đề phòng và tránh việc nguy cơ đất nước sẽ không có khả năng phát triển 1 ngành công nghiệp hay 1 loại hàng hoá nào đó , ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước , đặc biệt là trong thời điểm hội nhập hiện nay , hàng hoá nhập khẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi từ các hiệp định thương mại được kí kết. - Bảo vệ các đơn vị , các doanh nghiệp , các nhà sản xuất trong nước trước các sản phẩm nhập khẩu cùng loại từ nước ngoài . Hướng đến một đất nước có đầy đủ các ngành công nghiệp , các hàng hoá sản phẩm được sản xuất trong nước , tránh tình trạng bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu . - Giải quyết việc làm trong nước , giảm thiểu tình trạng thất nghiệp , trong một số trường hợp đó là sự trả đũa của các quốc gia với nhau . 1.1.3 Đặc điểm của bảo hộ : - Các chính sách bảo hộ thường được áp dụng đối với các ngành công nghiệp còn non trẻ của một đất nước , là các ngành mà trong nước mới đi trên đà phát triển còn các nước trong khu vực hay thế giới đã phát triển rất nhiều . SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 9 GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu - Việc bảo hộ sẽ cấp thiết hơn khi đất nước bưới vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . - Nếu không áp dụng một cách khéo léo có thể gây ra mâu thuẫn giữa hai quốc gia trong thời kì hội nhập hiện nay . - Bảo hộ là con dao hai lưỡi khi Chính phủ sử dụng cho một ngành công nghiệp trong nước mình , nếu vận dụng có hiệu quả và đúng đắn thì sẽ giúp ngành công nghiệp được bảo vệ sẽ phát triển tốt và đến một thời gian sẽ không cần phải sử dụng bảo hộ nữa , có thể để nó vận động theo sự thay đổi của thị trường . Nếu không vận dụng một cách đúng đắn thì sẽ gây ra tình trạng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp được bảo hộ sẽ quá ỷ lại vào các chính sách bảo hộ của Chính phú và Nhà nước trong khi việc sử dụng bảo hộ chỉ làm được trong một khoản thời gian nhất định , không thể kéo dài mãi mãi . - Việc bảo hộ đối với một ngành công nghiệp của một đất nước không thể thực hiện kéo dài mãi mãi trong thời điểm hiện nay , khi hội nhập , không một quốc gia nào có thể đồng ý mãi với việc hàng hoá của họ khi xuất khẩu vào lại lôn bị mức thuế quá cao với lí do là để bảo hộ sản xuất của nước nhập khẩu . Vì vậy việc bảo hộ chỉ mang tính ngắn hạn . 1.2 Các biện pháp để thực hiện bảo hộ : 1.2.1 Chính sách thuế quan : - Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nói riêng và cả ngành công nghiệp nói chung thì chính sách thuế dường như là biện pháp được ưu tiên sử dụng đầu tiên . Đối với chính sách này , Nhà nước hay Chính phủ sẽ áp đặt lên mặt hàng cần được bảo hộ một mức thuế nhập khẩu để giá khi bao gồm thuế của mặt hàng nhập khẩu đó cao hơn giá của mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước . Việc làm đó để bảo hộ và đảm bảo khi có hàng hoá nhập khẩu thì hàng hoá trong nước vẫn có chỗ đứng , sản phẩm vẫn có thể bán được , doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất bình thường được , không ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước . SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 10 [...]... Định hướng ngành công nghiệp ô tô khi gia nhập Asean 2015 : Sau đây là những cam kết và những định hướng khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2105 : - Gỡ bỏ các chính sách thuế đối với các nước thành viên trong cộng đồng kinh tế Asean 2015 đối với mặt hàng ô tô vì họ cũng sẽ gỡ bỏ - các hàng rào thuế đối với nước ta về một số ngành hàng khác Đến năm 2018 phải giảm thuế nhập khẩu xe ô tô về mức... cầu sử dụng xe ô tô trong nước , gián tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước bán được xe Từ đó tổng thể sẽ giúp phát triển ngành - công nghiệp ô tô của đất nước Vận dụng các hàng rào phi thuế quan một cách khéo léo trong thời gian đầu khi gia nhập cộng đồng Asean 2015 để các doanh nghiệp vẫn có thể yên tâm sản xuất 1.4 Một số các khái niệm khác được đề cập đến trong Chương... xe nhập khẩu để khuyến khích người dân tiêu dùng xe trong nước sản xuất nhưng liệu biện pháp này có thực sự hiệu quả khi ngành sản xuất ô tô trong nước không phát triển kiph thời theo biện pháp đánh thuế này Để thuế nhập khẩu thực sự có tác dụng thì các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước phải nâng cao được chất lượng sản phẩm , hạ thấp chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm nhưng do ngành sản. .. không tự thân vận động , không tự sản xuất , nghiên cứu dẫn đến tình trạng hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất xe ô tô trong nước và các nhà sản xuất linh kiện trong nước không đủ trình độ sản xuất một cái thân máy xe ô tô hay đến cả lốp xe thuộc dòng xe đắt tiền cũng không làm được mà phải đi nhập từ bên ngoài => Hậu quả nặng nề nhất trong việc Chính phủ bảo hộ cho các doanh nghiệp ô tô trong nước. .. bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước : Xác định được việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô thì sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững từ việc tiếp thu công nghệ đến đào tạo được nguồn nhân lực , sử dụng nguồn lao động lớn hiệu quả , nếu mất đi nền công nghiệp ô tô sẽ là bỏ đi một trong những cơ hội để phát triển toàn diện nhưng gần như trong 10 năm sử dụng biện pháp bảo hộ để phát triển ngành. .. không mất đi sự ổn định trong hoạt động và có thể phát triển trong điều kiện hội nhập 2.4 Đánh giá chính sách bảo hộ sản xuất ô tô của Việt Nam trong thời gian qua: Hiệp định Asean 2015 không chỉ có lợi cho những thành viên trong khu vực mà còn là cơ hội cực kì hấp dẫn và là một món lợi béo bở cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài khi đầu tư vào các nước trong khối Asean để được hưởng mức... thông qua việc phân phối được trực tiếp sản phẩm ô tô trong khối với chi phí nhân công giá rẻ Vì vậy tính cạnh tranh giữa các nước với nhau về sản phẩm ô tô ngày càng khắc nghiệt hơn Điều đó đòi hỏi các các Chính phủ của các nước trong khu vực Asean xây dựng và thực thi những chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước để không bị các “ ông lớn “ nắm hết thị trường , dẫn đến tình trạng đất nước. .. ngành sản xuất ô tô vì thời hạn cam kết sẽ giảm mức thuế nhập khẩu xuống 0% vào năm 2018 đang sắp tới gần khi kí kết hiệp định Asean 2015 Tất cả các nước trong khu vực Asean hầu như đã có một chính sách cụ thể để thu hút các nhà đầu tư sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước mình nhưng chỉ có Việt Nam là các chính sách vẫn ở dạng chờ đợi trong khi các nước đó đã cụ... ngành sản xuất ô tô trong nước , các chính sách và biện pháp ấy chẳng có kết quả như mong đợi Đó là những nhược điểm của chính sách bảo hộ mà Nhà nước đang thực hiện : - Về nguyên lý thì vấn đề bảo hộ cho ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô Việt Nam là đúng, nhưng có lẽ còn có các bộ phận thực hiện chính sách chưa nhìn thây sự phức tạp của công nghiệp ô tô nên đã đưa ra những phương án lỏng lẻo, không... xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con Nhưng hiện nay tỷ lệ nội địa hoá chỉ gần con số 30% vào thời điểm hiện nay - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ , không có sự tập trung gắn kết trong khi yêu tố phát triển tập trung cần có ở ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở bất cứ đâu Vì nó giúp ngành có sự phát triển đồng đều và nhất quán 2.3 Đánh giá về hoạt động sản xuất ô tô trong các nước thành viên khối Asean . chọn đề tài “ Một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015 “ 2. Mục tiêu nghiên cứu : - Đánh giá chung hoạt động sản xuất ô tô trong nước. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOATHƯƠNG MẠI ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO HỘ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 . GVHD. với nước ta về một số ngành hàng khác . - Đến năm 2018 phải giảm thuế nhập khẩu xe ô tô về mức 0% như đúng cam kết khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015 . - Nâng cao chất lượng ô tô trong nước

Ngày đăng: 07/01/2015, 09:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THYẾT VỀ BẢO HỘ

    • 1.1. Một số khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước :

      • 1.1.1 Khái niệm :

      • 1.1.2 Vai trò của bảo hộ :

      • 1.1.3 Đặc điểm của bảo hộ :

      • 1.2 Các biện pháp để thực hiện bảo hộ :

        • 1.2.1 Chính sách thuế quan :

        • 1.2.2 Hàng rào phi thuế quan :

        • 1.3 Cộng đồng kinh tế Asean 2015 :

          • 1.3.1 Khát quát chung về Asean :

          • 1.3.2 Nội dung chính của Cộng đồng Asean :

          • 1.3.2.1 Mục tiêu tổng quát :

          • 1.3.2.2 Mục tiêu kinh tế :

          • 1.3.2.3 Định hướng Asean 2015 :

          • 1.3.2.4 Định hướng ngành công nghiệp ô tô khi gia nhập Asean 2015 :

          • 1.4 Một số các khái niệm khác được đề cập đến trong Chương 2 và Chương 3

            • 1.4.1 Tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm :

            • 1.4.2 Công nghiệp hỗ trợ:

            • 1.4.3 Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI):

            • 1.4.4 Chuyển giao công nghệ :

            • 1.4.5 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lí :

            • 1.4.6 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công :

            • 1.4.7 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu :

            • 1.4.8 Cơ sở hạ tầng giao thông :

            • CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH BẢO HỘ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC .

              • 2.1 Đánh giá tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong thời gian qua :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan