nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính

147 758 4
nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Suy thận mạn tính là một vấn đề mang tính xã hội trên thế giới cũng như tại Việt nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế nói chung và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do quá trình bệnh lý và các biến chứng do s uy thận mạn tính gây ra. Biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng quan trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mạn tính, trong đó bệnh động mạch và phì đại thất trái là hai yếu tố nguy cơ chính và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân suy thận mạn tính. Tỷ lệ tử vong do tim mạch chiếm tới hơn 50% số các bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp thay thế thận khác nhau, kể cả ở những người đã được ghép thận [111]. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính khá phức tạp và liên quan đến những thay đổi ở hệ thống động mạch. Những thay đổi này xuất hiện sớm trong quá trình suy thận và tiến triển song song với giảm chức năng thận [107]. Tỷ lệ biến chứng vữa xơ mạch cao trong suy thận mạn tính giai đoạn trước lọc máu gợi ý mối liên quan giữa tình trạng ure máu tăng với cơ chế bệnh sinh của vữa xơ mạch [50], [91], [130], [149]. Biểu hiện đầu tiên của những thay đổi ở thành động mạch là sự dầy lên của lớp nội trung mạc, lâu dần dẫn đến tình trạng xơ vữa và xơ cứng động mạch. Các nghiên cứu ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn điều trị bảo tồn và lọc máu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi giảm mức lọc cầu thận và các yếu tố nguy cơ, cũng như có mối liên quan với tổn thương mạch vành và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này [89], [90], [96], [102]. Xơ vữa và xơ cứng mạch máu dẫn đến sự tái cấu trúc thành mạch và rối loạn huyết động, gây nên các biểu hiện lâm sàng ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Trong suy thận mạn tính, sự tăng lắng đọng canxi ở lớp nội trung mạc gây nên tình trạng canxi hóa động mạch. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng canxi hóa này ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng đàn hồi mạch máu và liên quan tới tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân này [148]. Canxi hoá động mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính thường kèm theo tăng tính cứng của các động mạch chun lớn như động mạch chủ hay động mạch cảnh gốc. Các yếu tố nguy cơ của biến chứng và tử vong do tim mạch trong suy thận mạn tính bao gồm: tuổi, huyết áp, rối loạn lipid máu, mức độ canxi hóa thành mạch, nồng độ fibrinogen, sản phẩm canxi phosphate (Ca x P) và thời gian lọc máu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Tại Việt nam tỷ lệ người bị mắc bệnh thận mạn tính đang có xu hướng gia tăng. Thống kê của cuộc điều tra nhu cầu ghép thận trên 8064 người cho thấy tỷ lệ bị suy thận mạn tính chiếm khoảng 0,06% - 0,81 %. Số bệnh nhân cần lọc máu và có nhu cầu ghép thận là 5,5 bệnh nhân/ 100.000 người [5]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thịnh, 40,4% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa thận- tiết niệu bệnh viện Bạch Mai bị suy thận mạn tính [18]. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn tính có các biến chứng và tử vong do bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, tai biến mạch não là khá cao. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có hướng điều trị dự phòng là hết sức cần thiết ở những bệnh nhân này. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tổn thương động mạch bằng phương pháp siêu âm Doppler, tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu ở các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường [10], [15], [21]. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về tổn thương mạch máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính chưa phải chạy thận và đã chạy thận nhân tạo chu kỳ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính” nhằm hai mục tiêu : 1) Đánh giá tổn thƣơng của động mạch cảnh và động mạch đùi bằng phƣơng pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính. 2) Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thƣơng động mạch cảnh và động mạch đùi với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy thận mạn tính.

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ Y tế trƣờng Đại học y hà nội đặng thị việt hà Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính luận án tiến sĩ y học hà nội - 2011 Bộ giáo dục và đào tạo Bộ Y tế trƣờng Đại học y hà nội 1  đặng thị việt hà Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính CHUYấN NGÀNH : NỘI THẬN –TIẾT NIỆU Mã số : 62.72.20.20 luận án tiến sĩ y học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THẮNG PGS.TS. ĐỖ THỊ LIỆU hà nội - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân các nhà khoa học trong ngành. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà nội - Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch mai - Ban Giám đốc Bệnh viện Việt đức - Ban Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung uơng - Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà nội - Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà nội Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: - PGS.TS Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương- Người Thầy đã dành cho tôi tất cả sự hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. - PGS.TS Đỗ Thị Liệu – Nguyên Trưởng Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà nội- Người Thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt thời gian làm luận án cũng như trong quá trinh học tập và công tác của tôi. - PGS.TS Ngô Quý Châu- Trưởng Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà nội- Người đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn: - PGS. Trần Văn Chất – Nguyên Trưởng khoa Thận-tiết niệu Bệnh viện Bạch mai, đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận án này. - PGS.TS Đinh Thị Kim Dung - Trưởng Khoa Thận- tiết niệu Bệnh viện Mạch mai, đã tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc cũng như động viên, đóng góp những ý kiến hết sức thiết thực cho tôi hoàn thành luận án này. - TS Dương Đức Hoàng - Trưởng phòng Siêu âm Tim mạch Bệnh viện Lão khoa Trung ương, đã hết sức giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. 3 - TS Hà Phan Hải An - Trưởng khoa Thận và lọc máu Bệnh viện Việt Đức đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc và hoàn thành luận án này. - TS Đỗ Gia Tuyển - Phó chủ nhiệm Khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch mai, đã tạo điều kiện đóng góp những ý kiến thiết thực cho tôi hoàn thành luận án này. - Ths.Bs Lâm Thị Kim Oanh đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi thực hiện thành công luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn: toàn thể các bác sỹ, y tá, nhân viên Khoa thận - tiết niệu Bệnh viện Bạch mai, Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch mai, Khoa Thận và lọc máu Bệnh viện Việt Đức, Phòng siêu âm tim mạch Viện lão khoa Việt nam và các cán bộ Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà nội đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với bố mẹ, các anh chị em tôi, chồng và các con yêu quý, những người luôn dành cho tôi tình yêu thương và sự động viên trong cuộc sống và trong học tập, công tác. Tôi xin cảm ơn những bệnh nhân và những người tình nguyện tham gia vào nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành công trình này. Đặng Thị Việt Hà 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đặng Thị Việt Hà 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ABI : Ankle – brachial index (Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay) Apo : Apolipoprotein Ca : Canxi CRP : C reactive protein ĐM : Động mạch ĐMC : Động mạch cảnh ĐMĐ : Động mạch đùi ĐDNTM : Độ dày nội trung mạc ĐDNTMCG: Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh gốc ĐDNTMMC: Độ dày nội trung mạc máng cảnh ĐDNTMĐC: Độ dày nội trung mạc động mạch đùi chung ĐDNTMĐN: Độ dày nội trung mạc động mạch đùi nông EPO : Erythropoietin GĐ : Giai đoạn Hb : Hemoglobin HA : Tăng huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HDL- C : High density lipoprotein LDL- C : Low density lipoprotein Lp (a) : Lipoprotein(a) MLCT : Mức lọc cầu thận MXV : Mảng xơ vữa NTM : Nội trung mạc NF- kB : Nuclear factor kappa B NO : Nitrit oxide P : Phospho 6 PDGF : Platelet derived growth factor PTH : Parathyroid hormone RLHĐ : Rối loạn huyết động ROS : Reactive oxygen species STMT : Suy thận mạn tính STMT-ĐTBT : Suy thận mạn tính điều trị bảo tồn Scavenger receptor: thụ thể quét dọn Stress oxidative: gánh nặng oxy hóa TGF : Transforming growth factor TGF β : Transforming frowth factor β THA : Tăng huyết áp TNF : Tumor necrosis factors TNT : Thận nhân tạo TNTCK : Thận nhân tạo chu kỳ 7 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Các chữ viết tăt trong luận án ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Suy thận mạn tính 3 1.1.1 Chẩn đoán suy thận mạn tính 3 1.1.2 Các giai đoạn của suy thận mạn tính 4 1.1.3 Biến chứng tim mạch của suy thận mạn tính 4 1.2 Xơ vữa và xơ cứng động mạch trong suy thận mạn tính 7 1.2.1 Quan điểm về tái tạo mạch máu trong suy thận mạn tính 7 1.2.2 Các yếu tố huyết động của tái cấu trúc động mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính 8 1.2.3 Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính 10 1.2.4 Mối liên quan giữa xơ vữa mạch và suy giảm chức năng thận 18 1.2.5 Hậu quả của xơ vữa và xơ cứng động mạch với bệnh nhân suy thận mạn tính 19 1.2.6 Tần suất hiện mắc và tiến triển xơ vữa mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính 19 1.3 Ứng dụng siêu âm Doppler trong thăm dò mạch máu 21 1.3.1 Doppler liên tục 21 1.3.2 Siêu âm kiểu B (2D thời gian thực) 22 1.3.3 Doppler xung 23 1.3.4 Siêu âm Doppler màu- Color-Duplex 25 1.3.5 Siêu âm Doppler năng lượng 26 1.3.6 Đánh giá chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay (ABI) 26 1.4 Các phƣơng pháp chẩn đoán xơ vữa mạch qua siêu âm mạch máu 27 8 1.4.1 Đánh giá hình ảnh độ dày thành động mạch qua siêu âm 27 1.4.2 Đánh giá hình ảnh tổn thương xơ vữa động mạch qua siêu âm 28 1.4.3 Đánh giá tiến triển và biến chứng của mảng xơ vữa qua siêu âm (dựa vào tương quan giữa giải phẫu bệnh lý và siêu âm cắt lớp) 29 1.4.4 Phương pháp chẩn đoán các bất thường thành mạch không có xơ vữa 30 1.4.5 Chẩn đoán hẹp động mạch bằng siêu âm 32 1.5 Giá trị của siêu âm đánh giá tổn thƣơng mạch máu nói chung và trong suy thận mạn tính 34 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 37 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn tính 38 2.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân suy thận mạn tính 38 2.1.4 Các tiêu chuẩn khác 39 2.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ 40 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 41 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 41 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 41 2.2.3 Các bước tiến hành 42 2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu 53 Chƣơng 3 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 54 3.1 Đặc điểm của các đối tƣợng nghiên cứu 54 3.2 Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của các nhóm nghiên cứu 56 3.2.1 Một số đặc điểm lâm sàng chính của các nhóm nghiên cứu 56 3.2.2 Tỷ lệ THA và trị số huyết áp ở các bệnh nhân suy thận mạn tính 56 3.2.3 Một số thông số tim mạch trong các nhóm nghiên cứu 57 3.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng của các nhóm nghiên cứu 59 3.3 Kết quả siêu âm Doppler động mạch cảnh và động mạch đùi trong các nhóm nghiên cứu 61 3.3.1 Các thông số siêu âm Doppler động mạch cảnh và động mạch đùi của các nhóm nghiên cứu 61 9 3.3.2 Độ dày trung bình lớp nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi ở hai bên phải –trái của các nhóm nghiên cứu 62 3.3.3 Độ dày trung bình động mạch cảnh và động mạch đùi theo nhóm tuổi trong các nhóm nghiên cứu 63 3.3.4 Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi trong các nhóm nghiên cứu theo giới 64 3.3.5 Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và đùi trong các nhóm nghiên cứu theo giai đoạn suy thận 65 3.3.6 Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi theo thời gian chạy thận 67 3.3.7 Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi theo trị số huyết áp ở các bệnh nhân suy thận mạn tính 68 3.3.8 Các thông số về mảng xơ vữa của các nhóm nghiên cứu 68 3.4 Mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi với một số yếu tố nguy cơ 74 3.4.1 Mối liên quan giữa ĐDNTM động mạch cảnh và đùi với các yếu nguy cơ xơ vữa mạch kinh điển 75 3.4.2 Mối liên quan giữa ĐDNTM động mạch cảnh và đùi với các yếu nguy cơ xơ vữa mạch không kinh điển 80 3.4.3 Gía trị của một số yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch đối với ĐDNTM động mạch cảnh và động mạch đùi ở các bệnh nhân suy thận mạn tính 84 3.4.4 Mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi ở các bệnh nhân suy thận mạn tính với chỉ số khối cơ thất trái và chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay (ABI) 86 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 88 4.1 Đặc điêm của các đối tƣợng nghiên cứu 88 4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới 88 4.1.2 Nguyên nhân gây suy thận mạn tính 89 4.2 Bàn luận về một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân suy thận mạn tính 90 4.2.1 Chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân suy thận mạn tính 90 [...]... có nghiên cứu chuyên sâu nào về tổn thương mạch máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính chưa phải chạy thận và đã chạy thận nhân tạo chu kỳ Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài : Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính nhằm hai mục tiêu : 1) Đánh giá tổn thƣơng của động mạch cảnh và động mạch đùi bằng phƣơng pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân. .. bệnh nhân suy thận mạn tính 2) Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thƣơng động mạch cảnh và động mạch đùi với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy thận mạn tính CHƢƠNG 1 16 TỔNG QUAN 1.1 SUY THẬN MẠN TÍNH : 1.1.1 Chẩn đoán suy thận mạn tính: Bệnh thận mạn tính được định nghĩa khi phát hiện có tổn thương thận hoặc giảm chức năng thận (giảm mức lọc cầu thận) trong 3 tháng hoặc lâu hơn Bệnh thận có thể... 91 4.2.3 Suy dinh dưỡng 92 4.2.4 Biến chứng tim mạch 92 4.3 Bàn luận về một số thông số siêu âm Doppler động mạch cảnh 95 và động mạch đùi trong các nhóm nghiên cứu 4.3.1 Bàn luận một số thông số siêu âm Doppler tại động mạch cảnh và 96 động mạch đùi ở nhóm người bình thường 4.3.2 Bàn luận về một số thông số siêu âm Doppler tại động mạch cảnh 97 và động mạch đùi ở các bệnh nhân suy thận mạn tính 4.4... áp tâm thu cổ chân-cánh tay (ABI) với độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi KẾT LUẬN 1 122 Về tổn thƣơng động mạch cảnh và động mạch đùi ở các bệnh 122 nhân suy thận mạn tính 1.1 Biến đổi của độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và động 122 mạch đùi 1.2 Tính chất của mảng xơ vữa động mạch cảnh và động mạch đùi 1.3 Chỉ số ABI 2 Về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch. .. [18] Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn tính có các biến chứng và tử vong do bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, tai biến mạch não là khá cao Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có hướng điều trị dự phòng là hết sức cần thiết ở những bệnh nhân này Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tổn thương động mạch bằng phương pháp siêu âm Doppler, tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu ở các bệnh nhân tăng... nhóm nghiên cứu Bảng 3.14 ĐDNTM động mạch cảnh và động mạch đùi theo giới 64 Bảng 3.15 ĐDNTM động mạch cảnh và động mạch đùi trong 65 các nhóm nghiên cứu Bảng 3.16 ĐDNTM động mạch cảnh gốc và ĐDNTM máng cảnh 66 trong các nhóm nghiên cứu Bảng 3.17 ĐDNTM động mạch cảnh và đùi ở nhóm STM- ĐTBT theo từng 66 giai đoạn suy thận Bảng 3.18 ĐDNTM động mạch cảnh và động mạch đùi theo thời gian 67 chạy thận Bảng... nhất ở bệnh nhân suy thận mạn tính, trong đó bệnh động mạch và phì đại thất trái là hai yếu tố nguy cơ chính và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân suy thận mạn tính Tỷ lệ tử vong do tim mạch chiếm tới hơn 50% số các bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp thay thế thận khác nhau, kể cả ở những người đã được ghép thận [111] Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính khá phức tạp... thành mạch và rối loạn huyết động, gây nên các biểu hiện lâm sàng ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối Trong suy thận mạn tính, sự tăng lắng đọng canxi ở lớp nội trung mạc gây nên tình trạng canxi hóa động mạch Các nghiên cứu cho thấy tình trạng canxi hóa này ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng đàn hồi mạch máu và liên quan tới tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân này [148] Canxi hoá động mạch ở bệnh nhân suy thận. .. riêng biệt ở các động mạch ngoại vi Ở các bệnh nhân này, sự tái cấu trúc mạch máu đi kèm với sự cứng động mạch do thay đổi đặc tính nội sinh của thành mạch chủ yếu ở các động mạch ít bị xơ vữa, như động mạch chi trên [95], [109] Các động mạch lớn như động mạch chủ hay động mạch cảnh gốc bị giãn hơn ở các bệnh nhân suy thận khi so sánh với nhóm chứng tương ứng theo tuổi và huyết áp Giãn động mạch được phát... Ở các bệnh nhân suy thận, tràn dịch màng tim xuất hiện do thừa muối và nước và lọc máu không có hiệu quả 1.2 XƠ VỮA VÀ XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH TRONG SUY THẬN MẠN TÍNH 1.2.1 Quan điểm về tái cấu trúc mạch máu trong suy thận mạn tính Có hiện tượng tái cấu trúc lại động mạch của bệnh nhân STMT thể hiện bằng giãn, phì đại lớp nội trung mạc của các động mạch lớn ở trung tâm, và phì đại thành mạch riêng biệt ở . mạch đùi bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính nhằm hai mục tiêu : 1) Đánh giá tổn thƣơng của động mạch cảnh và động mạch đùi bằng phƣơng pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận. ĐDNTM động mạch cảnh và động mạch đùi ở các bệnh nhân suy thận mạn tính 84 3.4.4 Mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và động mạch đùi ở các bệnh nhân suy thận mạn tính.  đặng thị việt hà Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính CHUYấN NGÀNH : NỘI THẬN –TIẾT NIỆU Mã số : 62.72.20.20

Ngày đăng: 06/01/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUNN-N~1.pdf

  • ket luan moi.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan