nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử - sơn động bắc giang

107 697 3
nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử - sơn động bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BÁ GIANG “NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ - SƠN ĐỘNG BẮC GIANG” LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BÁ GIANG “NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ - SƠN ĐỘNG BẮC GIANG” Chuyên ngành : Lâm Học Mã số : 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Đàm Văn Vinh 2. ThS. Lê Văn Phúc Thái Nguyên, 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên - khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2014 Người viết cam đoan Nguyễn Bá Giang ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 20, giai đoạn 2013 - 2015. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như các đồng chí cán bộ đang làm việc, người dân sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử Bắc Giang. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Đàm Văn Vinh và Th.s Lê Văn Phúc - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức qúy báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2014 Tác giả Nguyễn Bá Giang iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ 4 1.2. Thực trạng và vai trò LSNG Việt Nam 5 1.2.1. Thực trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 5 1.2.2. Vai trò của lâm sản ngoài gỗ 8 1.3. Các nghiên cứu trong nước và thế giới về LSNG 10 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài 10 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước 14 1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 21 1.4.1. Giới thiệu về địa điểm khu vực nghiên cứu 21 1.4.2. Đ - i khu v c nghiên c u 23 1.4.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 27 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.2. Phạm vi nghiên cứu 31 i dung nghiên c u 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu 32 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 32 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 32 2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 34 iv Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Tính đa dạng và hiện trạng phân bố nguồn LSNG trong khu vực nghiên cứu 36 3.1.1. Xác định tính đa dạng nguồn LSNG tại khu vực nghiên cứu 36 3.1.1.1. Đa dạng về loài/ dưới loài 36 3.1.2. Hiện trạng phân bố một số loài LSNG trong tự nhiên 46 3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG 47 3.3. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân trong gây trồng một số loại LSNG 52 3.3.1 Thực trạng gây trồng một số loại LSNG trong khu vực nghiên cứu . 52 3.3.2. Nh ng kiến thức, kinh nghiệm gây trồng một số loại LSNG 56 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng của người dân đến nguồn LSNG tại khu vực nghiên cứu 58 3.4.1. Độ tuổi lao động có tác động đến tài nguyên LSNG của Khu bảo tồn 58 3.4.2. Hoạt động khai thác củi đun 59 3.4.3. Tình hình khai thác và sử dụng rau ăn 60 3.4.4. Thu hái cây làm thuốc 61 3.5. Các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn Lâm sản ngoài gỗ 62 3.5.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục 63 3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật khai thác và sử dụng LSNG 63 3.5.3. Giải pháp về kỹ thuật gây trồng 64 KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI 65 1. KẾT LUẬN 65 2. TỒN TẠI 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải từ viết tắt LSNG : Lâm sản ngoài gỗ BTTN : Bảo tồn thiên nhiên IUCN : International Union for Conservation of Nature: and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) FAO : Food and Agriculture Organization (tổ chức lương thực và nông nghiệp) Bộ NN và PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân BT : Bình thường vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã có Khu bảo tồn 26 Bảng 1.2. Thống kê lao động theo khối trong 5 xã có KBTTN 27 Bảng 3.1: Số lượng loài, chi, họ thực vật LSNG tại khu vực điều tra 36 Bảng 3.2. Những họ thực vật có số loài LSNG nhiều nhất trong khu vực 37 Bảng 3.3: Bảng phân nhóm thực vật LSNG trong khu vực theo dạng sống 38 Bảng 3.4: Bảng phân nhóm thực vật LSNG theo mục đích sử dụng 41 Bảng 3.5: Những thực vật LSNG có giá trị kinh tế trong khu vực 49 Bảng 3.6. Các loài cây LSNG chủ yếu được gây trồng trong khu vực 53 Bảng 3.7. Một số LSNG đại diện được gây trồng, chăm sóc,bảo quản 54 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. Nhóm thực vật LSNG theo dạng sống 39 Biểu đồ 3.2. Công dụng được gây trồng tại vùng đệm BTTN Tây Yên Tử 55 Biểu đồ 3.3. Hoạt động khai thác sử dụng LSNG theo nhóm tuổi 59 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-UBND, ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang; nằm trên địa bàn 04 xã, 01 thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn, Thanh Luận, Tuấn Mậu, An Lạc thuộc huyện Sơn Động, xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam; giáp gianh với 02 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Hiện Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử quản lý 13.020,4 ha là rừng đặc dụng, (gồm khu bảo vệ nghiêm ngặt hơn 6.020,2 ha, khu phục hồi sinh thái 7.000,2 ha; Phân Khu Khe Rỗ thuộc xã An Lạc huyện Sơn Động, diện tích 5.454,6 ha và Phân Khu Thanh - Lục Sơn thuộc 3 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn, xã Thanh Luận, xã Tuấn Mậu thuộc huyện Sơn Động và xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam, diện tích 7.565,8 ha). Dân số sống trong và gần khu bảo tồn có 21.310 người, gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Sán chí. Trong đó dân tộc Kinh 12.509 người (chiếm 58,7%), dân tộc Tày 4.752 người (chiếm 22,3%), còn lại là các dân tộc thiểu số khác (chiếm 19,0 %) [17]. Trong rừng đặc dụng Tây Yên Tử có tới 728 loài thực vật thuộc 189 chi của 86 họ và 285 loài động vật rừng, thuộc 91 họ của 27 bộ. Nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú. Do vậy, tiềm năng phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển các loài cây LSNG nói riêng của khu vực này là rất to lớn [17]. LSNG là một bộ phận quan trọng, quan hệ tới sự duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm dưới tán rừng, có tác dụng giảm tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy mặt, chống xói mòn cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ và nâng cao giá trị phòng hộ của các khu rừng. LSNG cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với các cộng đồng dân cư miền núi (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) trong việc đảm bảo an toàn lương thực, chăm sóc sức khỏe, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống. [...]... pháp bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế của cộng đồng địa phương Vì vậy tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu tổng quát Đánh giá tính đa dạng và thực trạng khai thác – sử dụng – gây trồng một số loài LSNG tại khu bảo tồn thiên nhiên. .. tại các Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ trước đây và tiểu khu Thanh Sơn – Lâm trường Sơn Động II và tiểu khu Chía- Nước Vàng – Lâm trường Mai Sơn thành khu bảo tồ thiên nhiên Yên Tử, nằm trên địa bàn 4 xã, thị trấn: Thanh Sơn, Thanh Luận, Tuấn Mậu, An Lạc thuộc huyện Sơn Động, Xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam, giáp gianh với 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh Hiện nay, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên. .. triển một số loài cây LSNG có giá trị tại khu vực nghiên cứu - Tìm hiểu một số kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương trong việc khai thác, sử dụng và kinh nghiệm gây trồng, bảo vệ loài cây LSNG tại Khu BTTN Tây Yên Tử - Bước đầu đề xuất được các giải pháp để phát triển, nhân rộng một số loài LSNG có triển vọng tại Khu BTTN Tây Yên Tử 3 Ý nghĩa của đề tài Người dân sống trong và ngoài khu bảo. .. nhiên Tây Yên Tử từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng hợp lý nguồn LSNG, góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời ổn định nâng cao đời sống người dân thông qua việc quản lý sử dụng bền vững LSNG 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tính đa dạng và thực trạng khai thác và sử dụng, gây trồng nguồn lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, - Xác định được thực trạng phát triển. .. triệu ha - tăng bình quân hàng năm 10% diện tích) Diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 2, 2- 2,5 triệu ha Rừng trồng lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 70 0-8 00 ngàn ha 1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.4.1 Giới thiệu về địa điểm khu vực nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-UB ngày 22/07/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang. .. phần bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài động thực vật, tăng khả năng giữ nước phòng hộ của rừng, bảo vệ được hệ sinh thái rừng nói chung Tuy nhiên, lâm sản ngoài gỗ cũng như lâm sản nói chung là đối tượng của sản xuất, cần khai thác sử dụng, nên việc bảo tồn lâm sản ngoài gỗ không thể giống như bảo vệ da dạng sinh học 10 1.3 Các nghiên cứu trong nƣớc và thế giới về LSNG 1.3.1 Nghiên. .. xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trong khu vực” [6] Theo Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Việt Nam hiện có nguồn lâm sản ngoài gỗ đa dạng về chủng loài, trong số khoảng 11.000 loài thực vật có mạch (trong đó trên 5.000 loài có ích trực tiếp đối với cuộc sống), 1.000 loài rêu, 2.500 loài tảo, trên 820 loài nấm và hàng ngàn loài chim thú khác nhau Nguồn lâm sản ngoài gỗ có thời gian thu... Địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trong lưu vực Yên Tử Tây, được bao bọc bởi dẫy Yên Tử, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1068m Địa thế thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc Dãy Yên Tử có độ dốc 300 Địa hình cao dốc, chia 24 cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 3 5-4 00 Với địa hình phức tạp như vậy, nên khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có... tiêu: Xây dựng ngành lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái; tạo nghề rừng thu hút cộng đồng thôn bản vào gây trồng sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ phục vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; xác định các... bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học - Các loài lâm sản ngoài gỗ còn có ý nghĩa trong các lĩnh vực đa dạng sinh học, duy trì tính phong phú của hệ sinh thái rừng Lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị đối với kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước ta: 9 - Giá trị về mặt kinh tế: Giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ được thể hiện thông qua giá trị sử dụng của chúng Lâm sản ngoài gỗ được khai thác . NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BÁ GIANG “NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ - SƠN ĐỘNG BẮC. thể - Đánh giá tính đa dạng và thực trạng khai thác và sử dụng, gây trồng nguồn lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, - Xác định được thực trạng phát triển một số loài cây. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ - SƠN ĐỘNG BẮC GIANG Chuyên ngành : Lâm Học Mã số : 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Ngƣời

Ngày đăng: 06/01/2015, 00:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan