Giáo án địa lí lớp 8 cả năm đầy đủ

116 4.1K 12
Giáo án địa lí lớp 8 cả năm đầy đủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà PHẦN I THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TT) XI. CHÂU Á Tuần 1: 19-24/08/2013 Tiết 1: I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á. - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. 2. Về kĩ năng: - Đọc, phân tích bản đồ tự nhiên châu Á, xác định được giới hạn châu Á. 3. Về thái độ: - Yêu thiên nhiên II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Tư duy, giao tiếp: Cá nhân- động não, thảo luận nhóm:-hợp tác làm việc III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài: Không. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bản đồ tự nhiên châu Á hoặc lược để đồ trả lời các câu hỏi: ● Xác định điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền châu Á nằm trên vĩ độ nào? ● Châu Á tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? ● Từ H 1.1, hãy nhận xét về tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của châu Á? ● Vị trí địa lí và kích thước có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Á? Bước 2: GVTK: Phần đất liền của châu Á nằm hoàn toàn ở bán cầu B và chủ yếu nửa cầu Đ. Cực Bắc mũi Sêliuxkin 77 0 44’B, cực Nam mũi Piai 1 0 16’B., có chiều rộng lớn hơn chiều dài khoảng 700 km. GV chuẩn kiến thức: 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. 19’ - Phần đất liền của châu Á nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu. giáp với 3 đại dương là BBD, TBD, AĐD, giáp châu Âu và châu Phi. - Trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. - Diện tích lớn nhất thế giới (41,5 triệu km 2 ) => Ý nghĩa: hình thành nhiều đới khí hậu từ B xuống N và phân hóa thành nhiều kiểu từ Đ sang T. Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 1 - Năm học 2014-2015 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc: Nhóm 1,2: Dựa vào H 1.2, xác định các dãy núi và hướng núi chính và đồng bằng rộng bậc nhất của châu Á trên bản đồ? Nhóm 3,4: Xác định những khoáng sản chủ yếu và các khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí đốt của châu Á? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. ● Nơi thấp nhất của châu Á là mép nước biển chế t- 400 m so với mực nước Địa Trung Hải, hãy xác định trên bản đồ vị trí của biển chết? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. 20’ a. Đặc điểm địa hình: - Địa hình chia cắt phức tạp: + Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính là: Đ -T , B – N, sơn nguyên cao đồ sộ và tập trung ở trung tâm. + Nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới: Ấn-Hằng, Hoa Bắc,… b. Khoáng sản: - Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ và khí đốt (Tây Nam Á), than, kim loại màu… 4. Củng cố, đánh giá: 4’ 1. Xác định trên bản đồ châu Á tiếp giáp với các biển, đại dương và các châu lục nào? 2. Nêu đặc điểm địa hình của châu Á? Xác định trên bản đồ các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ nhất, các đồng bằng rộng lớn nhất của châu Á? 3. Học sinh chọn đáp án đúng nhất của các câu sau: Sơn nguyên nào được mệnh danh llà “nóc nhà” của thế giới: a. Tây Tạng. b. I Ran. c. Tây xi bia. 4. Địa điểm nào sau đây ở châu Á đón năm mới sớm nhất: a. Manila. b. Tôkiô. d. Thượng hải. 5. Hoạt động nối tiếp:1’ - Về nhà học và trả lời lại được các câu hỏi trong bài, cuối bài. Làm bài tập 3 SGK/6. - Chuẩn bị bài 2, xem kĩ H 2.1 và các câu hỏi trong bài. ___________________________*****___________________________ Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 2 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà Tuần 2: 26/8 - 31/9/2013 Tiết 2: I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 2. Về kĩ năng: - Đọc, phân tích bản đồ khí hậu châu Á. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 1 số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của 1 số kiểu khí hậu tiêu biểu. 3. Về thái đ ộ: Yêu thích khám phá thiên hiên Thế giới và Châu Á II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân; trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ các đới khí hậu châu Á. Hình biểu đồ khí hậu châu Á. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài: Hãy nêu các đặc điểm địa hình của châu Á? Xác định trên bản đồ các dãy núi cao và các sơn nguyên đồ sộ và đồng bằng rộng nhất của châu Á? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về khí hậu châu Á: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ lược đồ H 2.1 để đồ trả lời các câu hỏi: ● Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng biểu hiện như thế nào? ● Từ H 2.1, em hãy đọc tên các đới khí hậu của châu Á từ cực Bắc đến xích đạo dọc theo KT 80 0 Đ? ● Vì sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới? ● Đới khí hậu nào có nhiều kiểu nhất và đọc tên cụ thể các kiểu khí hậu của đới ấy? ● Nguyên nhân làm cho khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều kiểu? Bước 1: GV chuẩn kiến thức: 1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng:17’ a. Phân hóa thành nhiều đới : - Phân hóa thành 5 đới khí hậu: Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, xích đạo. => Do lãnh thổ châu lục trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. b. Phân hóa thành nhiều kiểu: - Đới khí hậu cận nhiệt chia làm nhiều kiểu nhất. => Do lãnh thổ châu lục rộng lớn Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 3 - Năm học 2014-2015 Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà HĐ2: Tìm hiểu các kiểu khí hậu phổ biến của châu Á: HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Dựa vào H2.1 và kiến thức SGK phần 2, hãy cho biết phân bố và đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa? Nhóm 2: Dựa vào H2.1 và kiến thức SGK phần 2, hãy cho biết phân bố và đặc điểm kiểu khí hậu lục địa? Nhóm 3: Vì sao kiểu khí hậu giò mùa và kiểu khí hậu lục địa khác nhau và đối lập nhau? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: và địa hình chia cắt phức tạp. 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:17’ a. Kiểu khí hậu gió mùa: - Phân bố ở khu vực Đông Á, ĐNÁ, Nam Á. - Đặc điểm: Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh, khô. Mùa Hạ nóng, ẩm và mưa nhiều. b. Kiểu khí hậu lục địa: - Phân bố ở vùng nội địa, Tây Nam Á. - Đặc điểm: Khô khan, khắc nghiệt: Mùa Đông lạnh, .khô. Mùa Hạ nóng, khô, lượng mưa TB từ 200- 500 mm/ năm => Sự khác nhau giữa 2 kiểu khí hậu này là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. 4. Củng cố, đánh giá:4’ 1. Làm bài tập 1/9 SGK. (BĐ1 là nhiệt đới gió mùa, 2 là nhiệt đới khô, 3 là ôn đới lục địa) 2. Nêu các đặc điểm chung của khí hậu châu Á? 5. Hoạt động nối tiếp:1’ - Về nhà học bài, và trả lời lại được các câu hỏi ở trong và cuối bài. - Xem và chuẩn bị bài 3 tiết sau học, chú ý xem nghiên cứu kĩ các câu hỏi và lược đồ ở trong bài. ___________________________*****___________________________ Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 4 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà Tuần 3: 02 - 07/9/2013 Tiết 3: I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á, giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. 2.Về kĩ năng: - Đọc và khai thác kiến thức trên bản đồ tự nhiên châu Á. Quan sát tranh ảnh và nhận xét. 3.Về thái độ: - Học sinh có ý thức bảo vệ các cảnh quan tự nhiên. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân; trình bày 1’ III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ các cảnh quan tự nhiên của châu Á . IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài: 5’ - Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi các khu vực: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sat bản đồ kết hợp phần 1 để trả lời các câu hỏi: ● Quan sát trên bản đồ, hãy nhận xét đặc điểm sông ngòi châu Á? ● Xác định trên bản đồ các sông lớn của châu Á? ● Chế độ nước sông ngòi châu Á biểu hiện như thế nào? ●Tại sao sông ngòi khu vực Tây và Trung Á lượng nước càng về hạ lưu càng giảm? ●Tại sao sông ngòi Bắc Á có hướng chảy N-B? ( bắt nguồn từ vùng núi trung tâm châu Á) ● Nguyên nhân làm cho đặc điểm sông ngòi ở các khu vực của châu Á khác nhau? => Do khác nhau.về địa hình và khí hậu. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 1. Đặc điểm sông ngòi: 12’ - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn: I-ê-nit-xây, Trường Giang, Mê Công… nhưng phân bố không đều. Chế độ nước sông khá phức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ lụt do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á ít sông, nguồn nước cung cấp do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế: phát triển giao thông, thủy điện, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, đánh bắt và nuôi trồng Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 5 - Năm học 2014-2015 Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà HĐ2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên châu Á. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Dựa vào H 2.1 và H 3.1, Hãy kể tên các cảnh quan châu Á từ B xuống N dọc kinh tuyến 80 0 Đ? Nhóm 2: Vì sao cảnh quan tự nhiên của châu Á phân hoá đa dạng? Nhóm 3: Việc phá rừng đã gây ra các hậu quả gì? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV gọi 1 HS dọc SGK phần này và hỏi: ● Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi gì đối với sản xuất và đời sống con người? ● Nêu một trở ngại do thiên nhiên gây ra và những biện pháp khắc phục? GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa phần 3. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: thủy sản. 2. Các đới cảnh quan tự nhiên: 12’ - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc và cảnh quan núi cao. => Do sự phân hóa đa dạng về các đới và các kiểu khí hậu. 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á: 10’ - Thuận lợi: có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: khoáng sản, nguồn năng lượng, đất, thực vật. - Khó khăn: Nhiều núi cao, hoang mạc rộng, nhiều thiên tai xảy ra: động đất, núi lửa, lũ lụt… 4. Củng cố, đánh giá: 4’ 1. Xác định trên bản đồ một số con sông lớn của châu Á? 2.Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng nhất của các câu sau: ● Con sông dài nhất của châu Á là: a. Sông Mê Công ở ĐNÁ. b. Sông Ô-Bi ở Bắc Á. c. Sông Trường Giang ở Đông Á. ● Hồ có diện tích( 371.000km 2 ) lớn nhất ở châu Á là: a. Hồ Bai-Can. b. Hồ Ca-x-pi. c. Hồ A-Ran. ● Sông Mê công bắt nguồn từ sơn nguyên nào: a. Sơn nguyên Tây Tạng. b. Sơn nguyên Đê-Can. c. Sơn nguyên I-Ran. 5. Hoạt động nối tiếp: 1’ - Về nhà học bài kết hợp xác định các sông lớn, các cảnh quan tự nhiên của châu Á trên lược đồ. - Chuẩn bị bài 4 tiết sau thực hành, xem kĩ các lược đồ H 4.1, H 4.2 và bảng 4.1. ___________________________*****___________________________ Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 6 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà Tuần 4: 09 - 14/9/2013 Tiết 4: I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được nguồn gốc hình thành, sự thay đổi hướng gió ở khu vực gió mùa châu. Á. Biết được nguyên nhân hình thành 2 loại gió mùa ở châu Á 2.Về kĩ năng: - Đọc, phân tích, xác đĩnh sự thay đổi khí áp, hướng gió theo mùa trong năm trên lược đồ. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não, học sinh làm việc cá nhân; thảo luận nhóm; trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ H 4.1, H 4.2 và bảng 4.1, phóng to. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài: Kiểm tra 15 phút. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về gió mùa ở châu Á. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sat H 4.1, H 4.2 để trả lời các câu hỏi sau: ● Trong 1 năm ở châu Á có mấy loại gió mùa hoạt động? ● Nêu đặc tính của gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ? ● Em có nhận xét gì về trị số các đường đẳng áp ở trung tâm áp cao và áp thấp có gì khác nhau? HĐ2: Tìm hiểu hướng gió mùa Đông và mùa Hạ. HS làm việc theo nhóm, thời gian 8 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc: Nhóm 1,2: Từ H 4.1, đọc tên các trung tâm áp cao và áp thấp? Hướng gió chính của các khu vực? Thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào? Nhóm 3,4: Từ H 4.2, hãy đọc tên các trung tâm áp cao và áp thấp? Hướng gió chính của các khu vực? Thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. ● Vì sao ở khu vực Đông Á hướng gió thổi mùa đông lại khác khu vực ĐNÁ và Nam Á? Do áp thấp A-lê-út hình thành ngoài khơi Thái 1. Hoàn lưu gió mùa ở châu Á: 10’ - Một năm có 2 loại gió mùa hoạt động: gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ. - Đặc tính 2 loại gió mùa khác nhau. 2. Phân tích hướng gió về mùa đông và mùa Ha: 15’ Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 7 - Năm học 2014-2015 Bài 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà bình dương đã hút gió. ● Vì sao ở khu vực Đông Á và ĐNÁ hướng gió thổi mùa Hạ là hướng ĐN? Do áp cao Ha-Oai hình thành và đẩy làm lệch hướng gió thổi của gió mùa hạ. ● Nguyên nhân hình thành 2 loại gió mùa ở châu Á? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: Mùa Khu Vực Hướng gió chính Từ áp cao đến áp thấp Mùa Đông (tháng 1) Đông Á Tây Bắc - Từ áp cao Xi-Bia đến áp thấp A-lê-út Đông Nam Á Bắc Đông Bắc - Từ áp cao X-bia đến áp thấp Ô-xtrây-li-a. Nam Á Đông Băc (tín phong khô nóng) - Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp Nam Ấn Độ Dương. Mùa Hạ (tháng 7) Đông Á Đông Nam - Từ áp cao Ha-oai đến áp thấp I-Ran. Đông Nam Á Tây Nam. Đông Nam - Từ áp cao Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I-Ran. Nam Á Tây Nam - Từ áp cao Nam Ấn Độ Dương đến áp thấp I-Ran. Nguyên nhân: Do sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa. Sự chênh lệch khí áp ấy đã hình thành nên 2 loại gió mùa khác nhau về thời gian hình thành, hướng thổi và đặc tính. 4. Củng cố, đánh giá: 3’ 1.Hãy xác định trên lược đồ các trung tâm áp cao và các trung tâm áp thấp ? Yếu tố khác nhau cơ bản của 2 loại gió mùa là gì? (Khác nhau về thời gian, bề mặt hình thành, hướng gió và đặc tính). 5. Hoạt động nối tiếp: 2’ - Chuẩn bị bài 5, xem kĩ bảng 5.1, H 5.1 và các câu hỏi trong bài. Đem theo máy tính bảng 5.1 về tốc độ tăng dân số các châu lục từ 1950-2000, từ 2000 - 2002 là bao nhiêu % . Lưu ý quy định lấy dân số năm 1950 = 100%, lần lượt lấy dân số từng châu lục năm 2000 * 100 : dân số năm 1950 và rút ra nhận xét về tình hình gia tăng dân số của châu Á so với các châu lục và thế giới. ___________________________*****___________________________ Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 8 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà Tuần 5: 16 - 21/9/2013 Tiết 5: I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. - Biết được dân cư châu Á thuộc 3 chủng tộc, châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo. 2.Về kĩ năng : - Đọc lược đồ. Tính toán bảng số liệu để rút ra nhận xét. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não, học sinh làm việc cá nhân; thảo luận nhóm; trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á. Bảng 5.1, phóng to. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài: Không, trả và sửa bài 15’ cho HS. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về dân cư châu Á. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bảng 5.1 dân số các châu lục từ 1950-2002 để trả lời các câu hỏi: ● Quan sát bảng 5.1, hãy nhận xét về dân số châu Á so với các châu lục và so với thế giới từ 1950-2002? ● Tính xem từ năm 1950, 2000 và 2002 dân số châu Á chiếm bao nhiêu % dân số của thế giới? ● Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Á so với các châu lục khác và thế giới như thế nào? ● Từ các nhận xét trên, hãy rút ra kết luận chung về dân số châu Á? ● Nêu một số biện pháp để hạn chế sự gia tăng dân số ở địa phương em? Bước 2: GVKL: Hiện nay ở châu Á chí có 2 quốc gia là Ma-lai-xi-a và B-ru-nây là khuyến khích sinh đẻ vì thiếu nhân lực lao động và hàng năm phải nhập khẩu lao động. GV chuẩn kiến thức: 1. Một châu lục đông dân nhất thế giới: 12’ - Là châu lục đông dân nhất, chiếm hơn 60% dân số thế giới. - Mật độ dân cư cao và phân bố không đều. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đứng thứ 3 sau châu Phi, châu Mĩ và bằng tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thế giới là 1,3%. Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 9 - Năm học 2014-2015 Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà HĐ2: Tìm hiểu về các chủng tộc ở châu Á: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H 5.1 và trả lời các câu hỏi: ● Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào? Xác định trên bản đồ sự phân bố chủ yếu của các chủng tộc? ● Chủng tộc nào có số dân đông nhất?Dân tộc Việt Nam thuộc chủng tộc nào? ● Điểm giống nhau của các chủng tộc là gì? Bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng nhau. Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh về các chủng tộc ở châu Á và GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về các tôn giáo của châu Á. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV gọi 1 HS đọc SGK phần 3, hướng dẫn HS xem H 5.1 về một số hình ảnh đặc trưng của các tôn giáo. ● Nêu địa điểm, thời điểm ra đời của 4 tôn giáo lớn ở châu Á? ● Điểm giống nhau của các tôn giáo là gì? Đạo Ấn kiêng ăn thịt bò và kiêng uống sữa bò. Đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: 11’ - Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: Phân bố Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á. - Chủng tộc Môn-gô-lô-ít: Có số dân đông nhất, phân bố ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. - Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít: Có số dân ít nhất, phân bố ở phía nam của Nam Á và Ma-lai-xi-a. 3. Nơi ra đời của các tôn giáo: 11’ - Văn hóa đa dạng: nhiều tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo. 4. Củng cố, đánh giá: 4’ 1. Hãy nêu đặc điểm dân cư châu Á? Kể tên ba quốc gia có số dân đông nhất ở châu Á. 5. Hoạt động nối tiếp: 1’ - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài 6 tiết sau thực hành, xem kĩ các bảng số liệu, các lược đồ trong sách. ___________________________*****___________________________ Tuần 6: 23 - 28/9/2013 Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 10 - Năm học 2014-2015 [...]... và các cảnh - Số dân, chủng tộc, tôn giáo, sự phân bố dân cư quan tự nhiên Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 12 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà và đô thị - Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa * HĐ2: Nhóm: Dựa kiến thức đã học chúng ta lí, hình dạng kích thước , địa hình tổng hợp lại kiến thức với khí hậu, cảnh quan - N1+2: Phiếu học tập số 1; - Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa -... Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu quanh năm khô hạn Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà Cảnh quan - Phía đông Trung Quốc và bán đảo - Chủ yếu là thảo nguyên khô, Triều Tiên và hải đảo có rừng bao phủ bán hoang mạc và hoang mạc Ngày nay do con người khai phá nên rừng còn rất ít 4) Đánh giá:4’ 1) Hãy trình bày những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và... (Châu Á) - kinh tế khu vực Nam Á - Các tranh ảnh về tôn giáo và 1 số hoạt động kinh tế của nhân dân Nam Á IV Hoạt động trên lớp: Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 26 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà 1) Ổn định lớp: 1’ 2) Kiểm tra:5’ 1) Xác định vị trí 3 miền địa hình Nam Á Nêu đặc điểm từng miền? 2) Xác dịnh đọc tên các sông lớn? Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Nam Á? 3) Bài mới: Giới thiệu... tự nhiên khu vực Đông Á - Các cảnh quan khu vực Đông Á IV Hoạt động trên lớp: 1) Ổn định lớp: 1’ 2) Kiểm tra:5’ 3.Bài mới: Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với TBD Đây là khu vực con người đã khai thác từ rất lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài 12 Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 28 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 Hoạt động của GV - HS *HĐ1:... Tùng Mậu - 24 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà / * HĐ2: Nhóm (12 ) 2) Địa hình: Chia 3 miền rõ rệt - Nhóm 1,2 : Miền núi Hi-ma-lay-a - Nhóm 3,4: Miền ĐB Ấn - Hằng - Nhóm 5, 6: Miền SN Đê-can Dựa H10.1 : Hãy cho biết Nam Á có mấy dạng địa hình ? Đó là những dạng địa hình nào? Nêu đặc điểm và sự phân bố của các dạng địa hình đó Điền kết quả vào bảng sau: Miền địa hình Dãy Hi-ma-lay-a... nước và lãnh thổ khu vực Đông Á năm 2002 ************************************ Tuần 17 Tiết 17 Trường THCS Hồ Tùng Mậu Ngày soạn:………………… Ngày dạy:………………… … - 34 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà KIỂM TRA HỌC KÌ I I) Mục tiêu: HS cần nắm 1) Kiến thức: - Củng cố các kiến thức cơ bản về vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu và các cảnh quan châu Á - Đặc điểm kinh... Hồ Tùng Mậu - 14 - Năm học 2014-2015 Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà 5 Hoạt động nối tiếp: 1’ - Yêu cầu về ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản về Châu Á - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết ****************************** Tuần 8: 07-12/10/2013 Tiết 8 KIỂM TRA 1 TIẾT I Mục tiêu: 1) Kiến thức: HS cần nắm - Củng cố các kiến thức khái quát về tự nhiên Châu Á - Các mối quan hệ địa lí giữa vị trí - khí... mưa Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều + Kiểu khí hậu lục địa: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô và nóng Lượng mưa trung bình năm từ 200-500mm - Giải thích: Do châu Á: + Có kích thước rộng lớn Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 17 - Năm học 2014-2015 ĐIỂM (0,5 đ) (0,5 đ) (1 đ) Giáo án Địa lí 8 Câu 2 (4 điểm) GV:Nguyễn Thị Bích Ngà + Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên... với cả khăn nước TB . T. Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 1 - Năm học 2014-2015 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản. HS làm việc theo. + Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước. + Địa hình, khoáng sản. + Khí hậu, sông ngòi và các cảnh quan tự nhiên. Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 12 - Năm học 2014-2015 ÔN TẬP Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn. Phiếu học tập số 4 - Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa lí, hình dạng kích thước , địa hình với khí hậu, cảnh quan. - Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa lí, địa hình, khí hậu với sông ngòi. *

Ngày đăng: 05/01/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2) Xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí các điểm cực? Cho biết thuộc các tỉnh nào?( Bình Thuận là tỉnh ven biển cực nam Trung bộ, diện tích khoảng 7828 km²)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan