Nghiên cứu đạm niệu vi lượng, nồng độ hsCRP trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và sự thay đổi sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin

96 2.1K 4
Nghiên cứu đạm niệu vi lượng, nồng độ hsCRP trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và sự thay đổi sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid gây tăng glucose máu mạn tính kèm theo rối loạn chuyển hóa đạm và mỡ máu. Bệnh là hậu quả của sự bài tiết thiếu hụt Insulin hoặc hoạt động Insulin kém hiệu quả hoặc phối hợp cả hai[24]. Đái tháo đường rất thường gặp ở các nước phát triển, đang phát triển, đã trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Tốc độ phát triển của bệnh rất lớn là một trong ba bệnh phát triển nhanh nhất (ung thư, tim mạch, đái tháo đường). Ước tính của Liên đoàn đái tháo đường thế giới năm 2012 trên toàn hành tinh có 371 triệu người bệnh đái tháo đường và đến năm 2030 sẽ có đến 552 triệu người mắc bệnh đái tháo đường[47]. Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 80-90% tổng số các bệnh đái tháo đường trong đó 50% chưa được chẩn đoán và điều trị đúng dẫn đến biến chứng tim mạch và bệnh thận[72]. Từ năm 1982, đạm niệu vi lượng (microalbuminuria- MAU) chính thức được đưa vào sử dụng trong lâm sàng và trở thành mối quan tâm của y học, nhất là trong các lĩnh vực tim mạch, nội tiết và chuyển hoá. Đạm niệu vi lượng đang được xem như là chỉ dấu có tầm quan trọng để dự đoán sớm biến chứng tim mạch và bệnh thận trên bệnh nhân đái tháo đường type 2[86]. Gần đây, protein phản ứng-C siêu nhạy (high sensitivity-reactive protein C) cũng đóng một vai trò tích cực trong việc dự đoán sớm yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh thận. Các nghiên cứu trên thế giới chứng minh đạm niệu vi lượng, protein phản ứng-C siêu nhạy có mối liên quan chặt chẽ ở bệnh thận đái tháo đường type 2 và có giá trị dự đoán sớm biến chứng tim mạch và bệnh thận. Vì vậy, đạm niệu vi lượng và protein phản ứng-C siêu nhạy đang được xem xét để thành các mục tiêu kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo đường[65]. 2 Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới đều nhận thấy rằng điều trị tốt đái tháo đường type 2 có phối hợp thuốc ức chế thụ thể cụ thể là Irbesartan và Atorvastatin sẽ làm giảm hoặc mất nồng độ đạm niệu vi lượng và protein phản ứng-C siêu nhạy có thể giúp giảm biến chứng tim mạch và bệnh thận[43]. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đặc điểm và tỷ lệ đạm niệu vi lượng ở hội chứng chuyển hóa, hội chứng mạch vành cấp, đột quỵ, tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về mối liên quan của đạm niệu vi lượng với protein phản ứng-C siêu nhạy ở bệnh đái tháo đường type 2. Với mong muốn tìm hiểu và đánh giá mối liên quan này trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đạm niệu vi lượng, nồng độ hs-CRP trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và sự thay đổi sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin” với ba mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng và nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đạm niệu vi lượng và hs-CRP. 3. Đánh giá đạm niệu vi lượng và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có đạm niệu vi lượng dương tính. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG 1.1.1. Tổng quan về đạm niệu 1.1.1.1. Cấu trúc và chức năng thận Thận là cơ quan chính có các chức năng kiểm soát chuyển hóa nước và điện giải, điều hoà huyết áp (HA), bài xuất các chất độc nội sinh, ngoại sinh ra khỏi cơ thể. Nephron là đơn vị cấu trúc chức năng thận, mỗi thận có khoảng một triệu nephron, mỗi nephron gồm có một tiểu cầu thận và hệ thống ống thận. Cầu thận là một hệ thống lưới mao mạch chạy song song nhau tạo thành một khối cầu được bao bọc bởi bao Bowman. Dịch lọc di chuyển vào bao Bowman và đi qua màng lọc tiểu cầu thận. Thành mao mạch cầu thận là một màng siêu lọc. Cầu thận sẽ lọc các tế bào máu và các phân tử lớn ra khỏi nước cùng với các phân tử nhỏ. Cấu tạo màng lọc tiểu cầu thận gồm 3 lớp: Lớp tế bào nội mô có những khe hở như cửa sổ, tạo thành những lỗ lọc. Màng đáy được tạo bởi các sợi colagen và proteoglycans đan chéo nhau, có các khe nhỏ ở giữa. Lớp tế bào biểu mô thành bao Bowman là những tế bào rất to, hình thể không đều, phân thành những ngón chân bám vào mặt ngoài của màng đáy, tạo nên các rãnh là những lỗ lọc[3]. 1.1.1.2. Đạm niệu sinh lý Ở nước tiểu người bình thường, có một nồng độ nhỏ đạm nhưng không hơn 150mg/24 giờ và đạm niệu chiếm khoảng 5-20mg/24 giờ. Đạm niệu được bài tiết từ 2 nơi: Tại tế bào ống thận ở nhánh lên quai Henle, chiếm khoảng 50,0% (protein Tamn Horsfall), 50,0% còn lại được lọc qua màng đáy cầu thận theo nguyên lý chọn lọc điện tích và kích thước. Những loại đạm có 4 trọng lượng phân tử < 20 KD (kilodalton) được lọc tự do qua màng đáy cầu thận, một phần nhỏ được tái hấp thu, phần lớn còn lại được thoái biến tại ống thận gần. Những loại đạm có trọng lượng phân tử từ 40-150 KD được lọc qua màng đáy rất ít[3],[32]. 1.1.1.3. Đạm niệu bệnh lý Ở người có bệnh cầu thận hoặc ống thận bị tổn thương sẽ dẫn đến tăng bài tiết hoặc không hấp thu được làm cho đạm bài tiết thường xuyên quá mức bình thường trong nước tiểu. Gọi là đạm niệu bệnh lý khi mức bài tiết thường xuyên > 150mg/24 giờ[32]. 1.1.2. Định nghĩa đạm niệu vi lượng Nồng độ đạm niệu bài tiết cao hơn mức giới hạn bình thường và không vượt quá 200µg/phút hay mức bài tiết đạm niệu ở khoảng 20-200µg/phút trong khi các xét nghiệm thông thường khác không thể phát hiện được gọi là đạm niệu vi lượng (microalbuminuria-MAU) dương tính (+), (tương đương 20-200mg/L hoặc 30-300mg/24 giờ)[71],[74]. Ở người khỏe mạnh giá trị bình thường của mức bài tiết MAU là < 20µg/phút, trung bình là 6,5μg/phút. Tốc độ bài tiết ban ngày cao hơn ban đêm khoảng 20-30%. Bình thường ở người trưởng thành mức bài tiết này không quá > 12μg/phút[61]. 1.1.3. Cơ chế bài tiết đạm niệu vi lượng ở bệnh thận do đái tháo đường Tình trạng tổn thương của màng lọc cầu thận vẫn xảy ra mặc dù nồng độ đạm niệu bài tiết ra với lượng ít. MAU có thể bài tiết trước khi bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng về bệnh thận từ 5-10 năm[72]. Trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 hiện tượng bài tiết MAU báo hiệu đã có rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Tăng bài tiết MAU có mối liên quan với tăng nồng độ protein phản ứng-C siêu nhạy (high sensitivity-reactive protein C; hs-CRP), yếu tố Willebrand cùng với sự giảm độ giãn động mạch. 5 Tình trạng viêm xảy ra khi nội mạc mạch máu bị tổn thương dẫn đến làm tăng mất đạm qua thành mạch, do đó làm tăng bài tiết MAU[61]. Đối với tăng huyết áp (THA), sự tăng bài tiết MAU là do tăng áp lực ở cầu thận dẫn đến tổn thương tế bào nội mạc gây phóng thích các chất vận mạch đồng thời gây tổn thương tế bào biểu mô làm mất glycoprotein do đó làm mất khả năng lọc đạm theo điện tích và dẫn đến tăng bài tiết MAU. Đối với rối loạn chức năng nội mạc, sự thay đổi tính thấm qua nội mạc mạch máu làm tăng bài tiết MAU. Tế bào nội mạc điều hòa vận mạch và điều hòa sự lưu thông máu nhờ vào các chức năng như; điều hòa tính thấm giữa các tế bào và qua tế bào, điều hòa tính kết dính tế bào và điều hòa trương lực mạch máu. Sự thay đổi tính thấm là do có tổn thương nội mạc, bao gồm cả nội mạc mạch máu thận làm tăng bài tiết MAU[4]. 1.1.4. Phương pháp định lượng đạm niệu vi lượng 1.1.4.1. Các phương pháp lấy mẫu nước tiểu Phương pháp lấy mẫu nước tiểu trong 24 giờ là tốt nhất, nhưng việc thu mẫu nước tiểu có quá nhiều khó khăn như: độ chính xác kém, người bệnh tuân thủ kém, khó áp dụng trong trong xét nghiệm tầm soát nhất là đối với bệnh nhân ngoại trú do cần phải giữ lạnh hay phải có chất bảo quản. Phương pháp lấy nước tiểu này cho kết quả giá trị MAU bình thường < 30mg/24 giờ và MAU (+) có giá trị 30-300mg/24 giờ. Lấy mẫu nước tiểu 12 giờ trong đêm tránh được tăng đạm niệu do vận động và chế độ ăn nhiều đạm. Ban đêm mức bài tiết MAU thấp hơn 25-30% so với ban ngày vì vậy khó đánh giá chính xác. Phương pháp lấy mẫu này có bất lợi tương tự như lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên đơn giản, tiện lợi, độ chính xác cao và phù hợp trong việc tầm soát MAU hơn các phương pháp còn lại nên thường được lựa chọn trong lâm sàng. Trong phương pháp này có 2 cách 6 lấy mẫu: lấy nước tiểu lúc sáng mới ngủ dậy và lấy mẫu nước tiểu bất kỳ trong ngày. Mẫu nước tiểu lúc sáng mới ngủ dậy tránh được lượng MAU gia tăng do vận động trong ngày và không cần phải bảo quản nếu thử ngay. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu, định lượng cùng với nồng độ Creatinine niệu và tính tỷ số MAU/Creatinine niệu có giá trị tương đương với phương pháp lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Đánh giá MAU (+) khi nồng độ MAU ở mức 20-200mg/L và được so sánh với nồng độ Creatinine niệu trên cùng mẫu nước tiểu, tỷ số MAU/Creatinie niệu ≥ 30-300mg/g, giá trị bình thường < 30mg/g[74]. 1.1.4.2. Phương pháp định lượng đạm niệu vi lượng Phương pháp miễn dịch khuếch tán vòng ( radial-immunodiffusion: RID), dùng kháng huyết thanh đơn đặc hiệu gắn với đạm, phức hợp kháng nguyên-kháng thể kết tủa sau khi nhuộm bằng thuốc phản quang. Phương pháp đo độ đục miễn dịch trên máy (immuno-turbidimetry), đạm niệu được xem là kháng nguyên sẽ kết hợp với kháng thể kháng đạm niệu tạo nên phức hợp kháng nguyên kháng thể. Định lượng MAU dựa vào độ đục. Phương pháp sắc ký lỏng (liquid chromotography), mới được được đưa vào ứng dụng. Các phương pháp bán định lượng bao gồm: Phương pháp micral test: Đạm niệu được coi như là một kháng nguyên kết hợp với một kháng thể kháng đạm niệu có gắn enzym để tạo nên phức hợp kháng nguyên kháng thể + enzym sẽ chuyển cơ chất màu vàng sang màu đỏ. Cường độ màu sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ đạm niệu được ghi trên bảng mẫu. Phương pháp hóa sinh nước tiểu: Đạm niệu với lượng nhỏ sẽ tác dụng với thuốc thử có trong que làm biến đổi màu của ô thuốc thử, căn cứ vào chỉ thị màu máy sẽ cho ra kết quả. 7 Phương pháp đo tỷ số MAU/Creatinine niệu hiện nay được khuyến cáo sử dụng vì tránh được sai số do Creatinine nước tiểu bị pha loãng hoặc cô đặc quá vì lượng Creatinie niệu bài tiết trong ngày không thay đổi phụ thuộc vào khối lượng cơ của bệnh nhân nếu chức năng thận ổn định[74]. 1.1.5. Tần suất đạm niệu vi lượng Theo nghiên cứu PREVEND để đánh giá tỷ lệ của MAU chung trong dân số được thực hiện trên 40.856 đối tượng, người ta thấy rằng tỷ lệ của MAU (+) trong khoảng 20-200mg/L là 7,2%, trong khi nồng độ MAU từ 10- 20mg/L chiếm 16,6% và MAU > 200 mg/L có tỷ lệ là 0,7%. Trong đó có 2.919 đối tượng tìm thấy MAU (+) chiếm tỷ lệ là 75% và không có bất kỳ bệnh lý nào như ĐTĐ hoặc THA[44]. Meno. T. Pruijm nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 và THA thì tỷ lệ MAU (+) chiếm 41,0%[58]. Varghese. A nghiên cứu xác định yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho thấy tỷ lệ MAU (+) là 36,3%, tác giả nhận thấy rằng tuổi, HA tâm trương (HATTr), HbA1C, glucose máu lúc đói và thời gian phát hiện bệnh có liên quan với MAU (+)[85]. Hiroki Yokoyama nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ MAU (+) chiếm 31,6%[45]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thị Mỹ Hạnh trên 105 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có hội chứng chuyển hóa tỷ lệ MAU (+) là 40,5[14]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Châu trên 105 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa thì nhóm có ĐTĐ type 2 tỷ lệ MAU (+) là 33,3%[5]. Theo Nguyễn Đức Phát nghiên cứu trên 299 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ MAU (+) là 22,7%[21]. 1.2. PROTEIN PHẢN ỨNG-C (C reactive protein-CRP) 1.2.1. Sơ lược về lịch sử và cấu trúc của Protein phản ứng-C Năm 1930, Wiliam. S. Tillette đã tìm được một loại protein có khả năng kết tủa với C-polysacarid lấy từ phế cầu khuẩn, đặt tên là protein phản ứng-C (C-Reactive Protein: CRP). Protein này được tiêm cho thỏ và thu được 8 một kháng thể đặc hiệu, dùng kháng thể đó cho tiếp xúc với huyết thanh người có chứa CRP xuất hiện một kết tủa. Mức độ kết tủa này phụ thuộc vào nồng độ CRP trong huyết thanh người. Gan là nơi tổng hợp ra CRP khi cơ thể có một kích thích như các bệnh nhiễm trùng cấp và mạn tính, nhiễm siêu vi và các bệnh lý không nhiễm trùng như: ĐTĐ, THA, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh tự miễn hoặc bệnh ác tính[88]. Thuộc nhóm pentaxin, phân tử CRP có cấu trúc dạng đĩa với 5 chuỗi peptid có hình dạng giống nhau, xếp đối xứng xung quanh một lỗ trung tâm. Kích thước đường kính ngoài 102 A 0 , đường kính lỗ trung tâm 30 A 0 . Mỗi chuỗi polypeptide có 206 acid amin, với trọng lượng phân tử 110,000-140,000 Dalton[40]. 1.2.2. Động học của protein phản ứng-C trong quá trình viêm Sau một kích thích, cần ít nhất vài giờ cho sự hoạt hóa bạch cầu trung tính tạo interleukin-6 (IL-6), Interleukin-1β (IL-1β), yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor-α: TNF-α) trình diện cho quá trình sinh tổng hợp tại gan. CRP được bài tiết từ 4-6 giờ sau viêm và đạt đỉnh từ 36-48 giờ, thời gian bán hủy sinh học là 19 giờ, mỗi ngày giảm 50% nồng độ sau khi tình trạng viêm cấp được giải quyết, CRP trở về bình thường vào ngày thứ 5-7 trong đợt viêm dù tình trạng viêm vẫn đang tiếp diễn trừ khi có một đợt viêm mới[56]. 1.2.3. Cơ chế tổn thương mạch máu của protein phản ứng-C CRP trực tiếp hoạt hoá nội mô mạch máu gây viêm và làm xơ vữa mạch máu. CRP điều hoà sự sao chép của tế bào nội mạc làm rối loạn sự sao chép thông tin của tế bào làm giảm nitric oxyde cơ bản và kích thích. CRP làm tăng stress oxy hoá và giảm độ khả dụng sinh học nitric oxyde sẽ kích thích sản xuất những cytokine tiền viêm như interleukin (IL), TNF-α, protein hoá hướng động tế bào đơn nhân-1 (monocyte chemoattractant protein-1, MCP-1) hoặc interferon (IFN), làm hấp dẫn tế bào đơn nhân. Tăng CRP làm 9 thúc đẩy rối loạn chức năng nội mạc, giảm sản xuất và hoạt tính sinh học của nitric oxyde. Nồng độ CRP tương quan nghịch với sự tổng hợp nitric oxyde cơ bản của nội mạc và làm giảm tính phản ứng của nội mạc mạch máu. CRP giúp tế bào đa nhân xâm nhập vào trong thành mạch, kích thích tế bào đa nhân phóng thích IL, TNF-α, điều hoà những phân tử kết dính trên tế bào nội mạc mạch máu và opsonin hoá LDL-c tạo thuận lợi cho sự thu nhận LDL-c của đại thực bào. CRP làm cho tế bào nội mạc dễ bị huỷ hoại và chết theo chương trình bởi tế bào lym pho T. CRP hoạt hoá hệ thống bổ thể, kết hợp với phức hợp tấn công màng của tổn thương xơ vữa sớm làm gia tăng viêm[56]. 1.2.4. Giá trị bình thường và phương pháp xét nghiệm CRP 1.2.4.1. Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm Mẫu huyết thanh hoặc huyết tương được lấy vào ống nghiệm có chứa natri florua, heparin, oxalate, citrate hoặc ethylendiamin tetraacetic acid. Có thể giữ bệnh phẩm trong 3 ngày ở 250 0 C, 1 tuần với nhiệt độ từ 2-80 0 C và 6 tháng ở nhiệt độ 200 0 C. Nồng độ bilirubin > 10mg/L, hemoglobin > 250mg/L và các sản phẩm mỡ máu không làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm[1]. 1.2.4.2. Phương pháp định lượng CRP Nồng độ CRP được định lượng theo nguyên lý miễn dịch học, có nhiều phương pháp được ứng dụng như: Phương pháp ngưng kết và kết tủa, phương pháp ngưng kết latex, phương pháp miễn dịch khuyếch tán, test nhanh, phương pháp đo tán xạ, phương pháp đo độ đục và các loại ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay) thông thường. Hiện nay, người ta sử dụng phương pháp đo CRP bằng xét nghiệm miễn dịch đếm phần tử (Particle counting immunoassay-PACIA), ngưng kết các hạt latex được nhạy cảm hóa kháng thể kháng CRP. Kỹ thuật có khả năng phát hiện CRP ở mức rất thấp nên được gọi là protein phản ứng-C siêu nhạy (hs-CRP)[1]. 10 1.2.4.3. Giá trị định lượng CRP Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention-CDC) thì giá trị bình thường CRP từ 0,08- 0,5mg/L. Nghiên cứu của Najib Aziz, nồng độ CRP trung bình ở người lớn khỏe mạnh được xác định là 0,94mg/L, với 95% trong khoảng tham chiếu 0- 6,9mg/L[66]. Theo Hoàng Văn Sơn ở người Việt Nam, nồng độ CRP bình thường có trị số từ 0,84 ± 0,93mg/L, khoảng bình thường 0-2,7mg/L, trị số cắt là 3mg/L[26]. Để đánh giá nguy cơ Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association-AHA) và CDC thống nhất chia hs-CRP thành 3 mức độ: < 1mg/L có nguy cơ thấp, 1-3mg/L trung bình và > 3mg/L là nguy cơ cao[70], [76]. 1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.3.1. Chẩn đoán đái tháo đường type 2 ĐTĐ type 2 thường gặp ở tuổi > 40 có thể trạng trung bình hay béo phì, khởi phát chậm, tiến triển âm thầm, ceton niệu âm tính (-) hoặc thấp và đáp ứng với thuốc hạ glucose máu loại uống[35]. 1.3.1.1. Tiêu chí chẩn đoán xác định ĐTĐ theo Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association-ADA) 2013 Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có bất kỳ một trong những tiêu chí sau: - HbA1C ≥ 6,5% hoặc - Glucose máu lúc đói ≥ 7,0mmol/L (126mg/dl) xét nghiệm lúc bệnh nhân không ăn uống gì > 8 giờ hoặc - Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (uống 75gram glucose trong 5 phút) ≥ 200mg/dl (11,1mmol/L) hoặc - Triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu và glucose máu bất kỳ ≥ 200mg/dl [...]... lượng nồng độ MAU và nồng độ hs-CRP 36 + Xét nghiệm định lượng nồng độ glucose máu, nồng độ HbA1C và nồng độ các thành phần mỡ máu - Lập kế hoạch áp dụng điều trị thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và Atorvastatin cho bệnh nhân đã chọn thỏa theo tiêu chuẩn chọn mẫu - Đối với ĐTĐ type 2 sử dụng thuốc hạ glucose máu theo phác đồ - Sau thời gian theo dõi 6 tháng tiến hành xét nghiệm nồng độ MAU và nồng độ. .. nhân ĐTĐ type 2[ 67] 1.5 TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ IRBESARTAN VÀ ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 1.5.1 Tác động của Irbesartan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 1.5.1.1 Tổng quan về Irbesartan Irbesartan là chất đối kháng các thụ thể AT1 của angiotensin II, liên kết đặc hiệu với các thụ thể AT1 ức chế tác dụng sinh lý của angiotensin II, kể cả bài tiết aldosteron và co mạch Irbesartan. .. 1.6.1 Nghiên cứu trong nước Đoàn Thị Kim Châu nghiên cứu MAU (+) trên 105 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa thì tỷ lệ MAU (+) ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ 33,3% và nồng độ trung bình hs-CRP là 4,75 ± 4,80mg/L[5] Nguyễn ức Phát nghiên cứu trên 29 9 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ MAU (+) là 22 ,7%[16] Theo Nguyễn ức Ngọ nghiên cứu trên 168 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ MAU (+) là 32, 2% cao hơn... và có sự tương quan giữa THA và glucose máu cao[51] Anthony N Dixon nghiên cứu mối quan hệ giữa THA và MAU (+) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ MAU (+) là 30,7%[36] Hiroki Yokohama nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 kết quả tỷ lệ MAU (+) là 31,6% Tác giả nhận thấy, bệnh nhân sử dụng ức chế thụ thể angiotensin II đạt được mục tiêu điều trị làm giảm 31% HbA1C, 42% HA và giảm mỡ máu đến 50%[45] Nghiên. .. Thu nghiên cứu trên 66 bệnh nhân ĐTĐ type 2, kết quả nồng độ glucose và tỷ lệ HbA1C tăng cao hơn ở nhóm MAU (+) (p < 0,05) đồng thời có sự tương quan thuận giữa nồng độ glucose máu và tỷ lệ HbA1C (p < 0,001), kết quả này cho thấy có khả năng hạn chế MAU (+) thông qua vi c kiểm soát tốt glucose máu [28 ] 1.4 .2 Đạm niệu vi lượng với tăng huyết áp ĐTĐ type 2 và THA là 2 bệnh lý thường xảy ra cùng trên bệnh. .. phác đồ ADA 20 13 35 + Atorvastatin liều 10 mg/ngày tối đa không quá 20 mg/ngày - Bệnh nhân không có tiêu chuẩn dùng thuốc hạ mỡ máu theo dõi tiếp - Bệnh nhân ĐTĐ type 2 được sử dụng thuốc hạ glucose máu theo phác đồ ADA 20 13 Đánh giá MAU (+) và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng thuốc thông qua xét nghiệm MAU và hs-CRP 2. 2.5 Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu 2. 2.5.1 Phương tiện nghiên cứu - Bộ câu... rối loạn mỡ máu thì tỷ lệ MAU (+) tăng ở triglycerid và ApoB[18] Phạm Thị Thu Vân nghiên cứu hs-CRP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới phát hiện lần đầu thì nồng độ trung bình hs-CRP là 0,43 ± 0 ,29 mg/L[33] Theo Nguyễn Thị Phi Nga nghiên cứu trên 117 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho thấy tỷ lệ hs-CRP là 28 ,2% [19] 23 1.6 .2 Nghiên cứu ngoài nước Trong nghiên cứu NHANCES III được thực hiện trên 5.659 người từ 20 -80 tuổi... cứu Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2 điều trị tại Khoa khám Bệnh vi n Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 6 /20 13 đến tháng 6 /20 14 2. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 2. 2 .2 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong một nghiên cứu cắt ngang Z2 p (1 – p ) n= d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu Z: Trị số tin... và nữ ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 so với nhóm bệnh nhân không có ĐTĐ type 2 (p < 0,001)[38] Frederik Persson nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sử dụng Irbesartan 150mg hoặc 300mg/lần/ngày so với giả dược nhằm đánh giá tác động điều trị của Irbesartan lên hs-CRP và MAU (+) Kết quả điều trị bằng Irbesartan mang lại những thay đổi đáng kể với sự sụt giảm 5,4% mỗi năm của hs-CRP so với mức tăng 10% mỗi... vành tăng gấp 18 1,9 lần, ở bệnh nhân THA với mức đạm niệu > 5 mg/phút thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng lên gấp 2 lần[39] Nghiên cứu của Vũ Bích Nga trên 147 bệnh nhân ĐTĐ type 2 kết quả cho thấy nhóm có THA thì biến chứng thận có tỷ lệ là 70,7-95,8% so với nhóm bệnh ĐTĐ type 2 không có THA là 51 ,2% (p < 0,001) [20 ] 1.4.4 Đạm niệu vi lượng với rối loạn mỡ máu Có thể nhận thấy rằng rối loạn mỡ . 1,02mmol/L). Nên kiểm tra dung mạo mỡ máu lúc đói ít nhất một lần mỗi năm cho đa số bệnh nhân ĐTĐ type 2. Những bệnh nhân có dung mạo mỡ máu phản ánh nguy cơ thấp (LDL-c < 100 mg/dl, HDL-c >. trung tâm. Kích thước đường kính ngoài 102 A 0 , đường kính lỗ trung tâm 30 A 0 . Mỗi chuỗi polypeptide có 206 acid amin, với trọng lượng phân tử 110, 000-140,000 Dalton[40]. 1.2.2. Động. oxalate, citrate hoặc ethylendiamin tetraacetic acid. Có thể giữ bệnh phẩm trong 3 ngày ở 250 0 C, 1 tuần với nhiệt độ từ 2-80 0 C và 6 tháng ở nhiệt độ 200 0 C. Nồng độ bilirubin > 10mg/L,

Ngày đăng: 02/01/2015, 15:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG

      • 1.1.1. Tổng quan về đạm niệu

        • 1.1.1.1. Cấu trúc và chức năng thận

        • 1.1.1.2. Đạm niệu sinh lý

        • 1.1.1.3. Đạm niệu bệnh lý

        • 1.1.2. Định nghĩa đạm niệu vi lượng

        • 1.1.3. Cơ chế bài tiết đạm niệu vi lượng ở bệnh thận do đái tháo đường

        • 1.1.4. Phương pháp định lượng đạm niệu vi lượng

          • 1.1.4.1. Các phương pháp lấy mẫu nước tiểu

          • 1.1.4.2. Phương pháp định lượng đạm niệu vi lượng

          • 1.1.5. Tần suất đạm niệu vi lượng

          • 1.2. PROTEIN PHẢN ỨNG-C (C reactive protein-CRP)

            • 1.2.1. Sơ lược về lịch sử và cấu trúc của Protein phản ứng-C

            • 1.2.2. Động học của protein phản ứng-C trong quá trình viêm

            • 1.2.3. Cơ chế tổn thương mạch máu của protein phản ứng-C

            • 1.2.4. Giá trị bình thường và phương pháp xét nghiệm CRP

              • 1.2.4.1. Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm

              • 1.2.4.2. Phương pháp định lượng CRP

              • 1.2.4.3. Giá trị định lượng CRP

              • 1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

                • 1.3.1. Chẩn đoán đái tháo đường type 2

                  • 1.3.1.1. Tiêu chí chẩn đoán xác định ĐTĐ theo Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association-ADA) 2013

                  • 1.3.2. Biến chứng đái tháo đường type 2

                    • 1.3.2.1. Biến chứng cấp

                    • 1.3.2.2. Biến chứng mạn

                    • 1.3.3. Điều trị đái tháo đường type 2

                      • 1.3.3.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan