Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia

20 513 0
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái quát về lý luận: Giáo dục và đạo tạo hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm thể hiện rõ trong văn kiện đại hội X. ‘’Giáo dục và đạo tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực thúc đẩy Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’’. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, chú trọng chất lượng, hiệu quả giáo dục. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển thời đại. Giáo dục là sự nghiệp cao toàn đảng của Nhà nước của toàn dân. Do vậy việc nâng cao chất lượng là cấp thiết, muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy học và đó là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường và là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển. Trong Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục phải làm sao nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới về mọi mặt để giáo dục phát triển với phương châm ‘’Đổi mới, đột phá và phát triển’’. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay với điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ảnh hưởng nhiều tới công tác giáo dục do đó chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục. Nhất là sự đa dạng phức tạp của hoạt động giáo dục hiện nay do vậy mỗi nhà trường phải xây dựng kế hoạch, chiến lược biện pháp cụ thể nhằm khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy và học. Về mặt thực tiễn: Với đặc điểm cụ thể trường THCS Pa Pe huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu thì Đại hội chi bộ nhà trường đã chỉ rõ, dù trong điều kiện nào cũng phải tổ chức học tập đạt chất lượng cao nhất, lấy công tác quản lý là khâu đột phá, đổi mới phương pháp là trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Muốn có chất lượng giáo dục tốt thì chất lượng dạy học phải được nâng lên, do vậy công tác quản lý giáo dục phải có tác động rất lớn tới quá trình dạy học cho nên người cán bộ quản lý cần quan tâm tới biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng các biện pháp làm sao phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt phù hợp với đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất. Đặc biệt đối với trường mà học sinh chiếm trên 90% là dân tộc thiểu số như trường THCS Pa Pe, thực trạng chất lượng học sinh còn thấp do đó cần có những giải pháp phù hợp để đưa chất lượng đi lên. Đó là lý do chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia. Với hi vọng đề tài sẽ đưa được một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao được chất lượng tại trường THCS Pa Pe và vận dụng vào các trường khác có điều kiện tương tự.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn SKKN - Khái quát về lý luận: Giáo dục và đạo tạo hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm thể hiện rõ trong văn kiện đại hội X. ‘’Giáo dục và đạo tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực thúc đẩy Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’’. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, chú trọng chất lượng, hiệu quả giáo dục. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển thời đại. Giáo dục là sự nghiệp cao toàn đảng của Nhà nước của toàn dân. Do vậy việc nâng cao chất lượng là cấp thiết, muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy học và đó là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường và là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển. Trong Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục phải làm sao nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới về mọi mặt để giáo dục phát triển với phương châm ‘’Đổi mới, đột phá và phát triển’’. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ảnh hưởng nhiều tới công tác giáo dục do đó chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục. Nhất là sự đa dạng phức tạp của hoạt động giáo dục hiện nay do vậy mỗi nhà trường phải xây dựng kế hoạch, chiến lược biện pháp cụ thể nhằm khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy và học. - Về mặt thực tiễn: Với đặc điểm cụ thể trường THCS Pa Pe - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu thì Đại hội chi bộ nhà trường đã chỉ rõ, dù trong điều kiện nào cũng phải tổ chức học tập đạt chất lượng cao nhất, lấy công tác quản lý là khâu đột phá, đổi mới phương pháp là trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Muốn có chất lượng giáo dục tốt thì chất lượng dạy học phải được nâng lên, do vậy công tác quản lý giáo dục phải có tác động rất lớn tới quá trình dạy học cho nên người cán bộ quản lý cần quan tâm tới biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng các biện pháp làm sao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt phù hợp với đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất. Đặc biệt đối với trường mà học sinh chiếm trên 90% là dân tộc thiểu số như trường THCS Pa Pe, thực trạng chất lượng học sinh còn thấp do đó cần có những giải pháp phù hợp để đưa chất lượng đi lên. 1 Đó là lý do chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia. Với hi vọng đề tài sẽ đưa được một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao được chất lượng tại trường THCS Pa Pe và vận dụng vào các trường khác có điều kiện tương tự. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Phạm vi: Trường THCS Pa Pe - Đối tượng: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia. 3. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giúp nâng cao chất lượng học sinh trong trường THCS Pa Pe - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu, đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. 4. Điểm mới của SKKN Phát huy được khả năng của tổ trưởng chuyên môn, các tổ chuyên môn linh hoạt trong tổ chức hoạt động chuyên môn. Giáo viên có trách nhiệm trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn, giúp học sinh biết tự học. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I Cơ sở lý luận của một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học sinh 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm có liên quan - Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Quản lý là môn khoa học sử dụng nhiêu tri thức của môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn, đồng thời quản lý còn là ‘’nghệ thuật’’ đòi hỏi sự khôn khéo, tinh tế. - Chức năng của quản lý: + Chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu phát triển và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. 2 + Chức năng tổ chức là quá trình hình hành lên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt mục tiêu tổng thể. + Chức năng chỉ đạo là sự lãnh đạo, dẫn dắt các cơ cấu bộ máy, nhân sự đã hình thành sau khi đã lập kế hoạch. + Chức năng kiểm tra là quá trình điều chỉnh diễn ra có chu kỳ như sau - Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. - Quản lý quá trình dạy học: Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận dụng một cách có kế hoạch, có tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích nhiệm vụ dạy học đã đặt ra. - Dạy học: là sự tổ chức điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức hình thành và phát triển nhân cách. Dạy học có chức năng truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học. - Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, tồn tại như một hệ thống bao gồm nhiều thành tố (mục đích nhiệm vụ dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện, thầy với hoạt động của trò, trò với hoạt động học…). - Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người học và sự phát triển toàn diện xã hội. - Chất lượng dạy học là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được vốn học phổ thông toàn diện, vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học. 1.2. Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có liên quan - Luật giáo dục 2005. 3 Đặt ra những chuẩn mực Đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt, so với chuẩn mực Điều chỉnh những sai lệch Hiệu chỉnh sửa chữa chuẩn mực nếu cần - Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Căn cứ Kế hoạch số 487/KH-UBND ngày 5/9/2013 của ủy ban nhân dân huyện Tam Đường về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014; Căn cứ theo công văn số 540/PGD&ĐT ngày 6/9/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Đường về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2013-2013; - Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học số 1022/THPT ngày 11/9/2001 hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy bậc trung học. - Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. - Công văn số 505 /PGD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện dạy học theo đối tượng vùng miền và đánh giá xếp loại giáo viên từ năm học 2013 - 2014. Chương 2 Thực trạng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh 2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến - Xã Bình Lư Bình Lư là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Tam Đường. Tháng 4/2007 thực hiện Nghị định 156/NĐ - CP của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính chia tách xã Bình Lư và thành lập xã Sơn Bình, xã Bình Lư còn lại 17 bản với diện tích tự nhiên là 4.453,29ha, dân số 4.483 người, 4 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Thái, Dáy, Lự). Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, số hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh gia đình khó khăn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (hộ nghèo còn 19,2%). Mặt bằng dân trí chưa thực sự đồng đều, nhận thức về công tác giáo dục còn có phần hạn chế. - Trường THCS Pa Pe Thành lập tháng 7 năm 2008, được xây dựng tại bản Pa Pe xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trên diện tích là: 4024 m . - Cơ sở vật chất : Tổng 11 phòng học kiên cố, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, có phòng Tin học với 15 máy kết nối internet phục vụ học tập của học sinh. 4 Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức: Tổng 23 trong đó: (cán bộ QL: 02; giáo viên: 18; nhân viên: 03), Trình độ Đại học: 8; CĐ 13; Trung cấp 01; Chưa qua ĐT: 01; Đảng viên: 05. Học Sinh: Tổng 205 trong đó: Học sinh nữ là 96 em, học sinh dân tộc là 189 em, HS nữ dân tộc là 88 em. Địa bàn dân cư rộng, còn 19.2 % các em con hộ nghèo, ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia đình làm việc nhà ( hoặc đi làm thuê). 2.2. Thực trạng về chất lượng học sinh trường THCS Pa Pe - Thuận lợi: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự nghiệp giáo dục của nhà trường đang chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, nhà trường có 11 phòng học kiên cố và các phòng chức năng khác. Trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa được cấp tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đoàn kết nội bộ. Học sinh ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức trong việc học tập. - Hạn chế + Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế. + Tỷ lệ học sinh yếu còn tương đối cao. STT Năm học Tổng số học sinh Học lực Đạo đức Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 1 2010 - 2011 208 2 36 159 11 38 155 15 2 2011 - 2012 191 8 52 121 10 63 117 11 + Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh còn thấp: Năm học 2010 - 2011: không có Năm học 2011 - 2012: cấp huyện: 5 em, cấp tỉnh 1 em. 5 + Tỉ lệ chuyên cần chưa đạt được theo mục tiêu đề ra. Còn nhiều học sinh luân phiên nghỉ học. + Khả năng vận dụng thực hành của học sinh còn hạn chế. Hầu hết học sinh không có phương pháp học, cách thức học phù hợp với mình và đa số học sinh không có khả năng tự học. 2.3. Nguyên nhân + Chủ quan: - Học sinh xác định không đúng mục đích học tập, sự tự ý thức tự vươn lên của cá nhân học sinh còn yếu. - Nhà trường chưa có các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của trường. - Công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt công tác kiểm tra đánh giá chưa được thường xuyên. - Nhận thức về tầm quan trọng của một số giáo viên trẻ về sự cần thiết nâng cao chất lượng dạy học còn chưa đúng đắn. - Công tác chủ nhiệm lớp chưa thực sự sát sao, giáo viên chưa có kinh nghiệm. - Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh, giữa nhà trường với gia đình còn chưa thường xuyên và hiệu quả không cao. + Khách quan: - Do trình độ nhận thức của học sinh và nhân dân còn thấp, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu. - Mặt bằng dân trí thấp, và giáo dục THCS không đạt yêu cầu đặt ra. Chương 3 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học sinh 3.1. Biện pháp thực hiện * Biện pháp 1: Đổi mới công tác quản lý. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cho toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng để từ đó có giải pháp cụ thể cho hoạt động giáo dục của mình. 6 Xây dựng các loại kế hoạch năm học cụ thể, linh hoạt, thông báo cho giáo viên biết được nhiệm vụ và yêu cầu của năm học này là gì. Chỉ rõ giáo viên bộ môn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng nào, những lượng kiến thức nào, giáo viên tham gia phụ đạo học sinh yếu kém theo đối tượng như thế nào để có hiệu quả. Phân tích cho giáo viên nhận thức rõ thực trạng của nhà trường, các mặt mạnh, mặt yếu những tồn tại cần khắc phục, sau đó thống nhất đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh, BGH và giáo viên cùng bàn giải pháp để tháo gỡ những khó khăn. Nhà trường giao quyền chủ động về khung chương trình cho giáo viên đối với các tiết dạy tự chọn. Ban giám hiệu nắm bắt được năng lực, sở trường của từng giáo viên để phân công công việc phù hợp. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu còn tổ chức cho giáo viên ký cam kết về chất lượng và thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của các cấp. Đặc biệt, mỗi cán bộ giáo viên phải luôn có ý thức xây dựng môi trường giáo dục thân thiện - xanh, sạch, đẹp và an toàn, để từ đó thu hút các em trong độ tuổi đến trường. * Biện pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ CBGV. - Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị Hàng năm nhà trường bố trí cho giáo viên học tập và học tập nghiêm túc Luật giáo dục - Điều lệ trường phổ thông, các nội quy, quy chế chuyên môn, các quy định về kỷ cương nề nếp để cho mỗi giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Việc này phải tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi giáo viên nhớ và thực hiện đúng. Đồng thời tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các văn bản pháp quy về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên, từ đó làm cho mỗi giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn và trách nhiệm hơn trong công tác. Khuyến khích và tạo các điều kiện về sách báo, phương tiện nghe nhìn để giáo viên được đọc, được nghe, được xem nhằm nâng cao nhận thức, mở mang, nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. - Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm Đó là lòng thương yêu học sinh, gắn bó với nghề nghiệp, làm cho mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm của người thầy: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Thực hiện phương châm: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Thấy được lòng nhân ái là cái gốc của đạo lý làm người, với giáo viên thì đó là phẩm chất đầu tiên cần có, là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm. 7 - Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp Ban giám hiệu phải làm cho mỗi giáo viên gắn bó với nhà trường, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, coi nhà trường như ngôi nhà thứ hai của mình từ đó gắn bó cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Có yêu nghề thì người giáo viên mới dốc hết năng lực, trí tuệ, tình cảm của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Đó chính là tâm đức. Là trách nhiệm cao cả của người thầy giáo. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ + Bồi dưỡng thông qua hoạt động của nhóm tổ chuyên môn: Đây là một hoạt động mang tính thường xuyên, một hoạt động chính để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Cụ thể trong các hoạt động này các nhóm tổ chuyên môn, tổ chức giải đề thi học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi tỉnh của những năm học trước; trao đổi, thảo luận những vướng mắc trong phương pháp dạy, những vấn đề khó trong từng bài dạy để mọi giáo viên tham gia và cùng thống nhất phương cách hay nhất, tối ưu nhất. Dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, tổ chức hội giảng nhân dịp các ngày lễ lớn như: 20/11; 22/12; 03/02; 26/3; Sau mỗi tiết giảng nhóm, tổ họp đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong cách dạy, cách truyền thụ kiến thức, tác phong, trình bày bảng và đánh giá, xếp loại tiết dạy theo các tiêu chuẩn đã được quy định của Bộ GD&ĐT. Thông qua các hoạt động này, trình độ chuyên môn của giáo viên được điều chỉnh, bổ sung và được nâng lên rõ rệt. + Tự bồi dưỡng: Hàng năm nhà trường đã trang bị cho mỗi giáo viên các loại sổ: Sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ, sổ ghi kế hoạch giảng dạy, Đồng thời mua sắm thêm tài liệu, sách tham khảo, khuyến khích giáo viên mua thêm sách tham khảo quý, hiếm cho nhà trường; nhà trường sẽ thanh toán kinh phí; giáo viên tự mua sách tham khảo, báo chí; ghi chép những kiến thức mình thấy có ích và cần thiết cho bản thân, các bài giảng, đề thi học sinh giỏi, nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và đánh giá, coi đây là một tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua cuối học kỳ và cuối mỗi năm học. + Hình thức bồi dưỡng tập trung: Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các lớp tập huấn chuyên môn, học chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. Tạo mọi điều kiện về thời gian cho giáo viên có trình độ cao đẳng đi học tiếp để đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Ngoài ra nhà trường rất coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn cho đi học tập, rút kinh nghiệm ở các 8 trường bạn, đi thi giáo viên giỏi huyện, tỉnh. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Với cách làm này, trong những năm qua một số giáo viên mới ra trường đã thực sự trưởng thành, tay nghề được nâng lên, chuyên môn vững vàng, được học sinh và tập thể giáo viên tín nhiệm, tin tưởng. + Tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm: Nội dung đề tài được cán bộ giáo viên đăng ký ngay từ đầu năm học, với các chủ đề như: Về chuyên môn giảng dạy, về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, về các khía cạnh của giáo dục như về phương pháp giáo dục đạo đức, về giải bài tập, về xây dựng tập thể lớp, về phương pháp giảng dạy, Cuối năm Hội đồng Khoa học của nhà trường sẽ tổ chức nghiệm thu, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm. - Duy trì tốt hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường Xác định đây là chủ trương đúng đắn của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên trường đã thực hiện khá tốt. Đặc thù của nhà trường là ít lớp, giáo viên ở các bộ môn còn ít nên rất hạn chế cho việc trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Qua sinh hoạt chuyên môn liên trường nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn và học tập kinh nghiệm của trường bạn. Do vậy, ngoài kế hoạch của phòng tổ chức sinh hoạt cụm, trường chủ động liên hệ với một số trường bạn cùng hợp tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn các trường liên kết để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. - Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học Đây là một hoạt động không thể thiếu trong một nhà trường góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên. Kiểm tra không ngoài mục đích là để nắm bắt tình hình đội ngũ, đánh giá chất lượng đội ngũ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho họ, tiếp sức cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Ban giám hiệu phải làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Cụ thể: - Lên kế hoạch kiểm tra, có thời gian kiểm tra cụ thể phù hợp với tình hình thực tại của đơn vị. Kế hoạch kiểm tra phải bám sát hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành. - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, phân công rõ người, rõ việc và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. - Kiểm tra phải thực hiện theo một chu trình khép kín: Thông báo kế hoạch kiểm tra - Kiểm tra - Xử lý thông tin kiểm tra - Trả thông tin cho đối tượng kiểm tra - Thông báo kết quả kiểm tra trong Hội đồng Sư phạm. * Biện pháp 3: Rà soát từng đối tượng, phân chia học sinh theo trình độ nhận thức. 9 - Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, lấy kết quả làm cơ sở cho sự phân chia đối tượng Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm với 8 môn văn hoá cơ bản nhằm đánh giá chính xác tình hình thực tế của học sinh để phân loại đối tượng cho phù hợp. Đề khảo sát đầu năm phải dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng với các mức độ kiến thức khác nhau như: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, để từ đó nắm bắt được một cách chính xác mức độ kiến thức của học sinh hiện có đến đâu, yếu và thiếu phần nào. Sau khi có kết quả khảo sát, tiến hành phân chia học sinh theo trình độ nhận thức để tìm ra giải pháp giáo dục thích hợp. - Dựa trên đối tượng học sinh cụ thể để xây dựng kế hoạch Dựa trên trình độ nhận thức của đối tượng học sinh, BGH chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thảo luận để từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn chung, kế hoạch giảng dạy của từng môn, từng giáo viên để làm sao phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng học sinh. Trong kế hoạch giảng dạy, giáo viên phải có lộ trình xác định rõ về mặt thời gian để đưa học sinh yếu kém đạt đến chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đang theo học. - Tổ chức thực hiện Sau khi đã thảo luận và thống nhất kế hoạch trong tổ, nhóm chuyên môn BGH nhà trường triển khai kế hoạch dạy học theo đối tượng cụ thể như sau: Thực hiện dạy học theo đối tượng, dạy những gì học sinh đang cần, đang thiếu theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tránh tình trạng dạy những gì giáo viên có, hay chỉ dạy theo đúng yêu cầu trong sách giáo khoa mà không quan tâm tới khả năng nhận thức của học sinh, dạy những cái mà học sinh không nhận thức được. BGH nhà trường phối kết hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn vận động giáo viên dạy phụ đạo tăng tiết cho học sinh thuộc đối tượng trung bình, yếu, kém ngoài số tiết tiêu chuẩn. Việc giảng dạy phụ đạo, bổ trợ kiến thức được thực hiện như sau: Các tiết phụ đạo bổ trợ kiến thức sẽ được giáo viên giảng dạy vào các buổi chiều trong tuần. Trong các tiết học này giáo viên sẽ ôn tập lại kiến thức và bổ trợ những kiến thức của cấp học dưới, lớp học dưới mà có liên quan tới kiến thức của môn học trong tuần đó. Đối với lớp có đối tượng học sinh quá yếu, hổng quá nhiều kiến thức của lớp học dưới thì giáo viên giảng dạy thảo luận cùng với tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch giảm tải chương trình, dạy những gì học sinh cần, học sinh có thể hiểu trước, sau đó lập ra lộ trình để đưa những học sinh đó đạt đến chuẩn kiến 10 [...]... của cả một đời người, do đó giáo dục Trung học cơ sở là khâu quan trọng đặc biệt Chính vì vậy, nâng cao chất lượng học sinh là nhu cầu tất yếu và phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với nguyện vọng của học sinh và nhân dân Đề tài: "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia" Đã thực hiện được việc nghiên cứu sâu sắc về cơ sở lý luận,... gần một năm học triển khai, chỉ đạo thực hiện một số biện pháp nêu trên, trường THCS Pa Pe đã thu được kết quả rất khả quan: * Kết quả năm học 2012 - 2013 và học kỳ I năm học 2013 - 2014 STT Năm học Tổng số học sinh 1 2 2012 - 2013 2013 - 2014 (Học kỳ I) Học lực Giỏi Khá TB Đạo đức Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 197 9 70 107 11 79 107 11 205 11 71 97 26 82 97 26 * Học sinh giỏi các cấp: Năm học 2012 - 2013: đạt. .. lượng dạy học 2 Kiến nghị * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: 15 Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý bằng nhiều hình thức hơn nữa nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ phù hợp nơi giai đoạn mới Bổ sung đủ số lượng giáo viên và đúng cơ cấu giáo viên cho trường THCS Pa Pe Đề nghị tổ chức bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng dạy học * Đối với chính quyền địa phương - Có biện pháp quyết... sở lý luận của một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bán trú 1 Một số định nghĩa, khái niệm 2 2 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện vấn đề sáng kiến 3 Chương 2 Thực trạng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bán trú trường PTDTBT THCS Bản Hon 1 Vài nét địa bàn thực hiện sáng kiến 4 2 Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 5 Chương 3 Một số giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao. .. lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt các khái niệm các nguyên tắc trong quản lý, các yêu cầu cơ bản, vai trò của công tác quản lý giáo dục ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng dạy học Đề tài đã đánh giá tương đối sát với thực tế điều kiện của nhà trường và của địa phương nêu lên những thực trạng và phân tích các thực trạng đó từ đó đề xuất được một số biện pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng. .. hoạt động của tổ chuyên môn, nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn 3.3.2 Ý nghĩa của SKKN - Đề tài đã đưa ra được một số cơ sở lí luận, tìm hiểu được một vài nét thực trạng của địa phương nói chung và của trường THCS Pa Pe nói riêng, đề ra được một số biện pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường để từ đó có thể áp dụng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường 3.3.3 Tính khả thi và... sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và đúng hướng của Ban giám hiệu nhà trường Tháng 3 năm 2014 trường THCS Pa Pe đã chính thức được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia 3.3 Ứng dụng vào thực tiễn 3.3.1 Bài học kinh nghiệm Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trong nhà trường 14 Phân công chuyên môn hợp lý phù hợp với trình độ, năng lực từng người để tạo cơ hội giúp giáo... này 11 - Đối với học sinh lười học, ham chơi, học sinh cá biệt Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện này để thông báo tình hình học tập rèn luyện của từng học sinh và bàn biện pháp giáo dục, đặc biệt để cảm hoá giáo dục; phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giúp đỡ các em trong học tập và hướng các em đến việc gắn bó hơn với nhà trường * Biện pháp 5: Thực... Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn - Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu chính xác học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, báo về BGH để có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, không để tình trạng học sinh bỏ học vì kinh tế gia đình khó khăn - BGH nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học hỗ trợ học bổng và điều kiện học tập,... 82 97 26 * Học sinh giỏi các cấp: Năm học 2012 - 2013: đạt 9 em Năm học 2013 - 2014 (tính đến 3/2014): đạt 13 em So sánh kết quả 4 năm học đã phản ánh chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm học qua Đồng thời cũng cho thấy rõ chất lượng đại trà của học sinh từng bước được nâng lên Đó là những kết quả đáng phấn khởi đối với một trường còn nhiều khó khăn Kết quả này có được là do sự nỗ lực không . phát triển thời đại. Giáo dục là sự nghiệp cao toàn đảng của Nhà nước của toàn dân. Do vậy việc nâng cao chất lượng là cấp thiết, muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy học và đó là nhiệm vụ cơ. kiện nào cũng phải tổ chức học tập đạt chất lượng cao nhất, lấy công tác quản lý là khâu đột phá, đổi mới phương pháp là trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Muốn có chất lượng giáo. biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia. Với hi vọng đề tài sẽ đưa được một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao được chất lượng tại trường

Ngày đăng: 01/01/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan