Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu việt nam

160 397 0
Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrong hơn 5.000 năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất lượng cao cho con người, đồng thời trâu còn cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân (Gupta và Das, 1994; Do Kim Tuyen và Nguyen Van Ly, 2001, Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012). Đặc biệt, trâu có khả năng chuyển đổi các loại thức ăn thô xơ kém chất lượng thành sản phẩm thịt, sữa có chất lượng cao tốt hơn so với bò (Terramoccia và cs., 2000, Agarwal và cs., 2009), do vậy chúng là vật nuôi có vai trò quan trọng ở những vùng khó khăn và với những nông hộ nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ (Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012).Năm 2012, trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, chủ yếu phân bố ở Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung chủ yếu ở 3 nước: Ấn Độ (115,40 triệu con), Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO, 2013). Tuy nhiên, số lượng trâu ở nhiều nước có xu hướng giảm qua các năm như Thái Lan, Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Italia, Braxin, Nga … (FAO, 2013). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng và chất lượng đàn trâu, như quá trình cơ giới hóa nông nghiệp làm giảm nhu cầu trâu cày kéo, quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng thiếu các bãi chăn thả, thiếu các chính sách phát triển chăn nuôi trâu phù hợp, thiếu trâu đực giống tốt … (Cruz, 2010), ngoài ra còn do một số đặc điểm hạn chế trong sinh sản của trâu như sinh sản theo mùa, khó bảo quản lạnh tinh trâu đực làm giảm hiệu quả TTNT … (Sansone và cs., 2000; Pasha và Hayat, 2012).Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có đàn trâu lớn trên thế giới nhưng cũng xảy ra hiện tượng suy giảm cả về số lượng, khối lượng và tầm vóc (Nguyễn Quang Tuyên và cs., 2006, Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009). Đàn trâu năm 2010 có 2,88 triệu con nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,56 triệu con, giảm 11,11% (Tổng Cục thống kê, 2014). Do vậy, chăn nuôi trâu ở nước ta không đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thịt trâu, một đặc sản hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 247.819 tấn thịt trâu từ Ấn Độ, chiếm 40% thị phần xuất khẩu thịt trâu của Ấn Độ (Bộ Công Thương, 2014a). Đầu năm 2014, Việt Nam cũng đã nhập khẩu trâu sống từ Australia về mổ thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước (Bộ Công Thương, 2014b).Để giúp tăng đàn và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay là cải thiện khả năng sinh sản thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (Watson, 2000). Việc sử dụng những con đực giống ưu tú sản xuất tinh đông lạnh và áp dụng phối giống TTNT cho đàn cái sẽ giúp tăng cường tốc độ cải tiến di truyền, góp phần thúc đẩy quá trình chọn giống vật nuôi nói chung và chọn giống trâu nói riêng một cách bền vững (Vishwanath và Shannon, 2000). Các nước chăn nuôi trâu phát triển như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Braxin … đã thành công trong việc triển khai các dự án cải tạo, phát triển giống trâu trong nước thông qua công tác TTNT và sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ (Anzar và cs. 2003; Liang và cs., 2004; Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011). Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa có tác giả nào, công trình nào nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ một cách đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta để phục vụ công tác TTNT trâu ở các địa phương. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2.1. Mục tiêuĐánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, xác định được môi trường pha loãng, phương pháp đông lạnh tinh trâu thích hợp và đánh giá được khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Việt Nam (Swamp buffalo) nhằm phục vụ công tác giống trâu của nước ta. 2.2. Yêu cầu Huấn luyện được các trâu Việt Nam có phản xạ nhảy giá khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả và xác định được tuổi bắt đầu khai thác tinh của trâu Việt Nam. Đánh giá được ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam. Xác định được môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp. Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam. Kiểm nghiệm được chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của luận án giúp bổ sung các dữ liệu khoa học về thời gian huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, tuổi bắt đầu khai thác tinh dịch, một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh, môi trường pha loãng tinh dịch, phương pháp đông lạnh tinh trùng phù hợp và ảnh hưởng của mùa vụ trong điều kiện chăn nuôi ở miền Bắc đối với con trâu Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI HÀ MINH TUÂN NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2014 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI HÀ MINH TUÂN NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62 62 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Mai Văn Sánh 2. TS. Lê Văn Thông HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận án Hà Minh Tuân i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án vừa qua, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô. Đồng thời tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của vợ con, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học gồm PGS.TS. Mai Văn Sánh và TS. Lê Văn Thông. Hai thầy đã dành nhiều công sức, thời gian hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo Viện Chăn nuôi, các thầy cô giáo của Viện, các cán bộ viên chức của phòng Đào tạo và Thông tin đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Lê Bá Quế, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam” đã cho phép tôi được sử dụng các kết quả của đề tài và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, của Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, của Bộ môn Sinh lý Sinh sản và Tập tính vật nuôi (Viện Chăn nuôi), của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm Giống chăn nuôi tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. ii Và tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể gia đình, bố mẹ, vợ con, các anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này! Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận án Hà Minh Tuân iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.2. Yêu cầu 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 3.2.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam 3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt A Activity (Hoạt lực tinh trùng) ADN Acid Deoxyribo Nucleic ADP Adenosin diphosphat ATP Adenosin triphosphat C Concentration (Nồng độ tinh trùng) cs Cộng sự ĐTC Đạt tiêu chuẩn FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FSH Follicle-stimulating hormone K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình KTT Khai thác tinh LDL Low density lipoproteins LH Luteinizing hormone MT1 Môi trường 1 MT2 Môi trường 2 MT3 Môi trường 3 PP1 Phương pháp 1 PP2 Phương pháp 2 PGF 2 α Prostaglandin F 2 α SD Standard Deviation: Độ lệch chuẩn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTNT Thụ tinh nhân tạo UI Unit International V Volume (Lượng xuất tinh) VAC Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.2. Yêu cầu 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 3.2.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam 3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam vi MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hơn 5.000 năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất lượng cao cho con người, đồng thời trâu còn cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân (Gupta và Das, 1994; Do Kim Tuyen và Nguyen Van Ly, 2001, Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012). Đặc biệt, trâu có khả năng chuyển đổi các loại thức ăn thô xơ kém chất lượng thành sản phẩm thịt, sữa có chất lượng cao tốt hơn so với bò (Terramoccia và cs., 2000, Agarwal và cs., 2009), do vậy chúng là vật nuôi có vai trò quan trọng ở những vùng khó khăn và với những nông hộ nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ (Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012). Năm 2012, trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, chủ yếu phân bố ở Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung chủ yếu ở 3 nước: Ấn Độ (115,40 triệu con), Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO, 2013). Tuy nhiên, số lượng trâu ở nhiều nước có xu hướng giảm qua các năm như Thái Lan, Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Italia, Braxin, Nga … (FAO, 2013). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng và chất lượng đàn trâu, như quá trình cơ giới hóa nông nghiệp làm giảm nhu cầu trâu cày kéo, quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng thiếu các bãi chăn thả, thiếu các chính sách phát triển chăn nuôi trâu phù hợp, thiếu trâu đực giống tốt … (Cruz, 2010), ngoài ra còn do một số đặc điểm hạn chế trong sinh sản của trâu như sinh sản theo mùa, khó bảo quản lạnh tinh trâu đực làm giảm hiệu quả TTNT … (Sansone và cs., 2000; Pasha và Hayat, 2012). Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có đàn trâu lớn trên thế giới nhưng cũng xảy ra hiện tượng suy giảm cả về số lượng, khối lượng và tầm vóc (Nguyễn 1 Quang Tuyên và cs., 2006, Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009). Đàn trâu năm 2010 có 2,88 triệu con nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,56 triệu con, giảm 11,11% (Tổng Cục thống kê, 2014). Do vậy, chăn nuôi trâu ở nước ta không đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thịt trâu, một đặc sản hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 247.819 tấn thịt trâu từ Ấn Độ, chiếm 40% thị phần xuất khẩu thịt trâu của Ấn Độ (Bộ Công Thương, 2014a). Đầu năm 2014, Việt Nam cũng đã nhập khẩu trâu sống từ Australia về mổ thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước (Bộ Công Thương, 2014b). Để giúp tăng đàn và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay là cải thiện khả năng sinh sản thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (Watson, 2000). Việc sử dụng những con đực giống ưu tú sản xuất tinh đông lạnh và áp dụng phối giống TTNT cho đàn cái sẽ giúp tăng cường tốc độ cải tiến di truyền, góp phần thúc đẩy quá trình chọn giống vật nuôi nói chung và chọn giống trâu nói riêng một cách bền vững (Vishwanath và Shannon, 2000). Các nước chăn nuôi trâu phát triển như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Braxin … đã thành công trong việc triển khai các dự án cải tạo, phát triển giống trâu trong nước thông qua công tác TTNT và sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ (Anzar và cs. 2003; Liang và cs., 2004; Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011). Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa có tác giả nào, công trình nào nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ một cách đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta để phục vụ công tác TTNT trâu ở các địa phương. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam”. 2 [...]... thác tinh của trâu Việt Nam - Đánh giá được ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam - Xác định được môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp - Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam - Kiểm nghiệm được chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam. .. tối đa tiềm năng của các trâu đực giống 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, môi trường pha loãng, phương pháp đông lạnh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam tại thành phố Hà Nội - Nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh cọng rạ trâu Việt Nam trên đàn trâu cái địa phương... cho các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống 3 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Sản xuất được tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ đạt chất lượng cao, phục vụ công tác TTNT trâu ở nước ta, góp phần cải tạo, nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu Việt Nam - Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh của trâu Việt Nam, giúp cơ... tiễn sản xuất tinh đông lạnh ở Việt Nam - Khẳng định được Việt Nam sản xuất được tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ chất lượng cao phục vụ công tác giống trâu Việt Nam 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU VỀ TRÂU VIỆT NAM Trâu là gia súc lớn nhai lại, thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu. .. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án là công trình khoa học đầu tiên đã đánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Việt Nam và ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của trâu đực trong điều kiện khí hậu miền Bắc, Việt Nam - Luận án đã xác định được môi trường pha loãng tinh dịch trâu và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu phù hợp với...2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu Đánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, xác định được môi trường pha loãng, phương pháp đông lạnh tinh trâu thích hợp và đánh giá được khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Việt Nam (Swamp buffalo) nhằm phục vụ công tác giống trâu của nước ta 2.2 Yêu cầu - Huấn luyện được các trâu Việt Nam có phản xạ nhảy giá khai thác tinh dịch bằng âm... các độ tuổi của trâu Nili-Ravi không có sự khác nhau về lượng xuất tinh, trâu dưới 5 tuổi có lượng xuất tinh đạt 4,35ml, từ 6 tuổi đến 10 tuổi có lượng xuất tinh đạt 4,96ml và trên 11 tuổi có lượng xuất tinh đạt 4,77ml 9 Sajjad và cs (2007) cho biết, trâu sông 14 năm tuổi vẫn có lượng xuất tinh đạt 3,59 ml và còn có thể sản xuất tinh dịch chất lượng đảm bảo tới 15 năm tuổi Còn ở Thái Lan, trâu đầm lầy... vẫn sản xuất tinh phục vụ công tác TTNT (Koonjaenak và cs., 2007a) Kết quả nghiên cứu của Manik và Mudgal (1984) công bố, trâu Murrah có lượng xuất tinh dao động từ 3,56ml đến 4,34ml ở mùa xuân, ở mùa hạ lượng xuất tinh dao động từ 3,98ml đến 4,28ml, ở mùa thu lượng xuất tinh dao động từ 3,48ml đến 4,38ml và ở mùa đông lượng xuất tinh dao động từ 3,88ml đến 4,02ml Koonjaenak và cs (2007a) nghiên cứu. .. cứu so sánh trâu địa phương, trâu Murrah và trâu Surti ở Sri Lanka, Rajamahendran và Manickavadivale (1981) thấy rằng, lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng đạt cao nhất ở trâu Murrah Trâu địa phương có lượng xuất tinh và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình lớn hơn trâu Surti nhưng có nồng độ tinh trùng nhỏ hơn Lượng xuất tinh trung bình của trâu đầm lầy trưởng thành đạt 3,7 ml (Nordin và cs., 1990), trâu Murrah... làm mát, đông lạnh và giải đông tinh trùng (Watson và cs., 1992; Holt, 2000a, b) Ở mỗi công đoạn của quá trình đông lạnh (khai thác tinh dịch, pha loãng tinh dịch, cân bằng và đông lạnh tinh trùng) tinh trùng đều có thể bị mất khả 21 năng thụ tinh (Watson, 1995) Do đó, quá trình đông lạnh phải được tối ưu hóa nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng tinh trùng (Sundararaman và Edwin, 2008) Ban đầu, tinh dịch . điều kiện thực tiễn sản xuất tinh đông lạnh ở Việt Nam. - Khẳng định được Việt Nam sản xuất được tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ chất lượng cao phục vụ công tác giống trâu Việt Nam. 4 Chương 1 dung nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam . 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Đánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh. lượng tinh dịch của trâu Việt Nam. - Xác định được môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp. - Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh

Ngày đăng: 31/12/2014, 19:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan