phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo xã đăklao trong thời kỳ đổi mới đất nước

25 1.2K 1
phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo xã đăklao trong thời kỳ đổi mới đất nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển”. Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới. Từ đó đến nay nhiều hội nghị chuyên đề của Đảng tiếp tục ban hành các nghị quyết về đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Kế thừa những quan điểm và căn cứ vào các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục sau khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đồng thời, muốn tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước thì phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, bởi lẽ giáo dục - đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Đaklao, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự đóng góp không nhỏ của nhân dân địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của các trường học trên địa bàn, giáo dục xã Đaklao đã 1 từng bước phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giáo dục của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục - đào tạo xã Đaklao còn nhiều hạn chế, chưa thực sự góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo lớp người lao động mới có trình độ học vấn và tay nghề chuyên môn cao, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ở một xã biên giới như xã Đaklao là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là vấn đề cấp thiết, có tính quyết định để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của xã nói riêng và huyện ĐakMil nói chung. Như vậy, để thực hiện đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo ở một xã miên núi - biên giới còn lắm khó khăn như Đaklao, làm cho giáo dục - đào tạo nơi đây thực sự trở thành nền tảng, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, với tư cách là người làm công tác quản lý trường học, ủy viên BCH Đảng bộ xã phụ trách khối giáo dục địa phương, tôi chọn đề tài “Phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo xã Đăklao trong thời kỳ đổi mới đất nước” để làm đề tài nghiên cứu khoa học trong công tác quản lý giáo dục xã nhà. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo tại xã ĐakLao trong thời gian qua, từ đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tiếp tục góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của xã trong thời kỳ đổi mới đất nước. 3. Nhiệm vụ của đề tài Với đề tài này, xuất phát từ những cơ sở lý luận cơ bản và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về giáo dục đào tạo; tôi tiến hành phân tích thực trạng về công tác phát triển giáo dục đào tạo xã ĐakLao trong thời gian qua; từ đó đúc rút 2 những kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển giáo dục địa phương xã ĐăkLao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên địa bàn xã Đaklao. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác phát triển giáo dục – đào tạo tại xã Đaklao trong thời gian từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ đề tài đặt ra, tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Tiến hành khảo sát thực tế, mà cụ thể là: điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, có so sánh, đối chiếu, từ đó khái quát hóa thành những vấn đề cụ thể, trong đó làm rõ những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để có những giải pháp thích hợp; - Đọc, nghiên cứu, tham khảo tài liệu liên quan đến công tác giáo dục. 6. Tính mới của đề tài Trong thời gian vừa qua, với nội dung phát triển giáo dục - đào tạo đã có nhiều đề tài nghiên cứu hoặc sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý giáo dục. Mặc dù những đề tài này đã đánh giá được phần nào công tác quản lý giáo dục – đào tạo, tuy nhiên, việc nghiên cứu đó mới dừng lại ở mức độ quản lý giáo dục trong phạm vi hẹp như quản lý một cấp học hoặc một cơ sở giáo dục. Với đề tài “Phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo xã Đaklao trong thời kỳ đổi mới đất nước”, tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề giáo dục – đào tạo của một địa phương thuộc xã biên giới, vì vậy, đề tài này có tính khái quát, đưa ra những giải pháp kinh nghiệm đồng bộ áp dụng phù hợp đối với mọi cấp học trong địa bàn xã, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới của đất nước. 3 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề lý luận cơ bản và quan điểm của Đảng về giáo dục 1.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục - đào tạo được xác định có vai trò rất to lớn, nó được xem là chìa khóa, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bởi vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển giáo dục. “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa”, “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng ta và nhân dân ta” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, Người xác định “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, “ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 1 . 1.2. Cơ sở thực tiễn Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển vô cùng mạnh mẽ, đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xu hướng ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại trong sản xuất, kinh doanh, quản lý đang phát triển, trí tuệ, hàm lượng chất xám tăng dần trong sản phẩm, lao động mang tính sáng tạo nhiều hơn, tri thức và thông tin đang trở thành yếu tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên có giá trị nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng, cơ sở cho khoa học, công nghệ, làm cho lao động có tay nghề, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1 Hồ Chí Minh (1972), “Bàn về công tác giáo dục”, Nxb. Sự thật. 4 1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về giáo dục Đại hội toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, chúng ta cần phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, vì giáo dục - đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự thành công, là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng ta cũng nhấn mạnh “Phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển…; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” 1 , trong đó, tập trung đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xác định mục tiêu của giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là phải hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Trước hết, đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo, đổi mới công tác quản lý giáo dục một cách cơ bản và toàn diện cả về tư duy lẫn phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; xây dựng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục; đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, cả nhân lực, vật lực và tài lực, để đưa ngành giáo dục đào tạo khỏi tình trạng chậm phát triển so với khu vực và thế giới, thực hiện đúng tinh thần “giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”…Sự thành công của công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phụ thuộc có tính quyết định vào việc phát triển nguồn nhân lực mà trong đó phương tiện chủ yếu quyết định nhất là thực hiện tốt quan điểm đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo như Đại hội XI đề ra. 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2010), Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội 5 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục là những quan điểm chung, mang tính chất định hướng chiến lược lâu dài. Từ những quan điểm đó, mỗi địa phương, với các điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục cũng như cơ sở giáo dục cần phải nắm bắt toàn diện thực trạng giáo dục tại địa bàn để tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được và có giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới đất nước. 2. Thực trạng công tác phát triển giáo dục - đào tạo của xã ĐakLao từ năm 2010 đến nay 2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình xã ĐăkLao ĐakLao là xã biên giới tiếp giáp với nước CamPuChia, có chiều dài đường biên giới là 34,5 km, có vị trí địa lý nằm về phía Tây Bắc của huyện Đakmil, với diện tích tự nhiên 25.375.75 ha, dân số tính đến tháng 4 năm 2012 là 7.859 người, được chia làm 17 thôn, với 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh là 7.355 người, chiếm 93,58%, còn lại là các dân tộc khác như: Nùng, Tày, Thái, Mường Toàn xã có 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Xã ĐakLao có diện tích tự nhiên rộng, địa hình trải dài, tương đối bằng phẳng tạo nên những yếu tố tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp dài ngày. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm vào khoảng 8,1% /năm. Thu nhập bình quân đầu người 11 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm (chiếm 64,58%). Về văn hóa xã hội, xã đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đến nay, toàn xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục trung học cơ sở, là xã đạt chuẩn về y tế. Tuy nhiên, là một xã miền núi - biên giới, dân di cư chiếm tỉ lệ khá lớn, mặt bằng dân trí của xã còn thấp, đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất 6 vẫn còn thiếu thốn, bình quân thu nhập đầu người còn thấp. Tính đến 2012, toàn xã còn 90 hộ nghèo chiếm 5,51 % tổng số hộ toàn xã. 2.2. Thực trạng công tác giáo dục - đào tạo xã ĐakLao 2.2.1. Những thành quả đã đạt được Thứ nhất, hệ thống trường lớp luôn được duy trì và phát triển. Năm học 2011 - 2012, toàn xã có 4 trường học với 58 lớp và 1887 học sinh. Trong đó, mầm non có 5 lớp với 166 cháu, tiểu học có 26 lớp với 813 học sinh, trung học cơ sở có 27 lớp với 907 học sinh. Toàn xã có 138 học sinh dân tộc thiểu số tỉ lệ 13,7%. Thứ hai, đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Trong những năm qua, giáo dục - đào tạo xã Đaklao cơ bản góp phần quyết định vào việc xây dựng nền tảng và nâng cao mặt bằng dân trí địa phương, đào tạo ra một lớp công dân mới có phẩm chất đạo đức, có trình độ văn hóa, khoa học-kỹ thuật làm nhân tố cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, toàn xã có khoảng 97% dân số đã biết chữ trở lên, trong đó có một bộ phận lớn đã tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nhiệm vụ phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia được xã quan tâm và chỉ đạo đúng mức. Đến năm 2003 xã đã được công nhận hoàn thành Phổ cập giáo dục trug học cơ sở, năm 2005 xã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến nay, toàn xã có 2 trường đạt chuẩn quốc gia (1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở). Thứ ba, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Sự nghiệp giáo dục của xã nhà đã có sự chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học luôn được giữ vững và từng bước nâng cao, nhất là giáo dục hạnh kiểm và văn hóa. Học sinh có chuyển biến tích cực về thái độ, động cơ học tập, không có các biểu hiện về tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Chất lượng văn hóa hàng năm có từ 98 - 99% trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở, 95 đến 98% học sinh lên lớp, trong đó có 45 đến 60% học sinh khá giỏi, riêng tiểu học có 68,7% khá giỏi. 7 Thứ tư, về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Xã đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn 100%, đáp ứng được về số lượng và chất lượng cho yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đến nay, toàn xã đã có 123 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 70 cán bộ, giáo viên có trình độ đại học đạt tỉ lệ 69%, có 65 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt tỉ lệ 65%. Hiện có 61 Đảng viên, chiếm tỷ lệ 50%. Đội ngũ giáo viên hầu hết nhiệt tình, yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng giảng dạy được duy trì và phát triển. Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng quyết định cho sự phát triển của giáo dục - đào tạo xã nhà. Thứ năm, về cơ sở vật chất và công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã và đang từng bước trở thành sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân trong xã. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, quản lý và đầu tư, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp và nhân dân đã quan tâm, chăm lo, giúp đỡ nhiều hơn, thường xuyên hơn đến giáo dục - đào tạo. Hiện nay, toàn xã có 62 phòng học, trong đó kiên cố 25 phòng, bán kiên cố 37 phòng, có 5 phòng bộ môn, 22 phòng chức năng, 81 máy vi tính, 9 ti vi, 9 đèn chiếu và có tương đối đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, các trường học trong xã đã xây dựng mới thêm được 17 phòng học kiên cố, cao tầng, làm mới sân bê tông, làm bồn hoa cây cảnh, xây dựng quỹ hoạt động Hội cha mẹ học sinh với giá trị ước tính 6 tỉ đồng. Với sự cố gắng nỗ lực, hiện nay một số trường đã được quy hoạch bài bản và xây dựng khang trang, cảnh quan và môi trường sư phạm tốt hơn nên tác động lớn đến chất lượng giáo dục. 2.2.2. Nguyên nhân của những thành quả đạt được (i) Có đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thể hiện ở các Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội khóa XIV, XV, XVI của Đảng bộ xã đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cụ thể hóa và 8 lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục - đào tạo ở địa phương. (ii) Truyền thống hiếu học của nhân dân trong xã được phát huy, nhu cầu học tập không ngừng được tăng lên, đặc biệt, những thành quả trong các mặt kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện tốt cho giáo dục phát triển. (iii) Bản thân ngành giáo dục đã có những cố gắng vươn lên không ngừng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và học sinh đã có nhiều cố gắng lớn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học. Các trường xây dựng kế hoạch và tiến hành mở các lớp học trọng điểm (lớp chọn), mở các lớp bán trú cho học sinh mầm non, các lớp học hai buổi cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, tổ chức tốt các kỳ thi học kỳ, kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, tham gia tốt kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, đối với học sinh lớp 5, lớp 9. Đồng thời, các trường cũng đã kết hợp tốt với các ngành liên quan về giáo dục y tế học đường, phòng chống tệ nạn xã hội, tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng, dân số và môi trường tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2.2.3. Những hạn chế còn tồn tại - Hệ thống trường lớp còn ít, chưa được xây dựng đồng bộ trên địa bàn dân cư trong xã, nhất là bậc học Mầm non (toàn xã chỉ có 1 trường mầm non ), phầm lớn các cháu . - Quy mô phát triển giáo dục hàng năm không đồng đều, có năm huy động học sinh ra lớp vượt kế hoạch, có năm không đạt chỉ tiêu; số học sinh phát triển giữa các trường, cấp học và các vùng dân cư cũng không đồng đều. ví dụ: có năm số lượng học sinh trung học cơ sở chững lại hoặc thấp hơn so năm học trước, học sinh tiểu học và mẫu giáo học lại tăng lên (Ngược lại). - Chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng và theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chất lượng mũi nhọn đã được cải thiện song chưa bền vững. Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, 9 giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, thẩm mỹ, hướng nghiệp, đào tạo nghề v v còn hạn chế, nên học sinh ra trường chưa thích ứng được với nhu cầu của xã hội. - Cơ sở vật chất trường học có được quan tâm đầu tư hơn, nhưng cũng chưa đủ để phục vụ cho công tác dạy và học trong chương trình đổi mới giáo dục đào tạo, một số trường quy hoạch đất đai chưa có tính chiến lược, phòng học lại có nguy cơ xuống cấp, tụt hậu nhiều so với tình hình thực tế, việc xây dựng khuôn viên trường lớp còn thiếu tính đồng bộ. 2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trên Công tác tham mưu của các trường với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa được thường xuyên và hiệu quả, công tác xã hội hóa giáo dục đã có nhiều tiến bộ song công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý, chỉ đạo, công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục chưa được thường xuyên. Cơ chế thị trường đã tác động lớn đến giáo dục-đào tạo, nó làm phân hóa nhận thức về giáo dục của các tầng lớp nhân dân, tác động xấu đến tư tưởng của một bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên và mục đích, động cơ học tập của học sinh. Kinh tế - xã hội của xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những năm gần đây, giá cả cà phê và các mặt hàng nông sản thiếu tính ổn định, nên đời sống nhân dân gặp không ít những khó khăn, số hộ nghèo vẫn còn nhiều, các nguồn lực huy động cho giáo dục bị hạn chế, chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết cho giáo dục. 3. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về công tác giáo dục đào tạo xã ĐakLao trong thời kỳ đổi mới đất nước 3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ xã Đaklao về giáo dục 10 [...]... Đảng trong ngành thì mới chắc chắn bảo đảm cho sự phát triển của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế 21 PHẦN III KẾT THÚC VẤN ĐỀ Cùng với đổi mới đất nước, giáo dục - đào tạo có vai trò cực kỳ quan trọng, là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng Trong điều kiện hiện nay, phát triển giáo. .. đào tạo, Nghị quyết của Đảng bộ xã Khóa XVI về giáo dục đào tạo và có trách nhiệm nặng nề trong nhiệm vụ củng cố, duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo của xã nhằm đưa giáo dục- đào tạo xã nhà theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế -xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội và an ninh, quốc phòng của địa phương trong thời kỳ đổi mới đất nước. / 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM... và sự chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chúng ta cần phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, tăng cường huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục, phải kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh 3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo 3.2.1 Duy trì và phát triển giáo dục mầm non - Củng cố, duy trì và phát triển. .. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục - đào tạo - Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm cũng như dài hạn, gắn giáo dục đào tạo với quy hoạch và kế hoạch phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở địa phương, từng bước gắn đào tạo với sử dụng nhằm phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của xã nhà - Tập... các tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục Phát huy tốt vai trò của Hội khuyến học, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục, định kỳ tiến hành đại hội giáo dục cấp xã, trường nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển giáo dục đào tạo 3.3.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục - đào tạo - Các cấp ủy Đảng, nhất là Đảng bộ xã, thị trấn, các chi bộ trong trường học phải... doanh nghiệp đóng trên địa bàn đầu tư cho giáo dục - đào tạo, nhất là các công ty, doanh nghiệp tư nhân đóng chân trên địa bàn xã quản lý - Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là một giải pháp rất cơ bản nhằm huy động sức mạnh toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục- đào tạo, xây dựng tốt môi trường giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh Huy động tốt sự đóng... sống, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước thì vấn đề phát triển giáo dục- đào tạo của xã nhà càng có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết Là người trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn, thiết nghĩ cần phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, nhất là Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 - BCHTW - khóa IX, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về giáo dục - đào tạo, Nghị... đào tạo, bồi dưỡng được nguồn cán bộ giáo viên, công nhân viên đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ quản lý của các trường học - Tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng trong trường học, để các các chi bộ thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường Tích 20 cực phát. .. trọng chất lượng giáo dục đạo đức, lòng yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lối sống, pháp luật cho học sinh; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, coi trọng giáo dục mầm non và giáo dục hướng nghiệp Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao trách nhiệm quản lý giáo dục; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác giáo dục chính trị,... nguồn lực cho giáo dục - đào tạo - Trước hết, phải bảo đảm nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các hoạt động thường xuyên và một số nhiệm vụ thiết yếu của ngành giáo dục - đào tạo, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập trung học phổ thông; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết dạy học hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong tình hình mới (máy vi tính, . phương, tôi chọn đề tài Phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo xã Đăklao trong thời kỳ đổi mới đất nước để làm đề tài nghiên cứu khoa học trong công tác quản lý giáo dục xã nhà. 2. Mục đích. triển mạnh giáo dục - đào tạo, bởi lẽ giáo dục - đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Trong những. lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đồng thời, muốn tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước thì phải phát triển

Ngày đăng: 25/12/2014, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan