Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang

369 500 2
Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp” là mô hình đào tạo cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho xí nghiệp, phù hợp với xí nghiệp nhằm tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đồng thời đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của cơ sở sản xuất, đặc thù của từng ngành. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp”, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và phát triển năng lực người lao động; góp phần tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, giải quyết việc làm và cải thiện cuộc sống người lao động; hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tập trung phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang..

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CẠNH XÍ NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH HẬU GIANG Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang Cơ quan thực hiện: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thò Nam bộ Chủ nhiệm đề tài: TS, GV. Nguyễn Chí Tân HẬU GIANG - 2014 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: “Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang” Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn 2. Chủ nhiệm đề tài: - Họ và tên: Nguyễn Chí Tân Giới tính: Nam - Năm sinh: 05/10/1982 - Học vị: Tiến sỹ - Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Cơ quan công tác: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ - Địa chỉ cơ quan: 5 Nguyễn Thị Định, thị trấn Nàng Mau Vị Thuỷ, Hậu Giang - Địa chỉ nhà riêng: 434/46/1C3 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại (CQ): (0711) 357 3344 - Fax (CQ): (0711) 358 2297 - Điện thoại (DĐ): 0903 163 703 3. Tổ chức chủ trì: - Tên đơn vị: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ - Địa chỉ cơ quan: 5 Nguyễn Thị Định, thị trấn Nàng Mau Vị Thuỷ, Hậu Giang - Điện thoại: (0711) 357 3344 - Fax: (0711) 358 2297 2 4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác): TT Họ và Tên Học vị Chức danh Đơn vị công tác I Chủ nhiệm đề tài: 1 Nguyễn Chí Tân Tiến sỹ Giảng viên Chủ nhiệm đề tài Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ II Cán bộ tham gia nghiên cứu: 2 Trịnh Thị Mỹ Hoa Cử nhân Nghiên cứu viên Thư ký đề tài Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ 3 Nguyễn Thị Hiền Thạc sỹ Nghiên cứu viên Kế toán đề tài Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ 4 Phan Hoàng Ngọc Anh Thạc sỹ Nghiên cứu viên Thành viên Văn phòng đại diện Liên hiệp khoa học tại Bình Dương 5 Nguyễn Quỳnh Anh Thạc sỹ Giảng viên Thành viên Viện Doanh nghiệp Việt Nam 6 Vũ Quang Hà Tiến sỹ Giảng viên chính Thành viên Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ 7 Lê Thị Vũ Hạ Thạc sỹ Nghiên cứu viên Thành viên Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ 8 Đặng Văn Hiển Tiến sỹ Nghiên cứu viên chính Thành viên Viện Nghiên cứu Kinh tế 9 Lê Phước Kiệm Tiến sỹ Nghiên cứu viên chính Thành viên Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Kinh tế - Đô thị 10 Nguyễn Thu Thiên Tiến sỹ Thiết kế viên chính Thành viên Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ 3 5. Thời gian thực hiện đã đƣợc phê duyệt: - Năm bắt đầu: 2012 - Năm kết thúc: 2014 6. Kinh phí thực hiện đề tài: 521,915,000.00 Đồng (Bằng chữ: Năm trăm hai mươi mốt triệu chín trăm mười lăm nghìn Đồng./.) Trong đó: - Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 356,595,000.00 Đồng - Từ nguồn vốn tự có của cơ quan: 165,320,000.00 Đồng - Từ nguồn khác: 0 II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1. Kết quả nghiên cứu: 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu: Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, cải cách giáo dục, xây dựng mô hình đào tạo được đề cập trong các chương trình, hội thảo, như Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ giáo dục năm 2011” do Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định tổ chức, trên quan điểm của Đại hội XI đề ra: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Hội thảo tập trung bàn về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, v.v. Tuy nhiên, các chương trình Hội thảo chưa đề cập đến mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp đáp ứng nhu cầu nhu cầu tư vấn việc làm, nhu cầu lao động và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng một mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập, nâng cao tay nghề của học viên, người lao động và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn cho việc ứng dụng mô hình đào tạo nghề, tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm ở Hậu Giang nói riêng, Việt Nam nói chung. 4 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học: Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người dân, giảm đói nghèo thông qua công tác đào tạo, tư vấn việc làm là một trong những mối quan tâm của tất cả các địa phương trong cả nước và các nước trên thế giới. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định của chính khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một mô hình đào tạo thích hợp, tận dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phương, khu vực là vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp hướng đến việc đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao kỹ năng cho học viên, người lao động; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học viên, người lao động; đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người lao động góp phần hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và những chi phí khác do không đáp ứng được yêu cầu công việc, tránh được sự lãng phí cho xã hội. Việc thực hiện đề tài là cơ hội để các thành viên tham gia hoàn thiện hơn về kỹ năng nghiên cứu và cập nhật thường xuyên tình hình thực tế về vấn đề đào tạo nghề, công tác tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm. Công trình nghiên cứu mở ra cơ hội trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà chuyên môn và quản lý về công tác đào tạo nghề, tư vấn và định hướng nghề nghiệp ở Hậu Giang. 2. Các sản phẩm khoa học: - Báo cáo thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay; - Báo cáo tình hình công tác định hướng, tư vấn việc làm; - Báo cáo thống kê và phân tích nhu cầu của người sử dụng lao động hiện nay tại Hậu Giang; - Báo cáo thống kê và phân tích nhu cầu việc làm, tư vấn việc làm của người lao động; - Báo cáo thống kê và phân tích nhu cầu học tập của người lao động; - Giải pháp cho công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm có hiệu quả phù hợp với nhu cầu của người lao động và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng 5 của đơn vị kinh doanh; - Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có): TT Họ và tên học viên Tên luận văn Cấp đào tạo ThS/NCS Ghi chú* 1 Không … * Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài, hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ. 4. Các kết quả khác (nếu có): Bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ số, ngày tháng năm cấp): Hậu Giang, ngày 09 tháng 6 năm 2014 TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 6 TÓM LƢỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ khi chia tách tỉnh, nền kinh tế Hậu Giang đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Từ một tỉnh thuần nông, Hậu Giang đã từng bước chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các cơ sở, đơn vị kinh doanh tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô, nhu cầu tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp cũng tăng lên. Với nguồn nhân lực dồi dào, đây chính là cơ hội cho Hậu Giang phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khó khăn đối với các doanh nghiệp là chưa tuyển dụng đủ lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo, trong khi đó số lượng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn nhiều. Vấn đề đặt ra làm thế nào vừa đảm bảo nguồn nhân lực đủ phục vụ cho sản xuất tại các cơ sở kinh doanh lại vừa đảm bảo vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp” là mô hình đào tạo cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho xí nghiệp, phù hợp với xí nghiệp nhằm tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đồng thời đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của cơ sở sản xuất, đặc thù của từng ngành. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp”, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và phát triển năng lực người lao động; góp phần tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, giải quyết việc làm và cải thiện cuộc sống người lao động; hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tập trung phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề ra các chính sách, chương trình đào tạo nghề hiệu quả. Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp góp phần giảm tải áp lực vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục 7 tiêu về kinh tế - xã hội của Hậu Giang trong những năm sắp tới. Việc thực hiện thành công mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp góp phần mang hiệu quả kinh tế thiết thực: Đối với người lao động, mô hình đào tạo góp phần nâng cao hơn nữa tay nghề của người lao động, đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Người lao động được tạo điều kiện tiếp cận với các chương trình học phù hợp với trình độ, bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, tạo việc làm ổn định, nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các chương trình học bám sát yêu cầu thực tế, thực hành; Đối với doanh nghiệp, từ kết quả đào tạo của mô hình, chất lượng lao động đầu vào cho các cơ sở được đảm bảo cả về trình độ và chuyên môn, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế cao. Doanh nghiệp tiếp nhận lao động từ mô hình là cách để giảm bớt các chi phí, thời gian, công sức trong khâu tuyển dụng đầu vào cũng như khâu đào tạo lại, đảm bảo chất lượng công việc, v.v. Như vậy, qua việc liên kết đào tạo các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình; Đối với nhà trường, việc thực hiện mô hình đào tạo góp phần thiết thực vào phát triển nền giáo dục tại địa phương. Nội dung đào tạo được xây dựng dựa trên các yêu cầu từ thực tế. Mô hình đào tạo góp phần tạo được uy tín, thương hiệu trong công tác đào tạo nguồn lao động. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, yêu cầu công việc của các tổ chức, doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố thu hút học viên. Từ kết quả đào tạo góp phần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, v.v. Mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp” là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người lao động, đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, định hướng nghề nghiệp cho người dân tỉnh Hậu Giang. Mô hình góp phần làm giảm các chi phí đào tạo lại của doanh nghiệp đối với người lao động, tiết kiệm thời gian, công sức cho học viên, tránh lãng phí cho xã hội. Từ mô hình, công tác đào tạo nghề của địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo nền tảng cho quá trình hội nhập sâu, rộng của Hậu Giang trong tương lai. 8 Tóm lại, việc xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho người lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, v.v. Để làm tốt công tác liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp, nhà trường và người lao động. Cần xác định được vị trí vai trò của nhà trường, doanh nghiệp và người lao động để có những chính sách phù hợp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng tại tỉnh Hậu Giang. 9 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BĐVH: Bưu điện văn hóa CXN: Cạnh xí nghiệp DN: Dạy nghề ĐBĐVHX: Điểm bưu điện văn hóa xã ĐHSPKT: Đại học Sư phạm kỹ thuật GD: Giáo dục HN: Học nghề HV: Học viên KH: Kế hoạch LĐTBXH: Lao động - Thương binh và Xã hội MHĐT: Mô hình đào tạo QĐ: Quyết định SV: Sinh viên THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTDN: Trung tâm Dạy nghề TT&TT: Thông tin và Truyền thông UBND: Uỷ ban nhân dân [...]... - một vấn đề vốn đã và đang mất cân bằng trong hệ thống đào tạo nghề và đào tạo bậc đại học hiện nay Vì vậy, việc thực hiện đề tài Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực và đáp ứng yêu cầu thực tiễn 3 Mục tiêu của đề tài: - Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp hiệu quả, đáp... MỞ ĐẦU 1 Cơ sở lý luận của đề tài: Đề tài Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang được thực hiện trên cơ sở các quy định của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động: 1 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật... hội của tỉnh Hậu Giang 211 Hình 2.3: Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp dựa trên đặc thù tổ chức, doanh nghiệp 206 Hình 2.4: Các giai đoạn trong MHĐTCXN dựa trên đặc thù tổ 207 16 chức, DN Hình 2.5: Các bước trong giai đoạn đào tạo 210 Hình 2.6: Mô phỏng MHĐTCXN dựa trên đặc thù tổ chức, DN 211 Hình 2.7: Mối quan hệ của quá trình đào tạo cạnh xí nghiệp 217 Hình 2.8: Mô phỏng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp. .. thực trạng, nhu cầu phát triển đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở tỉnh Nghệ An trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Từ đó đưa ra những giải pháp khả thi về chiến lược phát triển đào tạo nghề tỉnh Nghệ An trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An với đề tài nghiên cứu khoa học về Xây dựng mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho học viên... khách thể và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động ở Hậu Giang Khách thể nghiên cứu: cư dân tỉnh Hậu Giang, với phương pháp chọn ngẫu nhiên với một số tiêu chí: người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, các doanh nghiệp trên địa bàn và lân cận địa bàn tỉnh Hậu Giang, người lao động đã qua đào tạo nghề,... cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và đưa ra tiêu chí, nhiệm vụ và giải pháp cho việc phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng để trên cơ sở đó có thể xây dựng mô hình đào tạo liên kết với doanh nghiệp 8 Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 25/10/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về sơ kết 02 năm tình hình triển khai Kế hoạch số 42/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Báo... người - Doanh nhân: 180 người - Học sinh, sinh viên: 269 người Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đánh giá vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, công tác tư vấn, hướng nghiệp và thực trạng đào tạo nghề ở Hậu Giang Từ đó, xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức; đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực của người... doanh nghiệp và phát triển năng lực của người lao động - Kết nối nhu cầu doanh nghiệp với người lao động, góp phần tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống 22 người lao động - Hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hiện tại và tương lai - Kiểm định tính khả thi của mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp. .. dụng nguồn nhân lực, sự liên kết giữa các doanh nghiệp ở nông thôn Thái Bình với cơ sở đào tạo và tính phù hợp của các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp này Bài báo cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp thuộc vùng ven đô cao hơn chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp thuộc vùng thuần nông Tuy nhiên, sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. .. đánh giá công việc sau khi được đào tạo 145 Biểu đồ 1.12: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề địa bàn tỉnh Hậu Giang Biểu đồ 1.13: Nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Hậu Giang 154 155 Biểu đồ 1.14: Tương quan giữa đối tượng khảo sát và độ tuổi lao động thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hậu Giang 156 Biểu đồ 1.15: Quy mô và trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề ở Hậu Giang 157 . HẬU GIANG - 2014 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh. phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang được thực hiện trên cơ sở các quy định của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải. cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có): TT Họ và tên học viên Tên luận văn Cấp đào tạo

Ngày đăng: 25/12/2014, 21:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan