SKKN_nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý thcs

43 1.7K 6
SKKN_nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ 4 1. Mục đích 4 2. Nhiệm vụ 4 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 I. CÁC DẠNG MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THCS 5 1. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ nhân quả 5 2. Bản chất của mối quan hệ nhân quả 6 3. Cơ sở phân loại các mối liên hệ nhân quả 7 II. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HS THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ 13 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS 16 1.Phương pháp sơ đồ 16 2.Phương pháp giảng giải 21 3. Phương pháp đàm thoại gởi mở 26 4. Phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ 30 5. Phương pháp nêu vấn đề 34 C. KẾT LUẬN 40 I.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 40 II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 40 III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Địa lí nghiên cứu chủ yếu các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng Địa lí về mặt không gian, vì vậy hầu hết các kiến thức Địa lí chính là các mối liên hệ Địa lí. Hiện nay, các mối liên hệ Địa lí có thể phân ra hai loại: các mối liên hệ Địa lí bình thường và các mối liên hệ địa lí nhân quả. - Mối liên hệ địa lí bình thường là những mối liên hệ vốn có giữa các yếu tố Địa lí với nhau về một mặt nào đó, chẳng hạn như mối liên hệ về số lượng (ví dụ: nước ta có trên 2360 con sông), về cấu trúc (ví dụ: thổ nhưỡng là một thành phần tự nhiên của lãnh thổ), hoặc về mặt so sánh (ví dụ: diện tích nước ta nhỏ hơn diện tích nước Pháp) - Mối liên hệ nhân quả: đó là những mối liên hệ biểu hiện mối tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng Địa lí. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của môn Địa lí trong nhà trường là phải giải thích các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội có tính không gian. Vì vậy, nội dung kiến thức của nó có rất nhiều mối liên hệ nhân quả. Trong giảng dạy Địa lí, việc phát hiện những mối liên hệ nhân quả cũng vì thế mà có ý nghĩa quan trọng nhất. Nếu không nhận thức được đúng mối liên hệ nhân- quả thì sẽ dẫn đến giải thích sai, khó hiểu, không làm cho học sinh nắm được chính xác mọi diễn biến của hiện tượng. “ Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân quả là việc tìm ra các nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Việc vạch ra nguyên nhân hình thành đối với các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế- xã hội là một trong những mặt quan trọng nhất trong dạy học của giáo viên Địa lí. Vấn đề về mối liên hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một khoa học và cả đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một môn học trong nhà trường”.N.N.Branxiki Ở chương trình Địa lí THCS, việc trình bày các mối quan hệ nhân quả là bước tiếp theo sau khi trình bày các khái niệm. Các khái niệm chỉ “sống” trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày không phải một cách cô lập, đơn lẻ mà trong những mối liên hệ với các khái niệm khác. 2 Ngay trong việc lĩnh hội một khái niệm, chỉ sau khi học sinh tìm được các mối liên hệ giữa các dấu hiệu cơ bản của khái niệm thì mới có thể coi việc hình thành khái niệm ở học sinh đã hoàn thành về cơ bản. Việc xác định được các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng của quá trình tự nhiên và kinh tế- xã hội trên lãnh thổ còn là con đường để phát triển tư duy Địa lí cho học sinh. Việc dạy học sinh xác lập các mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THCS: - Giúp hình thành những kiến thức Địa lí cho học sinh (các khái niệm, biểu tượng, mối quan hệ nhân quả ) trong đó khái niệm là kiến thức cơ sở. - Thông qua việc hình thành mối quan hệ nhân quả làm cho năng lực học tập nói chung và năng lực tự học Địa lí nói riêng của học sinh có điều kiện phát triển. Đây là mục tiêu quan trọng của cải cách giáo dục môn Địa lí. Những kiến thức Địa lí ngày càng nhiều khi khoa học ngày càng phát triển. Thời gian dành cho môn Địa lí có hạn nên việc phát triển năng lực tự học của học sinh được đặc biệt quan tâm. - Việc hình thành mối quan hệ nhân quả còn là mục tiêu của dạy học Địa lí. Khả năng xác định được các mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ phát triển tư duy của học sinh. Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong SGK cho học sinh là một biện pháp hết sức quan trọng để phát triển tính tích cực, tính logic và tính khái quát cao trong học tập địa lí của học sinh. Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải biết khai thác tất cả các nguồn kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình để tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng kĩ xảo nhằm trau dồi thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức vốn đã được thấm sâu vào trong nội dung kiến thức khoa học. Tuy nhiên, khác với biểu tượng địa lí và khái niệm địa lí, mối liên hệ địa lí không được trình bày rõ ràng, cụ thể trong sách giáo khoa. Việc giảng dạy mối liên hệ nhân quả đòi hỏi giáo viên phải phát hiện, tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức đồng thời phải kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ khác. Các kiến thức được sử dụng nhiều khi lại không nằm ngay trong nội dung một bài giảng mà phải huy động kiến thức cũ, đặc biệt là những kiến thức mang tính khái quát, lí luận và cả thực tiễn cuộc sống. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có một vốn kiến thức nhất định về mối quan hệ 3 nhân quả trong Địa lí và phải có một số kĩ năng cơ bản để nhận biết và giảng dạy mối quan hệ nhân quả. Mặc dù là một mảng kiến thức quan trọng của Địa lí nhưng hiện nay trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, mối quan hệ nhân quả cũng như phương pháp giảng dạy mối quan hệ nhân quả ít được đề cập một cách có hệ thống. Qua thực tế áp dụng một số phương pháp giảng dạy mối quan hệ nhân quả, tôi nhận thấy khả năng tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức và kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Tôi xin được trình bày đề tài này và mong muốn nhận được những góp ý của đồng nghiệp. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ 1. Mục đích Mục đích của đề tài là nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường THCS. 2. Nhiệm vụ Đề tài của tôi thực hiện 3 nhiệm vụ sau: - Đưa ra khái niệm, các dấu hiệu nhận biết và phân loại mối quan hệ nhân quả trong bộ môn Địa lí làm cơ sở cho giáo viên xác định mối liên hệ nhân quả trong từng bài học cụ thể và lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp. - Giới thiệu các bước cơ bản để giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập mối liên hệ nhân quả . - Giới thiệu một số phương pháp có thể áp dụng để giảng dạy mối liên hệ nhân quả. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng kiến thức trong sách Giáo khoa Địa lí lớp 6, 7, 8, 9 bậc Trung học cơ sở (THCS). Đối tượng áp dụng là học sinh khối 6,7,8,9 THCS. 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC DẠNG MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THCS. 1. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ nhân quả a. Khái niệm mối liên hệ Theo quan niệm của các nhà triết học thì mối liên hệ được hiểu là “Sự tác động và sự ràng buộc lẫn nhau, quy định sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong sự vật hoặc giữa các sự vật và hiện tượng với nhau”. Song dựa vào tính chất, phạm vi, trình độ, vai trò của các mối liên hệ mà chúng được phân chia thành: - Mối liên hệ bên trong- mối liên hệ bên ngoài: Mối liên hệ bên trong biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ bên ngoài là liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. - Mối liên hệ bản chất và không bản chất: Mối liên hệ bản chất là mối liên hệ có tính chất quyết định sự vận động và phát triển của sự vật – hiện tượng. Mối liên hệ không bản chất là mối liên hệ phụ thuộc thứ yếu, đôi lúc nó đóng vai trò như là điều kiện không quyết định đến đến sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng. - Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp: Mối liên hệ trực tiếp là mối liên hệ gần gũi tác động trực tiếp làm chuyển hóa, thay đổi các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này dễ nhận biết và là mối liên hệ chủ yếu. Mối liên hệ gián tiếp phải thông qua điều kiện trung gian hoặc mối liên hệ trung gian. (Ví dụ mối liên hệ giữa khí hậu và sự hình thành thổ nhưỡng.) Song tùy thuộc vào vai trò, vị trí của các thành phần trong mối liên hệ đó mà có thể phân ra: + Mối liên hệ tương hỗ: Hai hoặc nhiều thành phần có tác dụng qua lại với nhau. Ví dụ: Mối liên hệ giữa xã hội và môi trường. + Mối liên hệ nhân quả: Có thành phần là nguyên nhân sinh ra kết quả. b. Mối liên hệ nhân quả Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ trong đó có sự tương quan, phụ thuộc một chiều giữa các sự vật và hiện tượng. Chỉ có nguyên nhân mới sinh ra kết quả, không có kết quả nào lại không bắt đầu từ nguyên nhân trước đó, trong khi đó kết quả không thể sinh ra nguyên nhân ban đầu sinh ra nó, mà kết quả chỉ có thể trở thành nguyên nhân khác của một kết quả khác. 5 Ví dụ: + Gió mùa Đông Bắc ở Việt Nam làm giảm nhiệt độ ở các vùng có gió đi qua. + Các dòng biển lạnh chạy ven bờ lục địa đã làm cho các vùng này trở thành hoang mạc, nhưng hiện tượng hoang mạc không phải là nguyên nhân sinh ra dòng biển lạnh. + Địa hình và các khối khí tác động lên lãnh thổ Bắc Mĩ là nguyên nhân tại nên sự phân bố khác nhau của lượng mưa trên lãnh thổ Bắc Mĩ. Tuy nhiên không thể có mối liên hệ ngược lại. 2. Bản chất của mối liên hệ nhân quả - Xét về bản chất của mối liên hệ nhân quả ta thấy một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. Ngược lại một kết quả có thể tạo bởi nhiều nguyên nhân. Ví dụ: + Sự khắc nghiệt của thời tiết, tình trạng phá hoại của thiên tai, dịch bệnh đối với nông nghiệp. + Sự xung đột nội bộ của các nước châu Phi. + Sự lũng đoạn của các công ty tư bản nước ngoài. Sự mất cân đối trong cơ cấu sản xuất. + Tình trạng gia tăng dân số nhanh. + Đại dịch AIDS . Tất cả là nguyên nhân nghèo đói của lục địa đen. - Trong một điều kiện nào đó kết quả là của nguyên nhân trước, nhưng ở trong một hoàn cảnh khác nó lại trở thành một nguyên nhân của một kết quả khác. Do đó, muốn xác định đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả thì phải xem xét sự tác động lẫn nhau giữa chúng trong một quan hệ nhất định và trong một thời điểm nhất định. Ví dụ: + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao của dân số trong một thời gian dài (nhân) làm cho nước ta có cơ cấu dân số trẻ (quả). + Cơ cấu dân số trẻ (nhân) đem lại cho nước ta nguồn lao động dự trữ dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn (quả). - Vai trò của nguyên nhân đối với kết quả không ngang bằng nhau. 6 Có những nguyên nhân đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện của kết quả. Có những nguyên nhân đóng vai trò thứ yếu, kém quan trọng hơn. Do đó cần phải phân biệt nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân thứ yếu. Ví dụ: Việt Nam có thể phát triển các tuyến giao thông biển giữa các địa phương trong nước và giữa nước ta với các nước khác trên thế giới là do: + Nước ta có đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vụng, vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu, nhiều cửa sông xây dựng cảng (nguyên nhân chủ yếu). + Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng (nguyên nhân thứ yếu) Như vậy, việc xác định nguyên nhân chủ yếu là vấn đề hết sức quan trọng trong việc khám phá bản chất, nguồn gốc của sự chuyển hóa nhân quả của sự vật, hiện tượng. - Nguyên nhân khác với điều kiện hay nguyên do. Nguyên do là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là sự liên hệ bên ngoài, không bản chất. Nguyên nhân và điều kiện lại là hai khái niệm khác nhau có vai trò không giống nhau trong quá trình sinh ra kết quả. Đièu kiện là tổng hợp những hiện tượng, không phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng lại có khả năng sinh ra kết quả được chứa đựng trong nguyên nhân để trở thành hiện thực. Điều kiện không tham gia vào bản thân kết quả nhưng lại tham gia một cách tất yếu vào quá trình sinh ra kết quả. Điều kiện thường hướng đến nguyên nhân, đến quá trình nhân quả, quy định cả nguyên nhân dẫn đến kết quả. Tóm lại, trong quá trình dạy học mối quan hệ nhân quả, cần nắm vững bản chất mối quan hệ nhân quả để nhận rõ được vấn đề và có cách thức dạy học hợp lí. 3. Cơ sở phân loại các mối liên hệ nhân quả. a. Dựa vào tính chất đơn giản hay phức tạp của mối liên hệ nhân quả. Các mối liên hệ nhân quả được phân thành 2 loại: - Mối liên hệ nhân quả đơn giản: Một nguyên nhân sinh ra một kết quả. Ví dụ: Do nhận được phù sa của sông Mê Kông (nguyên nhân) nên đồng bằng sông Cửu Long hằng năm được bồi đắp thêm (kết quả). 7 - Mối liên hệ nhân quả phức tạp: Nhiều nguyên nhân phối hợp lại sinh ra một kết quả hoặc ngược lại nhiều kết quả sinh ra từ một nguyên nhân. Ví dụ: Nguyên nhân: Vùng Đông Bắc Hoa Kì có mỏ than, sắt , có khí hậu ôn đới hải dương; định cư đầu tiên và đông dân; có hệ thống giao thông thuận lợi; có phương thức sản xuất tư bản đều là nguyên nhân dẫn đến kết quả vùng Đông Bắc trở thành vùng kinh tế chủ yếu của Hoa Kì. b. Dựa vào mức độ liên hệ trực tiếp hay gián tiếp của nguyên nhân và kết quả Có thể phân ra: - Mối liên hệ nhân quả trực tiếp: nguyên nhân sinh ra kết quả không thông qua mối liên hệ trung gian. Ví dụ: Ở môi trường đới lạnh, khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, đất đai bị đóng băng gần như quanh năm nên ngành trồng trọt kém phát triển. Như vậy, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất. Mối liên hệ giữa khí hậu với sự hình thành đất. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy (về mặt vật lí và hóa học) thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. - Mối liên hệ nhân quả gián tiếp: là phải thông qua các mối liên hệ khác. Thường thì mối liên hệ dạng này khó thấy và khó phát hiện hơn. Ví dụ: Mối liên hệ giữa khí hậu với sự hình thành đất. Trong mối liên hệ này có cả mối liên hệ nhân quả trực tiếp và mối liên hệ nhân quả gián tiếp. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. c. Phân loại dựa vào nội dung của bộ môn Địa lí Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí mà kiến thức của môn Địa lí bao gồm kiến thức thuộc về tự nhiên và kinh tế, xã hội. Ba mảng kiến thức này không phải riêng rẽ, độc lập mà có quan hệ tác động qua lại với nhau. Có thể nói rằng học Địa lí chính là học những vấn đề tác động qua lại giữa tự nhiên với tự nhiên; giữa 8 tự nhiên với kinh tế; giữa tự nhiên với dân cư; giữa tự nhiên – dân cư – kinh tế. Xuất phát từ những mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên – kinh tế - xã hội, có thể phân các mối quan hệ nhân quả ra làm nhiều loại: - Mối liên hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên Mối liên hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên là mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên. Mối liên hệ này xảy ra trong thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, trong đó các thành phần, các yếu tố tự nhiên này ở một hoàn cảnh, một điều kiện cụ thể là nguyên nhân. Nguyên nhân đó sinh ra một kết quả tự nhiên tương ứng thông qua một loạt mối liên hệ nhân quả. Thường trong lĩnh vực tự nhiên nguyên hân sinh ra kết quả, thông qua sự tác động tương hỗ, nhân quả về mặt vật lí, hóa học hoặc sinh học. Những mối liên hệ nhân – quả đó biểu thị dưới dạng một chuỗi liên tục, bao trùm toàn bộ cơ chế tác động qua lại của một hay nhiều nhân tố để tạo ra một kết quả hay nhiều kết quả. Ví dụ: Sự thất thường của thời tiết ở vùng nội địa Bắc Mĩ là do địa hình Bắc Mĩ chạy theo hướng kinh tuyến là chính. Học sính sẽ thấy dãy Cooc-đi-e và dãy A-pa-lat như là hai bức tường thành hai bên đón gió lạnh từ phương Bắc xuống bổ sung lạnh đến tận phía Nam Hoa Kì đồng thời tạo điều kiện cho không khí nóng ẩm xâm nhập đến Ngũ Hồ trong mùa hè. Do đó tính chất cận nhiệt đới ở phía Nam trong mùa đông bị xóa nhòa hoặc tính ôn đới hải dương phía Bắc bị thay đổi. Ở đây “nhân” chủ yếu là địa hình và các khối khí (tự nhiên), “quả” là thời tiết thất thường (hiện tượng tự nhiên). Các mối liên hệ giữa tự nhiên và tự nhiên thường gặp: + Các mối liên hệ trong một tổng thể của thể tổng hợp tự nhiên Ví dụ: Khi học về khí hậu, các nhân tố nhiệt độ, độ ẩm, độ bốc hơi, lượng mưa, hướng gió có mối liên hệ với nhau hay mối liên hệ giữa sự hình thành lớp vỏ Trái Đất với nguồn tài nguyên khoáng sản Dưới ảnh hưởng của gió phơn (gió Lào), miền Bắc Trung Bộ (Việt Nam) vào thời kì đầu mùa hạ nhiệt độ không khí thường cao, độ ẩm hạ thấp. + Các mối liên hệ giữa hai hợp phần của tổng thể tự nhiên Ví dụ: Giữa địa hình với khí hậu, giữa khí hậu với sông ngòi, giữa đất với thực vật. Việt Nam có lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, tập trung vào một mùa→mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế sông ngòi có hai mùa lũ – cạn rõ rệt. + Các mối liên hệ giữa các hợp phần trong thể tổng hợp tự nhiên. 9 Trong thể tổng hợp tự nhiên mỗi một hợp phần chịu sự tác động của một loạt hợp phần khác như mối liên hệ giữa khí hậu với địa hình, sông ngòi và hệ sinh vật Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ địa hình cao, mưa lớn tập trung vào một mùa, thảm thực vật bị chặt phá nhiều → lũ trên các sông miền này thường rất dữ dội, thường xuyên có lũ quyét, lũ ống vào mùa mưa. - Mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế Mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế là mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động sản xuất kinh tế của xã hội xảy ra trên điều kiện tự nhiên đó. Tự nhiên có thể ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế, sự phân bố sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế Ví dụ: Sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt ở khu vực Đông Nam Á là lúa gạo, các cây công nghiệp nhiệt đới (“quả” - đối tượng kinh tế). Điều này liên quan chặt chẽ đến đặc điểm khí hậu của vùng là tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa và đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ trên các đồng bằng rộng lớn, đất badan trên các cao nguyên (“nhân” - đối tượng tự nhiên) - Mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên Mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên là mối liên hệ giữa các ngành kinh tế với quá trình khai thác lãnh thổ. Nếu hoạt động kinh tế của xã hội được định hình trên khả năng cung cấp các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thì việc hình thành các hoạt động kinh tế cũng xuất phát từ việc tác động tự nhiên. Hoạt động kinh tế làm cho tự nhiên biến đổi, có thể tự nhiên càng phát triển hoặc tự nhiên bị suy thoái. Trong mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên, nguyên nhân là một sự kiện, hiện tượng kinh tế, kết quả xuất hiện là hiện tượng tự nhiên bị biến đổi bởi hiện tượng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất xã hội tác động đến tự nhiên. Ví dụ: + Tình trạng ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu do nguyên nhân chủ yếu là chất thải của hoạt động sản xuất công nghiệp. + Quá trình phát triển của hệ thống giao thông vận tải đã làm cho tự nhiên bị biến đổi. - Mối liên hệ giữa tự nhiên – xã hội và ngược lại 10 [...]... đó vừa trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả vừa hoàn chỉnh sơ đồ c Mẫu bài áp dụng - Phương pháp sơ đồ hiệu quả nhất khi biểu hiện các mối liên hệ nhân quả phức tạp, tổng quát như: + Mối liên hệ giữa các nhân tố tự nhiên + Mối liên hệ giữa các nhân tố tự nhiên với đặc điểm kinh tế + Mối liên hệ giữa các nhân tố xã hội với các nhân tố kinh tế - Những bài học thích hợp nhất để sử dụng phương pháp này:... Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ thiết lập mối quan hệ nhân quả theo các cách sau đây: 16 - Cách 1: Sau khi trình bày xong nội dung mối quan hệ nhân quả, giáo viên đưa ra sơ đồ nhằm hệ thống hóa và giúp cho học sinh nắm vững nội dung kiến thức Cách này thích hợp với đại đa số học sinh trung bình - Cách 2: Sử dụng sơ đồ để trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả Cách này thích hợp với học sinh khá, giỏi... MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS Dưới đây là một số phương pháp mà tôi thường áp dụng trong dạy học Địa lí ỏ THCS: 1 Phương pháp sơ đồ - Grap 2 Phương pháp giảng giải 3 Phương pháp đàm thoại gởi mở 4 Phương pháp nêu vấn đề 5 Phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ 1 Phương pháp dùng sơ đồ a Cơ sở lựa chọn phương pháp Bản chất của phương pháp này là thể hiện mối liên quan giữa các kiến thức địa lí vì vậy sử dụng. .. lúc, trong từng khu vực, từng quốc gia luôn có sự khác nhau Phân tích chính xác sự khác nhau đó chính là tăng giá trị kiến thức Địa lí, phát triển được tư duy lãnh thổ, tư duy logic ở học sinh II CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ Trong việc dạy học mối quan hệ nhân quả, bên cạnh việc xác định các mối quan hệ nhân quả thì cách thức hướng dẫn học sinh hình thành các mối quan hệ nhân. .. pháp cơ bản để hình thành kiến thức về mối quan hệ nhân quả địa lí: - Tính lặp lại, nhắc lại kiến thức của chương trình địa lí do cấu tạo chương trình có tính chất đồng tâm, nâng cao - Do đặc điểm nội dung kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau Do tính chất và đặc điểm nội dung môn Địa lí nên trong quá trình hình thành các mối quan hệ nhân quả, học sinh cần phải sử dụng vốn kiến thức đã có để hình thành... bằng sơ đồ liên hệ nhân – quả Có thể sự dụng sơ đồ để chỉ ra một chuỗi những nguyên nhân và kết quả trong tự nhiên - Học sinh thường gặp khó khăn khi tìm đầy đủ các nguyên nhân tác động đến hiện tượng, quá trình tự nhiên Vì vậy cần hệ thống hóa các tác động trong tự nhiên hay mối quan hệ nguyên nhân và kết quả Chú ý: Khi học sinh trả lời các nguyên nhân, giáo viên nên ghi câu trả lời của các em lên bảng... hỏi để cho học sinh trả lời c Mẫu bài áp dụng Phương pháp giảng giải tương đối thông dụng Nó được sử dụng trong việc lí giải mọi mối liên hệ nhân quả Trong một bài dạy, giáo viên có thể sử dụng phương pháp này nhiều lần d Bài dạy minh họa Ví dụ 1: Tiết 23: Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí ( lớp 6 ) Sơ đồ sau đây được sử dụng để biểu hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí với các yếu... quả cao trong việc cụ thể hóa mối quan hệ nhân quả, giúp học sinh khắc sâu kiến thức b Cách thiết kế Phương pháp giảng giải thường kết hợp với các phương tiện trực quan (tranh ảnh, số liệu, bản đồ, biểu đồ ) để minh họa cho lời giải thích Trong khi giải thích, giáo viên có thể dùng biện pháp quy nạp, trước tiên đưa ra các số liệu, sự kiện, hiện tượng địa lí cụ thể rồi sau đó mới đi tìm nguyên nhân, rút... câu trả lời của các em lên bảng giáo viên và các học sinh khác có thể bổ sung để đưa ra các nguyên nhân đầy đủ hơn Bước 3 Đưa ra các bài tập để học sinh tìm ra mối các mối liên hệ nhân quả Các dạng bài tập thông dụng: - Bài tập nêu vấn đề: trong nội dung bài tập này thường chứa đựng việc giải thích các nguyên nhân xuất hiện - Bài tập sử dụng các kiến thức đã học Ví dụ “ Tìm xem giữa nhiệt độ của không... nhiên các châu lục, các khu vực của châu lục + Ôn tập khái quát đặc điểm tự nhiên- xã hội- kinh tế một châu lục d Các bài dạy minh họa Ví dụ 1: Tiết 7 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả ( lớp 6) Hình thành mối quan hệ nhân quả giữa vận động tự quay quanh trục với một số hiện tự nhiên trên Trái đất là trọng tâm của toàn bài học Ở bài này, giáo viên nên sử dụng phương pháp . đề tài là nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường THCS. 2 hệ nhân quả 6 3. Cơ sở phân loại các mối liên hệ nhân quả 7 II. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HS THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ 13 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS 16 1 .Phương pháp. MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THCS. 1. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ nhân quả a. Khái niệm mối liên hệ Theo quan niệm của các nhà triết học thì mối liên hệ

Ngày đăng: 25/12/2014, 19:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan