TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

25 3K 17
TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án “Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT Hà Nội thông qua nghệ thuật Điện ảnh” là kết quả nghiên cứu nhận thức của giới trẻ và khả năng thông qua Nghệ thuật Điện ảnh truyền tải Giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT bằng các hoạt động ngoại khóa nâng cao sự hiểu biết, cách cảm thụ đúng đắn, có ích qua sản phẩm điện ảnh, tạo ra những thay đổi cần thiết về thói quen xem phim thuần giải trí, không có hiệu quả giáo dục đang diễn ra trong đời sống của giới trẻ hiện nay, tạo ra khả năng lựa chọn đúng, cách thức xem phim có được những tác động tích cực, gắn bó với nhiệm vụ giáo dục Giá trị sống, nhân cách, đạo đức.Vì điều kiện chưa cho phép nên đề tài nghiên cứu có giới hạn là Học sinh THPT nội thành Hà Nội và các khảo sát, … được thực hiện tại trường THPT Chu Văn An và một số trường trong quận Ba Đình – Hà Nội, thực nghiệm tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – TÂY HỒ - HÀ NỘI ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi NGƯỜI HƯỚNG DẪN - NSƯT Nguyễn Hữu Phần - Đơn vị công tác Hội Điện ảnh Việt Nam TÁC GIẢ: 1.Nguyễn Thị Bằng Thi Lớp: 11D3 Trường: THPT Chu Văn An 2. Trần Thu Thảo Lớp: 11 Văn Trường: THPT Chu Văn An Hà Nội, tháng 12 năm 2014 1 MỤC LỤC Phần I: Lí do chọn đề tài………………………………………….……… 2 Phần II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điểm mới………………………3 Phần III: Quá trình nghiên cứu và kết quả…………………………………4 Phần IV: Kết luận………………………………………………………….24 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………25 PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chương trình giáo dục đã được cải tiến, điều kiện sống, học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng nhiều vấn đề tiêu cực như bạo lực, tệ nạn xã hội vẫn gia tăng, xâm nhập vào trường học. Nguyên nhân cơ bản là do Giới trẻ đang sống không đúng với Giá trị sống bao gồm các giá trị Hoà Bình, Tôn trọng, Yêu thương, Trách nhiệm, nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Khoan dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn kết, Bình an. Nhà trường, Tổ chức Đoàn thanh niên, Gia đình, Tập thể học sinh cũng đã có nhiều hoạt động giáo dục tri thức văn hóa, xã hội, giáo dục đạo đức, ý thức công dân cho giới trẻ, đồng thời không ngừng mở rộng, sáng tạo các hình thức giáo dục mới mẻ, phù hợp với tâm lý và có sức thu hút giới trẻ theo nội dung Giáo dục Giá trị sống. Tận dụng thế mạnh của nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật Điện ảnh nói riêng để bổ sung, tạo tác động vào nhận thức, thẩm mỹ với mục tiêu xây dựng Giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT là một trong những hình thức giáo dục hiệu quả, bởi vì Nghệ thuật Điện ảnh có khả năng tác động vào cảm xúc, thẩm mỹ (vô thức) để tạo thành nhận thức (ý thức), làm thay đổi hành vi, phẩm chất cho con người. Nghệ thuật Điện Ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa sáng tạo bằng ngôn ngữ Nghe - Nhìn và hệ thống công nghệ hiện đại nên có tính đại chúng, tính quốc tế được thanh niên học sinh THPT yêu thích, có nhu cầu tương đối lớn. Đề án “Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT Hà Nội thông qua nghệ thuật Điện ảnh” là kết quả nghiên cứu nhận thức của giới trẻ và khả năng thông qua Nghệ thuật Điện ảnh truyền tải Giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT bằng các hoạt động ngoại khóa nâng cao sự hiểu biết, cách cảm thụ đúng đắn, có ích qua sản phẩm điện ảnh, tạo ra những thay đổi cần thiết về thói quen xem phim thuần giải trí, không có hiệu quả giáo dục đang diễn ra trong đời sống của giới trẻ hiện nay, tạo ra khả năng lựa chọn đúng, cách thức xem phim có được những tác động tích cực, gắn bó với nhiệm vụ giáo dục Giá trị sống, nhân cách, đạo đức. Vì điều kiện chưa cho phép nên đề tài nghiên cứu có giới hạn là Học sinh THPT nội thành Hà Nội và các khảo sát, … được thực hiện tại trường THPT Chu Văn An và một số trường trong quận Ba Đình – Hà Nội, thực nghiệm tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. PHẦN II: TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI 1. Nghiên cứu thực trạng nhận thức, hành động của thanh niên học sinh nội thành Hà Nội với các tiêu chí giáo dục Giá trị sống. a. Xã hội phát triển – Hội nhập đã có nhiều thành tựu về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực (mặt trái của cơ chế thị trường) b. Ảnh hưởng tiêu cực của xã hội và nhà trường, sự yếu kém về nhân cách, đạo đức của học sinh và những tiêu chí Giá trị sống. c. Vấn đề giảng dậy Giá trị sống trong Nhà trường hiên nay. Sự cần thiết phải bổ xung các hình thức giáo dục để truyền tải Giá trị sống cho học sinh. 2. Những đặc điểm của Nghệ thuật Điện ảnh. Nhu cầu và thực tế tiếp cận Nghệ thuật Điện ảnh của giới trẻ. a. Những đặc điểm, khả năng tiếp cận của NT Điện ảnh với xã hội và thanh niên học sinh. b. Nhu cầu của học sinh THPT - Những tác động tích cực, tiêu cực của hoạt động Điện ảnh ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Hoạt động phát hành, phổ biến phim trong sự phát triển của kinh tế thị trường hiện nay. c. Nâng cao khả năng cảm thụ Nghệ thuật Điện ảnh cho học sinh THPT để truyền tải Giá trị sống (hướng dẫn cách lựa chọn phim, cách nhận thức đúng đắn với tác phẩm điện ảnh). 3. Nghiên cứu thực nghiệm về truyền tải, nâng cao giá trị sống của học sính trường THPT Chu Văn An thông qua nghệ thuật điện ảnh a. Phương pháp nghiên cứu b. Kết quả nghiên cứu 4. Tính mới: Sử dụng các thế mạnh của nghệ thuật điện ảnh để truyền tải thông điệp giáo dục Giá trị sống là một hình thức giáo dục bổ sung tối ưu nhất hiện nay trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho thanh niên học sinh THPT nội thành Hà Nội. 5. Tính sáng tạo: - Lần đầu tiên thực hiện việc đo giá trị sống của học sinh THPT tại Việt Nam - Sử dụng câu lạc bộ điện ảnh để nghiên cứu thực nghiệm, giải quyết bài toán về hạn chế thời gian của học sinh THPT nội thành Hà Nội trong việc bổ sung kĩ năng sống. PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 1. Cơ sở lý luận. a. Những khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu: Giá trị: Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý có định nghĩa: “Giá trị là cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần” (Tr.725 – NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1998). Như vậy một vật thể hoặc phi vật thể có giá trị khi được mọi người thừa nhận, tôn vinh là có ích, có ý nghĩa, có tính chất quý giá. Cái có giá trị có thể là vật chất như hàng hóa, vật dụng quý hiếm, cũng có thể là những giá trị tinh thần như lý tưởng, lẽ sống, lòng yêu thương, sự tôn trọng, đạo đức, cách cư xử v.v… Giá trị cũng có thể là giá trị riêng của từng người, hay giá trị chung của cộng đồng, tập thể, xã hội, dân tộc… hoặc của cả nhân loại… Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học, các ngành khoa học và một số từ điển đã định nghĩa khái niệm giá trị như trên và phân tích một số đặc điểm của giá trị như sau: - Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của con người. Giá trị là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó. - Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo ra cái có giá trị đó. - Giá trị mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người. - Giá trị được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người khoái cảm, hứng thú, sảng khoái. Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi… của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị. Giá trị là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng. Giá trị sống: Khái niệm giá trị, Giá trị sống không có sự đối lập hay khác biệt về bản chất. Giá trị sống (theo Living Values) là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người mong muốn lĩnh hội, thể hiện ra để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc sống chung. (theo Diane TillMan –Những giá trị sống tuổi trẻ - NXB trẻ 2010) Giá trị sống cũng có nguồn gốc hình thành, biến đổi, duy trì… theo những quy luật xã hội như giá trị nói chung. Nhưng trong giáo dục hay sự đánh giá Giá trị sống người ta chủ yếu hướng vào bình diện cá nhân. Giá trị sống chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần (không đề cập giá trị tiền bạc, giàu sang, sức khỏe…) và chú ý vào các bình diện: - Những giá trị phẩm chất nhân cách, đạo đức bản thân. (khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc). - Những giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với cộng đồng… (tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm). - Đồng thời cũng quan tâm đến một số giá trị chung (Hoà bình, tự do…). Theo PGS.TS Mạc Văn Trang, có thể hình dung các Giá trị sống được cấu trúc thành ba vòng tròn: Bên trong cùng (vòng một) là những giá trị phát triển phẩm chất cá nhân; Vòng tròn hai là những giá trị phát triển quan hệ liên nhân cách; Vòng ngoài cùng (vòng ba) là những giá trị xã hội, nhân loại rộng lớn. (tất nhiên cần hiểu một cách tương đối, vì tất cả các Giá trị sống đều hòa trộn vào nhau, tương tác lẫn nhau, tồn tại trong từng con người cụ thể với tư cách là chủ thể biểu hiện các Giá trị sống. Giá trị sống là “linh hồn” bên trong, kỹ năng sống là năng lực biểu hiện giá trị sống ra hành vi bên ngoài. Cho nên giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống không thể tách rời nhau. o Giới trẻ là cách gọi một bộ phận người được phân biệt bằng độ tuổi. Nhiều tài liệu xác định giới trẻ là những người có độ tuổi từ 10 đến 29 tuổi, có những tài 12 . 3 liệu lại quy ước giới trẻ có độ tuổi từ 15 đến 25 (gọi là tuổi thanh thiếu niên. Trong đề án này, chúng tôi muốn lựa chọn khái niệm Giới trẻ là lứa tuổi 15 đến 18 - đối tượng của đề tài nghiên cứu là thanh niên học sinh THPT Hà Nội, là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong quá trình sống của đời người, là giai đoạn thể hiện năng lực thu lượm kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, hình thành nhân cách, đạo đức, định hướng tương lai, đồng thời là giai đoạn thể hiện sự tò mò, thích khám phá, năng động, sáng tạo, đồng thời cũng rất ham vui, sành điệu, chịu chơi, dễ sa ngã… o Giáo dục Giá trị sống. Chương trình Giáo dục Giá trị sống của ngành giáo dục (và trong xã hội) luôn đặt cho mình các mục tiêu: - Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ về những giá trị khác nhau, những tác động thực tế khi họ tự nói về mình (với chính họ, với người khác, với cộng đồng và rộng hơn nữa là với thế giới). - Cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và các công cụ giúp cho sự phát triển của mỗi con người đi tới hoàn thiện toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần. - Thúc đẩy cá nhân lựa chọn những giá trị cá nhân, xã hội, đạo đức và tinh thần cho chính mình và biết được những phương pháp thực tế để phát triển và đào sâu những giá trị này. Mỗi học sinh khi đã quan tâm đến Giá trị sống đều có khả năng học tập, sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập; Và đặc biệt nếu mỗi học sinh được lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có năng lực học tập và có những lựa chọn mang ý thức xã hội. Vì vậy, giáo dục, nâng cao nhận thức về Giá trị sống để hoàn thiện nhân cách, đạo đức cho giới trẻ, thúc đẩy quá trình tích lũy tri thức, rèn luyện bản thân trong giai đoạn trưởng thành là một nhu cầu tất yếu của mục tiêu đào tạo, mục tiêu giáo dục nhân cách của sự nghiệp giáo dục nước ta, đáp ứng đúng Mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước ta. Nếu phát triển đề tài nghiên cứu và thực nghiệm dựa theo những chỉ dẫn, yêu cầu của chương trình Giáo dục giá trị sống đã và đang được quốc tế hóa, lại mang được theo những bản sắc của dân tộc Việt Nam, chắc chắn hoạt động giáo dục sẽ đạt các kết quả to lớn, sẽ hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và mọi người. b. Cơ sở lý luận được sử dụng trong đề tài.; Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước dưới đây: Điều 23 luật giáo dục của nước CHXHCN VN đã khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là: “Phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH thì mô hình nhân cách đó là một nhân cách phát triển toàn diện. Một nhân cách gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực ; quan hệ với người khác một cách nhân ái hữu nghị hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say mê và nhiệt tình, thích ứng và sáng tạo, hiệu quả và thành đạt”. - Có thể thêm vào một mục tiêu nữa trong việc giáo dục nhân cách là: Mối quan hệ giữa mỗi người, mỗi cộng đồng với môi trường sống, sự bình ổn, an toàn cuả trái đất. Con người cần phải tôn trọng, bảo vệ, tạo sự cân bằng hài hòa cho môi trường sống của toàn nhân loại. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. a. Môi trường xã hội và giới trẻ ngày nay. Từ gần 30 năm nay, chủ trương Đổi mới – Phát triền – Hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế, xã hội theo cơ chế thị trưởng định hướng XHCN… đã làm cho đời sống, sinh hoạt của người dân VN ngày càng được nâng cao. Đáng tiếc, một bộ phận giới trẻ, yếu tố quan trọng quyết định tương lai của đất nước, đang trong giai đoạn nhận thức, hình thành nhân cách, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan chưa chưa ổn định, bền vững, đã chịu ảnh hưởng không nhỏ với những tiêu cực xã hội, chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người đang diễn ra ở nhiều nơi, từ thành phố đến nông thôn. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này: Nhiều thanh thiếu niên, học sinh bị lôi kéo, tạo thành bè cánh, sư dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. ngay trong trường học hoặc nơi cư trú. Đó là sự tàn nhẫn, vô tâm, lệch lạc… Mức độ và tính chất của các vụ, các đối tượng phạm pháp ngày càng tạn bạo hơn, tạo ra sự bất an cho đời sống xã hội… Xin được trích một vài số liệu thống kê về tội phạm vị thành niên ở Thủ đô Hà Nội qua những vụ án hình sự, trong đó có cả những vụ trọng án (Theo thống kê hàng năm của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà nội ) Năm 2012 tại Hà nội công an đã bắt giữ 416 tội phạm vị thành niên, trong đó: • Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ). • Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ) Trong số 73/416 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có - 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% . - 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4% Trong số 343/416 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có: - 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56% - 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44% Những số liệu trên và những thông tin trên báo chí về những hành vi tàn bạo, những vụ án hình sự, mới chỉ là tảng băng nổi, trong thực tế có thể còn nhiều hơn nữa, thậm chí còn có những yếu tố tiềm ẩn rất đáng lo ngại. Thực trạng trên đây thực sự đã rung những hồi chuông báo động, làm cho các cơ quan bảo vệ luật pháp, giáo dục và mỗi người dân đau đầu. Vấn đề giáo dục Giá trị sống, giá trị đạo đức trong xã hội và cho giới trẻ (độ tuổi từ 15 đến 18) đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết đối với các nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và toàn xã hội. b. Giáo dục giá trị sống trong các nhà trường Trung học phổ thông hiện nay. Từ nhiều năm nay, trong hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục giá trị sống đã được triển khai đồng bộ ở tất cả các ngành học, cấp học, tạo môi trường giúp cho thanh niên học sinh được “lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị làm nền tảng”; Giáo dục Giá trị sống là nền tảng để hướng thượng, hướng thiện con người, định hướng cho ta đến với những giá trị tốt đẹp, rời xa những thói xấu đề tự hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng môi trường sống xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Nếu những điều trên đây được nhà trường thực hiện có hiệu quả chắc chắn trong môi trường giáo dục, tập thể, cá nhân học sinh và cộng đồng xã hội sẽ giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ nạn bạo lực học đường, vi phạm pháp luật và các vụ án hình sự mà thanh niên học sinh là đối tượng gây án. Hơn thế nữa, nếu tiến hành chương trình giáo dục Giá trị sống đúng cách và có tác động thực sự, sâu sắc với học sinh, ta sẽ tạo ra được bầu không khí bình ổn, xây dựng được những trường học thân thiện, đổi mới thật sự. Thực tế Giáo dục Giá trị sống trong nhà trường hiện nay: Nhà trường luôn quan tâm đến giáo dục tri thức KHTN, KHXH, Luật pháp, Giáo dục Công dân, Sinh hoạt đoàn TNCS… là những nội dung mang tính chính khóa, ngoại khóa của chương trình giáo dục PTTH. Môn học Đạo đức (cấp Tiểu học) hay Giáo dục công dân (cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) luôn nằm trong chương trình giảng dậy của thầy cô giáo với đối tượng là học sinh. Tuy nhiên số giờ dạy, cách thức truyền đạt giá trị sống trong nhà trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Phân phối chương trình và các hình thức giáo dục Giá trị sống trong nhà trường THPT TT Các hoạt động trong Nhà trường Số tiết trong 1 năm học Tỷ lệ % kiến thức GD GTS Hình thức giáo dục A Một số môn học chính khóa Số tiết/ trong 1 năm học Tỷ lệ kiến thức đạo đức Giá trị sống 1 Giáo dục công dân 45 90% Lý thuyết. 2 Sinh hoat lớp. 45 60% Lý thuyết kết hợp với các nội dung khác 3 Văn Học 210 30% Lý thuyết – kết hợp với môn học 4 Lịch sử 90 25% Lý thuyết – kết hợp với môn học 5 Địa lý 45 25% Lý thuyết – kết hợp với môn học 6 Toán 210 10% Kiến thức vê các tấm gương nhà khoa học 7 Vật Lý 90 10% Kiến thức vê các tấm gương nhà khoa học 8 Hóa học 90 10% Kiến thức vê các tấm gương nhà khoa học 9 Ngoại ngữ 195 25% Kiến thức xã hội, con [...]... bài học về Giá trị sống đã được truyền dậy, là bước đi cao nhất của việc giáo dục Giá trị sống Như vậy, việc tạo môi trường có giá trị để TNHS có thể tự trải nghiệm, tự cảm nhận và phát biểu ý kiến cá nhân là bước đi cao nhất của việc giáo dục Giá trị sống II Truyền tải thông tin giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT thông qua Nghệ thuật Điện ảnh 1 Nghệ thuật và Nghệ thuật điện ảnh a Nghệ thuật: ... Thanh niên học sinh tham gia và hình thành một sinh hoạt ngoại khóa sôi động trong nhà trường (tiến tới có thể nhân rộng sang các trường, cụm trường học của thành phố) 2 Mong muốn của nhóm tác giả đề án: Để thực hiện được đề án Truyền tải giá trị cho học sinh trung học phổ thông nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh nhóm tác giả rất mong được Ban giám hiệu Nhà trường ủng hộ bằng sự cho phép,... cuộc sống, học tập… tạo thành thói quen thích xem phim “vô thưởng vô phạt” Với đề tài Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh chúng tôi mong muốn được phối hợp với Nhà trường, Đoàn TNCSHCM, Hội phụ huynh học sinh và các cơ quan đoàn thể trong ngoài nước tìm kiếm những giải pháp hướng giới trẻ, thanh niên học sinh PTTH có những nhận thức đúng đắn về nghệ. .. kết quả tích cực trong việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua phim ảnh - Thực nghiệm cho thấy việc truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT thông qua nghệ thuật điện ảnh với hình thức CLB điện ảnh trong trường học là khả thi và khả dụng IV Hướng đi tiếp theo - Tiếp tục triển khai hoạt động của CLB Điện ảnh với cách thức Định hướng, Trao đổi trực tiếp, gián tiếp., trao đổi hai chiều - Thực... nghệ thuật Điện ảnh, tận dụng những lợi thế trong mối quan hệ, giao lưu với sản phẩm Điện ảnh để tiếp nhận được những giá trị đích thực, những tư tưởng nhân văn bổ sung vào các mục tiêu giáo dục, rèn luyện về giá trí sống, nhân cách, đạo đức… cho thế hệ thanh niên đang chuẩn bị hành trang vào đời III Nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT Chu Văn An thông qua nghệ thuật điện. .. thuần giải trí (phim hành động, bạo lực, kinh dị, hài nhảm…) làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức đúng đắn giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm điện ảnh, cũng có nghĩa là gây ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị thẩm mỹ và giáo dục vốn có của Nghệ thuật Điện ảnh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 1000 thanh niên học sinh trường PTTH Chu Văn An và một số trường khác trong thành phố để tìm hiểu... vậy có thể nói Tác phẩm Nghệ thuật có những đóng góp tích cực vào nhu cầu giáo dục và tự giáo dục của con người bằng con đường riêng của Nghệ thuật 2 Nghệ thuật Điện ảnh Là loại hình nghệ thuật thứ bảy của Nhân loại, Nghệ thuật Điện ảnh tạo ra những sản phẩm sáng tạo của các nghệ sỹ điện ảnh nhằm tái hiện hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ Hình ảnh, Âm thanh và hệ thống công nghệ hiện đại Ngay từ khi... thấp… Điều này đã khiến cho hệ thống rạp chiếu phim trở thành những địa chỉ vui chơi, thư giãn c Sự quan tâm của Khán giả trẻ (thanh niên học sinh) với nghệ thuật Điện ảnh • Nhu cầu thưởng thức Điện ảnh của Thanh niên học sinh PTTH Hà Nội Trong mọi giai đoạn phát triển về sáng tác, sản xuất, phát hành tác phẩm Điện ảnh ở Việt Nam, giới trẻ nói chung và giới trẻ (thanh niên - học sinh PTTH) luôn là lực... chiếu phim, máy chiếu, lịch sinh hoạt, hay việc mời chuyên gia điện ảnh tham gia) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Những giá trị sống cho tuổi trẻ (Living Values for Young Adults) - Diane Tillman 2 Từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý 3 Những vấn đề cơ bản cần trang bị cho giáo viên khi tiến hành giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT - TS Nguyễn Tùng Lâm (Hội tâm lý Giáo dục học Hà Nội) 4 http://www.giaoduc.edu.vn/news/song-khoe-730/ngan-chan-suy-giam-nhanthuc-khi-ve-gia-233303.aspx... khán giả tiếp cận, hưởng thụ nghệ thuật Điện ảnh (nguyên nhân giới trẻ yêu thích điện ảnh đã được phân tích ở phần trên) Nhu cầu và thị hiếu xem phim của giới trẻ là những yếu tố thiết yếu cần xác định để tìm hiểu về vai trò, tầm ảnh hưởng của phim ảnh đối với giới trẻ, từ đó đánh giá sự tác động của nghệ thuật điện ảnh trong việc giáo dục giá trị sống cho thanh niên học sinh Chúng tôi xin được trình . nhất của việc giáo dục Giá trị sống. II. Truyền tải thông tin giá trị sống cho thanh niên học sinh THPT thông qua Nghệ thuật Điện ảnh. 1. Nghệ thuật và Nghệ thuật điện ảnh. a. Nghệ thuật: Là những. HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi NGƯỜI HƯỚNG DẪN - NSƯT. trong cuộc sống, học tập… tạo thành thói quen thích xem phim “vô thưởng vô phạt” Với đề tài Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh chúng tôi

Ngày đăng: 25/12/2014, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan