HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ QUÉT SỚM

21 763 5
HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ QUÉT SỚM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thu được những số liệu hữu ích, không chỉ tạo nên hệ thống cảnh báo mà còn có thể giúp các địa phương xây dựng thêm cơ sở vật chất hợp lý nhằm phòng chống lũ.Xây dựng nên hệ thống cảnh báo ban đầu chính xác, mở ra cơ hội khả quan phát triển nên hệ thống mới có độ chính xác tốt hơn và được điều khiển tự động

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT KIM LIÊN (quận Đống Đa) ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ QUÉT SỚM Lĩnh vực: Vật lý – Thiên văn học NGƯỜI HƯỚNG DẪN HD1: - Thầy Nguyễn Xuân Chiến - Đơn vị công tác: trường đại học Bách Khoa HD2: - Cô Thành Thu Hằng - Đơn vị công tác: trường THPT Kim Liên TÁC GIẢ: 1. Mai Trọng Hoàng Lớp: 11A9 Trường: THPT Kim Liên Hà Nội, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN PHẦN 2: TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHẦN 3: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT KHOA HỌC 1. Mục đích nghiên cứu 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3. Giả thiết khoa học PHẦN 4: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 5: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm, đặc điểm và điều kiện hình thành của lũ quét 2. Các hệ thống đã và đang được áp dụng tại Việt Nam 3. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống PHẦN 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN PHẦN 7: BÀN LUẬN PHẦN 8: KẾT LUẬN PHẦN 9: PHỤ LỤC PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, những cơn lũ quét lớn, đến bất ngờ và có sức tàn phá lớn xuất hiện thường xuyên ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước, đặc biệt là ở vùng núi, gây thiệt hại nặng nề. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Hệ thống cảnh báo lũ quét sớm” với mong muốn thiết lập được một hệ thống cảnh báo lũ sớm đơn giản mà hiệu quả giúp phòng tránh lũ quét, giảm bớt thiệt hại cho người dân. Đề tài được thực hiện xoay quanh một hệ thống cảnh báo lũ có thiết kế mang tính chất điện học và cơ học, kết hợp với các số liệu về địa lý thu thập được ở những nơi hay xảy ra lũ quét như lượng mưa, mực nước sông dâng lên hàng năm, đặc điểm địa hình,… qua đó xác định thời điểm lũ quét sắp xảy ra để thông báo cho người dân di tản kịp thời. Kết quả thu được từ đề tài: - Thu được những số liệu hữu ích, không chỉ tạo nên hệ thống cảnh báo mà còn có thể giúp các địa phương xây dựng thêm cơ sở vật chất hợp lý nhằm phòng chống lũ. - Xây dựng nên hệ thống cảnh báo ban đầu chính xác, mở ra cơ hội khả quan phát triển nên hệ thống mới có độ chính xác tốt hơn và được điều khiển tự động. PHẦN 2: TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lũ quét từ lâu đã là nạn thiên tai gây nên biết bao nỗi khổ đau cho người Việt. Theo thống kê cho thấy: từ năm 2000 đến 2014 xảy ra 250 đợt lũ quét, làm chết 646 người, bị thương gần 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi; hơn 100.000 căn nhà bị ngập; hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình bị hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng. Có thể điểm lại một số trận lũ quét, sạt lở điển hình, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như trận lũ quét năm 2000 tại bản Nậm Cóong ( xã Nậm Cuối, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) làm 39 người chết, 18 người bị thương. Trận lũ quét năm 2002 xảy ra ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh làm 53 người chết và mất tích, 111 người bị thương. Lũ quét gây sạt lở đất núi tại tỉnh Lào Cai năm 2004 đã làm 22 người chết và mất tích, 16 người bị thương, trong đó có trường hợp cả gia đình thiệt mạng. Lũ, lũ quét, sạt lở đất sau bão số 4 và số 6 tại Lào Cai, Yên Bái năm 2008 làm 120 người chết và mất tích… (Tránh chủ quan trong ứng phó lũ quét, sạt lở đất, báo baodientu.chinhphu.vn) 4 Việt Nam hiện nay có trên 3000 hồ thủy điện lớn nhỏ. Đây thực sự là một con số khổng lồ. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy nhiều hồ không hề có bất cứ hệ thống cảnh báo mực nước nào mà chỉ có các cột đo có kẻ sơn phát quang bình thường. Điều này khiến cho tính mạng của biết bao người dân đặt lên vai của những người trông coi hồ. Vậy khi mà họ lơ là công việc thì sao? Những sự việc thương tâm như ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ngày 30/10/2014 chính là hậu quả… Những con số thương tâm trên đã khiến rất nhiều người băn khoăn, trăn trở đi tìm cách thức giải quyết cho vấn đề này nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái môi trường, đồng thời tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách quốc gia. Đáng tiếc hiện nay chưa có nhiều các hệ thống cảnh báo lũ quét được lắp đặt tại Việt Nam, đặc biệt là tại những nơi vùng núi xa xôi, hiểm trở. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi – nhóm tác giả đề tài này, phải làm sao để tạo ra một hệ thống cảnh báo lũ quét thật chính xác, hoạt động thật là trơn tru mà vẫn nằm trong khả năng kiến thức của một học sinh trung học phổ thông, và kết quả là “Hệ thống cảnh báo lũ quét sớm” đã ra đời. PHẦN 3: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT KHOA HỌC 1. Mục đích nghiên cứu: Để tài này trước hết hướng tới việc thu thập số liệu địa lý và thông tin về các hệ thống cảnh báo đã có từ trước để qua đó có cái nhìn tổng thể về thực trạng lũ quét tại Việt Nam. Từ đó tạo ra hệ thống cảnh báo lũ quét của riêng mình sao cho hoạt động được tại mọi nơi, dưới mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đồng thời tiếp thu những ưu điểm cũng như khắc phục những yếu điểm của các hệ thống trước đó, nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất, có tính hữu dụng cao, có thể đi vào đời sống. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhận biết được chính xác đặc điểm từng vùng những nơi hay xảy ra lũ quét, những ưu – nhược điểm của các hệ thống đã có. - Tạo ra hệ thống có tính tương tác cao, thân thiện với người sử dụng. Hướng đến mục tiêu bất kì người dân nào cũng có thể sử dụng được nó. - Đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, chính xác trong mọi điều kiện thời tiết, có giá thành rẻ, kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt, vận chuyển. 3. Giả thiết khoa học: Khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đặt ra giả thuyết như sau: Ta biết rằng lũ quét được hình thành khi xuất hiện lượng nước rất lớn, lượng nước này chỉ có thể xuất hiện do các cơn mưa, bão lớn hay vỡ đập ở các hồ chứa thủy điện. Vậy nếu coi lượng nước mưa và mực nước sông hay đập thủy điện là những yếu tố then chốt nhất cấu thành nên lũ quét, chúng ta sẽ đặt các mức cảnh báo đối với hai yếu tố này, kết hợp với một số yếu tố như địa hình, thời điểm hay xảy ra lũ quét trong năm ở mỗi vùng, ta có thể đưa ra báo động kịp thời đến người dân trước khi lũ quét bắt đầu đổ bộ.  Như vậy, từ giả thuyết đó, nhóm chúng tôi cho rằng nếu cho lắp đặt hệ thống các cảm biến mực nước đo nước mưa và mực nước dâng theo từng mức nhất định rồi cho truyền tín hiệu qua bộ xử lí ( đã được tích hợp sẵn các số liệu địa lý của từng vùng), ta có thể biết được chính xác khi nào cần phát tín hiệu báo động đến người dân. PHẦN 4: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu trong dự án là hệ thống cảnh báo lũ quét sớm - Cấu tạo của hệ thống bao gồm 4 khối sau: + Khối 1: Cảm biến đặt ở bình đo lượng nước mưa + Khối 2: Thanh gắn 3 cảm biến đặt ở lòng sông hoặc hồ thủy điện + Khối 3: Bộ xử lí dữ liệu truyền từ khối 1 và 2 cùng bộ phát sóng radio + Khối 4: Bộ nhận sóng radio ở khối 3 cùng đèn, loa để cảnh báo người sử dụng 2. Phạm vi nghiên cứu: - Đặc điểm địa hình và khí hậu của một số vùng “rốn lũ” như: + Hữu ngạn sông Đà: huyện Mường Tè (Lai Châu), Nậm Pàn, Nậm La (Sơn La) + Thượng nguồn sông Chảy tỉnh Lào Cai, Bắc Cạn + Hữu ngạn sông Lô thuộc tỉnh Hà Giang + … - Các hệ thống cảnh báo lũ đã và đang được áp dụng tại Việt Nam - Giới hạn địa bàn: quá trình lắp đặt hệ thống được thực hiện tại trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm kiếm, đọc và phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin liên quan đến đề tài trên Internet. Quá trình này nhằm phát hiện những yếu tố cần có để tạo nên hệ thống, đồng thời nó cũng giúp hệ thống hoàn thiện hơn với những điểm mới thông qua việc chỉ ra những nhược điểm của các hệ thống cũ. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: từ kiến thức có được từ phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm đã thiết kế và lắp đặt hệ thống. Ngoài ra, để có được kiến thức chuyên sâu hơn về vật lý điện học cũng như cách để lắp hệ thống toàn diện nhất, nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ và trao đổi với các giảng viên Đại học chuyên ngành về điện học và cơ học. PHẦN 5: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm và đặc điểm lũ quét: a. Khái niệm lũ quét: - Loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp - Dòng chảy xiết và mang theo khối lượng chất rắn lớn. (Lũ quét – thiệt hại và biện pháp phòng tránh, tiểu luận về địa chất môi trường, Đại học nông nghiệp Hà Nội) 1 b. Đặc điểm lũ quét: - Xuất hiện bất ngờ, duy trì trong thời gian ngắn (từ 3-4 giờ hoặc chưa đến 1 ngày) - Lượng vật liệu rắn trong nước lũ từ 10%-60% - Lưu lượng từ 500-2500 m3/s - Tốc độ dòng nước rất lớn  Sức công phá rất lớn c. Điều kiện hình thành nên lũ quét: + Do một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới. + Do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. + Do đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả rất lớn. + Lũ quét được hình thành tại nơi có độ dốc trên 20% - 30%, độ che phủ của thực vật thưa, độ ổn định của lớp đất kém.  Như vậy ta xác định được các yêu tố chính cấu thành nên lũ quét là: lượng mưa, mực nước của sông hay đập thủy điện và đặc điểm địa hình. 2. Các hệ thống đã và đang được áp dụng tại Việt Nam: a. GIS - Geography Information System: - Đặc điểm: một bản đồ GIS liên kết với google maps được lập tại 1 vùng sẽ xác định được các yếu tố như mức độ rừng bị phá, độ dốc, diện tích của các sườn núi => máy tính có thể tính toán, dự đoán ra những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, bị lũ quét cao, ước tính được với lưu lượng mưa bao nhiêu, thời gian bao lâu thì có nguy cơ xảy ra lũ quét. => địa phương sẽ có thể di dời các khu dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc dự báo sớm về các khả năng thiên tai xảy ra. - Ưu điểm: + Liên kết với google maps nên dễ sử dụng + Độ chính xác cao - Nhược điểm: + Cần có mạng interet, không phù hợp với nơi vùng sâu + Khó khăn khi thông báo cho người dân ở nơi hẻo lánh b. Công nghệ M2M (machine-to-machine): - Đặc điểm: bao gồm 3 cảm biến tốc độ, lưu lượng nước đặt tại 3 vị trí khác nhau dưới dòng sông, một hệ thống máy chủ sử dụng điện mặt trời để thu thập thông tin từ các cảm biến và tính toán đưa ra cảnh báo tới người dân qua hệ thống phát thanh. Nếu linh hoạt hơn, chính quyền địa phương có thể gửi thông điệp về tình hình lũ lụt một cách nhanh chóng tới các nơi khác trong huyện và thậm chí xuống cả vùng hạ lưu để người dân đề phòng. - Ưu điểm: + Thời gian xử lí nhanh + Tăng tính chủ động khi dùng pin mặt trời + Phù hợp với điều kiện vùng sâu - Nhược điểm: + Chi phí lắp đặt lớn + Chưa bao quát được hết các yếu tố tạo nên lũ quét + Tốn nhiều thời gian để thông báo cho người dân  Từ những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về hệ thống cảnh bão lũ mới với nhưng đặc điểm của hệ thống được trình bày dưới đây: 3. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống: a. Cấu tạo hệ thống: Khối 1: gồm hệ thống thiết bị đo mưa, vũ kế và cảm biến đo mực nước để đo lượng nước mưa trong một khoảng thời gian nào đó nhất định. Mực nước này được cảm biến đưa tín hiệu về khối (3) – khối trung tâm xử lý số liệu. Cấu tạo khối 1 bao gồm 2 dây nối từ 2 cực của nguồn, một dây là cực dương, một dây là cực âm. Hai dây này mắc vào một tấm platin. [...]... áp dụng trong thực tế, hệ thống sẽ nhận được sự ủng hộ từ mọi người PHẦN 9: PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cao Việt Hà (2013): Lũ quét – thiệt hại và biện pháp phòng tránh, tiểu luận về địa chất môi trường, Đại học nông nghiệp Hà Nội 2 Hương Giang (2014): Diễn biến cơn bão số 3: công nghệ giúp dự báo lũ quét, báo vietq.vn 3 Đoàn Hưu Trung (2014): Sẽ lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ sớm tại huyện Nam Trà... chứa nước, hay cho xây dựng các hệ thống thoát nước, đê kè hợp lí, chắc chắn nạn lũ quét sẽ được đẩy lùi Chúng tôi tin nếu chính quyền các địa phương và người dân trên dưới đồng lòng, “giặc nước” hoàn toàn có thể bị chế ngự Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài Hệ thống cảnh báo lũ quét sớm này không gì ngoài mong muốn được góp một phần công sức nhỏ nhoi vào việc cảnh báo lũ cho người dân, để họ có thể... mỗi vùng, hệ thống này hoàn toàn có thể được phát triển để đi vào sử dụng trong thực tiễn - Nếu kết hợp với việc thông báo ngay từ đầu cho người dân địa điểm di tản khi có lũ, hệ thống giúp cảnh báo sớm 1 cách hiệu quả lũ quét trước 2-3 tiếng để người dân kịp thời di chuyển - Dựa trên kết quả đã đạt được, trong thời gian tới nhóm sẽ tiến hành làm các mô hình sa bàn những nơi hay xảy ra lũ quét để thử... phát triển một cách hoàn thiện, chỉ trong vòng một năm tới, hệ thống cảnh báo lũ quét sớm này sẽ có mặt ở khắp những vùng “rốn lũ , những hồ thủy điện, đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân Bên cạnh việc đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi cũng đã có cái nhìn đầy đủ và chi tiết về thực trạng lũ quét tại Việt Nam Trên thực tế, lũ quét xuất hiện nhiều có một phần tác động lớn là do con người... Với hệ thống cảnh báo này, chính quyền địa phương có thể cho xây dựng hệ thống thoát nước, đê kè hợp lí để khi nhận được báo động có thể cho thoát nước lũ nhanh chóng, bảo vệ tài sản hoa màu của người dân 2 Hướng phát triển tiếp theo: - Xây dựng một phần mềm máy tính tích hợp sẵn các số liệu về địa hình, thời tiết của từng vùng, khi kết nối với khối 3 có khả năng tính toán dự báo thời điểm xảy ra lũ quét. .. (nước sông) thông báo Sang trái Cho mức báo động 3 Cho mức báo động 4 (nước sông) thông báo (nước mưa) thông báo Sau khi mức báo động trước đó được thông báo, gạt công tắc khỏi chiều đó để mức tiếp theo có thể hoạt động Các công tắc được gạt bằng tay theo quy tắc sau: + Trước khi có báo động: 2 công tắc đều gạt bên phải + Sau khi có báo động 1: gạt công tắc 1 sang trái + Sau khi có báo động 2: gạt công... trong đó gồm: + Nhận mức báo mực nước từ đó biết lượng nước mưa trong khoảng thời gian nhất định cùng với các thông số quan trắc khác như: độ dốc, lượng mưa hàng năm dẫn đến lũ lụt để phát tín hiệu cảnh báo + Nhận mức báo mực nước ở các sông, suối khi đến mức báo động cấp nào thì phát báo động cấp đó tương ứng Khối 4 gồm: - Dây nối với sạc điện cắm vào nguồn điện 220V - Hệ thống thu sóng vô tuyến được... mức báo động nào sẽ làm cho cảm biến ở mức báo động ấy hoạt động và truyền thông tin về khối 3 thông qua hệ thống dây cáp điện chôn ngầm dưới đất, hoặc qua hệ thống thu phát sóng radio Hai công tắc ở khối 3 (như trong hình vẽ ở phần giới thiệu khối 3) có chức năng như sau: Phía gạt công tắc Công tắc 1 (bên trên) Công tắc 2 (bên dưới) Sang phải Cho mức báo động 1 Cho mức báo động 2 (nước sông) thông báo. .. nối với thiết bị xử lý để phát cảnh báo như: hệ thống loa công cộng, đèn, còi…, các đài địa phương và các số điện thoại người dân trong khu vực nguy hiểm * Trong phiên bản thử nghiệm này, có 2 đầu cắm từ mạch điện để nối với loa, đầu cắm ở trên để phát cảnh báo cho mực nước mưa, đầu cắm ở dưới cho mực nước sông => có thể cắm 2 loa vào 2 đầu cắm để cùng một lúc nhận cảnh báo của cả 2 khối 1 và 2 b Nguyên... nhiều vào người điều khiển Để kích hoạt các mức cảnh báo phải thực hiện việc gạt 2 công tắc ở khối 3 như sau: + Trước khi có báo động: 2 công tắc đều gạt bên phải + Sau khi có báo động 1 (nước sông): gạt công tắc 1 sang trái + Sau khi có báo động 2 (nước sông): gạt công tắc 2 sang trái + Sau khi có báo động 3 (nước sông): gạt công tắc 1 sang phải + Sau khi có báo động 4 (nước sông): gạt công tắc 2 sang

Ngày đăng: 24/12/2014, 15:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan