ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và sử dụng lectin trong tương tác đặc hiệu với các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

23 1.1K 1
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và sử dụng lectin trong tương tác đặc hiệu với các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

……………………………………………………………………………………… LỜI MỞ ĐẦU Ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây được ghi nhận xảy ra thường xuyên và gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội. Bởi vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đã và đang được quan tâm ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển, nơi mà hàng năm có rất nhiều vụ nhiễm độc thực phẩm xảy ra và để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm như: mật độ dân số đông, vệ sinh và Y tế kém phát triển, môi trường bị ô nhiễm… Theo thông báo của cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm – Bé Y tế về tình hình ngộ độc thực phẩm cho biết, trong năm 1999 có 372 vụ, năm 2000 có 213 vụ và trong sáu tháng đầu năm 2001 đã có 167 vô. Sè người tương ứng mắc phải là 7576, 4233 và 2482, trong đó số người bị chết là 71, 49 và 47. Nguyên nhân gây ra do vi sinh vật chiếm từ 32 – 48.3% [4]. Lectin là chất có hoạt tính sinh học đặc biệt có bản chất là protein hay glycoprotein không có nguồn gốc miễn dịch, nhưng có khả năng liên kết với đường, nhiều loại hợp chất chứa đường, hoặc gây ngưng kết tế bào. [31, 42]. Việt Nam là nơi có khí hậu nóng Èm là điều kiện rất thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật. Tuy nhiên nước ta lại gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên có nguồn tài nguyên thiên nhiên động thực vật phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. Đây là nguồn cung cấp lectin rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và Y học. Lectin có mức độ phân bố rộng rãi trong sinh giới và khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, sinh hoá, vi sinh vật học, huyết học, tế bào học, miễn dịch học, y dược học…). Như các lectin gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu nhóm máu được dùng trong huyết học, để làm thuốc thử phân biệt nhóm máu và có thể thay thế huyết thanh mẫu [26], quy trình việc sử dông các lectin từ đậu tương (SBA) và ốc sên (HPA) để nhận dạng vi khuẩn gây bệnh than Bacillus anthracis ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 1 ……………………………………………………………………………………… (chủng rất khó phân biệt với các chủng Bacillus khác) [24], hay lectin mầm lúa mì (WGA) gióp phát hiện các chủng vi khuẩn Neisseriaceae trong xét nghiệm chẩn đoán [32, 49, 59, 60]. Do tiềm năng ứng dụng rất lớn của lectin, việc điều tra khai thác và nghiên cứu tính chất của lectin trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang được tiến hành mạnh mẽ và thu được những kết quả khả quan [2, 8]. Tuy nhiên việc nghiên cứu lùa chọn các lectin tương tác đặc hiệu với các vi sinh vật vẫn là một để tài rộng mở và rất thiết thực. Xuất phát từ thực tế và những yêu cầu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu và sử dụng lectin trong tương tác đặc hiệu với các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm ’’ với những mục tiêu và nội dung là : 1. Điều tra lectin trong một số họ thực vật ở Việt Nam 2. Thực hiện phản ứng tương tác của các loại lectin với một số loài vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm . 3. Tách chiết, tinh chế một vài lectin điển hình có phản ứng đặc hiệu với các chủng vi khuẩn gây ngộc độc thực phẩm. 4. Mô tả một sè đặc tính của một vài chế phẩm lecin có phản ứng đặc hiệu với chủng vi sinh vật nghiên cứu. ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 2 ……………………………………………………………………………………… CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về lectin 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu lectin Lịch sử nghiên cứu lectin đã được bắt đầu từ trước năm 1888, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu lúc bấy giê chủ yếu chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ nguyên lý gây độc của các loại hạt có chứa thành phần gây độc nhằm sử dụng cho các mục đích y tế. Những nghiên cứu này, có thể được xem như là như là sự mở đầu đối với lịch sử nghiên cứu lectin. Năm 1884 Warden và Waddel đã giải thích nguyên lý gây độc của các hạt (Aprus precatorius), cho đến năm 1887 thì Dixson đã xác định được một dịch lỏng có độc tố được tách chiết từ các hạt thầu dầu (Ricinus precatorius) là một protein. Mặc dù vậy cho đến 1888 khi Stimark phát hiện ra khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu người và động vật của ricin, một độc tố mà sau đó được xác định là có bản chất là protein, tiếp đó còng chính ông đã phát hiện một chất và lấy tên là crotin cũng có hoạt tính tương tự từ hạt cây Croton tignium và sau này các nhà khoa học đều coi đây là lịch sử về quá trình nghiên cứu lectin. Quá trình nghiên cứu lectin được chia ra làm ba giai đoạn chính: - Giai đoạn đầu từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX: đây là giai đoạn mang tính điều tra cơ bản về lectin trong giới sinh vật.Ngoài công trình nghiên cứu của lectin có nguồn gốc thực vật của Stillmark (1888), Hellin ( 1891), Landsteinner và Raubischeck (1902- 1903), còn có các công trình của Meldel (1909), Kobert (1913) trên đối tượng động vật; Ludiwing Kraus (1902), Kayser (1903), Guyot (1908) trên các vi khuẩn - Tiếp đến trong những năm 1950 đến năm 1970: năm 1954, Boyd và Shapleigh đã sử dông thuật ngữ Lectin (Thuật ngữ lectin bắt nguồn từ chữ “ lectus”, dạng quá khứ của động từ “ legre “ trong tiếng latinh có nghĩa là lùa chọn) để chỉ nhóm các “ chất ngưng kết “ thực vật có khả năng ngưng kết đặc hiệu nhóm máu [22, 33], đây có thể được coi là khái niệm đầu tiên về lectin. ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 3 ……………………………………………………………………………………… Trong hai thập kỷ này, bên cạnh các công trình mang tính điều tra về sự phân bố của lectin, phần lớn các nhà khoa học đã tập trung vào việc tinh chế lectin để nghiên cứu cấu trúc và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của lectin, trên cơ sở đó tìm cách sử dụng lectin, nhằm phục vụ cho đời sống con người. Có nhiều phương pháp hoá lý đã được sử dụng trong các nghiên cứu trên như: sắc ký trao đổi ion, sắc ký lọc gel, sắc ký ái lực được coi như là các công cụ tinh chế lectin có hiệu quả, tạo ra được nhiều chế phẩm có độ tinh sạch cao [34]. - Từ năm 1970 đến nay: • Giai đoạn này, tiến độ nghiên cứu lectin được đẩy nhanh.Nhiều kết quả thó vị đã được công bè nh việc tìm thấy lectin ở nấm nhầy (Roise- 1974, Barondes và Haynood –1979) và ở trong cơ thể người (Chilads Freizy- 1979, Franklin-1980, Powell –1980). • Năm 1980, Goldstein và các cộng sự đưa ra định nghĩa “ Lectin là những protein hoặc glycoprotein không có nguồn gốc miễn dịch, nhưng có khả năng liên kết với đường hoặc liên kết với nhiều loại hợp chất chứa đường. Do vậy, lectin có khả năng ngưng kết nhiều loại tế bào. • Năm 1991 Balzarini J. đã phát hiện ra lectin của một số loài thuộc họ thuỷ tiên (Amaryllidaceae) và họ lan (Orchidaceae) có tác dụng kìm hãm sự phát triển của virus HIV. • Gần đây, Peuman và Van Dame (1995) [53, 54] đã đưa ra một số khái niệm mới về cấu trúc liên quan đến chức năng của lectin, lectin là protein mà cấu trúc phân tử có chứa Ýt nhất một vị trí liên kết đặc hiệu đường. Dùa vào cấu trúc phân tử và biểu hiện hoạt tính sinh học có thể phân chia lectin làm ba loại : - Merolectin có khối lượng phân tử tương đối nhỏ và chỉ cã mét trung tâm liên kết đường, do đó không có hoạt tính ngưng kết tế bào và không gây kết tủa các hợp chất liên kết đường. - Hololectin có chứa Ýt nhất hai trung tâm liên kết với đường, do đó có khả năng gây ngưng kế tế bào và gây tủa, do tương tác với nhiều ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 4 ……………………………………………………………………………………… loại chất cộng hợp đường, đó chính là các lectin quen thuộc đã được nghiên cứu nhiều nhÊt và dễ được phát hiện bởi vì khả năng gây ngưng kết tế bào của chúng và thường được gọi là haemagglutinin. - Chimerolectin là những phân tử, trong đó có Ýt nhất một vị trí liên kết với đường và có một vùng chức năng sinh học khác (có thể là chức năng xúc tác sinh học), thuộc về loại này là protien kìm hãm ribosom typ 2 (RIP.Type 2). Khoa học đã xác định được RIP2 của những hạt thầu dầu (Ricinus precatorius) và hạt cây Abrus precatorius L. Bao gồm hai chuỗi polipeptid: chuỗi A có hoạt tính xúc tác ARN-N-glicosidase, có tác động loại đi phân tử purin trên ARN của hạt ribosom gây bất hoạt ribosom và làm ngừng tổng hợp protein; chuỗi B cã hoạt tính ngưng kết tế bào và liên kết đặc hiệu với galactose, liên kết với màng tế bào để tạo điều kiện cho chuỗi A thâm nhập gây độc tế bào đích. Hai chuỗi A và B của RIP 2 nối với nhau bằng liên kết disulfua và liên kết không cộng hoá trị khác.Tuy nhiên chuỗi B ở phân tử RIP 2 đã được nghiên cứu chỉ có một trung tâm liên kết carbonhidrat (trừ ricin và abrin) nên chúng không có hoạt tính lectin như các hololectin theo quan niệm của Peuman và Van Dame [53], chính vì vậy theo hai ông chỉ có hololectin mới được coi là một lectin thực sự; còn ricin và abrin có hai trung tâm liên kết đường, có hoạt tính xúc tác ARN-N- glycosidase chỉ là một trường hợp ngoại lệ của lectin. • Song song với các hướng nghiên cứu ứng dụng, các nhà khoa học vẫn đi sâu vào tìm hiểu cấu tróc cũng như tính chất của các lectin, để sử dụng chúng trong chiết xuất và tinh chế lectin. Hiện nay các nhà khoa học đã hiểu biết khá nhiều về bản chất lectin. Khoa học hiện đại đã đưa ra một định nghĩa mới nhất về lectin như sau. “Lectin là protein mà cấu trúc ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 5 ……………………………………………………………………………………… phân tử có chứa Ýt nhất một vị trí liên kết đặc hiệu với đường, nhưng không làm nhiệm vô xúc tác” [21, 54, 61, 63] • Tình hình nghiên cứu lectin ở Việt Nam: việc nghiên cứu về lectin đã được triển khai từ gần 30 năm nay. Hầu hÕt các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu theo ba hướng chính: điều tra sự phân bố của lectin; tách chiết, tinh chế và nghiên cứu đặc tính, cấu trúc của lectin; nghiên cứu ứng dụng của lectin. Mặc dù thời gian nghiên cứu chưa dài nhưng cũng đã có được những thành công nhất định như: - Khảo sát và điều tra sự có mặt của lectin trong các loài động thực vật ở nước ta [2, 7, 15]. - Nghiên cứu và tối ưu hoá các phương pháp tách chiết, tinh chế và nghiên cứu tính chất cấu trúc phân tử của một số loại lectin có nguồn gốc nội địa. [2, 8]. - Ứng dông IgG trong nghiên cứu đặc tính lectin và phân loại tụ cầu khuẩn, nghiên cứu các lectin có khả năng nhận biết các một số chủng vi sinh vật gây độc thực phẩm [17]. 1.1.2. Sự phân bố của lectin trong sinh giới Lectin được phân bố chủ yếu trong thực vật bậc cao và được định khu khá rộng trong thân, lá và đặc biệt trong hạt. Trong 2663 loài thực vật có 800 loài chứa lectin, trong đó họ đậu (Fabaceae) chiếm 600 loài. Một sè trong các họ khác như thuỷ tiên, trinh nữ, lan hoà thảo cũng chứa lectin. Một số tác giả tìm thấy lectin có mặt trong khoảng 60% số loài đậu đang trồng ở Việt Nam. Lectin của họ đậu (Fabaceae), dâu tằm (Moraceae) còng đã được điều tra. Tất cả các loài mít và một số loài thuộc chi Artocarpus như chay (Artocarpus tonkinensis) đều có chứa lectin với hoạt tính rất cao. Trong các loài thực vật bậc thấp, lectin chỉ được tìm thấy ở một số loài nấm địa y tảo, nhưng có hoạt tính thấp và không đáng kể [10, 63]. Lectin có nguồn gốc động vật được phát hiện rất sớm như lectin từ huyết thanh sam biển châu Mỹ (Limulus polyphenus), lectin từ tôm hùm châu Mỹ (Homarous americans), cả hai đều thuộc ngành giáp xác. Các loài động vật có ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 6 ……………………………………………………………………………………… xương sống như líp cá xương (Osteichyes), líp lưỡng cư (Amphibia), líp bò sát (Reptilia), líp chim (Aves), líp thó (Mammalia) đều có chứa lectin. Một số dạng lectin đã được tinh chế và nghiên cứu tính chất như: lectin từ huyết tương cá chình (Anguilla rastiata), lectin từ cá vược (Perca piuviatilis). Ngay ở trong một số cơ quan của người như mô cơ, phổi và các tế bào của hệ miễn dịch cũng chứa lectin [15, 21, 41]. Virut và vi khuẩn cũng chứa lectin. Hirst đã phát hiện có một loại virut chứa hoạt chất gây ngưng kết hồng cầu gà con. Năm 1977 Ofek đã phát hiện thấy trên bề mặt tế bào vi khuẩn E.coli có chứa một chất giống với lectin. Các nghiên cứu của Gabber cũng đã chứng minh ở Pseudomonas aeruginosa cã hai loại lectin là PA I và PAII [30]. 1.2. Tính chất lý hoá - sinh học của lectin 1.2.1. Cấu tạo phân tử của lectin Lectin có bản chất là protein, trong đó phần lớn là các glycoprotein, sè lectin chỉ gồm một thành phần cấu tạo protein có rất Ýt, điển hình là ConA, chiết từ Canavalia ensiformis DC và lectin mầm lúa mì [32, 33, 58] Thành phần carbonhydrat của lectin bao gồm các đường mannose, glucose, galactose. Ngoài ra, còn có axit sialic (là dẫn xuất N- acyl của axit neuramic) thường nằm ở phần cuối oligosaccaride của các glycoprotein hoà tan. Thành phần protein gồm một hay nhiều chuỗi polypeptide kết hợp lại nhờ liên kết cộng hoá trị. Lectin của mỗi loài chứa thành phần axit amin khác nhau, nhưng phổ biến nhất là axit aspartic, serin, arginin và threonin. Các axit amin này chiếm tới 30% thành phần phân tử lectin. Trong khi đó, các axit amin chứa lưu huỳnh như cystein, methionin chỉ chiếm một tỉ lệ thấp, hoặc hầu như không có trong thành phần lectin. Trong phân tử lectin còn có các ion kim loại, thường gặp nhất là Mn 2+ và Ca 2+ các ion này không trực tiếp tham gia vào liên kết lectin–gluxit, nhưng lại rất cần cho sự tương tác giữa lectin và các gốc đường, vì chúng ảnh hưởng đến cấu hình không gian của phân tử lectin và trung tâm liên kết gluxit. ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 7 ……………………………………………………………………………………… 1.2.2. Khối lượng phân tử của lectin Các phương pháp sàng lọc phân tử, điện di trên gel polyacrylamid, siêu li tâm cho thấy, khối lượng phân tử của letin rất khác nhau, chóng dao động từ vài nghìn Da ( lectin của rÔ cây gai: Uricaceae) 8.500 Da đến vài trăm nghìn Da (lectin của sam biển châu Á: Tachypleus tridentatus) 700.000 Da [10, 16, 33]. Cho đến nay, khoa học không tìm thấy mối liên quan nào giữa khối lượng phân tử và hoạt tính của letin. Khối lượng phân tử của lectin không mang tính đặc trưng và không phụ thuộc vào mức độ tiến hoá của loài hay cá thể. Do phân tử lectin có thể được cấu tạo từ nhiều tiểu đơn vị, nên khối lượng phân tử của chúng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc không gian. Các yếu tố này làm thay đổi cấu tróc không gian của lectin như: pH, dung dịch urê nồng độ cao, guanidin clorit đều có thể ảnh hưởng đến khối lượng phân tử lectin. Ví dụ như ConA ở pH trung tính có cấu trúc tetramer với khối lượng phân tử khoảng 102.000 Da, nhưng ở pH < 6 cấu trúc tetramer bị phân ly thành các dimer có khối lượng phân tử là 51.000 Da [33]. Bảng 1: Khối lượng phân tử của một số loại Lectin TT Lectin Khối lượng phân tử (kDa) 1 Rễ cây – Urtica dioica 8,5 2 Trứng cá vược - Perca fimiatilia 13 3 Õch – Rana japonica 13,5 4 Mô cơ lưng người 14,5 5 Huyết thanh cá trình – Angunilla angunilla 16,8 6 Mầm lúa mì - Triticum sp 26 7 Chi - Artocarpus 50 8 ConA – Canavalia ensiformis 108 9 Tảo đỏ – Plusmosa Plusmosa 150 10 Huyết thanh sam biển châu Mỹ – Limulus polyphemus 335 11 Huyết thanh sam biển châu Á - Tachypleus tridentatus 700 1.2.3. Tính tan của lectin Lectin có khả năng hoà tan trong nước, đặc biệt lectin rất dễ tan trong dung môi là muối loãng, vì vậy trong quy trình tinh chế, các nhà khoa học thường sử dụng các dung dich đệm chứa muối ở nồng độ sinh lý làm dung môi chiết xuất. Do ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 8 ……………………………………………………………………………………… bản chất là protein nên lectin dễ kết tủa với: aceton, alcohol ở nhiệt độ thấp một số muối trung tính nồng độ cao và muối kim loại nặng [41] 1.2.4. Khả năng tương tác với đường của lectin Khả năng tương tác với đường của lectin là một trong những tính chất điển hình của lectin. Lectin có thể liên kết với cả phân tử đường đơn lẫn cả gốc đường nằm trên bề mặt tế bào. Các loại đường như là: glucose và glucosamin, galactose và galactosamin, fucose, manose tương tác với nhiều loại lectin [23, 33]. Có rất nhiều giả thuyết về bản chất sự tương tác giữa lectin với gốc đường, tuy nhiên các nhà khoa học đều thống nhất là: sự bền vững của phức hợp lectin - đường được duy trì nhờ các liên kết phân cực (liên kết hidro giữa các nhóm -OH của đường với các đầu phân cực của các gốc axit amin trên phân tử lectin) và liên kết không phân cực hay liên kết không gian (liên kết bằng lực Van der- Walls) [33]. Mankela đã phát hiện thấy sự khác biệt trong cấu trúc không gian ở vị trí C 3 , C 4 của các loại đường trong thành phần các loại lectin là nguyên nhân chính dẫn đến ái lực hoá học khác nhau của chúng với các loại đường [26, 33]. Khả năng tương tác đặc hiệu của lectin - đường đã được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu tế bào học, huyết học và miễn dịch học. Đặc biệt gần đây, nã còn được ứng dụng để tinh chế lectin. Nhiều glycoprotein có chức năng sinh học đã được tinh chế bằng phương pháp sắc ký ái lực lectin. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính lectin Ngưng kết tế bào là đặc tính sinh học quan trọng của lectin, có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của lectin như : pH, nhiệt đé, các loại đường, enzim Ảnh hưởng của pH: Do sự tương tác của lectin với các hợp chất đường hoặc các thụ thể theo kiểu tương tác ái lực hoá học, nên giá trị pH có ý nghĩa đặc biệt trong sự tương tác đó. Hơn nữa lectin có bản chất là protein nên có hai giá trị pH cần được lưu ý nhiều nhất trong quá trình tinh chế lectin, đó là pH đẳng điện và pH tối thích. Ảnh hưởng của nhiệt độ: ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 9 ……………………………………………………………………………………… Do bản chất là protein, lectin còng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ tác động lên cấu trúc không gian bậc bốn của phân tử lectin, làm ảnh hưởng đến ái lực liên kết với đường của các trung tâm hoạt động và làm thay đổi hoạt tính của lectin Đa sè lectin bị mất hoạt tính ở nhiệt độ cao, do tác dụng của nhiệt độ làm đứt gãy liên kết hoá trị của phân tử lectin khiến cấu trúc không gian của chóng không thể phục hồi lại (bị biến tính không thuận nghịch), ở nhiệt độ thấp hoạt tính lectin giảm, khi tăng dần nhiệt độ thì hoạt tính lectin cũng cũng tăng dần đến một giá trị cực đại ở nhiệt độ tối thích. Phản ứng của lectin với các loại đường: Các loại đường đơn có ảnh hưởng đến hoạt tính ngưng kết tế bào của lectin. Đó là khi có mặt của phân tử đường, trung tâm liên kết cacbonhydrat của lectin bị phong bế làm làm mất tác dụng liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào, do đó tế bào không bị ngưng kết bởi lectin [13]. Ảnh hưởng của enzym: Các enzyme có khả năng làm biến đổi tính chất của màng tế bào và làm thay đổi khả năng ngưng kết tế bào của lectin Một sè enzyme như trypsin, papain có tác dụng làm tăng hoạt tính của lectin. Khi hồng cầu được xử lý bằng các enzyme này, một số protein trên bề màng hồng cầu sẽ bị thuỷ phân làm bộc lé rõ các thụ thể có bản chất là glycoprotein giúp cho lectin gắn vào màng tế bào hồng cầu dễ dàng hơn, do vậy sẽ làm tăng hoạt tính ngưng kết tế bào hồng cầu của lectin. Ngược lại một số enzyme lại làm giảm hoặc mất hoạt tính của lectin, khi tiến hành xử lý hồng cầu bằng galactose oxidase hoặc một số enzyme glycosidase các enzyme này sẽ phân huỷ các gốc đường đặc hiệu với lectin, do đó làm giảm hoạt tính ngưng kết. Ảnh hưởng của các ion kim loại: Một vài ion kim loại cũng ảnh hưởng đến tính của lectin. Trong nhiều thí nghiệm, một sè loại ion kim loại sẽ làm giảm hoặc tăng hoạt tính của lectin. Tác động của chúng khá là phức tạp không tuân theo quy luật nào. ……………………………………………………………………………………… Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngô Bá Bình k11 10 [...]... tương tác với lectin Do các gốc đường được lé ra ở bề mặt là một vị trí liên kết lectin tiềm năng, các lectin kết hợp với gốc đường của vi khuẩn có nghĩa chúng có khả năng là chất hấp phô đối với toàn bộ tế bào, đặc điểm này cùng với tính đặc hiệu khiến chóng trở thành công cô hữu Ých trong vi c nhận dạng vi khuẩn [19] Hầu hết vi c sử dông lectin trong nghiên cứu bệnh lý liên quan đến vi sinh vật đều... các vi sinh vật đều để lé ra các gốc đường cacbonhydrate, đây là vị trí phản ứng tiềm năng của các lectin [56] Trên cơ sở đó, các nhà khoa đã sử dụng các mẫu lectin tách từ thực vật trong thiên nhiên để định dạng các chủng vi sinh vật, hay phân biệt các loài có typ huyết thanh khác nhau và đã đạt được những thành tựu nhất định như: sử dông mét số đối tượng lectin trong vi c xác định tụ cầu vàng và tụ... giả khác lectin có thể đóng vai trò vận chuyển chất dự trữ và làm nguyên liệu dự trữ, làm chất trung gian liên kết giữa vi khuẩn và thực vật trong hiện tượng cố định đạm [41, 54] 1.4 Các phương pháp tách chiết và tinh chế lectin 1.4.1 Các kỹ thuật tách chiết lectin Do có bản chất là protein hay glycoprotein dễ tan trong nước, nên vi c tách chiết lectin ra khỏi các mô tế bào động thực vật, vi sinh vật... đa mà vi khuẩn có thể phát triển [3, 11] Cấu trúc thành tế bào có các nhóm chất CÊu tróc thµnh tÕ bµo cã c¸c nhãm chÊt nh polysaccharide và glycoprotein, các nhóm chất mang các gốc đường có thể là các vị trí liên kết tiềm năng của lectin trong phản ứng gây ngưng kết vi khuẩn với lectin [45] Loại vi khuẩn này nhiễm vào người khi ăn phải thực phẩm không được bảo quản tốt, chóng gây nôn mửa nhiều và đau... trên bề mặt tế bào 1.5.3 Trong y học Lectin được sử dụng như một công cụ chẩn đoán có hiệu quả, dùa vào khả năng đặc hiệu một số loại vi sinh vật, lectin được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm thông thường khác để nâng cao giá trị chẩn đoán bệnh [47] Trực khuẩn than (Bacillus anthracis) được phát hiện nhờ xét nghiệm ELLA với lectin đậu tương (Glycin max), lectin đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân... gây ngộ độc thực phẩm 1.6.1 E.coli Escherichia coli là vi khuẩn Gram âm hình que có kích thước (1,1-1,5) àm x (2-6) àm thuộc họ Enterobacteriaceae là loại yếm khí tuỳ tiện Đa số các vi khuẩn này phát triển trong khoảng 5-120 C, có thể tồn tại rất lâu trong môi trường và nhạy cảm với vi c thanh trùng, ngoài ra còn chịu được môi trường có axit và nhiệt độ thấp tốt hơn các vi khuẩn khác [4, 35] Vi khuẩn. .. tinh vi trình tự carbonhydrat trên bề mặt tế bào, do đó cũng ảnh hưởng đến vi c điều chỉnh các chức năng sinh lý của tế bào Ngoài ra, lectin còn có vai trò trong tương tác giữa vi khuẩn cố định đạm như: lectin chiết từ cây cỏ ba lá có khả năng tương tác với kháng nguyên bề mặt tế bào vi khuẩn Rhizobium trifollii, làm kết dính vi khuẩn này với tế bào của rễ cây [19, 30] Theo Lis, Sharon và một số tác. .. pháp gây ngưng kết để nhận ra B anthracis là sử dụng các lectin thu được từ đậu nành (SBA) và từ ốc sên (HPA) Trong các chủng Bacillus, SBA chỉ ngưng kết B anthracis và B mycoides, nhưng không tác dụng lên đối với B anthracis Hơn thế nữa, lectin còn tác động lên các bào tử của B.anthracis Các kết quả tương tù còng thu được đối với loại B thuringiensis [24, 49, 50] 1.6 Đại cương về một số vi sinh vật gây. .. khả năng tương tác đặc hiệu với phân tử glycoprotein CD4+ ở bề mặt tế bào T của người, là phân tử kết hợp đặc hiệu với HIV trong pha đầu của quá trình nhiễm bệnh Do đó có thể kìm hãm hiện tượng nhiễm HIV và hạn chế khả năng mắc bệnh Chúng ta hoàn toàn tin tưởng lectin sẽ trở thành một sinh phẩm có giá trị trong điều trị và chẩn đoán bệnh 1.5.4 Trong vi sinh vật học BÒ mặt của vi khuẩn mang các gốc đường,... bào và không có vỏ Các loài thuộc chi Staphylococci đều là vi khuẩn yếu khí tuỳ tiện Chóng phát triển tốt trong điều kiện hiếu khí nhưng vẫn có thể phát triển trong điều kiện kị khí Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hoá chất cao hơn các vi khuẩn không nha bào khác, bị diệt ở nhiệt độ 80 0C trong một giê, tuy nhiên khả năng đề kháng với nhiệt độ thường phụ thuộc vào khả năng thích ứng với . nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu và sử dụng lectin trong tương tác đặc hiệu với các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm ’’ với những mục tiêu và nội dung là : 1. Điều tra lectin trong một số họ thực. vật ở Vi t Nam 2. Thực hiện phản ứng tương tác của các loại lectin với một số loài vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm . 3. Tách chiết, tinh chế một vài lectin điển hình có phản ứng đặc hiệu với các. nhiên vi c nghiên cứu lùa chọn các lectin tương tác đặc hiệu với các vi sinh vật vẫn là một để tài rộng mở và rất thiết thực. Xuất phát từ thực tế và những yêu cầu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên

Ngày đăng: 24/12/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan