Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá

91 449 1
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất trước cổ phần hóa (năm 2005) và sau khi cổ phần hoá (từ năm 2006 đến 2010) tại Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn; Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần hóa 5 năm từ 2006 2010; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty trong thời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn. Về phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai;+ Về thời gian: Trước khi CPH năm 2005 và 5 năm sau CPH từ năm 2006 2010.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Mặt khác, mục tiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đồng thời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý cũng như thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, trong điều kiện kinh tế thị trường cần phải thật sự chủ động “đi tắt đón đầu”, nhất là trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới và chủ động về thị trường, đánh giá về thị phần và khẳng định chính mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một doanh nghiệp hoạt động trọng lĩnh vực nông nghiệp, chuyên về sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số ngành nghề dịch vụ khác, Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn trên thị trường. Từ khi cổ phần hoá đến nay, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, hoạt động ngày càng có hiệu quả, tạo được 2 chỗ đứng ở thị trường trong, ngoài nước và là bạn hàng tin cậy với đối tác trong nước cũng như ngoài nước được thể hiện ở các khía cạnh như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của Công ty ngày càng lớn mạnh … Tuy nhiên nếu phân tích sâu, đánh giá một cách khách quan thì hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cũng còn những hạn chế, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư không cao, doanh số, sản phẩm, tốc độ quay vòng vốn… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, do vậy Công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có nguồn lực tài chính mạnh mẽ hơn, có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh tốt hơn… Vì vậy muốn đứng vững trên thị trường, Công ty phải tạo sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác về giá cả hay chất lượng hàng hoá, đặc biệt là phải nâng cao được chất lượng hoạt động. Nhằm góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, tác giả luận văn lựa chọn vấn đề: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, ở ấp Phú Sơn xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất trước cổ phần hóa (năm 2005) và sau khi cổ phần hoá (từ năm 2006 đến 2010) tại Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn; 3 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần hóa 5 năm từ 2006 - 2010; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn. - Về phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; + Về thời gian: Trước khi CPH năm 2005 và 5 năm sau CPH từ năm 2006 - 2010. 4. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp; - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hóa; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn trong thời gian tới. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, vấn đề cổ phần hoá và sau cổ phần hoá các DNNN đã được nghiên cứu trong nhiều đề tài khoa học, một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Qua tìm hiểu các tài liệu, tác giả luận văn có thể hệ thống và nêu ra một số công trình chủ yếu sau: Bộ Tài chính (1993), Cơ sở khoa học của việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần ở Việt Nam, Chương trình khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 03.07.05. PTS Nguyễn Ngọc Quang (1996), Cổ phần hoá DNNN cơ sở lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. PTS Đoàn Văn Hạnh (1998), Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Trần Công Bảng (1998), Tiến trình và triển vọng cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 44 (1994), Cổ phần hoá lối ra của các DNNN trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Trần Tiến Cường (2001), Các vấn đề tồn tại và phát sinh của DNNN sau cổ phần hoá đa dạng sở hữu, Tài liệu Hội thảo về cổ phần hoá. TS. Nguyễn Xuân Hào (2001), Tình hình thực hiện cổ phần hoá DNNN của Bộ Giao thông vận tải, Tài liệu Hội thảo về cổ phần hoá, Bộ Giao thông vận tải. Những công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cổ phần hoá DNNN, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về cổ phần hoá. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về 5 những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra trong và sau cổ phần hoá các DNNN ngành chăn nuôi. Đối với ngành chăn nuôi, để phục vụ cho quá trình cổ phần hoá, Ngành đã xây dựng những đề án, có các báo cáo tổng kết hàng năm và tổ chức hội thảo về cổ phần hoá các DNNN của Ngành. Tuy nhiên, đó là những bài viết đơn lẻ, là những đề án triển khai hoặc những tổng kết có tính liệt kê số liệu; chưa có những đánh giá mang tính hệ thống và phân tích đầy đủ trên phương diện khoa học. Năm 1999, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thơm đã bảo vệ Luận án tiến sĩ kinh tế về “Cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam”. Đây là công trình nghiên cứu và tổng kết khá công phu lý luận và thực tiễn về cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu chung về cổ phần hoá các DNNN ở những năm đầu của tiến trình cổ phần hoá. Vì vậy, những kết quả của cổ phần hoá còn khiêm tốn. Từ đó đến nay đã trên 10 năm, những vấn đề của cổ phần hoá các DNNN đã có nhiều điểm mới. Đặc biệt những vấn đề sau cổ phần hoá các DNNN trước đây chưa phát sinh, đến nay đã có nhiều nảy sinh phức tạp, nhưng chưa được nghiên cứu trong luận án. Năm 2002, tác giả Bùi Quốc Anh đã bảo vệ luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị Xã hội chủ nghĩa về “Cổ phần hoá DNNN trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam”. Những vấn đề tác giả đề cập ở trong khuôn khổ Luận văn Thạc sỹ chủ yếu là đề cập về cổ phần hoá, những vấn đề hậu cổ phần hoá chưa được xem xét. Hơn nữa công trình nghiên cứu cũng đã được gần 5 năm. Năm 2003, nghiên cứu sinh Lê Văn Hội đã bảo vệ luận án Tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Cổ phần hoá một số DNNN trong ngành Giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn của cổ phần hoá các DNNN của ngành Giao thông 6 vận tải, trong đó chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực hiện cổ phần hoá, những vấn đề đặt ra sau cổ phần hoá các DNNN chưa được luận án nghiên cứu. Trên thực tế, sau khi thực hiện cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội ảnh hưởng không chỉ đến các DNNN đã cổ phần hoá mà còn ảnh hưởng đến những DNNN chưa cổ phần hoá. Đã có một số bài viết về từng mặt của những vấn đề kinh tế nảy sinh sau khi doanh nghiệp cổ phần hoá như: “Các vấn đề tồn tại và phát sinh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá và đa dạng hóa sở hữu” của TS. Trần Tiến Cường; “Một số vướng mắc về tài chính đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá và đa dạng sở hữu” của Lê Hoàng Hải - Trưởng ban cổ phần hoá Cục tài chính doanh nghiệp Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về các vấn đề sau cổ phần hoá các DNNN. Trước những biến động của quá trình cổ phần hoá các DNNN nói chung, của ngành chăn nuôi nói riêng, đặc biệt là những biến động trong những năm gần đây, tác giả luận văn muốn đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống cả những vấn đề diễn ra trong quá trình cổ phần hoá và nảy sinh sau cổ phần hoá DNNN, nhằm đưa ra những giải pháp xử lý đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn. Đây cũng là công trình tiếp nối của tác giả để đảm bảo tính hệ thống. 1.2. Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi cổ phần hóa 1.2.1. Khái quát về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần Quá trình cổ phần hóa một bộ phận DNNN ở nước ta có nhiều nét đặc thù, đó là CPH những DN thuộc sở hữu nhà nước, mà về thực chất là CPH một bộ phận thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân. Mục tiêu cơ bản của việc chuyển một bộ phận DNNN thành CTCP là nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả DNNN. 7 Cụ thể là tìm một hình thức quản lý vừa phát huy quyền làm chủ của người lao động, vừa bảo đảm quản lý một cách có hiệu quả những tài sản của DN. Do đó, từ sở hữu của Nhà nước đối với tài sản của DN chuyển sang công ty cổ phần, đa sở hữu, chúng ta đã đưa ra nhiều dạng công ty cổ phần, có thể gói gọn lại thành hai nhóm chính: - Nhóm các công ty cổ phần trong đó Nhà nước có tham gia cổ phần như: giữ nguyên giá trị của DN, kêu gọi thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu; bán một phần tài sản của DN; cổ phần hóa một bộ phận của DN. Tất cả các hình thức cổ phần hóa theo ba dạng trên đều có tỷ trọng sở hữu của Nhà nước hoặc là Nhà nước nắm giữ cổ phiếu khống chế (51%), hoặc không nắm giữ cổ phiếu khống chế. - Loại hình DN cổ phần hóa theo thể thức bán toàn bộ DN cho người lao động, Nhà nước rút vốn của mình. Về quan điểm, để Nhà nước tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền kinh tế. Dưới bất kỳ hình thức nào thì công ty cổ phần là loại hình DN đa sở hữu. Nghĩa là, khi người lao động tham gia vật chất vào sở hữu DN thông qua các cổ phần lợi ích thiết thân của họ gắn liền vào số phận của DN, tạo ra sự giám sát tập thể đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chính quá trình này cũng tạo ra cơ chế phân phối hài hòa giữa Nhà nước, DN và người lao động. Trên cơ sở đó hiệu quả và sức cạnh tranh của DN sẽ có điều kiện được nâng dần lên. Như vậy, bản chất quá trình cổ phần hóa một bộ phận DNNN của chúng ta cũng không phải là tư nhân hóa; bởi lẽ ở một số lý do: Thứ nhất, DNNN một thời gian dài đã được hình thành tràn lan, nay Nhà nước chỉ nắm những ngành, những lĩnh vực thật cần thiết, nắm vũ đài chỉ huy toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước 8 không thể được củng cố thêm, thậm chí còn bị yếu đi, nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì những DN hiệu quả thấp, dàn trải và năng lực cạnh tranh kém. Như vậy, bán toàn bộ tài sản chỉ được áp dụng đối với những ngành, những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ, những lĩnh vực mà khu vực dân doanh hoàn toàn có thể làm tốt hơn DNNN. Đó là một giải pháp hoàn toàn hợp lý. Thứ hai, Nhà nước sẽ lựa chọn hình thức bán cho phù hợp, và nếu bán theo cách để cho người lao động có cổ phần ưu đãi hay cổ phần không chia, thì rõ ràng không thể nói rằng đó là tư nhân hóa. Từ khi có chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ đến nay, quá trình CPH có thể phân chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 6/1992 đến tháng 4/1996; giai đoạn 2 từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998; giai đoạn 3 từ tháng 7/1998 đến tháng 12/2001 và giai đoạn 4 từ tháng 1/2002 đến nay. 1.2.2. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp Cổ phần hoá (CPH) là một hình thức chuyển đổi doanh nghiệp từ doanh nghiệp có một hoặc số ít chủ sở hữu sang các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu dưới hình thức các công ty cổ phần (CTCP). Thực chất của quá trình này là nhằm chuyển đổi hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp cũ sang hình thức sở hữu hỗn hợp giữa các cổ đông là tư nhân, pháp nhân; giữa tư nhân với nhà nước; giữa tư nhân với nhau trên cơ sở chia nhỏ tài sản của công ty thành những phần bằng nhau, bán lại cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu. Thông qua đó thiết lập hình thức tổ chức quản lý sản xuất theo mô hình CTCP, hoạt động với tư cách một pháp nhân độc lập. Như vậy cổ phần hoá có thể thực hiện cho bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp tư nhân, DNNN và các loại hình doanh nghiệp khác. Mặc dù trong thực tiễn CPH diễn ra cả đối với các doanh nghiệp tư nhân song do số lượng các doanh nghiệp tư nhân CPH là không đáng kể, cho nên khi nhắc đến CPH người ta thường hiểu là CPH DNNN. 9 Cổ phần hoá các DNNN là thuật ngữ xuất hiện và được sử dụng ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới tổ chức và quản lý các DNNN trong những năm gần đây. Đổi mới các DNNN là xu hướng có tính phổ biến ở hầu hết các nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội (kể cả các nước tư bản và các nước theo mô hình của chủ nghĩa xã hội), với mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng khu vực kinh tế nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Đổi mới các DNNN có thể được diễn ra theo những mức độ khác nhau, với những nội dung thực hiện khác nhau như: + Đổi mới những nội dung hoạt động bên trong các DNNN theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giảm thiểu sự bao cấp của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Tự do hoá việc tham gia các hoạt động kinh tế cho các thành phần kinh tế khác ở những khu vực, những hoạt động vốn chỉ dành cho DNNN. Theo đó DNNN sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động, các thành phần kinh tế khác sẽ mở rộng phạm vi. Sức cạnh tranh giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác sẽ cùng tăng lên. Số lượng các DNNN sẽ giảm, gánh nặng từ ngân sách cũng giảm bớt; + Uỷ quyền kinh doanh hoặc cho phép các loại hình kinh doanh ngoài nhà nước ký những hợp đồng kinh tế thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho khu vực ngoài nhà nước thuê những tài sản công cộng; + Chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ hình thức sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân hoặc tập thể dưới hình thức tư nhân hoá hoặc cổ phần hoá ở các nước tư bản, các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Nga, Đông Âu); cổ phần hoá hoặc bán khoán, cho thuê các DNNN như ở Việt Nam. Cổ phần hoá các DNNN là biện pháp có tính đặc thù của một số nước, trong đó có nước ta trong việc đổi mới các DNNN những năm vừa qua. Để đáp 10 ứng yêu cầu chuyển đổi các DNNN thành các công ty cổ phần qua cổ phần hoá, cần phải có những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn về cổ phần hoá các DNNN. Vì vậy, ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Theo Đỗ Bình Trọng, “cổ phần hoá chỉ việc chuyển đổi một DNNN thành một công ty cổ phần, trong đó các đơn vị kinh tế phi chính phủ được phép mua một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá”. Ban đổi mới, phát triển DNNN cho rằng: “Cổ phần hoá là quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần”. Có tác giả lại quan niệm: “Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu”. Vì vậy, cổ phần hoá các DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông (một cổ đông đặc biệt). Đó là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, đồng thời DNNN thực hiện cổ phần hoá có thể thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu. Nhìn chung các khái niệm về cổ phần hoá đều nói trực tiếp đến cổ phần hoá các DNNN, vì vậy, đều nói tới quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ hình thức DNNN sang hình thức công ty cổ phần, với những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các khái niệm chưa đi sâu vào bản chất bên trong của quá trình cổ phần hoá các DNNN. Từ những khái niệm trên có thể khái quát và đưa ra khái niệm đầy đủ về cổ phần hoá DNNN như sau: Cổ phần hoá các DNNN là biện pháp có tính đặc thù của quá trình đổi mới các DNNN, là quá trình chuyển các DNNN thành các công ty cổ phần. Đó là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu nhà nước sang sở hữu của nhiều chủ thể - đa sở hữu (hay sang sở hữu hỗn hợp), trong đó tồn tại một [...]... của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận - Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản 29 xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản. .. sự dịch chuyển của tư bản vào các ngành một cách dễ dàng, điều 21 đó đã tạo điều kiện ra đời và phát triển các công ty cổ phần 1.3 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.3.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp... (Strenght) sẵn có của công ty, những yếu điểm (Weakness) của công ty đang mắc phải, những cơ hội (Opportunity) mà công ty có thể tiếp cận và những thách thức (Threat) mà công ty sẽ phải đối mặt Thông qua đó phân tích và kết hợp những yếu tố này nhằm đề ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 36 Chương 2 TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP... việt của nó không chỉ trong huy động vốn mà còn ở cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh Sự khác biệt của công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác trên các phương diện, trước hết là doanh nghiệp tư nhân đã cho phép hiểu rõ thực chất của cổ phần hoá các DNNN và phân biệt cổ phần hoá các DNNN với tư nhân hoá chúng Đứng trên phương diện này, sản phẩm của cổ phần hoá các DNNN là các công ty cổ phần, ... độc lập thuộc Ty Nông nghiệp Đồng Nai - Năm 1984, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn sáp nhập vào Công ty chăn nuôi Đồng Nai theo Quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai - Tháng 7/1994, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách ra khỏi Công ty chăn nuôi heo Đồng Nai, thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn - Tháng 12/1994, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi heo Long... trọng nhất là phục vụ việc lựa chọn các phương án hành động Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh: Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị... vậy, thực chất cổ phần hoá DNNN chỉ sự tác động bằng các biện pháp kinh 15 tế, kỹ thuật tác động vào DNNN (đối tượng của cổ phần hoá) , chuyển chúng thành công ty cổ phần (sản phẩm của quá trình cổ phần hoá) Để hiểu rõ thực chất của cổ phần hoá các DNNN cần đi sâu phân tích các nhân tố nằm trong sơ đồ của quá trình đó Nhân tố thứ nhất: DNNN với tư cách là đối tượng của cổ phần hoá DNNN là doanh nghiệp... Thành - Tháng 01/1997, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Phương - Tháng 11/20 05, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi gà Đồng Nai - Năm 20 05, Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn được thành lập theo Quyết định số 868/QĐ-CT-UBT của UBND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn - Hiện nay Công ty là một trong những doanh nghiệp có đàn heo,... : Là doanh thu thuần 1.4 .5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chúng ta dùng các chỉ tiêu sau: ∑V Ta có: Trong đó: SXKD ∑V SXKD = VCĐ + VLĐ là tổng vốn sản xuất kinh doanh VCĐ là vốn cố định VLĐ là vốn lưu động ∑V Trong đó: SXKD ∑V SXKD = VSXKDđ k + VSXKDck 2 là vốn sản xuất kinh doanh bình quân VSXKDđ k là vốn sản xuất kinh doanh đầu kỳ VSXKDck là vốn sản xuất kinh doanh. .. Tình hình đặc điểm của Công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tên giao dịch : Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn Địa chỉ : Ấp Phú Sơn xã Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai Lịch sử thành lập: Công ty được thành lập vào tháng 3/1976 theo Quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở trại heo tư nhân có tên KYCANOCO Khi mới thành lập có tên là Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn – đơn vị hạch . các DNNN có thể được diễn ra theo những mức độ khác nhau, với những nội dung thực hiện khác nhau như: + Đổi mới những nội dung hoạt động bên trong các DNNN theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự. tỉnh Đồng Nai; + Về thời gian: Trước khi CPH năm 2005 và 5 năm sau CPH từ năm 2006 - 2010. 4. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp; -. trường đối với hoạt động của các DN. Tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam không thể không có nội dung cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có vấn đề thu hẹp sở hữu nhà nước và hạn chế sự can thiệp

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

      • 1.2. Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi cổ phần hóa

        • 1.2.1. Khái quát về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần

        • 1.2.2. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp

        • 1.2.3. Tính cấp thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp

        • 1.2.4. Quá trình Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và trên Thế giới

        • 1.2.5. Khái quát về công ty cổ phần

        • 1.3. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh

          • 1.3.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

          • Chương 2

          • TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

          • VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • 2.1. Tình hình đặc điểm của Công ty

            • Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

            • Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

            • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

              • 3.1. Thị trường ngành chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai

              • 3.2. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần và sau khi cổ phần (từ 2006 - 2010)

              • 3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hóa.

              • 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn.

                • 3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu.

                • 3.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí.

                • 3.4.3 Các yếu tố rủi ro dịch bệnh

                • 3.5. Đánh giá tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá

                  • 3.5.2 Những tồn tại, hạn chế

                  • 3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan