một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

107 1.8K 12
một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bền vững. Đánh giá thực trạng phát triển và tính bền vững của hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Xác định các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đề xuất được một số giải pháp để pháp triển chăn nuôi lợn bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả 2 ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chăn nuôi lợn cũng đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2010 tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 25% trong toàn ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn chiếm 78% tổng giá trị của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là nghề cổ truyền ở Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, thực tế từ vùng thấp đến vùng cao, từ đồng bằng đến trung du miền núi đâu đâu cũng thấy chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp đã làm giảm chi phí đầu vào, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Do vậy chăn nuôi lợn đã có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế của cả nước. Hiện nay chăn nuôi lợn có một số triển vọng đó là: chăn nuôi lợn là ngành sản xuất thực phẩm chủ lực của Việt Nam, chiếm 80% lượng thịt trong bữa ăn của của con người Việt; lượng thịt lợn tiêu thụ trung bình trên thế giới 80 kg/người/năm, trong khi ở Việt Nam chỉ 46 kg/người/năm; Nhà nước sẽ ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát đầu vào và đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi; chăn nuôi lợn an toàn, quy mô chăn nuôi hữu cơ được quan tâm và phát triển; thị trường tiêu thụ rộng lớn với yêu cầu ngày càng cao 1 về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiềm năng xuất khẩu thịt lợn sang EU, Nhật Bản đang mở rộng … Bên cạnh những thuận lợi và triển trọng đó thì cũng còn rất nhiều hạn chế, hạn chế lớn nhất là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trong cả nước chiếm 89%, chính điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho ngành chăn nuôi lợn như: sản phẩm khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, nguồn con giống không đảm bảo, chất lượng thức ăn chăn nuôi kém, phòng trừ dịch bệnh chưa đủ, thiếu thông tin về thị trường và chính sách hỗ trợ, rất khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng … thiếu yếu tố bền vững. Huyện Xuân Lộc thuộc phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ khá phong phú, nằm cuối tỉnh Đồng Nai, trên trục quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản lượng thịt lợn năm 2010 chiếm 87,04% tổng sản lượng thịt của toàn huyện. Bên cạnh những lợi thế thì huyện còn có nhiều khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi lợn như: Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, sản phẩm thịt lợn chất lượng thấp, giá trị hàng hoá không cao, cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi còn yếu, dịch bệnh vẫn xảy ra liên tục đặc biệt là chưa kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường. Thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi chưa ổn định đã gây nên những trở ngại. Những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi như con giống, thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt, chưa đồng bộ, dịch bệnh gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi, nhất là dịch bệnh lợn tai xanh đã xảy ra trong năm 2010. 2 Với những thực tiễn trên, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn đề phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững là có ý nghĩa rất quan trọng. Để góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và phát triển mang tính bền vững, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển và tính bền vững của hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. - Xác định các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất được một số giải pháp để pháp triển chăn nuôi lợn bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kết quả của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai qua 3 năm 2009 – 2011. 3 - Phạm vi về nội dung: Các chính sách tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Quá trình sản xuất chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình, các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 4. Nội dung nghiên cứu - Những lý luận cơ bản về ngành chăn nuôi và sự phát triển nông nghiệp bền vững, chăn nuôi lợn bền vững. - Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc. - Phân tích các yếu tố tác động đến chăn nuôi lợn theo hướng bền vững. - Phân tích những yếu tố tác động đến sản lượng thịt lợn của người chăn nuôi. - Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và thách thức đối với chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. 5. Kết cấu luận văn Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3- Kết quả nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển bền vững đưa ra năm 1987. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm hướng tới: bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trường. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi Khái niệm: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Đặc điểm ngành chăn nuôi - Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật, có hệ thần kinh cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất định (người sản xuất cần đảm bảo một lượng thức ăn đủ về chất và lượng để đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt nhất, cần có sự quan tâm chăm sóc, có biện pháp kỹ thuật để phòng trừ dịch bệnh ). - Chăn nuôi co thể phát triển tĩnh, tập trung mang tính chất như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như san xuất nông nghiệp. 5 - Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Vì vậy cần căn cứ vào mục đích thu sản phẩm chính để lựa chọn hướng đầu tư và quy trình kỹ thuật được áp dụng. Vị trí của ngành chăn nuôi - Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, trong chăn nuôi thì đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các loại sản phẩm: thịt, trứng, sữa đáp ứng nhu cầu của con người, sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng lên thì nhu cầu thực phẩm cũng tăng theo và sản phẩm cũng phải đáp ứng chất lượng ngày càng cao. - Đối với một số ngành công nghiệp chế biến thì chăn nuôi cũng đáp ứng một phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào. Vai trò của ngành chăn nuôi - Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. - Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và công nghiệp chế biến khác. - Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị xuất khẩu. - Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ. Không chỉ có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ sinh vật và bảo vệ sinh thái. 1.1.3. Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững 1.1.3.1. Khái niệm chăn nuôi lợn theo hướng bền vững - Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên. 6 Sự phát triển bền vững luôn bao gồm các mặt: + Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả mãn nhu cầu của con người + Giữ gìn số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. + Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lương tự nhiên thông qua việc tìm các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học. Phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hòa của 3 khía cạnh phát triển đó là Kinh tế- Xã hội - Môi trường. Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững là chăn nuôi mà đảm bảo được đồng thời 3 mục tiêu: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn - Nhân tố tự nhiên: + Việc phát triển chăn nuôi lợn phải dựa trên những điều kiện thuận lợi về thời tiết khí hậu. + Phát triển chăn nuôi lợn còn do nhân tố đất đai tác động vào. - Các nhân tố kinh tế: + Vốn: Nguồn vốn ảnh hưởng việc phát triển chăn nuôi lợn như một yếu tố quyết định. Có vốn sẽ mở rộng về quy mô và đi sâu nâng cao chất lượng hoặc có thể tổ chức thành trang trại. + Khoa học công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu chăn nuôi sẽ làm cho ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành công nghiệp chăn nuôi; mở rộng được quy mô, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm thịt lợn cũng được nâng cao. + Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên thị trường: Mục đích chủ yếu của chăn nuôi lợn là để bán, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, đa dạng chủng loại sản phẩm chế biến sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển. 7 + Giá cả thịt lợn trên thị trường: Giá thịt lợn trên thị trường cao và lợi nhuận thu được lớn sẽ kích thích phát triển chăn nuôi lợn. - Các nhân tố xã hội: + Tập quán sản xuất: Tập quản sản xuất khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển chăn nuôi lợn. + Nguồn lao động: Chăn nuôi lợn có thể tận dụng lao động thừa trong nông hộ. Do vậy chăn nuôi lợn thường phát triển ở những vùng nông thôn. 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chăn nuôi lợn theo hướng bền vững. 1.1.4.1. Kết quả, hiệu quả về mặt kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế: - Tổng chi phí: phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất. Chỉ tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh tác và ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác. Tổng chi phí sản xuất (chăn nuôi) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động - Doanh thu (DT): Phản ánh kết quả đạt được trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào giá bán và năng xuất. Doanh thu = Sản lượng * Giá bán - Lợi nhuận (LN): là chênh lệch giữa khoản thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, chỉ tiêu này rất quan trọng đo lường kết quả trực tiếp, do đó chỉ tiêu càng lớn càng tốt. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất - Thu nhập (TN): là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động gia đình hay thu nhập chính là doanh thu trừ cho chi phí vật chất và chi phí lao động thuê ngoài. Nó phản ánh giá trị thu về từ hoạt động chăn nuôi lợn Thu nhập = Doanh thu – (CPVC + CPLĐ thuê) = Doanh thu – (Tổng chi phí – Chi phí lao động gia đình) 8 - Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) = Lợi nhuận (LN) Tổng chi phí (TC) - Tỷ suất thu nhập (TSTN): Nói lên hiệu quả một đồng chi phí vật chất bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ suất này càng cao thì càng hiệu quả. Tỷ suất thu nhập (TSTN) = Thu nhập (TN) Tổng chi phí (TC) 1.1.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội. - Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn. - Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng - Tạo thu nhập, nâng cao mức sống, trình độ văn hóa của người chăn nuôi. - Xóa bỏ tập quán chăn nuôi lạc hậu. 1.1.4.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi. + Vị trí xây dựng chuồng trại: phù hợp với quy hoạch của địa phương; có nguồn nước sạch, đáp ứng đủ về số lượng nước + Xử lý được tiếng ồn. + Xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước đảm bảo; có biện pháp xử lý chất thải (biogas, ao lắng, ao sinh học đảm bảo không phát sinh mùi hôi) đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. + Xử lý khí thải mùi hôi. 1.1.5. Những chính sách của nhà nước về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. - Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội. 9 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. - Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. - Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. - Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. - Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 về Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi - Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013 - Quyết định 48/2011/QĐ-UBND ngày 27-07-2011 về ban hành Quy định về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 1.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) bền vững 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững một số nước trên thế giới: - Kinh nghiệp từ nông nghiệp Hà Lan (nguồn: Trích từ bài viết có tính chất biên khảo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số 10 [...]... chăn nuôi lợn; định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn trong việc phát triển khu vực chăn nuôi tập trung ở huyện Yên Mỹ Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (150 mẫu trên địa bàn 05/17 xã, thị trấn) và phương pháp thống kê kinh tế Về kết quả nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn huyện. .. trò quan trọng của ngành chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, chăn nuôi thâm canh hàng hóa, chăn nuôi có quản lý, kiểm soát; phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời tiến 20 tới xuất khẩu; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và tiến tới chăn nuôi bền vững - Bài viết của KS... khảo một số bài viết được đăng tải trên internet, với các ý kiến của chuyên gia về phát triển chăn nuôi bền vững và phát triển ngành chăn nuôi trong xu thế hội nhập Cụ thể: - Bài viết của PGS.TS Hoàng Kim Giao công tác tại Cục Chăn nuôichức vụ là Cục Trưởng Cục chăn nuôi với tựa đề “Ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập” được đăng trên website http://www.hua.edu.vn/ (khoa Chăn nuôi. .. hướng muốn chăn nuôi ra khu dân cư, 84,7% có định hướng chăn nuôi 24 tập trung, 52,1% muốn giữ nguyên quy mô, 15,3% định hướng chăn nuôi gia đình, định hướng có ý kiến đồng tình thấp nhất là thu hẹp quy mô (chỉ 6,3% đồng tình) Tác giả cũng đã phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ Kết hợp kết quả phân tích và định hướng phát triển. .. lớn; quy mô chăn nuôi bình quân của một chủ hộ trên địa bàn huyện là nhỏ và hiệu quả kinh tế tỷ lệ thuận với quy mô số đầu lợn; ngoài hiệu quả kinh tế, chủ hộ chăn nuôi lợn còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường; chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả tốt hơn so với trồng trọt và chăn nuôi gia cầm; để nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế chủ hộ chăn nuôi lợn cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như quy... chăn nuôi Việt Nam với tựa đề “Thức ăn chăn nuôi: Biện pháp hàng đầu phát triển chăn nuôi bền vững giai đoạn 2010- 2020” được đăng trên website http://www.hua.edu.vn/ (khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản trường đại học Nông nghiệp Hà Nội) Tác giả phân tích: Khác với trồng trọt coi giống là biện pháp hàng đầu thì giai đoạn nay chăn nuôi hàng hóa phải coi thức ăn là biện pháp số một, bởi vì trong chăn. .. thực tế và thành quả phát triển nông nghiệp bền vững của một số nước trên thế giới như Hà Lan và Đài Loan nói trên, nhận thấy rằng chúng ta 18 có rất nhiều điều cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm để có thể phát triển bền vững ngành nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi lợn Một số điều chủ yếu rút ra được như sau: - Cần chú trọng, tập trung đầu tư một số mặt hàng chủ lực, đang và sẽ phát triển mạnh ở Việt... lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ 17 Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng... Kha được TS.Phạm Văn Hùng hướng dẫn năm 2009 với tựa đề “Nguyên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” Tác giả đã nhận định huyện Yên Mỹ- tỉnh Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên phần lớn hộ chăn nuôi theo tính chất lấy công làm lãi, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp … do đó hiệu quả... 26 chăn nuôi lợn tại xã Xuân Nộn và đề ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn cho hộ nông dân như sau: Thứ nhất, giải pháp về giống đối với trung tâm giống, viện nghiên cứu cần đưa ra các giống có chất lượng, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ, mua bán giống trên địa bàn, cấp huyện và xã tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn con giống tốt, khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan