SKKN Một vài dạng bài tập giúp học sinh viết tốt đoạn văn ở môn ngữ văn lớp 9

24 2.2K 2
SKKN Một vài dạng bài tập giúp học sinh viết tốt đoạn văn ở môn ngữ văn lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TP PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN TRONG MÔN NGỮ VĂN 9 MÃ SKKN:2VA Họ và tên người viết :VÕ THỊ HƯƠNG Chuyên môn: Ngữ văn Đơn vò :Trường THCS Trần Phú-Pleiku-Gia Lai NĂMHỌC : 2009 - 2010 A.MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm học 2005 - 2006 là năm cuối thực hiện chương trình thay sách bậc trung học cơ sở .Nội dung chương trình được biện soạn theo mạch liên kết , kết hợp Văn -Tập làm văn -Tiếng Việt . Mỗi phân môn sẽ vừa đảm bảo nội dung yêu cầu cụ thể của mình vừa phải có yếu tố đồng qui ,bổ trợ cho nhau nhằm đạt tới mục tiêu chung là tổ chức dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo.Trước yêu cầu đổi mới hết sức cấp thiết như hiện nay, đặc biệt những năm gần đây các cấp, ban ngành của Giáo dục và Đào tạo đã mở các lớp tập huấn , bồi dưỡng giáo viên thông qua các chuyên đề,các lần thao giảng cụm với những thông tư hướng dẫn mang tính đònh hướng, có ý nghóa thiết thực.Hơn ai hết người giáo viên dạy Ngữ văn phải luôn tìm tòi, học hỏi, phải luôn không ngừng trau dồi kiến thức, nắm bắt kòp thời phương pháp dạy học bộ môn của mình theo hướng tích cực và tích hợp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp cảm văn học của mỗi học sinh. Hơn thế nữa môn Văn học còn có một vò thế vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho HS, giúp các em cảm nhận được những tư tưởng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ nhất của con người .Từ đó giúp các em biết sống tốt, sống đẹp, sống có ích. Ngoài ra học văn còn mở mang tâm hồn trí tuệ cho HS , giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách.Để đạt được điều đó, bất kì người GV nào cũng mong HS lónh hội được kiến thức thông qua những bài giảng của mình, từ đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp để làm hành trang bước vào đời với đôi chân vững chắc.Vì thế hàng ngày, hàng giờ bên trang giáo án ,GV luôn suy nghó chọn phương pháp nào dễ hiểu ,dễ cảm nhất đểâ truyền thụ kiến thức cho HS.Mà hiện nay chương trình thay sách Ngữ văn mới THCS chú trọng đến bốn kó năng “Nghe, đọc, nói ,viết” cho HS. Nhưng thực tế trong giảng dạy môn Ngữ văn các lớp, tôi nhận thấy HS còn rất hạn chế khi viết đoạn văn, đặc biệt là HS lớp 8,9. Phần lớn các em không có hứng thú làm dạng bài tập này mà đây lại là dạng bài tập rèn kó năng viết cho HS. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn bài viết:“Một vài dạng bài tập giúp HS viết tốt đoạn văn sau khi học bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản” - Ngữ văn lớp 8. Đây không phải là minh hoạ cụ thể của tiết dạy mà bài viết này tôi chỉ đưa một số dạng bài tập giúp học sinh có kó năng viết tốt đoạn văn, phát hiện ra những lỗi thường mắc trong khi viết đoạn văn mà thôi. Rất mong cùng các đồng nghiệp trao đổi để giúp HS học tốt hơn. II.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU : 1.Thực trạng: Nhiều năm gần đây, nhà trường đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ viết văn cho HS .Có cố gắng nhiều nhưng hiệu quả vẫn chưa theo như ý.Là GV trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy tình trạng HS viết đoạn văn một cách qua loa, không có kết quả hầu hết ở các khối lớp .Thực tế cho thấy trong những tiết học các em chỉ thích làm bài tập ở dạng trắc nghiệm , điền khuyết , còn viết đoạn văn ngắn sau những tiết học Văn, Tiếng Việt , ví dụ như: “Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghó của em về nhân vật Lão Hạc trong văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao” hay dạng “Viết đoạn văn ngắn nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Vũ trung tuỳ bút trong đó có sử dụng một câu ghép.”,và dạng: “Viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu, theo cách lập luận diễn dòch, phân tích lòng yêu nghề, say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao của anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thanh Long” … thì hầu như các em không có hứng thú khi làm bài. Nhiều em chỉ đơn thuần là kể lại tên tác giả tác phẩm và nhìn vào ghi nhớ ghi lại nội dung chứ không biết mình đã trình bày đoạn văn theo nội dung nào, là đoạn diễn dòch hay qui nạp đâu là câu chủ đề. Lại có em viết đoạn văn ở dạng một bài văn thu nhỏ gồm mở bài, thân bài , kết bài. Dù các em đã được học bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ở đầu chương trình lớp 8 (Tiết 10). Thông qua những tiết dạy có dạng bài tập này tôi quan sát , tìm hiểu thấy hơn nữa lớp HS làm không tốt mặc dù GV nhắc nhở các em tập trung làm bài nhiều lần. 2.Kết quả của thực trạng trên: Từ những thực trạng trên dẫn đến kết quả của bài làm của học sinh không cao.Sau đây là bảng thống kê điểm viết đoạn văn của học sinh lớp 9 3 ,9 4 tôi dạy: Lớp Só số Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 9 3 40 2 5 6 15 20 50 12 30 0 0 % 9 4 39 3 7.7 6 15.4 20 51,3 10 25.6 0 0 % Từ thực tế đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số dạng bài tập về viết đoạn văn để giúp HS viết tốt dạng bài tập này trong những tiết học Văn - Tiếng Việt. III.NGUYÊN NHÂN: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến HS làm không tốt dạng bài tập viết đoạn văn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là: - HS chưa nắm được rõ ràng về khái niệm đoạn văn,về câu chủ đề. - Chưa nắm được các cách trình bày nội dung đoạn văn. - HS chưa biết cách viết đoạn văn (Phải đảm bảo đủ ba phần :mở đoạn, thân đoạn kết đoạn) - Chưa đònh hình cụ thể diện mạo một đoạn văn. - Chưa phân biệt đoạn văn với bài văn. - Vốn từ nghèo vì hay lệ thuộc vào đoạn văn mẫu trong sách tham khảo. - Chưa chú ý quan sát sự vật xung quanh,trí tưởng tượng kém ,chưa có thói quen tư duy. B. NỘI DUNG THỰC HIỆN I.Cơ sở lí luận: Rèn kó năng viết đoạn văn là phát huy năng lực và tư duy của HS . Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về đoạn văn.Đoạn văn được dùng với ý nghóa chỉ sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Biểu hiện cụ thể của quan điểm này là bộc lộ ở những câu hỏi của GV đặt ra đối với HS, kiểu như: Bài văn này được chia làm mấy đoạn ? Nội dung mỗi đoạn?… Như vậy ở mỗi đoạn phải có sự hoàn chỉnh nhất đònh nào đó về mặt ý nghóa, mặt nội dung. Không có sự hoàn chỉnh ấy, không thể coi là đoạn văn. Ngoài ra còn có cách hiểu về đoạn văn như là sự phân đoạn hoàn toàn mang tính hình thức.Cách hiểu này kiểu như: Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng; mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn … Nếu quan niệm đoạn văn như vậy thì bất chấp nội dung như thế nào, khi cần thiết chỉ cần chấm xuống dòng là có một đoạn văn. Như vậy để có cách hiểu thỏa đáng hơn cả là nên coi đoạn văn vừa là sự phân loại nội dung vừa là sự phân loại hình thức. II.Thuận lợi và khó khăn khi khi áp dụng phương pháp: a.Thuận lợi: - Thông qua hướng dẫn HS cụ thể thế nào là đoạn văn , các cách trình bày nội dung mỗi đoạn và đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn văn nào không có câu chủ đề.Các em đã biết dựng đoạn văn theo các kiểu kết cấu và viết theo kết cấu đó - Biết dựng câu chủ đề và viết theo câu chủ đề. - Dựng được đoạn văn mạch lạc về nội dung, rõ ràng về kết cấu. b.Khó khăn: - Chất lượng HS không đồng đều, trong hai lớp tôi dạy (9 3 ,9 4 )số lượng HS yếu chiếm từ 8 ->10 em , học sinh dân tộc ít người từ 5->8 em trên só số 39 -> 40 nên các em này khả năng dùng từ , đặt câu, viết đoạn có nhiều hạn chế. - Thời gian một tiết dạy trên lớp không kòp để các em đầu tư viết đoạn văn , sau khi cho bài tập đến khi sửa bài chỉ có HS giỏi hoặc HS có năng khiếu viết văn mới làm xong (nhiều khi chưa xong) còn HS khá , trung bình thì chưa xong. III.Những dạng bài tập giúp cho HS rèn kó năng viết đoạn văn: Để làm tốt dạng bài tập này, trước hết GV phải cho HS hiểu rõ “Đoạn văn là gì ? Có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn ? Đó là những cách nào? Câu chủ đề là gì ? * Khái niệm đoạn văn: Đoạn văn là đơn vò cơ sở của văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất đònh (Nội dung locgic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng ,viêùt hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Có các cách trình bày nội dung đoạn văn: Những đoạn văn có kết cấu phổ biến như: Đoạn diễn dòch, đoạn quy nạp, đoạn tổng phân hợp, đoạn móc xích, đoạn song hành. Nhưng bên cạnh đó còn có đoạn văn mang kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp *Cụ thể như sau: a.Đoạn diễn dòch (Có câu chủ đề) Đoạn diễn dòch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghóa khái quát đứng ở đầu đoạn , các câu còn lại triển khai ý tưởng của chủ đề, mang ý nghóa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích , chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét , đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết . Đoạn văn mẫu : Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước(1).Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn phương về Nam , nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông (2). Nhớ lúc tỉnh và cả trong lúc mơ (3). Mô hình đoạn văn: Câu 1 mang ý khái quát , câu 2,3 triển khai ý khái quát ở câu đầu. b.Đoạn quy nạp (Có câu chủ đề) Đoạn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn văn .Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét , đánh giá chung. Đoạn văn mẫu: Chính Hữu khép lại bài thơ Đồng chí bằng một hình tượng thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo(1). Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến só ta có một phát hiện thú vò : Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng nhiều ý nghóa(4).Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi (5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình yên vui(7).Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lòch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thû (8) .Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bỗng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9). Mô hình đoạn văn: Từ câu 1->8 triển khai phân tích hình tượng thơ ở đoạn cuối bài thơ Đồng chí, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối - câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp. c.Đoạn tổng phân hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn ) Đoạn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dòch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát , câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận đònh đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng đònh thêm giá trò của vấn đề. Đoạn văn mẫu: Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghóa đối với thương binh, liệt só , những bà mẹViệt Nam anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3).Thương binh được học nghề, được cấp vốn làm ăn, các gia đình có người liệt só , các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghóa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng (4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt của đồng đội , những nghóa trang liệt só với đài tổ quốc ghi công sừng sững uy nghiêm luôn nhắc nhở mọi người , mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt só đã hi sinh anh dũng vì độc lập tự do (5. Không thể nào kể hết những việc làm thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp (7). Mô hình đoạn văn: Câu đầu (Tổng ) Năm câu tiếp (Phân) Câu cuối (Hợp) Đây là đoạn văn tổng phân hợp . d.Đoạn so sánh: d.1.Đoạn so sánh tương đồng: Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn có nội dung tương tự nội dung đang nói đến. Đoạn văn mẫu: Ngày trước tổ tiên ta có câu:“Có công mài sắt có ngày nên kim”(1).Cụ Nguyễn Bá Học, một Nho só đầu thế kỉ XX cũng viết : “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”(2). Sau này, vào đầu những năm 40 giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn ,chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu :“Gian nan rèn luyện mới thành công “(3). Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp , ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta(4). Mô hình đoạn văn: Câu 1,2 có nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (câu 4). Đây là đoạn văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh , có kết cấu so sánh tương đồng. d.2.So sánh tương phản: Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng:những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả ,hiện thực cuộc sống tương phản nhau. Đoạn văn mẫu: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành. Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghó tới việc rèn luyện đạo đức,lễ nghóa vốn là giá trò cao quý nhất trong các giá trò của loài người(1).Những người ý luôn hợm mình, không chút khiêm tốn, đôi khi trở thành vô lễ, có hại cho xã hội (2). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cố nhân: “Tiên học lễ, Hậu học văn”(3). Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người. Câu 1,2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng, câu 3 nêu ý tưởng. Nội dung tương phản với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử: “Tiên học lễ, Hậu học văn”. đ.Đoạn nhân quả: đ.1.Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau. Đoạn văn có kết cấu hai phần , phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc , hiện tượng, vấn đề Đoạn văn mẫu: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng biết ơn của con đối với cha mẹ trong một bài ca dao: Núi Thái Sơn là cao duy nhất, đồ sộ nhất, vững trãi nhất ở Trung Quốc,cũng như tình cảm cha mạnh mẽ, vững chắc (1).Chính người đã dạy dỗ hướng cho chúng ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc đời (2).Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận rõ được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao (3).Từ những hình ảnh cụ thể nhất mà ta có thể thấy được ý nghóa trừu tượng về công cha nghóa mẹ(4). Công ơn đó, ân nghóa đó to lớn sâu nặng ; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vó mới sánh bằng (5). Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng mà cha mẹ đã trải qua vì ta (6). Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghóa câu ca dao,từ câu 1->5 đã giải thích nghóa đen, nghóa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân. Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kết quả. đ.2.Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau Đoạn văn có kết cấu hai phần .Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên nhân. Đoạn văn mẫu: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghóa của Kiều trong lúc lưu lạc. Chính trong hoàn cảnh lưu lạc nơi đất khách quê người của Kiều ta mới thấy hết được tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy (1).Nàng biết sẽ còn bao cơn “cát dập sóng vùi” nhưng nàng chỉ lo canh cánh cho cha mẹ thiếu người đỡ đần phụng sự vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây”(2).Bốn câu mà dùng đến bốn điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “gốc tử”(3). Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng , thiết tha và có chiều sâu nhưng cũng không kém phần trung thực (4). Mô hình đoạn văn : Câu 1 nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân. e.Đoạn vấn đáp: Là đoạn văn có kết cấu hai phần , phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi .Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn.Trong kiểu kết cấu này , phần sau có thể để người đọc tự trả lời. Đoạn văn mẫu: Cứ đọc kó mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng trong câu hỏi cuối :“Những người muôn năm cũ”, những người ấy là những tâm hồn đẹp thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên đường phố Hà Nội xưa(1)? Tôi nghó là cả hai (2). Thắc mắc của tác giả rất có lí và chính vì có lí nên nó rất tàn nhẫn và đau lòng (3). Những cái đẹp cao quý sâu kín , cái đẹp của hồn người Hà Nội , cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng mai một , càng bò cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô đẩy sang lề đường để rồi biến mất như ông đồ già kia và có lẽ mãi mãi không còn nếu như không có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục(4).“Hồn ở đâu bây giờ “(5)? Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời đại , thức dậy những gì sâu xa đã bò lãng quên , chôn vùi dưới cuộc sống ồn ào náo nhiệt (6). Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, để khôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi chúng ta (7). Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ.Phần nêu câu hỏi là câu 1,5; phần trả lời là câu 2,3,4,6,7. h.Đoạn đòn bẩy: Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một nhận đònh , dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra. Đoạn văn mẫu: Trong Truyện Kiều có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa(1). Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng : Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa (2). Tác giả Trung Quốc chỉ nói “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê chỉ mấy bông hoa ) (3). Số hoa lê ít ỏi như bò chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn (4). Những bông lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao la rộng lớn (5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác : “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “(6). Nếu như bức tranh xuân ấy lấy phông nền là màu xanh của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá vô cùng sinh động và tài tình (7). Sắc trắng của bông hoa lê - cái sắc trắng chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa - nổi bật trên nền xanh tạo ra sự thanh khiết trong sáng vô cùng (8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh (9). Những bông hoa “trắng điểm“ thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ (10). Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dòu dàng (11). Câu thơ cũng thê ûhiện bản lónh hội hoạ của Nguyễn Du (12). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện với nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy sắc xuân , xuân hương và xuân tình (13) Mô hình đoạn văn : Câu 3,4,5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câu 6,7,8,9,10 làm rõ chủ đề đoạn. k.Nêu giả thuyết : Đoạn văn nêu giả thuyết là đoạn văn có kết cấu :mở đoạn nêu giả thiết để từ đó đến chủ đề đoạn. Đoạn văn mẫu: Giáo sư Phan Trọng Lân không sai khi nói : “Cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương đã quyết đònh số phận con người”, đây phải chăng là nét vô lí , li kì vẫn có trong truyện cổ tích truyền kì (1). Không chỉ dừng lại ở đó,“cái bóng” còn là tượng trưng cho oan trái khổ đau, cho hạnh phúc biết bao người phụ nữ dưới xã hội đương thời (2). Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ(3). Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn là xã hội phong kiến đen tối đã vùi dập , phá đi biết bao tâm hồn , bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không có lối thoát (4).Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành “cái bóng” của chính mình , của gia đình , của xã hội (5). Chi tiết “cái bóng” được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ đầy bất công ngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc (5).“Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người (6). Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu(7).“Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm cao mới : chân thực hơn và yêu thương hơn(8). Mô hình đoạn văn: Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thuyết về chi tiết “cái bóng”, các câu còn lại khẳng đònh giá trò của chi tiết đó. l.Móc xích: Đoạn văn có mô hình kết cấu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên nhau đan xen nhau và được thể hiện cu ïthể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau. [...]... kết đoạn văn với đoạn văn Ở hệ thống bài tập rèn luyện , liên kết hướng ngoại được tập trung vào đoạn mở , đoạn kết và đoạn phát triển Lỗi ở đoạn mơ thường là không thực hiện được chức năng : hoặc mở quá dài , mở không dẫn vào được vấn đề chính, mở không phù hợp với phần phát triển Còn lỗi ở đoạn kết thường là không khép lại được vấn đề, kết vấn đề quá lỏng lẽo, thiếu sự khái quát cần thiết Lỗi ở đoạn. .. đồng nghiệp để đề tài tôi được hoàn thiện hơn Nhiệm vụ nghiên cứu : Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh Đối tượng nghiên cứu: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Phương pháp dạy môn Ngữ văn lớp 8 Bài tập rèn luyện kó năng dựng đoạn văn Học sinh lớp 9 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu,tổ chức dạy trên lớp, quan sát - theo dỏi - so sánh ... tiến hành luyện tập viết đoạn văn cần vừa chữa lỗi nội dung vừa chữa lỗi hình thức, tránh trình trạng chỉ chú ý chữa lỗi này mà không chữa lỗi khác - GV cần rèn cho HS kó năng phát hiện lỗi trong khi viết đoạn văn Biết cách chữa lỗi đoạn văn trong bài viết của mình cũng như của người khác Tránh việc mắc lỗi thông thường về đoạn văn 1.ĐOẠN VĂN MẮC LỖI VỀ CHỦ ĐỀ: Trong các đoạn văn sau đoạn văn nào mắc... 0% 94 39 5 12.8 10 25.6 21 53 .9 3 7.7 0 0% Tóm lại trên đây là một số dạng bài tập tôi đưa ra cho HS luyện tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và cũng để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn của các em Điều đáng khích lệ là sau khi được hướng dẫn các em đã có hứng thú khi viết đoạn văn , các em đã hiểu và biết vận dụng kiến thức học được vào bài làm của mình Nhiều em đã biết trình bày đoạn văn theo... chìm của Nguyễn Trãi Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghóa, nếu viết năm 1430 thì ý nghóa lại khác hẳn (Theo Hoài Thanh) -> Đoạn văn trên là đoạn văn có kết cấu móc xích được xây dựng theo mối quan suy luận 4.BÀI TẬP LUYỆN CHUYỂN ĐỔI ĐOẠN: a.)Chuyển đổi nội dung: (?)Từ đoạn văn không có câu chủ đề dưới đây, em hãy viết thành đoạn văn có câu chủ đề dứng ở đầu đoạn a.1)Thương chồng ốm đau... dung và hình thức của đoạn - Thiết kế bài soạn cho phù hợp nội dung từng bài ,từng dạng bài tập ,cần có câu hỏi đònh hướng , gợi mở phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá trung bình , yếu - Phải có đoạn văn mẫu rõ ràng, phù hợp - Đừng nóng vội khi học sinh chưa hoàn thành bài viết mà giáo viên đã vội hướng dẫn, làm giúp mà giáo viên hãy đóng vai trò là người chỉ dẫn còn học sinh là người thực... thú trong giờ học, ghi điểm cho những em làm tốt bài của mình hoặc cho điểm động viên những học sinh yếu, học sinh dân tộc thiểu số có tiến bộ *Về học sinh: - Đầu tiên là phải nắm vững lí thuyết , sau đó mới rèn được kó năng viết Cần phải có thói quen tư duy tập trung, không xây dựng đoạn văn một cách lan man, không làm bài cho có lệ cho xong - Không lệ thuộc vào sách giải hay đoạn văn có sẵn trong... đoạn văn có sẵn trong sách giáo khoa mà nên sáng tạo , tự suy nghó để làm bài cho tốt - Khi làm dạng bài tập viết đoạn văn cần phải xác đònh đề tài mình viết , xác đònh nội dung đoạn văn trình bày theo kết cấu nào, đoạn văn có câu chủ đề hay đoạn văn không có câu chủ đề , sau đó cần chú ý đến các ý triển khai , sắp xếp ý để có đoạn văn hoàn chỉnh D KẾT LUẬN Qua nhiều năm thực hiện chương trình SGK theo... ngữ được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát g.Song hành (Đoạn văn không có câu chủ đề.) Đây là đoạn có các câu triển khai những nội dung song song với nhau, không nội dung nà bao chùm lên nội dung nào Loại đoạn văn này không có phần mở và kết thúc Các câu trong đoạn văn đều thuộc phần triển khai, mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn đang ở dạng hàm ẩn Đoạn văn mẫu: Trong tập. .. học, hợp lí cho từng bài ,cho từng phần cụ thể - Hãy mạnh dạn xông xáo trong chuyên môn , không e ngại khi được phân công thao giảng , thực tập , bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao tay nghề - Để học sinh có kó năng xây dựng đoạn văn và từ đó làm cở cho các em tạo lập văn bản hoàn chỉnh có chất lượng, bản thân giáo viên phải xác đònh kiến thức này không chỉ tập trung ở một số tiết mà đan xen như một . TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN TRONG MÔN NGỮ VĂN 9 MÃ SKKN: 2VA Họ và tên người viết :VÕ THỊ HƯƠNG Chuyên môn: Ngữ văn Đơn vò :Trường. viết tốt đoạn văn sau khi học bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản” - Ngữ văn lớp 8. Đây không phải là minh hoạ cụ thể của tiết dạy mà bài viết này tôi chỉ đưa một số dạng bài tập giúp học sinh. chủ đề. Lại có em viết đoạn văn ở dạng một bài văn thu nhỏ gồm mở bài, thân bài , kết bài. Dù các em đã được học bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ở đầu chương trình lớp 8 (Tiết 10). Thông

Ngày đăng: 23/12/2014, 19:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan