skkn nghiên cứu lý luận về công tác công đoàn,liên hệ thực tế, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn ở cơ sở

42 1.9K 15
skkn nghiên cứu lý luận về công tác công đoàn,liên hệ thực tế, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn ở cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề ……………………………………………………………… 02 II Giải quyết vấn đề …………………………………….………………… 04 A. Cơ sở lí luận ………………………………………………………… 04 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về Công đoàn…………………04 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công đoàn………………………………… 05 3. Quan điểm của ĐCSVN về Công đoàn………………………………….08 4. Quan điểm của công đoàn Giáo dục Việt Nam 09 5. Nội dung hoạt động Công đoàn………………………………………….09 B. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………… 10 1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 10 2. Thực trạng về hoạt động Công đoàn 11 2.1. Kết quả đạt được 11 2.2. Hạn chế 15 C. Phương hướng và giải pháp…………………………………………… 18 1. Phương hướng 18 2. Giải pháp 19 D. Kiến nghị……………………………………………………………… 25 III. Phần kết luận…….……………………………………………………… 27 IV. Phần phụ lục……………………………………………………………….29 Phụ lục 1 29 Phụ lục 2 35 2 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN, LIÊN HỆ THỰC TẾ, TỪ ĐÓ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN Ở CƠ SỞ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN I) Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam. Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với sự hình thành với sự phát triển của giai cấp công nhân và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – người đặt nền móng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tổ chức Công đoàn cũng cùng đặc điểm chung với các tổ chức chính trị - xã hội khác song lại có những đặc điểm riêng mà tổ chức khác không có và không thể so sánh được. Biểu hiện rõ nhất là số người tham gia và thành phần tham gia công đoàn. Đảng đã thừa nhận là tổ chức tiền phong của giai cấp công nhân, mà công nhân và người lao động không ai khác chỉ có công đoàn mới là tổ chức đại diện trực tiếp, sâu sát và có thể làm được những nhiệm vụ với chức năng Đảng đã phân công. Tất cả các tổ chức Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tư nhân…, không ai sâu sát công nhân viên chức – người lao động hơn công đoàn. Muốn tổ chức Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là giai cấp công nhân mạnh, phải đặc biệt coi trọng vai trò của tổ chức công 3 đoàn. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến gần với người dân hay không có vai trò không nhỏ của tổ chức công đoàn khi tổ chức này luôn gần gũi với đời sống người lao động. Điều 10 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận : “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến, kinh nghiệm: Sáu năm qua (từ năm 2007 đến năm 2013), dưới sự lãnh, chỉ đạo của Cấp ủy, sự chỉ đạo của LÐLÐ TP Cần Thơ và trực tiếp là Công đoàn Ngành GD & ĐT TP Cần Thơ, đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNVC trường THPT Nguyễn Việt Dũng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công đoàn trường mới được thành lập 7 năm (từ tháng 7 năm 2007); tập thể công đoàn viên trẻ, năng động, nhiệt tình. BCH CĐ qua 3 nhiệm kỳ, từng bước đưa hoạt động Công đoàn vào nề nếp, ổn định. 6 năm liền đạt Công đoàn vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, được nhận Giấy khen của Công đoàn Ngành; Bằng khen của LĐLĐ TP. Cán bộ công đoàn năng nổ, nhiệt tình được sự tín nhiệm của tập thể. Hoạt động công đoàn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường và mục tiêu, phương hướng, chương trình hành động do Ðại hội Công đoàn Ngành và Nghị quyết Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X đề ra. Tiếp tục đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn trong việc tập hợp, giáo dục đội ngũ cán bộ, giáo viên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tuy nhiên công tác công đoàn của trường THPT Nguyễn Việt Dũng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: công tác công đoàn là công tác kiêm nhiệm nên cán bộ công đoàn chưa thực sự được coi trọng công tác này; một số phong trào khi 4 thực hiện còn mang tính hình thức; báo cáo đôi khi chưa kịp thời; cán bộ công đoàn hoạt động chưa đều tay; công tác tuyên truyền, giáo dục chưa đi vào chiều sâu và có hiệu quả; công tác xây dựng tổ chức Đảng còn hạn chế; công tác chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu kinh phí… Xuất phát từ thực tế khi làm chủ tịch Công đoàn tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng, qua quá trình học hỏi, tìm hiểu những căn cứ lý luận về công tác đoàn thể tôi mạnh dạn ghi lại những nghiên cứu lý luận về công tác công đoàn, liên hệ thực tế, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở , nhằm nâng cao nhận thức lý luận chính trị của Cán bộ công đoàn, phục vụ thiết thực trong công tác Công đoàn tại cơ sở. 3. Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu; - Tìm hiểu thực trạng hoạt động Công đoàn trường THPT Nguyễn Việt Dũng, những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở. - Phạm vi nghiên cứu: trong hoạt động thực tiễn của Công đoàn cơ sở trường THPT Nguyễn Việt Dũng. II) Giải quyết vấn đề A. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Công đoàn: Để xây dựng học thuyết của mình, C. Mác đã dầy công nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của phong trào công nhân, công đoàn thế giới cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, Mác đã nêu: “Công đoàn giữ vai trò trường học – loại trường học đặc biệt” trường học tranh đấu giai cấp. Kế tục và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I. Lênin đã làm rõ nhiều vấn đề về giai cấp công nhân và phong trào công đoàn. Theo Lênin: “Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân, là một trường học kiểu hoàn toàn không bình thường, là trường học 5 liên hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ quyền lợi, trường học quản lí kinh tế”; “Công đoàn nói chung và trường học chủ nghĩa cộng sản nói riêng là trường học quản lí công nghiệp xã hội chủ nghĩa (rồi dần dần quản lí nông nghiệp) cho tất cả những người lao động” “Nhiệm vụ chủ yếu của công đoàn là bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động theo nghĩa trực tiếp nhất và chính xác nhất của danh từ đó”; “Công đoàn là cái khâu nối liền Đảng và hàng triệu quần chúng lao động” Về vị trí của công đoàn, Lê nin cũng chỉ rõ: “Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí giữa Đảng, chính quyền nhà nước, công đoàn tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng”; “Công đoàn gần gũi sản xuất hơn cả và công đoàn là sự tập hợp tất yếu của công nhân để làm cho việc quản lí toàn bộ nền kinh tế trong nước tuần tự chuyển trước hết sang tay giai cấp công nhân và sau sang tay toàn thể những người lao động” Ngày nay, tư tưởng và những luận điểm cơ bản về công đoàn của Mác và Lênin vẫn mang ý nghĩa thời sự và giá trị thực tiễn. Trong điều kiện mới, công đoàn có thể sử dụng nhiều phương pháp và hình thức hoạt động; trong đó phương pháp tham gia quản lí (bao hàm cả đấu tranh) là rất quan trọng. Tuy nhiên giáo dục, thuyết phục tức là vận động vẫn là phương pháp cơ bản của công đoàn. Muốn thế thì công đoàn phải liên hệ với quần chúng, đi sâu vào quần chúng như Lênin nói: “Liên hệ với quần chúng là điều quan trọng nhất, căn bản nhất cho mọi hoạt động công đoàn thành công. Cán bộ công đoàn phải sống lâu vào đời sống công nhân, biết tường tận vào đời sống công nhân, xác định một cách chắc chắn tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, ý nghĩ thực sự của họ” và “Chủ nghĩa quan liêu là một điều hết sức nhục nhã” đối với công đoàn 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo các luận điểm của Mác và Lênin về công đoàn vào thực tiễn Việt Nam để xác định đối tượng, xây dựng tổ 6 chức, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động công đoàn và đào tạo cán bộ công đoàn. Trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (xuất bản 1925), Người đã chỉ rõ “Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai”. Một thời gian sau, trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” (xuất bản 1927), Người đã nêu tính chất, nhiệm vụ của tổ chức Công hội nay là Công đoàn và nhấn mạnh “Tổ chức Công hội trước là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của công đoàn Việt Nam và cán bộ công đoàn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là: “Công đoàn phải thực sự trở thành trường học quản lí nhà nước, quản lí kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân”. Do đó, công đoàn phải vận động quần chúng tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nền kinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối. Công đoàn phải vận động quần chúng lao động tham gia xây dựng nền kinh tế quốc dân. Hồ Chí Minh khẳng định rằng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, từ sản xuất nhỏ, từ hai bàn tay trắng đi lên nên khó khăn còn rất nhiều và lâu dài, công đoàn cần thấy hết tình hình khách quan đó mà ra sức vận động công nhân, lao động sản xuất, đi đôi với thực hành tiết kiệm, vượt mọi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cuả giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung. Về nhiệm vụ của công đoàn, Người nêu tóm tắt: “Nhiệm vụ của công nhân và công đoàn hiện nay là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn thế công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của đảng và nhà nước đề ra”. 7 Từ nhiệm vụ chung đó, Người chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cho công đoàn. Đó là: Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng: Công đoàn phải tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng vì là Đảng của giai cấp công nhân “Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được”. Do đó, mọi đường lối, chính sách của Đảng phải được công nhân quán triệt và thực hiện thông qua tổ chức công đoàn. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân thái độ của người làm chủ nước nhà, làm cho công nhân phải hiểu được rằng “tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền’’. Công nhân phải bảo vệ chế độ của ta, phải hiểu lao động là vẻ vang, phải tự nguyện, tự giác giữ kỉ luật lao động, giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Công tác giáo dục phải gắn với nhiệm vụ cụ thể, tránh chung chung chính trị suông. Về lề lối làm việc của công đoàn, người căn dặn các cấp công đoàn cần đổi mới cách thức làm sao cho mọi hoạt động của công đoàn đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Người chỉ rõ: “Công đoàn các cấp cần cải tiến lề lối làm việc, cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc, kiểm tra. Cần bớt giấy tờ từng đống và hội họp lu bù. Cán bộ cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn”. Công đoàn phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Hồ Chí Minh căn dặn công đoàn phải bảo vệ cho công nhân, người lao động có quyền thực sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi trong xí nghiệp, trong sản xuất và đời sống. Muốn cho phong trào công đoàn mạnh cần có cán bộ công đoàn tốt. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ công đoàn cần tích cực để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, Người nói: “Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông. Muốn làn tròn nhiệm vụ của mình thì người cán bộ công đoàn 8 phải cố gắng học tập vươn lên để không ngừng tiến bộ. Có học tập mới có hiểu biết được khoa học, có hiểu biết được khoa học mới tổ chức được phong trào” Cán bộ công đoàn phải là trung tâm của đoàn kết, phải có trách nhiệm cao, vì lợi ích giai cấp, vì lợi ích cách mạng. “Muốn giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí’’ phải là nòng cốt của khối đoàn kết trong hệ thống công đoàn, phải làm gương cho công nhân noi theo. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về công đoàn và cán bộ công đoàn đến nay vẫn là định hướng quý báu cho sự phát triển tổ chức công đoàn và cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ. 3. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công đoàn trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước: Đối với tổ chức công đoàn Đảng ta đã xác định “Công đoàn Việt Nam có vai trò quan trọng trực tiếp chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, mọi hoạt động của công đoàn phải thực sự hướng về cơ sở, giải đáp những vấn đề thực tiễn sản xuất đặt ra Công đoàn phải chủ động đi sâu nghiên cứu nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của quần chúng và những đòi hỏi bức xúc ở cơ sở tập hợp trí tuệ của CNVCLĐ tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức kiểm tra giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và các chế độ chính sách đối với người lao động, thực sự chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ các cấp Công đoàn phải quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm, tư tưởng, nghị quyết Đại hội X của Đảng, đặc biệt là nghị quyết hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tổ chức hoạt động nhằm thu hút ngày càng đông đảo CNVCLĐ tự giác gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn, quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng để phát triển Đảng trong CNVCLĐ, tăng cường tình đoàn kết quốc tế giữa giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn thế giới” 4. Quan điểm của công đoàn Giáo dục Việt Nam 9 Trong ngành giáo dục- đào tạo, tổ chức công đoàn cơ sở giữ một vị trí rất quan trọng: vừa thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Công đoàn vừa tham gia tổ chức các cuộc vận động lớn của ngành và của nhà trường, vừa tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt” vừa là trung tâm đoàn kết, là người bạn thân thiết, tin cậy đồng hành cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên xây dựng trường học tiên tiến, xây dựng đoàn thể vững mạnh. Trong thời kỳ hiện nay, những người lãnh đạo công tác Công đoàn là người có bản lĩnh, có tầm nhìn chiến lược và phải là người biết đặt quyền lợi tập thể lên trên hết. Đồng thời cần phải có sự tháo vát, luôn cập nhật những thông tin mới nhất để tránh xa rời thực tế hoặc lệch hướng vai trò của mình. Để nâng cao chất lương hoạt động Công đoàn nhằm đảm bảo cho Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, góp phần phát triển kinh tế xã hội, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, làm cho đoàn viên Công đoàn, gắn bó với tổ chức Công đoàn. Mọi hoạt động của Công đoàn cơ sở trường học đều phải hướng tới phục vụ trường học, tạo điều kiện cho nhà trường giải quyết những khó khăn, chăm lo, xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Công đoàn viên, khắc phục những biểu hiện quan liêu, bảo thủ trong công tác Công đoàn. 5. Nội dung hoạt động công đoàn trong thời kỳ hiện nay: Thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Vai trò của công đoàn tiếp tục được khẳng định. Công đoàn có quyền đại diện cho người lao động, có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động; tham gia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, cụ thể là: - Công đoàn tham gia đổi mới và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới; đẩy mạnh hoạt động công đoàn trong các thành phần kinh tế, vận động người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 10 - Công đoàn góp phần tích cực vào việc xây dựng và nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân lao động; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trở thành nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Công đoàn tuyên truyền, giáo dục người lao động không ngừng nâng cao trình độ, tính tổ chức, kỷ luật, trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. - Công đoàn giáo dục người lao động nâng cao lập trường giai cấp công nhân, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, giáo dục lối sống mới, góp phần xây dựng nề văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. B. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu a. Đặc điểm tình hình của trường THPT Nguyễn Việt Dũng: - Địa điểm trụ sở chính: 161 Lê Bình, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ - Đơn vị đóng trên địa bàn Quận Cái Răng-là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, với diện tích tự nhiên 6.886 ha. Quận Cái Răng đã được xác định là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Quận có các khu công nghiệp Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui và nơi đây có cầu Cần Thơ đi qua, mở ra một vùng kinh tế đầy năng động. Cơ cấu kinh tế: trong cơ cấu GDP tỷ trọng khu vực I (Nông nghiệp – Thủy sản) chiếm 6%; khu vực II (Công nghiệp - xây dựng) chiếm 58% và khu vực III (Thương mại, dịch vụ) chiếm 36%. - Cơ cấu tổ chức: Trường có BGH (03 thành viên), Công đoàn, Đoàn TN, Hội liên hiệp TN VN, Hội chữ thập đỏ, 1 tổ văn phòng, 7 tổ chuyên môn với 74 CB-GV [...]... bồi dưỡng, cán bộ Công đoàn, cán bộ nữ; tập huấn chuyên đề hoạt động công đoàn và pháp luật lao động do CĐ ngành tổ chức Nâng cao hiệu quả, chất lượng về hoạt động tài chính và công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn; Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng đoàn viên - Thực hiện tốt việc thu chi tài chính Công đoàn và việc trích nộp kinh phí đoàn phí Công đoàn về công đoàn cấp trên đúng... nên việc nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn là một việc làm cần thiết của người cán bộ Công đoàn Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở cơ sở nhằm Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và người lao động, góp phần khắc phục các hạn chế, tiêu cực trong ngành; Xây dựng tốt chương trình hành động của... xã hội hoá các hoạt động công đoàn, tạo nguồn lực để chăm lo đời sống, xây dựng đội ngũ Công đoàn viên và tổ chức công đoàn vững mạnh Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn, để mỗi cán bộ công đoàn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn vừa thực hiện được yêu cầu thực tế của cuộc sống trong thời kỳ hội nhập 17 C GIẢI PHÁP 1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,... công đoàn tham gia thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành trung ương, Chương trình hành động của ngành về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của công đoàn thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành trung ương về “Xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 24 Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở cơ sở. .. các đề án, phương án thi đua, kế hoạch hoạt động Công đoàn của từng năm học - Kế hoạch hoạt động công đoàn cần cụ thể về công việc, thời gian và người được phân công thực hiện; phân chia các lĩnh vực công tác rõ ràng (phụ lục 01) Từ đó hàng tháng dễ dàng xây dựng kế hoạch công tác cụ thể, không lúng túng khi thực hiện và công việc không bị bỏ sót 21 - Phương án thi đua và giao ước thi đua được đưa ra. .. kết để rút ra những bài học, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn; khắc phục bệnh thành tích, bệnh quan liêu trong hoạt động Công đoàn Cụ thể - Vận động cán bộ đoàn viên chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước bằng các hình thức tuyên truyền, giáo dục; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của CĐV - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các... động để thu hút người lao động hưởng ứng, tích cực tham gia các cuộc vận động và phong trào thi đua Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phát huy tốt vai trò của Ban Chấp hành công đoàn, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công đoàn Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động công đoàn, có nhiều hình thức mới,... (từ 75-89 điểm), TB (từ 65-74 điểm), yếu 22 (dưới 65 điểm), sau đó BCH họp đánh giá, phân loại gởi kết quả để BGH làm cơ sở đánh giá công chức (phụ lục 02) C KIẾN NGHỊ: - Đối với các cấp Ủy Đảng: cần sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa đối với công tác cán bộ Công đoàn và hoạt động công đoàn Cần tạo điều kiện tốt để thu hút nhân tài, chọn cán bộ có năng lực làm công tác Công đoàn, vì cán bộ Công đoàn. .. Đối với Sở Giáo dục đào tạo và BGH nhà trường: hoạt động Công đoàn rất cần có sự hỗ trợ tích cực của Ban giám hiệu và các đoàn thể khác trong nhà trường Sở và CĐ Ngành cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong các công tác phối hợp như công tác thi đua khen thưởng; công tác phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Định hướng tốt các phong trào thi đua phù hợp với từng thời điểm để người lao động có... Lao động tiên tiến 53 20 02 23 07 2012-2013 Tập thể Lao động tiên tiến 55 22 01 39 07 2013-2014 Đề nghị Tập thể Lao động xuất sắc 69 28 03 40 12 12 - Thi đua Công đoàn đạt: Năm Thành tích tập thể Thành tích cá nhân CĐV Tích cực Hai Giỏi Giấy khen Bằng khen 2011-2012 Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc 50 30 02 01 2012-2013 Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc 58 33 07 01 2013-2014 Đề nghị Công đoàn cơ sở . lý luận về công tác đoàn thể tôi mạnh dạn ghi lại những nghiên cứu lý luận về công tác công đoàn, liên hệ thực tế, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở. 2 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN, LIÊN HỆ THỰC TẾ, TỪ ĐÓ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN Ở CƠ SỞ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN I) Đặt vấn đề. nhằm nâng cao nhận thức lý luận chính trị của Cán bộ công đoàn, phục vụ thiết thực trong công tác Công đoàn tại cơ sở. 3. Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu

Ngày đăng: 23/12/2014, 14:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan