Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất thống kê cho sinh viên đại học sư phạm toán

96 3.1K 11
Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất thống kê cho sinh viên đại học sư phạm toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định vai trò quốc sách hàng đầu của Giáo dục và khoa học công nghệ. Quan điểm đó được cụ thể hoá qua nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, đào tạo ĐH nói riêng. Trong quá trình đào tạo ở trường ĐH, PPDH là một trong những vấn đề trung tâm có tầm ảnh hướng lớn tới kết quả đào tạo. Luật Giáo dục Việt Nam (2005) đã chỉ rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (Luật Giáo dục, điều 40, mục 4, Chương 2). Vấn đề đổi mới PPDH ĐH luôn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu đào tạo những cán bộ khoa học nắm vững kiến thức chuyên môn và có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Định hướng đổi mới PPDH nói chung, PPDH ở ĐH nói riêng hiện nay là tổ chức và hướng dẫn người học học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tránh thụ động. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên ĐH”. Theo định hướng ấy, có nhiều PPDH truyền thống và hiện đại được nghiên cứu, chọn lựa và áp dụng trong các môn học từ cấp Tiểu học đến ĐH, trong đó có DHTDA xét từ bình diện phương pháp đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. DHTDA có nhiều ưu điểm, theo PPDH này người học được thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đó sẽ phát huy được tính tự lực, phát triển tư duy sáng tạo, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm việc có kế hoạch, khả năng làm việc hợp tác của người học. Thực chất của phương pháp DHTDA là tổ chức và hướng dẫn người học lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng thông qua việc giải quyết các bài tập dưới dạng một tình huống được gọi là DAHT. Trong các môn Toán ở trường ĐHSP, “Xác suất thống kê” là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn… XS và TK là một bộ phận của toán học, nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên nhằm tìm ra tính quy luật trong các hiện tượng đó. Đây cũng là một môn học có nội dung phong phú, mang tính liên môn cao. Đặc điểm riêng của môn học phù hợp với việc tổ chức, hướng dẫn người học lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng thông qua việc giải quyết các bài tập được thiết kế dưới dạng DAHT. Nói riêng, đối với ngành SP ngành Toán của Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ, việc giảng dạy môn “Xác suất thống kê” tuy đã được GV kết hợp các PPDH không truyền thống nhưng việc thiết kế các DAHT bộ môn chưa được tổ chức thực hiện. Việc vận dụng DHTDA trong môn “Xác suất thống kê” còn đặc biệt có ý nghĩa đối với SVSP Toán trong việc tiếp cận cách thức tổ chức các DAHT kiến thức môn học cho học sinh phổ thông trong dạy học sau này. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn:“Vận dụng dạy học theo dự án trong môn Xác suất thống kê cho sinh viên Đại học sư phạm Toán” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Khái niệm “Project” trong dạy học được sử dụng bước đầu ở các trường dạy nghề ở Ý từ thế kỷ 18, tiếp đó được sử dụng ở Pháp. Sau đó, tư tưởng DHTDA này lan sang một số nước Châu Âu và nước Mỹ những năm 60 của thế kỉ XX [31]. Bước đầu, DHTDA được sử dụng chủ yếu trong các ngành Kĩ thuật và Kiến trúc, sau này cùng với việc ứng dụng ngày càng sâu rộng và cùng với việc phát triển của khoa học kĩ thuật thì DHTDA cũng được sử dụng trong nhiều ngành học, nhiều môn học khác nhau. Từ những năm 1970, DHTDA được quan tâm nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, phát triển mạnh ở Châu Âu. DHTDA được áp dụng chủ yếu trong đào tạo nghề, đào tạo ĐH trong hầu hết các môn học. Trong những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, các nhà SP Mỹ đã đưa DHTDA vào sử dụng trong dạy học ở phổ thông. Thời điểm đó, các nhà SP của Mỹ đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận cho DHTDA và coi đó là hình thức tổ chức dạy học quan trọng, chủ yếu để thực hiện việc dạy học theo quan điểm dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục những nhược điểm của các PPDH, hình thức dạy học truyền thống. Hiện nay, DHTDA đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của khoa học và cuộc sống. DHTDA được ứng dụng ở nhiều môn học khác nhau của mọi cấp học. Hiện nay, DHTDA đã được một số trường trên thế giới coi là một trong những hình thức tổ chức dạy học đặc biệt quan trọng, chủ yếu nhằm thực hiện đổi mới PPDH và đã dành một lượng lớn quỹ thời gian đào tạo theo DHTDA. 2 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong lĩnh vực lý luận dạy học ở Việt nam, DHTDA mới được một số nhà nghiên cứu quan tâm trong vài thập kỉ gần đây. Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường đã sử dụng thuật ngữ dạy học theo dự án trong bài viết “Dạy học Project hay dạy học theo dự án” trong thông báo khoa học trường ĐHSP, ĐH Quốc gia Hà nội [5]. Trong bài này tác giả đã nhận định: “Dạy học theo dự án là một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đề cập tới việc sử dụng DHTDA trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp qua bài viết “Sử dụng PPDH dự án trong tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp” [16]. DHTDA cũng được để cập trong một số đề tài, luận án: Nguyễn Thị Diệu Thảo, Dạy học theo dự án và và vận dụng trong đào tạo giáo viên môn Công nghệ phần kinh tế gia đình (2008), Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. Trong công trình này, tác giả bước đầu nghiên cứu một cách hệ thống về DHTDA, cách thức vận dụng DHTDA trong đào tạo giáo viên môn Công nghệ phần kinh tế gia đình. Về vận dụng DHTDA trong trường SP có luận án của Trần Việt Cường: Tổ chức dạy học theo dự án học phần PPDH môn Toán góp phần rèn luyện năng lực SP cho SV khoa Toán (2011), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Luận án đề xuất các phương án tổ chức DHTDA trong môn PPDH những nội dung cụ thể môn Toán cho SV khoa Toán của trường SP nhằm phát triển năng lực SP cho SV. Ngoài ra, các vấn đề cơ bản của DHTDA cũng được trình bày trong các tài liệu về một số phương pháp và kỹ thuật dạy học của Dự án Việt Bỉ (dùng để tập huấn cho giáo viên cốt cán ở nhiều địa phương). Trong các trường Đại học Việt Nam, các hình thức cho SV làm khóa luận tốt nghiệp, đố án tốt nghiệp và các bài tập lớn về môn học, tiểu luận rất gần gũi với DHTDA. Trong hình thức này, SV được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề, một nội dung hay một mảng kiến thức nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian do giáo viên đặt ra, SV thực hiện những hoạt động học tập phức hợp mang tính nghiên cứu một cách tự lực dưới sự trợ giúp, hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Từ những năm đầu của thập kỷ này, chương trình Intel Teach Program (ITP) và chương trình Partners in learning (PIL) của Microsoft sử dụng DHTDA như một công cụ để truyền bá ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông dạy học ở các hệ giáo dục phổ thông, cao đẳng, ĐH. DHTDA đã được truyền bá tại Việt nam trong thời gian qua và được vận dụng trong một số môn học (chủ yếu ở trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề). Tuy nhiên, các nghiên cứu về vận dụng cơ sở lý luận của DHTDA trong môn học nói chung ở trường ĐH, Cao đẳng rất ít được đề câp. 3 Nghiên cứu vận dụng DHTDA trong môn XSTK ở trường ĐH cho SV SP ngành Toán chưa được đề cập đến. 3. Mục đích nghiên cứu Xác định quy trình thực hiện DHTDA. Minh họa việc vận dụng quy trình vào dạy học môn XSTK (Chương trình dành cho đào tạo ĐHSP ngành Toán ở trường ĐH Hùng Vương) nhằm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học môn học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Làm rõ định hướng đổi mới PPDH ở ĐH, vấn đề thể hiện định hướng đổi mới đó trong dạy học môn XSTK ở trường ĐHSP 4.2. Nghiên cứu khái quát về cơ sở lý luận của DHTDA; Xác định quy trình thực hiện DHTDA. 4.3. Khảo sát thực trạng việc vận dụng DHTDA trong đào tạo giáo viên, thực trạng dạy học môn XSTK cho SV SP ngành Toán ở trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ và một số trường ĐH lân cận. 4.4. Xác định các nội dung cụ thể trong môn XSTK có thể vận dụng DHTDA. 4.5. Minh họa việc vận dụng quy trình thực hiện DHTDA vào dạy học môn XSTK cho SV ngành Toán ở hệ ĐH. 4.6. Tổ chức thực nghiệm SP để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng quy trình đã xác định vào môn XSTK. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vận dụng DHTDA trong phạm vi nội dung môn XSTK theo Chương trình đào tạo giáo viên Toán ở trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn XSTK ở trường ĐH. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình DHTDA trong môn XSTK ở trường ĐH (ngành ĐHSP Toán). 7. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng quy trình DHTDA phù hợp với đặc điểm, mục đích dạy học môn XSTK ở trường ĐHSP thì sẽ tăng cường tính tích cực học tập của SV, góp phần đổi mới PPDH ĐH và nâng cao chất lượng dạy học môn học. 8. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số PP nghiên cứu sau: 8.1. Nghiên cứu lý luận 4 Tập hợp, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống các nguồn tài liệu, các đề tài nghiên cứu, văn kiện của Đảng, Nhà nước liên quan tới đề tài: - Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của trường SP, phương hướng cải tiến nội dung và PPDH ở trường SP. - Tìm hiểu về các PPDH hiện đại nói chung, phương pháp DHTDA nói riêng. - Xác định quy trình thực hiện DHTDA, định hướng vận dụng DHTDA trong môn XSTK cho SV ĐHSP ngành Toán. 8.2. Điều tra, quan sát Khảo sát thực trạng việc vận dụng DHTDA trong đào tạo giáo viên, thực trạng dạy học môn XSTK cho SVSP ngành Toán ở trường ĐH Hùng Vương và một số trường ĐH lân cận. 8.3. Tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm của các đồng nghiệp và của bản thân trong quá trình dạy học môn XSTK cho SVSP ngành Toán. 8.4. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục toán học, các chuyên gia về toán học ứng dụng để điều chỉnh, hoàn thiện luận án. 8.5. Thực nghiệm SP Thực nghiệm SP nhằm kiểm định tính hợp lý, tính khả thi của quy trình thực hiện DHTDA đối với môn XSTK cho SV Toán ĐHSP. 9. Những đóng góp của đề tài 9.1. Về mặt lý luận - Phân tích làm rõ định hướng đổi mới PPDH nói chung, đổi mới PPDH ĐH ở nước ta hiện nay. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về DHTDA, làm rõ vai trò của DHTDA trong việc góp phần đổi mới PPDH ở cấp học này. - Xác định một số tiêu chí chọn lựa nội dung môn XSTK có thể vận dụng DHTDA. - Xác định và làm rõ quy trình thực hiện DHTDA. 9.2. Về mặt thực tiễn - Xác định được các nội dung môn XSTK thuận lợi cho việc sử dụng PP DHTDA. - Minh họa việc vận dụng quy trình thực hiện DHTDA vào dạy học môn XSTK (Chương trình dành cho đào tạo ĐHSP ngành Toán ở trường ĐH Hùng Vương). Ví dụ 5 minh hoạ trong đề tài là tư liệu tham khảo cần thiết cho GV và SV Toán ĐHSP về dạy và học môn XSTK. - Khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của DHTDA khi vận dụng trong dạy học môn XSTK cho SV ngành Toán ở trường ĐHSP. 10. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luậnvà thực tiễn. Chương 2. Tổ chức dạy học theo dự án trong môn XSTK cho SV SP Toán. Chương 3. Thực nghiệm SP. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1.1. Định hướng chung về đổi mới PPDH PPDH là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả của quá trình dạy học. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đặt ra cho quá trình dạy học những yêu cầu mới, trong đó có yêu cầu về đổi mới PPDH. PPDH phải tạo cho người học phát huy được tính tích cực của mình trong quá trình tự học có sự hợp tác với người khác đạt được mục tiêu đã định, giúp phát triển ở người học có năng lực và PP học tập suốt đời, thích ứng với những đòi hỏi và sự biến động của cuộc sống. Đổi mới PPDH các cấp hiện nay là xu thế chung của thế giới và cũng là yêu cầu thiết yếu của giáo dục Việt nam trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình nhận thức đã được nhiều nhà giáo dục học trên thế giới quan tâm từ những thế kỉ trước. Từ thế kỷ XVII, A.Kômenski (Tiệp Khắc) đã đưa ra quan điểm: “…Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Còn nhà văn, nhà giáo dục J.J.Rousseau (Pháp) thì cho rằng: “Vấn đề không phải là đưa chân lý cho học sinh mà làm thế nào để lúc nào học sinh cũng có thể biết cách tìm đến chân lý” [23]. Chú trọng đến người học nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của người học đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới coi là tư tưởng chỉ đạo đổi mới PPDH. Nhận rõ tính tất yếu, tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương thúc đẩy việc đổi mới PPDH, giáo dục với các quan điểm như “Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục”, “Biến quá trình dạy học thành quá trình dạy tự học”. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khoá VII ) về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” đã nhấn mạnh về sự cấp thiết phải đổi mới cả mặt PP lẫn nội dung dạy học. Định hướng về đổi mới PPDH còn được thể hiện rõ trong nghị quyết TW 2 khoá VIII : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV ĐH” [11, tr.4]. Định hướng đổi mới PPDH cũng dược pháp chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương pháp đào tạo trình độ ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (Luật Giáo dục, điều 40.2, 7 mục 4, chương 2); “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. (Điều 28.2 mục 2, chương 2). Có thể xem xét việc đổi mới PPDH theo ba xu hướng sau [27]: - Theo quan điểm Tâm lí – Giáo dục thì cần tìm mọi cách phát huy năng lực nội sinh của người học, phát triển mạnh về trí tuệ, tâm hồn, ý chí của họ. - Theo quan điểm điều khiển học: Tạo điều kiện cho người học được tự do phát triển nhu cầu học, phát triển khả năng của cá nhân trong quan hệ thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học. - Quan điểm công nghệ: Đưa những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào dạy học. Thiết kế quá trình dạy học theo một quy trình nhất định nào đó có thể điều khiển, kiểm soát được. Công nghệ mang tính phương tiện và đóng vai trò không thể thiếu trong dạy học. Những xu hướng đó được cụ thể hóa thành một số yêu cầu cụ thể đối với việc đổi mới PPDH [27]: - Đổi mới về cách dạy của giáo viên: Dạy học phải hướng vào người học, thay đổi tính chất hoạt động nhận thức của người học; coi trọng yêu cầu sáng tạo, hình thành năng lực sáng tạo cho người học. - Đổi mới cách học của trò: Tăng cường hoạt động tự học của người học, chuyển từ học thụ động sang tự học, nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. - Tăng cường thí nghiệm, thực hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực tiễn, tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học. Từ các quan điểm và yêu cầu trên có thể thấy, định hướng chung của đổi mới PPDH đó là: - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học. - Bồi dưỡng PP tự học cho người học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho người học. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học. Trong thực hiện định hướng trên, việc phát huy tính tích cực và sáng tạo, tôn trọng vai trò chủ thể của người học được coi trọng. Tuy nhiên, vai trò của giáo viên vẫn là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển và cố vấn cho hoạt động học tập của học sinh cũng được coi trọng. 8 1.1.2. PPDH Đại học 1.1.2.1. Khái niệm PPDH Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “Metodos” có nghĩa là con đường, cách thức để đạt tới mục đích nhất định. PP gắn liền với hoạt động của con người, giúp con người hoàn thành được mục đích đã đề ra [17]. PPDH gắn liền với quá trình dạy học, trong đó việc dạy (hoạt động và giao lưu của thầy) điều khiển việc học (hoạt động và giao lưu của trò). Hình ảnh khái quát những hoạt động giao lưu thể hiện cách thức làm việc của thầy trong quá trình dạy học. Theo đó, có thể hiểu PPDH là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học [17]. PP nói chung, PPDH nói riêng mang một số đặc điểm cơ bản: - Tính mục đích: Đây là dấu hiệu cơ bản của PP. Mục đích nào thì PP đó. PP giúp con người đạt được mục đích của mình. Nhận thức, cải tạo thế giới, qua đó tự cải tạo mình. - Tính cấu trúc: Trên con đường đi tới mục đích, con người phải thực hiện hàng loạt các thao tác được sắp xếp theo một trình tự lôgic, có hệ thống, có kế hoạch. - Tính gắn liền với nội dung: PP thay đổi tùy theo đối tượng nghiên cứu. Nội dung quy định phương pháp. Bản thân PP có tác động trở lại tới nội dung, làm cho nội dung phát triển lên một bước mới. 1.1.2.2. Phương pháp dạy - học Đại học PP dạy ở ĐH là cách thức giáo viên trình bày tri thức, tổ chức và kiểm tra hoạt động nhận thức và thực tiễn của SV nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy – học. Phương pháp học là cách SV tiếp thu, tự tổ chức và kiểm tra hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy – học. PP dạy – học ở ĐH bao gồm PP dạy của thầy và PP học của trò, bản chất của PP dạy – học ĐH là tổ chức nên các tình huống gia cố những hiểu biết có tính chất nghiên cứu, các tình huống học tập cho SV [29]. Từ đó, có thể thấy PPDH ĐH là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp thống nhất, tương tác tổ chức, điều khiển học của thầy và tự học của trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, SV đóng vai trò tự giác, tích cực, chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy – học ở ĐH. Như vậy, có thể xem PPDH ĐH chính là cách thức hoạt động của GV và SV trong quá trình dạy học. Bởi vậy, nói tới PPDH nói chung, PPDH ở ĐH nói riêng thì không thể tách rời PP dạy của thầy và PP học của trò. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ PPDH đại học thay cho PP dạy – học đại học. 9 Theo quan điểm đã trình bày, Prégent đã khái quát: “PPDH ĐH là một cách tổ chức riêng các hoạt động SP được thực hiện phù hợp với một số quy tắc nào đó để đưa SV đạt tới mục tiêu cụ thể” [23]. Phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, bản chất quá trình dạy và học ở trường ĐH, PPDH ĐH mang một số đặc điểm: - PPDH ĐH gắn với ngành nghề đào tạo. Đặc điểm này thể hiện mục đích dạy nghề rõ rệt của nhà trường ĐH hiện đại. Nó đòi hỏi PPDH các bộ môn cơ bản, cơ sở và chuyên ngành đều phải hướng vào mục tiêu đào tạo của nhà trường. Ngoài việc trang bị cho SV tri thức, PPDH ĐH còn chú ý rèn luyện cho SV kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. - PPDH ĐH gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễn sản xuất và thực tiễn kinh nghiệm khoa học, thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Đặc điểm này phản ánh mối liên hệ có tính quy luật giữa giáo dục – đào tạo với khoa học – sản xuất của nhà trường ĐH hiện đại. Nó đòi hỏi người thầy giáo trong quá trình dạy học phải luôn luôn bám sát những yêu cầu của khoa học, của thực tiễn sản xuất để kịp thời điều chỉnh nội dung, PPDH. - PPDH ĐH kích thích cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. Đặc điểm này một mặt phản ánh yêu cầu yêu cầu cao của mục đích, nội dung dạy – học ĐH, một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng SV. Nó đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy học phải hết sức chú trọng ý kiến của SV, đảm bảo tự do tư tưởng, chý ý phát triển óc sáng tạo cho SV, tạo cho họ điều kiện nỗ lực cao độ trong suốt quá trình học tập của khóa học nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. 1.1.3. Định hướng đổi mới PPDH ở Đại học Chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo và thực tiễn đào tạo hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ĐH nói riêng. Chủ trương này thể hiện rõ trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010: “Cùng hoà nhập với xu thế đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên toàn thế giới, việc đổi mới PPDH ĐH, cao đẳng ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở quan niệm đầy đủ và thống nhất về đổi mới PPDH cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi…” Đổi mới PPDH ĐH đòi hỏi người thầy không chỉ mang tri thức đến cho SV mà hơn thế nữa phải dạy cho họ “cách tìm ra chân lí”, phải tăng cường tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu, hướng dẫn hình thành kĩ năng tự học. Từ đó, việc đổi mới PPDH ĐH nên được thực hiện theo một số định hướng sau [1], [22]: - PPDH ĐH phát huy mạnh mẽ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. Để được như vậy, trong thực tế dạy học cần đáp ứng một số yêu cầu: 10 [...]... trong môn XS – TK theo đặc thù bộ môn Bởi vậy, việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện DHTDA bị hạn chế Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG MÔN XÁC SUẤT THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN 2.1 VẬN DỤNG DHTDA TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.1.1 Một số định hướng khi vận dụng DHTDA 2.1.1.1 Xác định, mở rộng mục tiêu DHTDA khi xây dựng và thực hiện dự án Trong mỗi dự án, GV cần xác định rõ là dự án không... phân loại dự án, chẳng hạn theo Phan Văn Kha [20]: - Dựa theo đặc điểm nội dung của dự án - Dựa theo các lĩnh vực kinh tế, xã hội - Dựa theo thành phần tham gia - Dựa theo quy mô của dự án: dự án lớn; dự án nhỏ; dự án vừa Có những dự án kết hợp nhiều dự án với nhau Tùy theo từng lĩnh vực chuyên môn mà có thể phân loại dự án theo những đặc trưng riêng 1.2.3 Dạy học theo dự án 1.2.3.1 Định nghĩa Cuối... quả cho DHTDA Môn XSTK ở trường ĐHSP đào tạo giáo viên Toán có lợi thế cho việc sử dụng PPDHTDA do đặc thù nội dung môn học Việc vận dụng DHTDA trong môn XS - TK không chỉ góp phần khai thác hiệu quả dạy học môn học ở trường SP mà còn tác động đến PP làm việc của SV đối với khoa học về XS, TK và PPDH chủ đề TK, XS ở trường phổ thông sau này Hiện nay, việc sử dụng DHTDA trong dạy học nói chung, trong dạy. .. các PPDH khác, tạo nên một mối liên hệ thống nhất giữa các PPDH với nhau 1.3 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DHTDA TRONG DẠY HỌC MÔN XÁC SUẤT THỐNG KÊ TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Khảo sát thực trạng việc vận dụng DHTDA trong đào tạo giáo viên, thực trạng dạy học môn XSTK cho SV SP ngành Toán ở trường ĐHSP, chúng tôi đã tiến hành điều tra quy mô nhỏ với 15 cán bộ DH học phần XSTK ở các trường: ĐHSP Hà Nội... dự án vào trong trường phổ thông và xây dựng lý luận cho quan điểm dạy học này Ban đầu khái niệm dự án được sử dụng trong dạy học thực hành kỹ thuật, trong PP dự án thì các chủ đề học phải được xuất phát từ sở thích và hứng thú của người học, các dự án phải do chính người học tự đề xuất và tự lực tiến hành trong suốt toàn bộ quá trình thực hiện, kết quả của quá trình đó là những sản phẩm vật chất Theo. .. ở ĐH có sự linh hoạt, mềm dẻo GV có thể sử dụng quỹ thời gian cho phù hợp với từng nội dung bài học 1.2.3.5 Quy trình thực hiện DHTDA Trong [34]; [35], các tác giả đều thống nhất một quy trình tổ chức dạy học theo dự án gồm 4 bước là: - Xác định chủ đề và mục tiêu cho dự án; - Lập kế hoạch dự án - Thực hiện dự án; - Đánh giá dự án Tác giả Đỗ Hương Trà [32] trong nghiên cứu của minh đã đề xuất tến trình... nghiệm) 1.1.4.4 Quán triệt định hướng đổi mới PPDH trong việc giảng dạy môn XSTK ở trường ĐHSP cho SV ngành Toán Việc quán triệt định hướng đổi mới PPDH trong việc giảng dạy môn XSTK ở trường ĐHSP cần dựa trên định hướng đổi mới PPDH, dựa vào đặc điểm của môn học, mục tiêu và nội dung của môn học, đặc điểm của SV a) Đôi nét về đặc điểm, những nét đặc trưng trong hoạt động học tập của SVSP Toán Về mặt tâm... cuộc sống của bản thân Toán học phát sinh từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm động lực phát triển và là mục tiêu phục vụ Bởi lẽ đó, việc thể hiện sự thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn trong dạy học môn Toán cần được đặt ra và thực hiện một cách tự nhiên Nói riêng, môn XSTK là môn học có đặc thù nội dung cũng như tiềm năng khai thác các yếu tố gắn với vận dụng thực tiễn trong dạy học Bởi thế, việc đảm... hiện dự án, đánh giá sản phẩm căn cứ vào mục tiêu của dự án Kết quả đánh giá giúp cho SV có thêm kinh nghiệm để có thể thực hiện các dự án tiếp theo tốt hơn GV là người đánh giá cuối cùng toàn bộ quá trình thực hiện dự án cũng như sản phẩm của SV Định hướng phát triển khả năng tự lực, định hướng sản phẩm được thể hiện khá rõ trong giai đoạn này Thời gian để tiến hành các dự án học tập dài hay ngắn (theo. .. để thuận lợi trong việc giám sát và đánh giá dự án (hồ sơ dự án là các kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân, bảng biểu ) - SV xác định rõ mục tiêu dự án của nhóm: Có thể ngay từ đầu các nhóm SV thảo luận và đưa ra các ý kiến riêng, những ý tưởng liên quan đến chủ đề, mục tiêu của 25 dự án Việc xác định rõ mục tiêu của dự án giúp SV có định hướng tốt trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án Trong giai đoạn . học sau này. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn: Vận dụng dạy học theo dự án trong môn Xác suất thống kê cho sinh viên Đại học sư phạm Toán làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn. Việc vận dụng DHTDA trong môn Xác suất thống kê còn đặc biệt có ý nghĩa đối với SVSP Toán trong việc tiếp cận cách thức tổ chức các DAHT kiến thức môn học cho học sinh phổ thông trong dạy học. phần tham gia. - Dựa theo quy mô của dự án: dự án lớn; dự án nhỏ; dự án vừa. Có những dự án kết hợp nhiều dự án với nhau. Tùy theo từng lĩnh vực chuyên môn mà có thể phân loại dự án theo những đặc

Ngày đăng: 22/12/2014, 20:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan