Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text )

133 1.3K 1
Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên luận án: “ Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang ” Chuyên ngành: Dược học cổ truyền Mã số: 62.72.04.06 Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Đức Lợi Khóa: 2011 - 2016 Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững 2. PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong Tên cơ sở đào tạo: Viện Dược liệu Tóm tắt những kết luận mới của luận án: * Về thực vật: - Đã áp dụng phương pháp giải trình tự gen AND để xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang là: Aconitum carmichaeli Debx. * Về hóa học: - Đã áp dụng phương pháp ICP-MS xác định được hàm lượng 12 kim loại nặng (Pb, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, Cd, Hg, Ag, As) trong Ô đầu, Phụ tử - Đã chiết xuất phân lập được 5 alcaloid, 4 flavonoid, 2 sitosterol và 5 chất nhóm acid béo, este. Trong đó có 2 chất mới là: 5,7,3 '''' -trimethoxyquercetin 3-O-β-Dfructofuranosid và (Z)-3-hydroxypentan-2-yl-10-aminooctacos-9-enoat. Các chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Aconitum là: acid 9-chlorooctadecanoic, acid 3-chloroicosanoic, acid 8-chlorohexadecanoic, 3-hydroxypropane-1,2-diyl dihenicosanoat, 7,4′-O-dimethylluteolin 5-O-[α-L-arabinofuranosyl-(1→6)-β-Dglucopyranosid], quercetin 3-O--L-rhamnopyranosid, quercetin 3-O-β-Dgalactopyranosid. * Về độc tính cấp và tác dụng sinh học: - Đã xác định được LD50 của 2 phân đoạn dịch chiết chứa alcaloid là: 991.36 ± 176.78 (mg/kg) và 27.257 ± 7.071 (mg/kg) - Đã xác định ở liều tối đa chuột có thể uống 12 g phân đoạn dịch chiết chứa flavonoid/kg và 15 g phân đoạn chứa polysaccharid/kg thể trọng chuột mà không có chuột nào chết. - Phân đoạn alcaloid (PĐ E) chiết xuất từ Phụ tử với liều 12.5 mg/kg/ngày, 25 mg/kg/ngày và 50 mg/kg/ngày uống trong 3 ngày liên tục, thấy có tác dụng giảm đau thông qua kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ, làm tăng khoảng cách gây phản xạ đau và làm giảm số cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với lô chứng. - Phân đoạn polysaccharid (PĐ I) chiết xuất từ Phụ tử với liều 100 mg/kg và 300 mg/kg thể trọng chuột, thấy có tác dụng kích thích miễn dịch thông qua mẫu thử làm tăng phục hồi số lượng bạch cầu, tăng nồng độ cytokine IL-2, nồng độ globulin miễn dịch và hạn chế một phần tổn thương trên giải phẫu vi thể tổ chức lympho. - Phân đoạn flavonoid (PĐ C) chiết từ lá với liều 30mg/kg thể trọng chuột thấy có tác dụng chống viêm gan cấp và chống oxy hóa thông qua làm giảm hoạt độ enzym ALT (39.23 %), AST (32.21 % ) và làm giảm hàm lượng MDA trong gan (15.96 %) so với lô chứng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY Ô ĐẦU (A. carmichaeli Debx.) TRỒNG Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY Ô ĐẦU (A. carmichaeli Debx.) TRỒNG Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 62 72 04 06 HÀ NỘI, NĂM 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………. 3 1.1.Về thực vật………………………………………………………………… 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Aconitum L………………………………………… 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Aconitum L…………………………………… 3 1.1.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L………………… 4 1.1.4. Xác định tên khoa học của loài thuộc chi Aconitum L bằng giải trình tự ADN………………………………………………………… …………………… 5 1.2.Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Aconitum L………………….…… 7 1.2.1.Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Aconitum trên thế giới………. 8 1.2.1.1. Alcaloid……………………………………………………………… 8 1.2.1.2. Flavonoid……………………………………………………………… 14 1.2.1.3. Polysaccharid…………………………………………………………. 18 1.2.1.4. Các nhóm chất khác…………………………………………………… 19 1.2.2.Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam…………………… 20 1.3.Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum L…. 21 1.3.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L… 21 1.3.1.1. Tác dụng giảm đau……………………………………………………. 21 1.3.1.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch………………………………………. 21 1.3.1.3. Tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan…………………………………. 22 1.3.1.4. Tác dụng gây hạ đường huyết……………………………………… 22 1.3.1.5. Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư…………………… 23 1.3.1.6. Tác dụng trên tim mạch………………………………………………. 23 1.3.1.7. Tác dụng trên huyết áp…………………………………………… 24 1.3.1.8. Tác dụng chống viêm…………………………………………………. 24 1.3.1.9. Một số tác dụng khác………………………………………………… 24 1.3.1.10. Độc tính……………………………………………………………… 26 1.3.2. Công dụng…………………………………………………………………. 28 1.3.2.1. Ô đầu……………………………………………………………… 28 1.3.2.2. Phụ tử …………………………………………………………………. 28 1.3.3. Một số sản phẩm sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum L………… 29 Chƣơng 2. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………… 30 2.1.Nguyên liệu……………………………………………………………………. 30 2.2.Động vật thí nghiệm…………………………………………………………… 30 2.3.Trang thiết bị và hóa chất……………………………………………………… 30 2.3.1. Trang thiết bị………………………………………………………………. 30 2.3.2. Hóa chất……………………………………………………………………. 31 2.4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 32 2.4.1.Nghiên cứu về thực vật…………………………………………………… 32 2.4.2.Nghiên cứu thành phần hoá học…………………………………… 34 2.4.3.Nghiên cứu tác dụng sinh học……………………………………………… 35 2.4.3.1. Thử độc tính cấp……………………………………………………… 35 2.4.3.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau……………………………………… 36 2.4.3.3. Nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch………………………… 38 2.4.3.4. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan……………………. 41 2.4.4.Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………… 42 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 43 3.1.Kết quả nghiên cứu về thực vật cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang 43 3.1.1.Đặc điểm hình thái thực vật……………………………………………… 43 3.1.2.Xác định tên khoa học…………………………………………………… 46 3.2.Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học…………………………………… 48 3.2.1.Xác định thành phần hóa học trong cây Ô đầu…………………………… 48 3.2.1.1.Định tính các nhóm chất hữu cơ……………………………………… 48 3.2.1.2. Định lượng một số nhóm chất hữu cơ………………………………… 49 3.2.1.3. Định lượng các kim loại nặng…………………………………………. 51 3.2.2.Chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ Ô đầu, Phụ tử…………………. 51 3.2.2.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Phụ tử …………….………… 51 3.2.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Ô đầu ……………………… 53 3.2.2.3. Chiết xuất polysaccharid từ Phụ tử và Ô đầu………………………… 55 3.2.3.Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ lá cây Ô đầu………………………. 57 3.2.4. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất………………………………. 59 3.2.4.1. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ Ô đầu, Phụ tử……………. 59 3.2.4.2. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ lá cây Ô đầu……………… 74 3.3. Kết quả nghiên cứu về độc tính và tác dụng sinh học…………………………. 86 3.3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp………………………………………… 86 3.3.1.1. Độc tính cấp của phân đoạn chứa alcaloid chiết từ Phụ tử…………… 86 3.3.1.2. Độc tính cấp của phân đoạn chứa flavonoid chiết xuất từ lá cây Ô đầu………………………………………………………………………………… 88 3.3.1.3. Độc tính cấp của phân đoạn chứa polysaccharid chiết từ Phụ tử……. 89 3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học……………………………………. 90 3.3.2.1. Tác dụng giảm đau của phân đoạn chứa alcaloid từ Phụ tử………… 90 3.3.2.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch của phân đoạn chứa polysaccharid chiết từ Phụ tử………………………………………………………………………. 93 3.3.2.3. Tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của phân đoạn chứa flavonoid 97 Chƣơng 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………… 100 4.1. Về thực vật………………………………………………………… 100 4.2. Về thành phần hóa học………………………………………………………… 102 4.3. Về độc tính cấp và tác dụng sinh học………………………………………… 116 4.3.1. Về độc tính cấp…………………………………………………………… 116 4.3.2. Về tác dụng sinh học…………………………………………………… 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………… 123 Kết luận…………………………………………………………………………… 123 Kiến nghị…………………………………………………………………………… 124 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có nguồn thực vật rất phong phú và đa dạng. Trong đó, nhiều cây được dùng làm thuốc và cũng có những cây có độc tính như cà độc dược, mã tiền, ô đầu khi dùng, phải sử dụng đúng liều lượng, nếu không dùng đúng, chúng có thể gây ngộ độc cho người bệnh [2], [3], [6], [9], [11], [27]. Phụ tử, Ô đầu chứa những thành phần có độc tính cao nhưng vẫn được cho là những vị thuốc quý, đã được dùng khá phổ biến trong Y Dược học cổ truyền phương Đông nhất là ở Trung Quốc. Vị thuốc Ô đầu là củ mẹ và Phụ tử là củ con của một số loài thuộc chi Aconitum [2], [6], [11], [29]. Hiện nay trên thế giới, đang có những nghiên cứu về chi Aconitum nhằm phát triển các sản phẩm theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả sử dụng các loài thuộc chi này trong phòng và điều trị bệnh. Ở Việt Nam, cây Ô đầu đã được đưa vào trồng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu từ những năm 70 thế kỷ trước [3], [11]. Theo một số tài liệu [6], [9], [11], [22], [27] cây Ô đầu ở Việt Nam được ghi nhận bởi 2 tên là: A. fortunei Hemsl và A. carmichaeli Debx. Theo đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Cường (năm 2007) với mục tiêu xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử, bào chế cao Phụ tử cho sản phẩm có tác dụng cường tim, độc tính thấp và xác định một số thành phần hóa học của Phụ tử sống và các sản phẩm, đã xác định được cây Ô đầu trồng ở Sa Pa – Lào Cai thuộc loài A. carmichaeli Debx. và tập trung nghiên cứu theo hướng chế biến cổ truyền [11]. Hiện nay, cây Ô đầu được trồng nhiều ở huyện Quản Bạ, Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và được người dân địa phương sử dụng theo kinh nghiệm làm thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp hoặc nấu cháo ăn để tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, hàng năm nước ta có nhiều vụ ngộ độc do chất lượng dược liệu không bảo đảm, sử dụng nhầm lẫn, đầu độc bằng dược liệu, chế phẩm có nguồn gốc từ cây Ô đầu. Do đó cần có nghiên cứu về thành phần hóa học, xác định các chất chính trong dược liệu để kiểm soát tốt chất lượng và sử dụng an toàn hiệu quả. Năm 2013, Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó cây Ô đầu được quy hoạch trồng tại tỉnh Hà Giang [35]. Để phát triển vùng trồng cây Ô đầu một cách bền vững, cần có nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học 2 của cây Ô đầu Hà Giang theo hướng ứng dụng trong Y Dược học hiện đại, góp phần phát triển sản phẩm từ cây Ô đầu nhằm tạo đầu ra cho cây Ô đầu Hà Giang. Qua tham khảo, đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang. Để đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn và góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, luận án với tên đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang” được thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Xác định được tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang. 2. Nghiên cứu được thành phần hóa học: định tính, định lượng nhóm chất, chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hoá học các chất phân lập được. 3. Đánh giá được độc tính cấp và thử một số tác dụng sinh học của một số phân đoạn dịch chiết từ cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang để gợi mở hướng sử dụng dược liệu này. Để đạt được 3 mục tiêu trên, luận án tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau: + Xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang bằng phương pháp so sánh đặc điểm hình thái và phương pháp so sánh trình tự ADN. + Định tính, định lượng, chiết xuất, phân lập nhóm chất alcaloid, polysacharid từ Ô đầu, Phụ tử sống và nhóm chất flavonoid từ lá cây Ô đầu. + Thử độc tính cấp của các phân đoạn dịch chiết alcaloid, flavonoid, polysaccharid. + Thử tác dụng tăng cường miễn dịch của phân đoạn dịch chiết chứa polysaccharid, tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của phân đoạn dịch chiết chứa flavonoid, tác dụng giảm đau của phân đoạn chứa alcaloid và có độc tính thấp. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Về thực vật 1.1.1.Vị trí phân loại chi Aconitum L. Theo các tài liệu [2], [3], [6], [22], [27], [89] cây Ô đầu thuộc chi Aconitum L., vị trí của chi Aconitum L. trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau: Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae) Bộ Hoàng liên (Ranunculales) Họ Hoàng liên (Ranunculaceae) Chi Aconitum L. 1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Aconitum L. Theo tài liệu [40], [89], [105], [115], [135], các loài thuộc chi Aconitum có những đặc điểm chính như sau: Thân thảo, sống một năm hoặc nhiều năm. Lá của các loài thuộc chi Aconitum có màu xanh đậm và không có lá kèm. Lá hình bàn tay chia thùy hoặc thùy sâu với 5-7 phần. Mỗi phần lại chia thành 3 thùy với hình răng cưa. Lá sắp xếp xoắn ốc, lá ở dưới có cuống dài. Hoa mọc thẳng đứng, có thể có các màu: xanh đậm, tím, trắng, vàng, hồng với nhiều nhị hoa. Hoa được phân biệt bởi có một trong năm đài hoa, hoa có hình mũ. Hoa có 2-10 cánh hoa. Hai cánh hoa trên to và đặt dưới các đài thân dài. Hoa có túi rỗng ở đỉnh chứa mật hoa. Những cánh hoa khác nhỏ hoặc không hình thành, có 3-5 lá noãn được hợp nhất một phần. Quả là một tổ hợp các nang, mỗi nang chứa nhiều hạt. Hiện nay, chi Aconitum L. được thành 3 phân chi (subgenera) [89] với các đặc điểm chính như sau: - Phân chi Aconitum L: Cây thảo, sống 2 năm, giả 1 năm, có rễ củ. Đài hoa không hoặc gần như không có móc, lá đài trên hình mũ, hình thuyền hoặc cong hình lưỡi liềm, hiếm khi hình trụ. Phiến cánh hoa có mô tiết ở đỉnh hoặc rìa, môi rõ hoặc không, cựa ngắn hoặc dài, hiếm khi vắng mặt, lá noãn 3-5. - Phân chi Lycotonum petermann: Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ. đài hoa không có móc, lá đài trên hình trụ hoặc hình mũ cao hiếm khi hình thuyền. 4 Phiến cánh hoa có mô tiết ở đỉnh có cựa hình túi hoặc uốn cong, môi thường thẳng hoặc rất ngắn. Lá noãn 3- (8). - Phân chi Gymnaconitum Rapaics: Cây thảo, sống một năm. Lá chia 3 phần hình chân vịt. Đài hoa có móc, lá đài trên hình thuyền. Cánh hoa không có cựa, môi rộng, hình quạt, rìa có răng. Lá noãn 6-13. 1.1.3. Số lƣợng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L. Trên thế giới: Theo Neelofar Jabeen, Mohammad I Kozgar, trên thế giới có khoảng trên 300 loài thuộc chi Aconitum, phân bố ở khu vực phía bắc ôn đới, khu vực lạnh ở bán cầu bắc [104], [105]. Phân bố chủ yếu ở vùng núi Đông Á, Đông Nam Á, Trung Âu, một số cũng thấy ở phía tây bắc Mỹ và phía tây nước Mỹ. Khu vực dãy núi Himalaya có các loài thuộc chi Aconitum như ở: Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, bắc Tây Tạng. Đến nay 33 loài đã được tìm thấy ở khu vực Himalaya. Theo Eti Sharma và A. K. Gaur [55]: Ở Ấn Độ có khoảng 24 loài được phân bố chủ yếu trên núi cao thuộc dãy Himalaya ở độ cao khoảng 3000-4200 m. Các loài ở Ấn Độ được phân thành hai loại chính là loài có độc và loài không độc. Loài không độc như: A. heterophyllum Wall., A. laeve Royle và A. routndifolium Kar. et Kir. Loài có độc như: A. chasmanthum Stapf ex Holmes, A. ferox Hardy Perennial , A. deinorrhizum, A. falconeri Stapf., A. balfourii (Bruhl) Muk., A. moschatum (Bruhl) Stapf , A. violaceum Jacquem. ex Stapf, A. spicatum Stapf., A. bisma (Buch. Ham.) Rapaics và A. laciniatum (Bruhl) Stapf. Ở Nepal có 38 loài, trong đó 16 loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ yếu ở phía đông Nepal, khu vực ẩm, có độ cao 1800-4200 m [116]. Ở Buthan có 19 loài thuộc chi Aconitum [105]. Ở Rumani có 10 loài. Ở Uckraina phát hiện có 12 loài thuộc chi Aconitum, phân thành 3 phân chi là: Aconitum, Lycoctonum và Anthora đã được mô tả về củ và hoa. Trong đó phân chi Aconitum nhiều nhất với 2 phân nhánh là: Aconitum, Cammarum DC. với 10 loài. Hai phân chi còn lại chỉ mới tìm thấy 1 loài [40]. Theo Wei Wang, Yang Liu, Sheng-Xiang Yu, Tian-Gang Gao & Zhi-Duan Chen, họ Ranunculaceae với 59 chi và khoảng 2500 loài, chi Aconitum với hơn 300 loài được phân thành 3 phân chi là: A. subg. Lycoctonum (DC.) Peterm., A. subg. [...]... cuối 1.3 Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum L 1.3.1 Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L 1.3.1.1 Tác dụng giảm đau Tác dụng giảm đau của chi Aconitum đã được biết đến từ lâu và có nhiều nghiên cứu về tác dụng này Theo Dacheng Hao [50], tác dụng giảm đau chủ yếu do tác động của nhóm alcaloid, có sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng giảm... công bố nào về tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang Do đó, cần có nghiên cứu xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang 1.1.4 Xác định tên khoa học của loài thuộc chi Aconitum L bằng giải trình tự ADN Thông tin di truyền của mọi cơ thể sinh vật được chứa đựng trong phân tử có tên là ADN, đó là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn được tạo thành từ 4 loại nucleotid gồm A (adenin),... giới về trồng ở vườn nhà và nương rẫy Có tài liệu cho rằng, cây Ô đầu Việt Nam mọc hoang ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng [3], [6], [11], [22], [27], [29] Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam, được ghi nhận bởi 2 tên l : A fortunei Hemsl và A carmichaeli Debx [3], [6], [27], [29] Theo đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Cường thì tên khoa học cây Ô đầu trồng ở Sa Pa - Lào Cai là A carmichaeli. .. xét: Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây về tác dụng của chi Aconitum, cho thấy các loài thuộc chi này có nhiều tác dụng sinh học có thể ứng dụng trên lâm sàng Đặc biệt là tác dụng chống viêm giảm đau, tác dụng chống oxy hóa bảo vệ gan và tác dụng tăng cường miễn dịch đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để ứng dụng trên lâm sàng Hiện nay cây Ô đầu trồng ở Việt Nam mới được nghiên cứu. .. Koelle A coreanum (H.Lév .) Rapaics [68] 3 acid caffeic 4 acid 3,5-dicaffeoylquinic 15 D-mannitol 19 [88] [74] [143] [58] 1.2.2 Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam Theo một số tài liệu [11], [22], [23], [27] về cây Ô đầu trồng ở Việt Nam: cây trồng ở Sa Pa có hàm lượng alcaloid toàn phần ở củ mẹ 0.36-0.8 %, củ con 0.78-1.17 % Trong thành phần alcaloid có aconitin và hypaconitin, ngoài ra... phần hóa học là các bộ phận của cây Ô đầu, mẫu nghiên cứu về tác dụng sinh học và độc tính cấp là các phân đoạn dịch chiết từ củ, lá cây Ô đầu Mẫu cây có hoa quả để định tên khoa học thu hái vào ngày 29/9/2012 tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Mẫu cây tươi được tiến hành làm tiêu bản và lưu giữ tại: + Phòng tiêu bản Khoa tài nguyên cây thuốc, Viện Dược liệu, tiêu bản s : 9938 + Phòng tiêu bản Bộ môn Thực... 1.10 Một số hình ảnh về thuốc sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum 29 Chƣơng 2 NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu Thu hái mẫu cây Ô đầu trồng ở xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Lấy củ mẹ, củ con khi cây đã ra quả và lụi Lấy lá cây khi cây mới ra quả Nguyên liệu được sấy khô ở 600C, bảo quản trong túi polyetylen kín, khô ráo Mẫu nghiên cứu về thành phần. .. Nam: Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc nhập nội từ 2 nguồn: Nguồn thứ nhất do ngành Y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc, được trồng đầu tiên ở Sa Pa- Lào Cai từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, sau đó được trồng ở Bắc Hà - Lào Cai và Sìn Hồ - Lai Châu Nguồn thứ 2 do cộng đồng người Hoa ở huyện Quản Bạ và Đồng Văn - Hà Giang tự động nhập giống cây Ô đầu từ bên kia biên giới về trồng. .. (A .carmichaeli Debx .), trên mô hình gây đái tháo đường bởi streptozotocin, mức liều chế phẩm 12.5 đến 50 mg/kg thấy có tác dụng hạ đường huyết [93] Hikino H đã thử chất aconitan A phân lập từ A .carmichaeli Debx thấy có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường gây bởi streptozotocin [101] 22 1.3.1.5 Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng sinh. .. vật đối với chi này và cũng đã tìm thêm được nhiều hợp chất mới Với loài Ô đầu trồng ở Việt Nam cho đến nay mới phân lập được 5 alcaloid l : aconitin, hypaconitin, karacolin, neolin, benzoylmesaconin và hai thành phần khác l : acid benzoic, ß-sitosterol Như vậy vẫn còn rất nhiều hợp chất chưa được biết đến trong cây Ô đầu Việt Nam, cần được nghiên cứu tiếp Nghiên cứu thành phần hóa học sẽ giúp tìm ra . Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debx. ) trồng ở tỉnh Hà Giang được thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Xác định được tên khoa học. 1.2.2 .Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam…………………… 20 1.3 .Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum L…. 21 1.3.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY Ô ĐẦU (A. carmichaeli Debx. ) TRỒNG Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN ÁN

Ngày đăng: 22/12/2014, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan