khảo sát tình hình hoạt động tự doanh tại các công ty chứng khoán việt nam hiện nay - hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán habubank securities hiện nay

45 1.4K 3
khảo sát tình hình hoạt động tự doanh tại các công ty chứng khoán việt nam hiện nay - hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán habubank securities hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận kinh doanh chứng khoán Đề tài thảo luận: Khảo sát tình hình hoạt động tự doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay - “Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Habubank securities hiện nay”. Giáo viên hướng dẫn: Phùng Việt Hà Lớp học phần: 1103BKSC 0411 LỜI MỞ ĐẦU Tự doanh chứng khoán là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng bậc nhất của một công ty chứng khoán. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán nói riêng. Tự doanh chứng khoán không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân các công ty chứng khoán nói riêng mà còn đem lại lợi ích cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. Ở các nước phát triển có thị trường chứng khoán phát triển thì nghiệp vụ tự doanh là rất phổ biến, bởi lẽ các công ty chứng khoán( CTCK) có kinh nghiệm và quản lý tốt. Một câu hỏi được đặt ra là: Ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay các CTCK sẽ thực hiện nghiệp vụ tự doanh như thế nào? Cho đến nay hầu hết các công ty chứng khoán đã thực hiện nghiệp vụ này và đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai Những bất cập này không chỉ xuất phát từ phía các công ty chứng khoán mà còn bắt nguồn từ phía thị trường chứng khoán nói chung cũng như những hạn chế trong các văn bản pháp quy. A: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN 1.1. Một số khái niệm cơ bản  Khái niệm tự doanh Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán. Nói cách khác, tự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá (mua thấp, bán cao). Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện ở SGD và thị trường OTC. Tại SGD hoạt động mua bán này cũng được tiến hành như hoạt động của nhà đầu tư thông thường. Trên thị trường OTC, hoạt động tự doanh có thể được thực hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, thông qua hoạt động tạo thị trường hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động.  Giao dịch tự doanh được thực hiẹn theo phương thức giao dịch trực tiếp hay gián tiếp + Giao dịch trực tiếp là giao dịch trao tay giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận (giao dịch tại quầy). Các đối tác giao dịch tự tìm đầu mối, họ có thể là cá nhân hay tổ chức. Thời gian giao dịch không quy định (có thể trong hoặc ngoài giờ hành chính, ngày hoặc đêm…). Chứng khoán giao dịch rất đa dạng, phần lớn là các chứng khoán chưa niêm yết hoặc mới phát hành. Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển giao. Vì vậy trong loại giao dịch này không có bất cứ một loại phí nào. Thông thường, doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên sở (chiếm khoảng 80% - 90% doanh số giao dịch của thị trường). Các hoạt động giao dịch này không chịu sự giảm sát của SGD nhưng chịu sự giám sát của thanh tra nhà nước về chứng khoán. + Giao dịch gián tiếp là các giao dịch công ty thực hiện thông qua các nhà môi giới lập giá, các chuyên gia chứng khóan trên thị trường, hoặc đặt lệnh mua bán giống như lệnh mua bán của các nhà đầu tư khác. Do giao dịch qua SGD nên CTCK phải chịu các chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán. 1.2. Mục đích hoạt động tự doanh CTCK triển khai hoạt động tự doanh nhằm thực hiện các mục đích sau:  Tự doanh để thu chênh lệch giá cho chính mình. CTCK là những tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp. Với vai trò và vị trí của mình họ có nhiều lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng khoán… Vì vậy, khi triển khai họat động tự doanh, khả năng sinh lợi từ hoạt động này của họ sẽ cao hơn so với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều quy định các CTCK phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, như: điều kiện về vốn, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự doanh…  Dự trữ để đám bảo khả năng cung ứng  Pháp luật kinh doanh chứng khoán ở một số nước có quy định, các công ty môi giới, các chuyên gia chứng khoán và những nhà tạo lập thị trường có trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Điều này có nghĩa là, khi nhu cầu thị trường giảm sút mạnh, thị trường có thể lâm vào tình trạng kém sôi động hoặc đóng băng đối với 1 hoặc một số loại chứng khoán nhất định, những nhà tạo thị trường phải có trách nhiệm mua chứng khoán để kích cầu, trường hợp ngược lại phải bán ra để tăng cung. Để hoàn thành các trọng trách này các nhà tạo lập thị trường, các CTCK phải tính toán để xác định khối lượng các chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm bảo đảm khả năng cung ứng trong những trường hợp cần thiết, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi hợp lí từ những hoạt động này.  Điều tiết thị trường Khi giá chứng khoán biến động bất lợi cho tình hình hoạt động cung của thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lí và tự bảo vệ mình hay bảo vệ khách hàng. Tuy nhiên để làm được điều này các công ty thường phải liên kết với nhau trong quá trình hoạt động thông qua các tổ chức như: Hiệp hội chứng khoán. 1.3. Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh  Tách biệt quản lí Khi CTCK đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ tự doanh và môi giới thì phải tổ chức tách biệt 2 nghiệp vụ này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ. - Phải tổ chức các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Các nhân viên tự doanh không được thực hiện nghiệp vụ môi giới và ngược lại. Ở Thái Lan, nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc phân chia ranh giới. - Phải tách bạch tài sản của khách hàng với tài sản của công ty.  Ưu tiên khách hàng Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng, có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được ưu tiên xử lí trước lệnh tự doanh của công ty. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch chứng khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường.  Bình ổn thị trường Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là ở các TTCK mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp rất cần thiết trong việc làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Cùng với các quỹ đầu tư chứng khoán, các CTCK với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình thông qua hoạt động tự doanh góp phần vào việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khóan trên thị trường. Thông thường chức năng này không phải là một quy định bắt buộc trong hệ thống pháp luật của các nước. Tuy nhiên đây thường là nguyên tắc nghề nghiệp do các Hiệp hội chứng khoán đặt ra, và các thành viên của Hiệp hội phải tuân theo. Ngoài ra các CTCK còn phải tuân thủ 1 số quy định khác như các giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Mục đích của các quy định này nhằm bảo đảm 1 độ an toàn nhất định cho các CTCK trong quá trình hoạt động, tránh sự đổ vỡ gây thiệt hại chung cho cả thị trường. Ở Việt Nam hiện nay, khi triển khai nghiệp vụ tự doanh các CTCK phải đảm bảo các yêu cầu sau: Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của chính mình. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này. Trong trường hợp lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 mua/bán chứng khoán đó. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện. CTCK không được: - Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của công ty chứng khoán. - Đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. - Đầu tư trên 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết Đầu tư hoặc góp vốn trên 15% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong trường hợp công ty đầu tư vượt quá các hạn mức quy định nêu trên thì bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành. Sauk hi thu hồi vốn, bộ phận tự doah sẽ tổng kếtm đánh giá lại tình hình thực hiện và tiếp tục một chu kỳ mới. 1.4. Quy trình nghiệp vụ tự doanh Cũng giống như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các CTCK tùy theo cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên trên giác độ chung nhất, quy trình hoạt động tự doanh bao gồm các bước sau: Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư CTCK phải xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình là chủ động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào những ngành nghề hay lĩnh vực nào. Chiến lược đầu tư của một công ty thường phụ thuộc vào: - Thực trạng nền kinh tế - Khả năng nắm bắt và xử lí thông tin - Trình độ và khả năng phân tích - Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo công ty… Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư Theo mục tiêu đã được xác định, công ty sẽ chủ động tìm kiếm mặt hàng, nguồn hàng, khách hàng, cơ hội đầu tư. Việc khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư được tiến hành cả ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, cả chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết. Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư Bộ phận tự doanh phải triển khai và kết hợp với bộ phận phân tích để thẩm định, phân tích các khoản đầu tư để có các kết luận cụ thể về các cơ hội đầu tư (mặt hàng, số lượng, giá cả, thị trường nào…). Bước 4: Thực hiện đầu tư Sau khi đã đánh giá phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. - Nếu mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với các tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành. - Nếu mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp, bộ phận tự doanh phải đặt lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận (trên SGD) hoặc khớp giá (trên sàn OTC). Sau đó nhân viên tự doanh kết hợp với bộ phận kế toán để xác nhận kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ tục thanh toán chứng khoán và tiền. Lệnh giao dịch của bộ phận tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty sang phòng môi giới như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra kí quỹ. Nếu lệnh tự doanh và lệnh của khách hàng được chuyển cho phòng môi giới cùng một thời gian thì lệnh của khách hàng được ưu tiên truyền đi trước. Bước 5: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn Trong khâu này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lí cũng như tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Đối với trái phiếu công ty phải thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỉ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có những dự đoán về lãi suất của các trái phiéu theo các kì hạn khác nhau trên cơ sở chu kì kinh tế và triển vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lí danh mục trái phiếu. Đối với cổ phiếu, công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, ngành, thực trạng tình hình các cổ phiếu đang nắm giữ, định giá chúng để quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi. B : CƠ SỞ THỰC TIỄN I : Tổng quát tình hình kinh tế - xã hội thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán Tình hình kinh tế việt nam hiện nay khó khăn, thách thức vẫn còn rất lớn. Trên thế giới, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp : Những biến động về chính trị, xã hội ở một số nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại nguyên vật liệu cơ bản; thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là khu vực đồng Euro vẫn bất ổn; lạm phát bắt đầu tăng cao ở một số nước trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước ta. Ở trong nước, kinh tế-xã hội của nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí lớn hơn so với dự báo cuối năm trước về lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Tăng trưởng GDP có xu hướng chậm lại, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010; giá cả, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số lạm phát và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp; tình trạng đô la hóa và sử dụng vàng để kinh doanh, làm công cụ thanh toán trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn; tỷ giá biến động mạnh, giá vàng tăng cao; dự trữ ngoại hối giảm; việc cung cấp điện còn nhiều căng thẳng. Ngoài ra, việc rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ cũng đã gây tổn thất và tác động bất lợi không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Tình hình trên tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, người về hưu, cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và những năm tiếp theo như Quốc hội đã thông qua và Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra. Nguyên nhân của tình hình trên: Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực. - Tình hình trong thời gian tới Trên thế giới: Nhiều dự báo cho rằng kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục có những diễn biến xấu. Lạm phát cao diễn ra ở nhiều nước, kể cả các nước trong khu vực. Giá dầu mỏ, lương thực và một số nguyên vật liệu cơ bản còn tăng. Thiên tai, biến đổi khí hậu và những diễn biến mới của tình hình Trung Đông, Bắc Phi tác động xấu đối với nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có mặt còn thiếu ổn định, thậm chí đã có những cảnh báo về nguy cơ tái khủng hoảng. [...]... kinh doanh quý III sẽ công bố nhiều hơn trong thời gian tới, nhưng có thể không tác động nhiều tới thị trường Theo giới phân tích, biến động của lãi suất, tỷ giá và thị trường vàng tiếp tục ảnh hưởng tới chứng khoán II: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NĂM 2009 - 2011 2.1 Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán từ 2009 đến nay 2.1.1 Kết quả hoạt động tự doanh. .. do thực hiện thêm nghiệp vụ kinh doanh mới Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bằng tiền không có sự thay đổi nhiều so với 2009 hiện ở mức an toàn thanh khoản của công ty 5.2 Tình hình hoạt động tự doanh của HBBS Hoạt động tự doanh của HBBS bao gồm Tự doanh cổ phiếu và Tự doanh trái phiếu Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động tự doanh của HBBS, chúng tôi đưa ra những số liệu sau: Bảng thể hiện tóm... gian qua giảm - - - mạnh Trong bối cảnh giao dịch trên thị trường rất ảm đạm khiến phí môi giới sụt giảm thì công ty chứng khoán đang đẩy mạnh chức năng tư vấn cho nhà đầu tư, đây là hướng phát triển bền vững Hiện nay, khá nhiều công ty chứng khoán đang rút bớt hoạt động tự doanh. Tuy vậy, theo các lý giải của các chuyên gia, hiện tượng công ty chứng khoán rút bớt nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là “chiến... đồng) Đặc biệt số CTCK có doanh thu đến chủ yếu từ tự doanh như Chứng khoán - u (82,61%), Chứng khoán SBS (82,12%), Chứng khoán Bản Việt (70,11%) Các CTCK lớn đang niêm yết trên sàn như SSI, HPC, SHS cũng có doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ lệ khá lớn Tự doanh luôn là hoạt động tạo ra lợi nhuận chính của các CTCK Sau năm 2009 khá thành công, bộ phận tự doanh của nhiều CTCK hiện đang “chết đứng”... về công ty chứng khoán Habubank 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Habubank Công ty chứng khoán TNHH Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Habubank security) được thành lập ngày 03 tháng 11 năm 2005 theo quyết định số 14/UBCK-GPHĐKD của chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước, với số vốn điều lệ hiện có là 50 tỷ đồng HBBS là công ty chứng khoán thứ 14 được thành lập và hoạt. .. phiếu Việc các CTCK quá chú trọng vào hoạt động tự doanh trong khi năng lực còn hạn chế và TTCK không thuận lợi đã khiến cho nhiều công ty bị thua lỗ nặng nề IV : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 4.1 Thay đổi về định hướng - Với điều kiện thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển, các CTCK cũng như NĐT ùn ùn bước vào TTCK như hiện nay thì... hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty hoạt động có hiệu quả hay không có phụ thuộc rất lớn vào các sản phẩm từ phòng phân tích này • Phòng Tự doanh HBBS đầu tư kinh doanh cho chính Công ty bằng vốn của mình, vốn vay tín dụng và vì mục tiêu thu nhập Hoạt động tự doanh là điều kiện song song bắt buộc phải có để công ty có thể triển khai thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành, một hoạt động quan trọng... kinh doanh chứng khoán với khách hàng Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra kiểm soát nội bộ để đảm bảo hoạt động của công ty và nhân viên của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật Không tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặc các hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng 2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của HBBS... phải thực hiện việc soát xét nên bức tranh về lợi nhuận trong quý II nhiều khả năng vẫn mang màu xám Doanh thu môi giới giảm, tự doanh thua lỗ trong khi phải đối mặt với áp lực giải chấp tài khoản của khách hàng… các công ty chứng khoán vẫn phải cố gắng cầm cự để chờ ngày thị trường chứng khoán hồi phục III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK SECURITIES HIỆN NAY 1 Giới... tích của công ty bao gồm hai chức năng cơ bản là: • Phân tích cho hoạt động tự doanh của công ty • Phân tích để phục vụ các khách hàng chiến lược của công ty cũng như các khách hàng tiềm năng Vì vậy phòng phân tích có vai trò đặc biệt quan trọng trong một công ty chứng khoán, nó không những tự đưa ra các sản phẩm cho chính mình mà còn là mắt xích quan trọng để kết nối khách hàng với công ty và hoạt động . kinh doanh chứng khoán Đề tài thảo luận: Khảo sát tình hình hoạt động tự doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay - Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Habubank securities hiện. TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK SECURITIES HIỆN NAY. 1. Giới thiệu chung về công ty chứng khoán Habubank 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Habubank Công. tới chứng khoán. II: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NĂM 2009 - 2011 2.1. Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán từ 2009 đến nay 2.1.1 Kết quả hoạt

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

  • IV : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

  • 4.1. Thay đổi về định hướng

  • 4.2 Tái cấu trúc các công ty chứng khoán

  • 4.3. Thay đổi chiến lược

  • 4.4. Thay đổi về biện pháp và chương trình hành động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan