Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

65 2.8K 30
Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có thể nói lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là loại hình hoạt động mang tính năng động và rủi ro cao, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Ngân hàng với chức năng chính là huy động vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế đất nước, và qua đó cũng mang lại thu nhập cho chính bản thân ngân hàng Tuy nhiên thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các ngân hàng đạt hiệu quả không cao mà nguyên nhân chính là xuất phát từ những yếu kém và chủ quan trong công tác thẩm định Vì thế dẫn đến nhiều dự án lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, ngân hàng không thu được nợ và bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt hơn

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cần Thơ cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nên cũng có thể gặp phải những rủi ro trong hoạt động tín dụng Chính vì thế đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng và phát triển kinh tế đất nước.

Với ý nghĩa thực tế đó nên em đã chọn đề tài “Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Thẩm định dự án đầu tư bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô để xác định tính khả thi của dự án nhằm làm cơ sở giúp Ngân hàng ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

và giới thiệu về đơn vị tài trợ

Trang 2

- Thẩm định về thị trường

- Thẩm định về tài chính - tài trợ

- Thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường

- Kết luận sau khi thẩm định nhằm giúp Ngân hàng có nên cho vay hay không.

1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định

Kiểm định về tính khả thi của dự án qua việc thẩm định về cơ sở pháp lý, về phương diện thị trường, tài chính, kinh tế - xã hội - môi trường.

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu

- Các quy định, quy chế có tác động như thế nào đến hoạt động của dự án? - Dự án có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? biện pháp xử lý? - Khả năng trả nợ của dự án?

- Dự án có đóng góp như thế nào đến nền kinh tế - xã hội?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Dự án bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được đầu tư xây dựng trên

địa bàn Thành phố Cần Thơ và phục vụ chủ yếu cho người dân trong Thành phố nên việc thẩm định dự án được thực hiện trong phạm vi của Thành phố Cần Thơ Do Việc nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập hơn 3 tháng ( từ 05.03.2007 đến 11.06.2007) và những hạn chế về số liệu, tài liệu thông tin…nên trong đề tài nghiên cứu chỉ tập trung tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng như khả năng có thể trả nợ của dự án.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nguyễn Thành Khoa, (2006) Thẩm định Dự án Đầu tư khu Du lịch sinh

thái Cataco - Phú Quốc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ.

Mục tiêu cụ thể là thẩm định dự án về phương diện pháp lý, thị trường, môi trường, tài chính, kinh tế - xã hội Từ đó đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án.

Về phương pháp nghiên cứu: có sự giống nhau trong phương pháp thẩm định về phương diện tài chính, phương diện kinh tế - xã hội Trong phần thẩm định về tài chính đều có các phần: dự trù doanh thu, dự trù khấu hao, dự trù

Trang 3

chi phí, báo cáo lãi lỗ, phân tích điểm hòa vốn, kế hoạch trả nợ, thời gian hoàn vốn, tính NPV, IRR và phân tích nhạy cảm

Nhưng do mỗi dự án được thẩm định đều có đặc điểm riêng nên trong đề tài nghiên cứu mới này có sự khác biệt trong phương pháp thẩm định về phương diện pháp lý, môi trường, thị trường Và các phương pháp nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể hơn.

Nguyễn Đại Nghĩa, (2006) Thẩm định Dự án xây dựng nhà máy chế

biến nông - thủy - hải sản xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang.

Mục tiêu cụ thể là thẩm định dự án về phương diện pháp lý, thị trường, kỹ thuật, quy trình sản xuất, môi trường, tài chính Từ đó kết luận về tính khả thi của dự án và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tại Ngân hàng.

Về phương pháp nghiên cứu: trong phần thẩm định về phương diện tài chính có trình bày về kế hoạch trả nợ vay và thu hồi vốn, thời gian hoàn vốn có chiết khấu, phân tích điểm hòa vốn, các chỉ tiêu NPV, IRR nhưng trong đề tài không có phân tích nhạy cảm và thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội Trong phần thẩm định về cơ sở pháp lý và môi trường chỉ được trình bày một cách khái quát Đây là đề tài thẩm định về dự án đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu nên trong phần thẩm định về thị trường chú trọng phân tích thị trường ở nước ngoài.

Phương pháp luận và phương pháp thẩm định chưa được trình bày sát với từng mục tiêu của đề tài.

Nhìn chung trong mỗi đề tài thẩm định dự án đều đi đến mục tiêu sau cùng là thẩm định tính khả thi của một dự án Nhưng mỗi một dự án được thẩm định đều có những điểm rất riêng về hình thức kinh doanh, môi trường kinh doanh… nên trong quá trình thực hiện đề tài thẩm định có sự khác biệt trong việc vận dụng phương pháp thẩm định và trình bày đề tài sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của dự án được thẩm định.

Trang 4

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian xác định

2.1.1.2 Đầu tư

+ Theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp)

“Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận”

+ Theo quan điểm của xã hội (quốc gia)

“Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội”

2.1.1.3 Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án, được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập, để ra quyết định đầu tư, thỏa mãn các yêu cầu thẩm định của Nhà nước.

2.1.2 Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư

- Giúp chủ đầu tư, các cấp ra Quyết định đầu tư và Cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế-xã hội mà dự án đầu tư mang lại.

- Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ

- Thực thi luật pháp và các chính sách hiện hành

- Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước

- Góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân - Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trang 5

- Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.3 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư

- Thông qua thẩm định giúp ta xác định lợi ích và tác hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực: pháp lý, công nghệ, môi trường tài chính và lợi ích kinh tế xã hội.

- Giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương hay của vùng và cả nước - Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất.

- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư.

- Qua thẩm định giúp xác định tư cách pháp nhân và khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư.

Trang 6

2.1.4 Quy trình thẩm định dự án tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Phòng tín dụngCán bộ thẩm địnhTrưởng phòng thẩm định

Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn

Trang 7

Lợi ích của một dự án có thể mang lại, thể hiện trên 2 mặt: - Những lợi ích về tài chính

- Những lợi ích về kinh tế - xã hội

Để đánh giá những lợi ích này, tức là đánh giá hiệu quả của một dự án, ta cần tính toán nhiều chỉ tiêu.

4 chỉ tiêu chính chủ yếu về mặt tài chính - Thời gian hoàn vốn T (Payback Period)

- Hiện giá thu hồi thuần NPV (Net Present Value) - Suất thu hồi nội bộ IRR (Internal rate of Return) - Điểm hòa vốn BEP (Break - Even point)

Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu nhược điểm riêng và công dụng riêng Không có chỉ tiêu nào bao trùm lên các chỉ tiêu khác Do đó khi lập dự án cần phải tính đủ các chỉ tiêu trên rồi kết hợp với các yếu tố định tính khác, các lợi ích xã hội khác để rút ra kết luận có đầu tư hay không.

2.1.5.1 Thời gian hoàn vốn T (Payback Period) a) Định nghĩa

Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư.

∑PV(Rt) = ∑PV(Ct) Rt: thu hồi tại năm t

Ct : đầu tư thực hiện tại năm t ∑Rt(1 + i)-t = ∑Ct(1 + i)-t

i: lãi suất chiết khấu

Rt: Bằng lãi ròng cộng khấu hao tại năm t

b) Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn Ưu điểm:

- Dễ xác định

- Độ tin cậy tương đối cao Do thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác, mức độ rủi ro ít hơn những năm sau Các số liệu dự báo đối với các năm đầu có độ tin cậy cao hơn các năm sau.

Trang 8

- Chỉ tiêu này giúp các nhà đầu tư thấy được đến bao giờ thì vốn có thể được thu về đủ, trên quan điểm hiện giá, do đó có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay không.

Khuyết điểm:

Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn Đôi khi một phương án có thời gian hoàn vốn dài nhưng lại có thu nhập về sau cao hơn thì vẫn có thể là một phương án tốt Do đó không dựa vào thời gian hoàn vốn để kết luận rằng phương án này tốt hơn phương án kia.

2.1.5.2 Hiện giá thu hồi thuần NPV (Net Present Value) a) Định nghĩa:

Hiện giá thu hồi thuần là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi tính cho cả thời hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá tiền lời sau khi đã hoàn đủ vốn.

NPV = ∑PV(Rt) - ∑(Ct)

NPV = ∑Rt(1 + i)-t - ∑Ct(1 + i)-t

n: thời hạn đầu tư (năm) Rt: thu hồi tại năm t

i: lãi suất chiết khấu (%năm)

b) Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu NPV Ưu điểm:

- Chỉ tiêu NPV cho ta biết được tổng hiện giá của tiền lời, sau khi đã hoàn đủ vốn Như vậy chỉ tiêu NPV đã khắc phục được khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T.

- Nếu NPV > 0 thì dự án có lời - Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ

- Nếu NPV = 0 thì dự án không lời cũng không lỗ, tức là thu hồi chỉ vừa đủ trả lại vốn, tính trên quan điểm hiện giá.

Khuyết điểm:

Trang 9

- NPV chỉ cho ta biết dự án là lời hay lỗ và số tiền lời lỗ bằng bao nhiêu, nhưng chưa cho ta biết mức độ sinh lợi (lãi suất) của bản thân dự án Do đó đôi khi dự án tuy có lời nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lợi thấp - NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu i Nếu i thay đổi thì NPV sẽ thay đổi

2.1.5.3 Suất thu hồi nội bộ IRR (Internal rate of Return)

Suất thu hồi nội bộ của một dự án là suất thu hồi do bản thân dự án có thể tạo ra được, nó cho ta biết tỷ lệ sinh lời hoặc khả năng sinh lời của bản thân dự án đang xét.

Như trên đã thấy NPV là một hàm của lãi suất chiết khấu i%, tức là NPV=f(i) Suất thu hồi nội bộ chính là lãi suất r%, mà nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu thì sẽ làm cho NPV = f(r) = 0 Ta có:

∑Rt(1 + r)-t =∑Ct(1 + r)-t

NPV1

Với r1: tỷ lệ lãi suất thấp sao cho NPV1 > 0 Với r2 : tỷ lệ lãi suất cao sao cho NPV2 < 0 Ta có r1 < IRR = r < r2 sao cho NPV = 0

IRR = r% chính là suất thu hồi mà bản thân dự án có thể tạo ra được, cũng tức là suất thu lợi của cơ hội đầu tư mà dự án đề xuất Chính vì vậy ta có thể đem nó so sánh với các suất thu lợi khác có liên quan để xác định xem có nên đầu tư hay không.

+ So với lãi suất vay

Trong đầu tư thường có vốn vay Gọi i% là lãi suất vay, nếu: IRR < i dự án sẽ không có đủ tiền để trả nợ

IRR = i dự án chỉ đủ sức trả nợ, nhà đầu tư không có lợi gì

IRR > i lúc này nhà đầu tư không những đủ tiền để trả nợ mà còn có lời + So sánh với suất thu hồi hấp dẫn tối thiểu MARR

Mỗi cơ hội có một IRR khác nhau Do đồng vốn có hạn nên nhà đầu tư thường ưu tiên bỏ vốn cho các cơ hội có IRR lớn trước Đến một cơ hội nào đó thì hoặc là hết vốn hoặc là không còn hấp dẫn nữa IRR của cơ hội trước cơ hội bị từ

Trang 10

chối chính là MARR Đối với mỗi nhà đầu tư có một IRR riêng, do họ tự xác định Như vậy MARR chính là lãi suất hấp dẫn tối thiểu ứng với loại vốn tự có.

IRR ≥ MARR thì dự án đang xét là hấp dẫn + So sánh các phương án hoặc các dự án

Phương án nào hoặc dự án nào có maxIRR là tốt nhất.

Trong thẩm định người ta thường dùng chỉ tiêu NPV ở vòng “loại” và chỉ tiêu IRR ở vòng “chung kết”.

2.1.5.4 Xác định lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu được tính trên cơ sở cơ cấu thành phần các loại vốn , lấy bằng chi phí sử dụng vốn bình quân trước thuế lợi tức.

2.1.5.5 Điểm hòa vốn BEP (Break - Even point)

Các chỉ tiêu T, NPV, IRR cho ta biết hiệu quả đầu tư trong nhiều năm, trong cả thời hạn đầu tư Để đánh giá hiệu quả tài chính trong một năm ta dựa vào chỉ tiêu điểm hòa vốn.

a) Định nghĩa: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí, tức là giao điểm của hàm doanh thu và hàm chi phí Có 3 loại điểm hòa vốn:

+ Điểm hòa vốn lý thuyết (ĐHVlt)

Là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất (điểm này dự án chưa có lời nhưng cũng không bị lỗ)

+ Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hòa vốn hiện kim)

Cách xác định cũng giống như điểm hòa vốn lý thuyết nhưng tử số bằng định phí trừ khấu hao tài sản cố định, mẫu số thì cũng như mẫu số của điểm hòa vốn lý

Trang 11

ĐHVlt =

Nếu so sánh giữa điểm hòa vốn tiền tệ và điểm hòa vốn lý thuyết thì điểm hòa vốn tiền tệ nhỏ hơn

+ Điểm hòa vốn trả nợ

Tính tương tự như điểm hòa vốn tiền tệ nhưng định phí bằng định phí của điểm hòa vốn tiền tệ cộng với nợ gốc vay trung hạn và dài hạn phải trả trong năm và thuế lợi tức phải đóng (nợ gốc phải trả trong năm và thuế lợi tức được xem là

Trong từng năm của dự án, điểm hòa vốn có ý nghĩa rất lớn vì điểm hòa vốn là điểm phân biệt cho ta vùng lời, vùng lỗ của dự án trong năm tính toán Điểm hòa vốn càng nhỏ thì dự án trong năm đó càng tốt vì vùng lỗ hẹp, vùng lời rộng.

2.1.5.6 Chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án B/C (Benefit/cost) a) Định nghĩa:

Hiện giá hệ số sinh lời của dự án là tỷ số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

Trang 12

Bt : Lợi ích hàng năm của dự án Ct : Chi phí hàng năm của dự án

a =

r : Tỷ suất chiết khấu của dự án

t: Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án

- Hiện giá hệ số sinh lời cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án cho khả năng thu được mấy đồng hiện giá lợi ích

- Hiện giá hệ số sinh lời biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.

2.1.6 Thẩm định độ an toàn tài chính

Khi thẩm định dự án các nhà thẩm định rất quan tâm đến độ an toàn của dự án về mặt tài chính Đây là một mặt của tính khả thi của dự án Cần đánh giá độ an toàn tài chính trên các vấn đề sau:

- An toàn về vốn

- An toàn về khả năng trả nợ - Độ nhạy của dự án

2.1.7 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

2.1.7.1 Ý nghĩa và mục tiêu phân tích lợi ích kinh tế - xã hội a) Ý nghĩa

Dự án đầu tư được thực hiện tại một vùng, một lãnh thổ nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất; Do đó, bên cạnh việc đánh giá hiệu quả tài chính chúng ta cần phải đánh giá về mặt kinh tế - xã hội.

b) Mục tiêu phân tích lợi ích kinh tế - xã hội 1

(1 + r)t - 1

Trang 13

Mục tiêu của việc phân tích lợi ích kinh tế - xã hội là xác định vị trí, vai trò của dự án đối với phát triển kinh tế, các dự án đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển của vùng và chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.

Ngoài ra mục tiêu của phân tích kinh tế - xã hội là xác định sự đóng góp của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội, như: nộp ngân sách cho Nhà nước của dự án thông qua các khoản thuế, khoản đóng góp ngoại tệ của dự án khả năng giải quyết công ăn việc làm của dự án, mức độ nâng cao cơ sở hạ tầng do dự án mang lại.

2.1.7.2 Doanh lợi xã hội của dự án a) Khái niệm về doanh lợi xã hội

Doanh lợi xã hội là tổng lợi ích vật chất mà xã hội dự kiến thu được khi cho phép dự án đầu tư Có thể doanh lợi xã hội của dự án lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh lợi của cá nhân nhà đầu tư.

b) Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư

Thường được xác định thông qua các chỉ tiêu sau: + Lợi nhuận gộp trên vốn cố định Ii:

+ Doanh thu hàng năm trên vốn đầu tư Id

Doanh thu hàng năm Id

Tổng vốn đầu tư hàng năm

Chỉ tiêu này nói lên khả năng làm được bao nhiêu đồng doanh thu từ một đồng vốn đầu tư.

c) Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động

Vốn đầu tư cho một người lao động Iv

Tổng số vốn đầu tư của dự án =

=

Trang 14

Chỉ tiêu này cho thấy dự án tạo được nhiều công việc cho người lao động với số vốn đầu tư ít sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn Nói cách khác, tỷ lệ vốn đầu tư trên một lao động càng nhỏ thì hiệu quả của sự đóng góp lợi ích kinh tế xã hội của dự án càng lớn.

Mức thu nhập bình quân trên một lao động trong dự án theo công thức sau:

Thu nhập quốc dân sử dụng phát sinh từ dự án

Để xem xét hiệu quả sử dụng của sự đóng góp vào ngân sách của dự án, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư.

Mức đóng góp vào ngân sách If =

Tổng số vốn đầu tư

Chỉ số này càng lớn thì lợi ích kinh tế - xã hội của dự án càng cao.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

- Sử dụng luận chứng kinh tế của dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại Ngân hàng

- Thu thập số liệu từ Niên giám thống kê của Thành Phố Cần Thơ, từ bộ sưu tập số liệu điều tra 2004 của Tổng cục Thống kê, các thông tin từ sách, báo, tạp chí…

2.2.2 Phương pháp thẩm định

- Thẩm định về cơ sở pháp lý: Dựa trên các căn cứ luật, Nghị Định, Thông tư, Quyết định….để thẩm định.

- Thẩm định về phương diện tài chính - tài trợ: dựa trên các phương pháp không chiết khấu, phương pháp có chiết khấu, phương pháp phân tích điểm hòa vốn và tính toán lại các chỉ tiêu tài chính…

Trang 15

- Thẩm định về phương diện thị trường: sử dụng số liệu từ bộ sưu tập số liệu điều tra năm 2004 và phương pháp hồi quy tương quan tuyến tính để dự báo cho nhu cầu dự trù tương lai của dự án.

- Thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội - môi trường:

+ Tính toán các chỉ tiêu về doanh lợi xã hội và mức đóng góp cho ngân sách của dự án

+ Đánh giá toàn diện những ảnh hưởng xấu của dự án đối với môi trường

+ Căn cứ vào các tiêu chuẩn về môi trường đã được Nhà nước quy định đối với ngành Y tế cụ thể bằng các văn bản pháp lý: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 175/CP), Điều lệ vệ sinh; Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý các chất thải nguy hại, Thông tư liên tịch Bộ KHCNMT- BYT về Hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ trong y tế, Một số bài viết về bảo vệ môi trường trong y tế chuyên dùng và việc xử lý nước thải ở một số bệnh viện.

+ Kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và chi phí mua sắm trang thiết bị, đầu tư công nghệ cho việc bảo vệ môi trường xem có đảm bảo so với tiêu chuẩn về môi trường và có thể khắc phục được những ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường hay không.

Trang 16

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ - ĐƠN VỊ CHO VAY VÀ MÔ TẢ KHÁI QUÁT

VỀ DỰ ÁN

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ (NHĐT&PTCT) được thành lập vào năm 1977 theo quyết định số 32/CP của Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang Trong thời kỳ này hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cấp vốn cho đầu tư và xây dựng cơ bản được bố trí theo kế hoạch của nhà nước Nhiệm vụ này được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa các nguồn :

- Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản mang ý nghĩa chiến lược.

- Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư của nhà nước.

Ngày 26/04/1981 Chính phủ ra quyết định 259/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ tín dụng Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Hậu Giang hợp lại.

Ngày 14/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Đầu năm 1992 chi nhánh NHĐT&PTCT ra đời là do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Từ ngày 01/01/1995 sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-NH9 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong thời kỳ này

Trang 17

nhiệm vụ của NHĐT&PTCT là tạo được nhiều vốn và sử dụng vốn với hiệu quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng vào trong một chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động Ngân hàng, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra.

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ và hoạt động

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không chỉ dừng lại ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nhiệp vụ, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn Vì thế Ngân hàng đầu tư và phát triển có những chức năng và nhiệm vụ sau :

 Về huy động vốn

- Huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nước, thu hút nhiền vốn nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.

- Vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương

 Về hoạt động tín dụng

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho các công ty sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng.

- Thực hiện tín dụng nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

Trang 19

3.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

3.1.4.1 Ban Giám đốc  Giám đốc:

- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

Phó giám đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

3.1.4.2 Phòng tín dụng

- Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng

trong mọi quan hệ , kiểm tra mọi thủ tục, điều kiện vay vốn, trình ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng như :

+ Cho vay trung, dài hạn, tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước.

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động của đơn vị và các doanh nghiệp

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản, đảm bảo nợ vay, mở sổ theo dõi, thu lãi, theo dõi cấp phát vốn và cấp phát

Trang 20

- Thẩm định dự án cho vay, bảo lãnh (trung và dài hạn), các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng Phòng Tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung hạn và dài hạn.

- Thẩm định đề xuất các hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng.

- Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay

- Thư ký hoạt động tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro,…của Chi nhánh, sở Giao dịch.

- Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay, đánh giá phân loại và xếp hạng KHDN.

- Định kì kiểm soát phòng Tín dụng trong việc giải ngân vốn vay, và kiểm tra theo dõi vốn vay của khách hàng.

3.1.4.4 Phòng kế hoạch_ Nguồn vốn

- Đề xuất chiến lược huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vay vốn từ các tổ chức tín dụng và NHĐT&PT trung ương.

- Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức tối ưu.

- Lập báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết và điện báo gởi Ngân

- Thực hiện chức năng quản lý lực lượng công nhân viên chức biên chế cũng

như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.

- Lập các thủ tục cần thiết trình Ban Giám đốc ra quyết định nâng bậc lương hoặc thi hành kỷ luật.

- Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài, tiếp cận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên Giám đốc.

Trang 21

- Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước, quy chế về sử dụng bảo hiểm lao động, quỹ hỗ trợ và các quỹ khác.

3.1.4.7 Phòng Kế toán

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng như: thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như : chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử.

- Thu thập số liệu để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm.

3.1.4.8 Phòng dịch vụ:

- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về huy động vốn và hoạt động cho vay

- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt - Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

- Thực hiện tất cả các giao dịch về nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng.

- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM,… cho khách hàng.

- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.

3.1.4.9 Bộ phận Kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế , quy định, điều lệ hoạt động của ngân hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại chi nhánh.

- Kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra nội bộ, đảm bảo các hoạt động của ngân hàng.

- Kiểm tra công tác quản lý và điều hành ngân hàng 3.1.4.10 Phòng giao dịch Ninh Kiều.

Trang 22

Hoạt động giống như chi nhánh ngân hàng BIDV Cần Thơ Tuy thực hiện hầu hết các nghiệp vụ nhưng hạch toán phụ thuộc vào chi nhánh BIDV Cần Thơ.

Điểm khác biệt chủ yếu giữa phòng giao dịch Ninh Kiều và chi nhánh BIDV Cần Thơ là phòng giao dịch Ninh Kiều không được bán ngoại tệ và không được thực hiện nghiệp vụ trực tiếp bảo lãnh.

3.1.5 Đặc điểm tình hình hoạt động tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Cần Thơ.

3.1.5.1 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ không chỉ dừng lại ở những lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nghiệp vụ, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng hơn nhằm mục tiêu phát triển và ổn định nền kinh tế nói chung và Thành Phố Cần Thơ nói riêng.

Trang 23

3.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm

Bảng 1:TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG + Trả lãi tiền vay 23.142 17.851 36.056 -5.291 -22,86 18205 101,98 + Trả lãi tiền gửi 22.931 28.949 21.843 6.018 26,24 -7106 -24,55

Lợi nhuận trước thuế

Hình 3: ĐỒ THỊ PHÂN TÍCH THU NHẬP - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN

Trang 24

Qua bảng số liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm, ta thấy: Tổng thu và tổng chi của Ngân hàng đều tăng.

Về thu: tổng thu của ngân hàng liên tục tăng nhanh Thu nhập của Ngân hàng năm 2005 tăng 10.711 triệu đồng, tương ứng tăng 16,68% so với năm 2004 Đến năm 2006 tăng 41.103 triệu đồng tăng 54,85% so với năm 2005 Thu nhập chính của Ngân hàng là thu từ lãi, trong đó khoản thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn còn khoản thu từ lãi tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ và khoản thu này trong năm 2006 là không có Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng đến vay tiền nên Ngân hàng chỉ sử dụng vốn cho vay.

Thu ngoài lãi tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu của Ngân hàng nhưng khoản thu này cũng liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ Ngân hàng cũng chú trọng việc mở rộng hình thức kinh doanh và phát triển các dịch vụ nhằm ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ của Ngân hàng

Cùng với việc tăng thu nhập thì chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nhập, điều này đã góp phần làm lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm tăng lên Năm 2005 chi phí của Ngân hàng tăng lên 5.701 triệu đồng tăng 9,85% so với năm 2004 Đến năm 2006 thì chi phí tăng 32.200 triệu đồng tăng 50,64% so với năm 2005 Nguyên nhân dẫn đến khoản chi phí của Ngân hàng năm 2006 tăng cao là do Ngân hàng tăng cường hoạt động huy động vốn để phục vụ cho việc cho vay, điều này cũng chứng tỏ khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày một tăng lên.

Chính vì hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngày một tăng lên Năm 2005 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 5.010 triệu đồng tăng 79,06% so với năm 2004 Đến năm 2006 lợi nhuận của Ngân hàng lại tiếp tục được tăng lên, và tăng 8.903 triệu đồng tương ứng tăng 78,46% so với năm 2005

3.2 MÔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY-TÂY ĐÔ

3.2.1 Định hướng phát triển của Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là một trong những địa bàn trọng yếu của Đồng Bằng Sông Cửu Long và được xác định là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, đào tạo, y tế của

Trang 25

vùng Do vậy sự phát triển của Thành phố Cần Thơ sẽ là động lực phát triển của cả vùng.

Để Cần Thơ phát triển bền vững, trước hết phải triển khai huy hoạch theo hướng trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch hiện đại và đặt trong tổng thể huy hoạch của vùng.

3.2.2 Sự cần thiết của dự án

Cần Thơ là thành phố trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long nên hiện tại hệ thống y tế ở Cần Thơ không chỉ phục vụ cho sức khỏe của người dân thành phố mà còn phục vụ cho nhiều tỉnh lân cận Tuy nhiên, hệ thống trang thiết bị cũng như chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện của Cần Thơ chưa cao còn nhiều hạn chế Nhiều bệnh nhân phải tốn chi phí cao để lên Thành phố Hồ Chí Minh chữa trị

Hiện tại, Chính phủ đã đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ mới với quy mô 700 giường và nâng cấp một số bệnh viện nhằm tạo cho Cần Thơ trở thành trung tâm y tế lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long để làm giảm áp lực về sự quá tải bệnh nhân cho các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh điều này sẽ nâng cao chất lượng phục vụ và điều trị cho hệ thống y tế của Thành phố Cần Thơ Tuy nhiên để trở thành một trung tâm y tế lớn và đáp ứng nhu cầu của cả vùng thì một bệnh viện Đa khoa trung ương sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Sự phát triển của một địa phương thể hiện trên nhiều mặt, và nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng là một nhu cầu thiết yếu của người dân Việc ra đời của một bệnh viện tư nhân với sự tư vấn, điều tiết và giám sát của Chính phủ sẽ làm giảm bớt một phần gánh nặng về tài chính và đẩy mạnh tốc tộ phát triển của nước ta Bệnh viện tư nhân sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng.

Hơn nữa, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta ngày một tăng cao kéo theo thu nhập của người dân cũng không ngừng tăng lên Chính vì vậy nhu cầu về chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng lên Không chỉ là nhu cầu khám chữa bệnh, người dân còn có nhu cầu cao về chất lượng phục vụ.

Với những lý do trên, sự ra đời của một bệnh viện tư nhân là rất cần thiết

Trang 26

3.2.3 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của dự án

3.2.3.1 Mục tiêu

- Xây dựng một bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh với quy mô 200 giường

- Phục vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho tất cả các đối tượng có nhu cầu đang sinh sống Thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận, giảm áp lực bệnh nhân cho các Bệnh viện nhà nước

- Xây dựng một Trung tâm chăm sóc cức khỏe với kỹ thuật tiên tiến, thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ lành nghề và hệ thống phục vụ chất lượng cao.

- Hoàn thiện về kỹ thuật, nghiệp vụ, chất lượng…góp phần tạo uy tín cho hệ thống y tế của Thành phố Cần Thơ và toàn quốc.

- Mục tiêu chính của dự án là mang lại một dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân và những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

3.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ

- Khám chữa bệnh, cấp thuốc và chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu cho tất các đối tượng đến bệnh viện.

- Phối hợp với các bệnh viện Nhà nước, tư nhân, bán công, cơ sở vốn đầu tư nước ngoài… để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới góp phần tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

- Thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong Bệnh viện, phối hợp các cơ sở y tế dự phòng ở địa phương, tham gia thực hiện và phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe Thực hiện phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Nghiên cứu khoa học về y học: Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế từ bậc Trung học trở lên đến trên Đại học nếu có nhu cầu của các cơ quan quản lý ngành y tế và các cơ sở đào tạo.

- Hợp tác quốc tế về y học

- Quản lý kinh tế trong Bệnh viện

3.2.4 Mô tả khái quát về dự án

- Tên dự án : Dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô

- Địa điểm xây dựng: Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được xây dựng tại phường Hưng Phú Thành Phố Cần Thơ.

Trang 27

Vị trí của bệnh viện nằm trong khu dân cư Hưng Phú I trong khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ Phía Bắc giáp đường số 2, phía Nam giáp đường số 14, phía Đông giáp đường số 17, phía Tây giáp đường Quang Trung.

- Quy mô:

+ Xây dựng bệnh viện 200 giường

+ Trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật tiên tiến + Xây dựng đội ngũ y, bác sĩ lành nghề

+ Xây dựng hệ thống phục vụ chất lượng cao - Hình thức đầu tư:

Vốn do các thành viên đóng góp và vốn vay Ngân hàng - Đơn vị đầu tư dự án:

Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy – Tây Đô - Vốn đầu tư của dự án

Tổng vốn đầu tư: 106.026.790.000 đồng + Vốn tự có: 66.026.790.000 đồng

+ Vốn phải vay Ngân hàng: 40.000.000.000 đồng - Nguồn vốn đầu tư:

Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô sử dụng nguồn vốn tự có do các thành viên công ty đóng góp và nguồn vốn vay Ngân hàng.

Tổng nguồn vốn cố định cho dự án là: 106.026.790.000 đồng Vốn tự có của công ty tham gia 62,27%: 66.026.790.000 đồng

Lãi vay vốn tín dụng trung hạn 12%/năm - Bộ máy quản lý Bệnh viện

+ Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc đồng thời chủ nhiệm các khoa lâm sàng

+ Phòng kế hoạch tổng hợp, điều dưỡng + Các khoa chuyên môn

Trang 28

qui mô 200 giường gồm: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi họng, Răng hàm mặt, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Dược, Mổ, Khám và điều trị ngoại trú.

 Dự kiến nhân sự và máy móc thiết bị khám chữa bệnh của bệnh viện

Bảng 2: DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ CỦA BỆNH VIỆNSTTChuyên môn nghiệp vụSố

Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án

Các y bác sĩ của bệnh viện được đưa đi học tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy và khi Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô đi vào hoạt động thì họ sẽ đảm nhiệm công tác khám và điều trị bệnh.

Trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại như máy hình ảnh cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc, máy X quang cao tầng, máy siêu âm 4 chiều, các bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi chẩn đoán nhập từ các nước Pháp, Nhật Hàn Quốc…thuộc thế hệ mới nhất với tổng chi phí mua sắm trang thiết bị là 50.552.640.000 đồng.

 Giới thiệu về các giải pháp kiến trúc công trình của dự án - Về bố cục mặt bằng

Công trình được chọn giải pháp bố cục hợp khối với các khoa nghiệp vụ được bố trí liên hoàn trong khối công trình chính, tạo sự liên hệ thuận tiện cho tất cả các khoa với các hệ thống hành lang xương cá và trục giao thông đứng (bao gồm 04 thang máy và 01 bộ thang thoát hiểm).

Các công trình phụ được bố trí xung quanh công trình chính, bao gồm: Nhà thuốc, cửa hàng, căn tin, nhà xe, nhà xác, khu rác tập trung, khu xử lý nước thải, vườn cảnh được bố trí với một cách ly vừa phải, đồng thời đảm bảo được sự liên hệ thuận tiện.

Trang 29

Lối đi vào Bệnh viện được chia riêng biệt theo từng chức năng, bao gồm 4 cổng: Cổng chính, cổng cấp cứu, cổng thăm bệnh và cổng phụ Cổng phụ được dùng cho các chức năng: đưa dụng cụ, vật liệu, hóa chất…vào Bệnh viện, đưa rác ra khỏi Bệnh viện và là lối đưa xác ra khỏi Bệnh viện, tránh tầm nhìn của bệnh nhân nhằm không gây trạng thái tâm lý lo lắng và sợ hãi cho họ.

Nhà thuốc Bệnh viện được đặt ngay phía trước Bệnh viện, nằm gần cổng chính, cổng thăm bệnh và nhà xe thăm bệnh, nhằm tạo thuận tiện cho bệnh nhân và thân nhân khi cần mua thuốc đồng thời có thể phục vụ cả khu dân cư lân cận.

Căn tin và cửa hàng được đặt gần nhà xe thăm bệnh, tạo sự thuận tiện cho bệnh nhân và khách có nhu cầu.

Vườn cảnh được đặt ở góc trước Bệnh viện, phía trục đường Quang Trung nhằm tạo một góc nhìn thoáng và đồng thời giảm bớt tiếng ồn và bụi bậm từ trục đường này.

Khu xử lý nước thải, nhà xác, nhà tập trung rác, nhà máy phát điện dự phòng được bố trí phía trục đường Quang Trung với dãy cây xanh cách ly, vừa cách ly sự ô nhiễm và sự nguy hiểm, vừa che chắn tầm nhìn cho bệnh nhân và dân cư xung quanh.

Ở công trình chính, mặt bằng được bố trí như sau:

+ Sảnh chính được bố trí ngay phía trước công trình tạo thành một không gian thoáng, sang trọng để đón tiếp bệnh nhân, đây là không gian tập trung đông người với các chức năng đón khách, nhận bệnh, thanh toán viện phí và là không gian định hướng đến các nơi khác trong Bệnh viện.

+ Hệ thống giao thông ngang được bố trí liên hoàn với một hành lang trục chính rộng 5m ở giữa và các hành lang phụ đi về các khoa Hành lang trục chính nối liền với các sảnh và trục giao thông đứng chính.

+ Hệ thống giao thông đứng bao gồm trục giao thông đứng chính (với 04 thang máy, 01 thang bộ) ngay trung tâm công trình, xung quanh là 04 thang bộ thoát hiểm và 02 thang máy (01 thang phục vụ và 01 thang chuyển xác)

+ Hệ thống kỹ thuật được bố trí trong các ống gain và trong trần hành lang.

+ Hệ thống vệ sinh được bố trí hợp lý với các khu vệ sinh công cộng (có khoảng cách ly) và các phòng vệ sinh riêng biệt trong các phòng làm việc và

Trang 30

+ Bệnh viện được xây dựng gồm có 5 tầng và được sử dụng cho hoạt động chính của bệnh viện là khám, điều trị bệnh cho bệnh nhân.Với mặt bằng trệt gồm khối sảnh đón, khoa khám bệnh 1, khoa chẩn đoán hình ảnh 1 Mặt bằng lầu 1 gồm khoa khám bệnh 2, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh 2 Mặt bằng lầu 2 gồm khoa giải phẫu, khoa sanh Mặt bằng lầu 3 và 4, mỗi lầu có 2 đơn nguyên nội trú 25 giường Mặt bằng lầu 5 gồm nhà bếp, nhà giặt, hội trường 120 chỗ.

+ Bố trí hệ thống thang thoát hiểm đảm bảo bán kính thoát hiểm theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

+ Bố trí hệ thống báo cháy ở các tầng và khu dễ cháy

+ Bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy trong khuôn viên công trình và từng tầng của công trình.

+ Bố trí các thiết bị chữa cháy ở những vị trí dễ cháy nhất

+ Thường xuyên tập huấn cho nhân viên Bệnh viện để phối hợp với những trường hợp khẩn cấp.

- Về cấp thoát nước

+ Cấp nước sinh hoạt: Tầng trệt sử dụng trực tiếp từ hệ thống cấp thoát nước thành phố, các tầng trên sử dụng hệ thống bể chứa, máy bơm nước.

+ Cấp nước tiệt trùng: Sử dụng hệ thống cấp nước tiệt trùng được lắp đặt vào công trình.

+ Thoát nước: Toàn bộ nước trong Bệnh viện được đưa về khu xử lý nước thải thông qua hệ thống cống thoát, hố ga và được xử lý trước khi đưa ra hệ thống cống thành phố.

- Về cấp điện

+ Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện thành phố và đưa vào công trình với sự tính toán hợp lý về thông số kỹ thuật.

+ Bố trí một trạm máy phát điện dự phòng, đủ công suất phục vụ cho công trình trong trường hợp cúp điện.

Trang 31

CHƯƠNG 4

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - TÂY ĐÔ 4.1 THẨM ĐỊNH CƠ SỞ PHÁP LÝ

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô

4.1.1 Tác động của quy định, quy chế đến hoạt động của dự án

- Thông tư số 21/2000/TT-BYT 29/12/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện và phạm vi hành nghề tư nhân.

- Quyết định số 407/QĐ-UB ngày 06/03/2000 của UBND Tỉnh về việc ban hành qui định một số chính sách đầu tư phát triển các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề, y tế văn hóa thể dục thể thao.

- Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP và Nghị định số 12/CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể ngành y tế Cần Thơ đến năm 2020 đã được phế duyệt.

- Căn cứ quy hoạch tổng thể và chi tiết khu đô thị mới phía Nam sông Cần Thơ đã được UBND Tỉnh Cần Thơ phê duyệt.

- Căn cứ Quyết định số 108 QĐ-UB ngày 13/01/2003 của UBND Thành phố Cần Thơ về việc Quy hoạch đất xây dựng bệnh viện tư nhân tại khu Hưng Phú 1, Thành phố Cần Thơ

- Căn cứ Công văn số 3226/UB cấp ngày 11/10/2002 về việc xác định địa điểm xây dựng Bệnh viện tư nhân khu vực Hưng Phú-TP Cần Thơ và thống nhất chủ trương quy hoạch địa điểm xây dựng bệnh viện tư nhân do bà Trần Thị Thu Vân đầu tư xây dựng

- Căn cứ Công văn số 1543/UB cấp ngày 12/05/2004 của UBND TP Cần Thơ về việc chấp nhận chủ trương xây dựng Bệnh viện tư nhân.

- Căn cứ Công văn số 4333/YT-ĐTr ngày 16/06/2004 của Bộ Y tế về việc thành lập bệnh viện tư nhân.

Trang 32

Các quy định trên là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thành lập dự án Thông qua đó hướng dẫn về điều kiện, phạm vi hành nghề tư nhân và xác định địa điểm xây dựng bệnh viện.

Dự án xây dựng bệnh viện phù hợp với chính sách quy hoạch và phát triển của Thành phố Cần Thơ Đây là dự án thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư, dự án được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và trong 10 năm tiếp theo được giảm 50% mức thuế.

4.1.2 Tác động của quy định, quy chế đối với việc điều chỉnh chi phí của dự án

- Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000

- Căn cứ Nghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 08/07/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)

- Căn cứ Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/09/1999 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.

- Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 24/09/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

- Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-BXD ngày 20/07/2000 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

- Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BXD ngày 14/03/2003 của Bộ xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.

- Căn cứ Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Các căn cứ trên là cơ sở pháp lý để xác định những ưu đãi mà dự án được hưởng và là căn cứ để tính toán và điều chỉnh chi phí của dự án.

Dự án xây dựng bệnh viện thuộc lĩnh vực được khuyến khích đầu tư nên sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về: thuế, phí, lệ phí, được đơn giản hóa thủ tục hành chính…Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư xây dựng dự án Việc được ưu đãi về thuế, phí, lệ phí sẽ giúp giảm được một phần chi phí trong quá trình hoạt động của dự án Quy định về việc trích khấu hao tài sản cố

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:47

Hình ảnh liên quan

Hình 1: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Hình 1.

QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 3: ĐỒ THỊ PHÂN TÍCH THU NHẬP - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Hình 3.

ĐỒ THỊ PHÂN TÍCH THU NHẬP - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 1:TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 1.

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2: DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ CỦA BỆNH VIỆN STTChuyên môn nghiệp vụSố  - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 2.

DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ CỦA BỆNH VIỆN STTChuyên môn nghiệp vụSố Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3: CÁC BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 3.

CÁC BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 4: GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA CẦN THƠ  - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 4.

GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA CẦN THƠ Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 5: GIÁ CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - TÂY ĐÔ - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 5.

GIÁ CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - TÂY ĐÔ Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 6: THỐNG KÊ CƠ SỞ Y TẾ ĐƯỢC NGƯỜI DÂN LỰA CHỌN ĐỂ KHÁM CHỮA BỆNH - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 6.

THỐNG KÊ CƠ SỞ Y TẾ ĐƯỢC NGƯỜI DÂN LỰA CHỌN ĐỂ KHÁM CHỮA BỆNH Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 8: DÂN SỐ CẦN THƠ QUA CÁC NĂM Năm bình hàng nămDân số trung trưởng so với năm Tốc độ tăng  - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 8.

DÂN SỐ CẦN THƠ QUA CÁC NĂM Năm bình hàng nămDân số trung trưởng so với năm Tốc độ tăng Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 14: DỰ KIẾN GIÁ CÁC DỊCH VỤ VÀ SỐ LƯỢT SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 14.

DỰ KIẾN GIÁ CÁC DỊCH VỤ VÀ SỐ LƯỢT SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 1 6: DỰ TRÙ DOANH THU QUA CÁC NĂM - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 1.

6: DỰ TRÙ DOANH THU QUA CÁC NĂM Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 17: LƯƠNG BÌNH QUÂN HÀNG THÁNG - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 17.

LƯƠNG BÌNH QUÂN HÀNG THÁNG Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 24: BẢNG TÍNH LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU Nguồn vốnTỷ lệ trong  - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 24.

BẢNG TÍNH LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU Nguồn vốnTỷ lệ trong Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 25: BẢNG TÍNH CHỈ SỐ SINH LỢI - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 25.

BẢNG TÍNH CHỈ SỐ SINH LỢI Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 26: BẢNG TÍNH NPV Năm  - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 26.

BẢNG TÍNH NPV Năm Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 30: BẢNG TÍNH CÁC TỶ LỆ TÀI CHÍNH Năm  - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 30.

BẢNG TÍNH CÁC TỶ LỆ TÀI CHÍNH Năm Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 31: PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 31.

PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 4: ĐỒ THỊ MÔ TẢ HÀNH LANG AN TOÀN THEO ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA DỰ ÁN KHI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Hình 4.

ĐỒ THỊ MÔ TẢ HÀNH LANG AN TOÀN THEO ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA DỰ ÁN KHI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 4 mô tả hành lang an toàn theo đường phân giác khi nhu cầu thị trường giảm. Nếu các tính toán cho thấy dự án nằm dưới đường phân giác, tức tốc  độ giảm lãi ròng nhanh hơn tốc độ giảm nhu cầu, thì dự án không an toàn nữa - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Hình 4.

mô tả hành lang an toàn theo đường phân giác khi nhu cầu thị trường giảm. Nếu các tính toán cho thấy dự án nằm dưới đường phân giác, tức tốc độ giảm lãi ròng nhanh hơn tốc độ giảm nhu cầu, thì dự án không an toàn nữa Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 5: ĐỒ THỊ MÔ TẢ HÀNH LANG AN TOÀN THEO ĐUỜNG PHÂN GIÁC CỦA DỰ ÁN KHI GIÁ BÁN SẢN PHẨM THAY ĐỔI - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Hình 5.

ĐỒ THỊ MÔ TẢ HÀNH LANG AN TOÀN THEO ĐUỜNG PHÂN GIÁC CỦA DỰ ÁN KHI GIÁ BÁN SẢN PHẨM THAY ĐỔI Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 34: ĐÓNG GÓP CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chỉ tiêuSố tiền (đồng) - Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc

Bảng 34.

ĐÓNG GÓP CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chỉ tiêuSố tiền (đồng) Xem tại trang 61 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan