sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh học ngữ pháp

15 861 4
sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh  học ngữ pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ MÔN ANH VĂN 6 A. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài hư chúng ta nhận thấy, ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp của con người, nó giúp chúng ta truyền đạt tâm tư, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn … Chính vì thế ngôn ngữ là một phần tất yếu của cuộc sống. Vậy phải chăng học ngôn ngữ là để giao tiếp ? N Vâng, vì mục đích giao tiếp, con người chúng ta không những học tiếng mẹ đẻ, mà còn phải học cả tiếng nước ngoài, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, nghóa là sự giao lưu về mọi mặt kinh tế, xã hội và ngôn ngữ của các nước trên thế giới, sự giao lưu mọi mặt của các dân tộc trên thế giới. Nên việc học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh là một nhu cầu rất thiết thực. Việc lónh hội và vận dụng một cách có hiệu quả một ngôn ngữ trong giao tiếp không phải là một chuyện dễ dàng. Đối với chúng ta, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, chúng ta thường xuyên tiếp xúc từ lúc mới sinh ra nhưng việc vận dụng tốt trong một sớm một chiều là môït điều không thể, mà cần phải có quá trình rèn luyện. Và đó là vấn đề khó khăn khi chúng ta học và vận dụng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài (Tiếng Anh). Đặc biệt hơn là đối với học sinh trung học cơ sở _ Một lứa tuổi mà ở đó sự ý thứ và nhận thức chưa cao. Hơn nữa đối với học sinh ở những trường, những đòa phương khó khăn như trường chúng tôi (Trung học cơ sở Long Hưng) rất khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, sự tiếp cận các phương tiện còn hạn chế. Đặc biệt là còn chưa biết thế nào là Internet. Vì thế việc học và vận dụng ngôn ngữ tiếng nước ngoài càng trở nên khó khăn, học sinh dễ chán học. Là một giáo viên ngoại ngữ (Tiếng Anh) chúng tôi rất quan tâm đến các vấn đề trên. Làm thế nào để học sinh học tập, vận dụng được ngoại ngữ ngay trong lớp học ? trong giao tiếp đơn giản với bạn bè, thầy cô trên lớp sau bài học ? làm thế nào để học sinh ý thức được giá trò của ngôn ngữ ? làm thế nào để học sinh học ngoại ngữ mà không chán nản? Để làm được điều này thật khó khăn, nhưng theo chúng tôi không phải là không có hướng giải quyết vì đề tài“Phương Pháp Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Có Hiệu Quả Môn Anh Văn 6” đã đi đúng vào những Trang 1 hóc búa của vấn đề nan giải này: Phù hợp hoàn cảnh học sinh, lứa tuổi tâm lý học sinh. Nắm được tâm lý lứa tuổi, cùng với sự thay đổi của chương trình sách giáo khoa mới, chúng tôi nhận thấy các bài học được soạn theo chủ điểm, chú trọng lựa chọn những nội dung phù hợp với trình độ tâm lý lứa tuổi, nhu cầu sở thích và vốn sống của các em hàng ngày nên trong những năm học qua,từ khi thay sách giáo khoa mới, sau những lần được đi tập huấn chuyên môn, chúng tôi nhận thấy việc làm và sử dụng các đồ dùng trực quan để hỗ trợ công việc giảng dạy là một việc không thể thiếu của mỗi giáo viên giảng dạy. Vậy đồ dùng trực quan là gì? Đó chính là tranh ảnh, vật mẫu … được sưu tầm hoặc tự làm. 2. Thực trạng Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc cải cách phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy học sinh làm trọng tâm. Đối với bộ môn Anh văn muốn làm được việc đó thì phải nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học. Song do nhiều lí do khác nhau mà giáo viên vẫn chưa sử dụng tốt đồ dùng dạy học. Đây là thực trạng lớn đang xảy ra ở hầu hết các trường THCS trong tỉnh nhất là các trường vùng sâu vùng xa. * Về phía giáo viên còn chưa chú ý sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có trong nhà trường. Do ngại tốn thời gian nên sử dụng đồ dùng dạy học chỉ mang tính chất đối phó. Chỉ những tiết thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi mới sử dụng triệt để. * Về phía học sinh chưa có ý thức trong việc chuẩn bò đồ dùng học tập do giáo viên yêu cầu. * Trong khi đó nhà trường chưa có phòng học riêng , đồ dùng dạy học còn thiếu. Thiết bò được cấp về khai thác sử dụng không hiệu quả. 3. Mục đích. * Việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách chính xác, khoa học là góp một phần quan trọng tạo sự thành công trong tiết học. Dụng cụ trực quan là những vật mà học sinh có thể nhìn thấy nên học sinh thích thú hơn, dễ nhớ hơn và thích được diễn đạt suy nghó của mình thông qua ngôn ngữ mình học. * Bên cạnh đó, sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh tập trung hơn vào tiết học, tạo cơ hội để học sinh vận dụng được ngôn ngữ trong lớp một cách thực tế và sống động hơn. Trang 2 * Hơn nữa nó còn làm cho lớp học trở nên sinh động. Ngoài ra đồ dùng dạy học có thể dùng ở bất kỳ giai đoạn nào của tiết học bằng những cách thức khác nhau miễn sao giáo viên thấy hợp lý, và có hiệu quả, học sinh hiểu được nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt. B. Giải quyết vấn đề Trong năm học 2006 – 2007 tôi đã áp dụng sáng kiến này vào 2 lớp 6A1, 6A2 và thu được kết quả như sau: LỚP SĨ SỐ GIỎI % KHÁ % TB % YẾU % KÉM % 6A1 38 2 5.3 5 13.2 16 42.1 12 31.6 3 7.8 6A2 35 2 5.7 4 11.4 17 48.6 10 28.6 2 5.7 TỔN G 73 4 5.5 9 12.3 33 45.4 22 30.1 5 6.7 Từ kết quả trên cho thấy học sinh vẫn chưa yêu thích bộ môn Anh văn, nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên là giáo viên chưa tạo được sự hứng thú trong học tập, chưa áp dụng đầy đủ đồ dùng trực quan. Nên xét thấy cần sử dụng đồ dùng dạy học tập trong từng tiết học gây hứng thú cho học sinh và đem lại hiệu quả cao. 1. Phương pháp thực hiện. Sau đây là một số phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả: 1.1: Sử Dụng đồ dùng dạy học Bằng Vật mẫu. Vật mẫu có thể có sẵn trong lớp hoặc giáo viên mang lên lớp để dùng cho việc truyền đạt ngôn ngữ và do học sinh sưu tầm. - Trong lớp giáo viên có thể dùng học sinh, quần áo, dụng cụ học tập của học sinh, cửa sổ, cửa lớp, bảng đen … hoặc ngay cả giáo viên để giới thiệu ngữ liệu mới hoặc cho học sinh luyện tập bằng cách sử dụng ngôn ngữ thuật lại … Trong sách tiếng Anh 6, bài 5, phần C1: phần này yêu cầu học sinh nắm được, nói được một số môn học bằng tiếng Anh. Giáo viên mang lên lớp những sách giáo khoa của các môn học như: Toán, ngữ văn, lòch sử, đòa lí, tiếng anh. Một tấm bảng phụ ghi thời khóa biểu. -Dạy từ mới: giáo viên lần lượt giới thiệu các từ mới: Math, Literature, History, Geography, Timetable bằng cách cầm từng vật lên hỏi học sinh. Học sinh Trang 3 có thể trả lời bằng tiếng việt (hoặc bằng tiếng Anh nếu em nào đó đã biết trước thì càng tốt) sau đó giáo viên sẽ chuyển từ đó sang tiếng Anh. Ví dụ: Giáo viên cầm cuốn sách giáo khoa môn Toán và hỏi: Gv: What subject is this? Hs: Môn Toán. Gv: Đọc “Math” ba lần và yêu cầu học sinh lập lại vài lần ngay sau đó. -Kiểm tra từ mới vừa dạy: Giáo viên cầm lần lượt các cuốn sách của các môn học và yêu cầu học sinh đọc lên tên các môn học mà các em vừa học xong bằng tiếng Anh. Giáo viên có thể sửa lỗi phát âm cho các em nếu có sai sót. -Giới thiệu cấu trúc: Hỏi và trả lời ai đó có môn học vào lúc mấy giờ. When do / does + S + Have + Môn học ? S + Have / Has + Môn học + From + Giờ + To + Giờ. Ví du ï 1: Giáo viên cầm cuốn sách giáo khoa môn Lòch Sử và hỏi học sinh. Gv: When do you have History? Hs1: I have it (History) from 7.00 to 7.45. Ví du ï 2: Giáo viên gọi một học sinh khác và hỏi: Gv: When does he / she (Học sinh 1) have history? Hs2: He / she has it (History) from 7.00 to 7.45.   Lưu Ý: Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên phải gợi mở và dẫn dắt học sinh đến câu trả lời đúng và phải rút ra được mẫu câu trên. -Luyện tập cấu trúc câu trên: Giáo viên cho học sinh luyện tập theo cặp: cặp đóng (close pair) _ cặp mở (opened pair). Hỏi, trả lời có các môn học vào lúc mấy giờ. (Học sinh dùng ngay những cuốn sách giáo khoa mà các em mang theo dưới sự dẫn dắt của giáo viên). Ví dụ: Hs1: When do you have English? Hs2: I have it (English) from 1.00 to 1.45. Quy đònh thời gian cho học sinh luyện tập, sau đó giáo viên gọi một vài cặp học sinh thực hành hỏi và trả lời. Trong sách Tiếng Anh 6, bài 2, phần C2-3-4. Trang 4 Trong phần này học sinh phải nắm được những từ mới có liên quan đến trường, lớp, bảng, viết, thước kẻ, cục tẩy, cái bàn, lớp học, cửa sổ, phòng học … (trường, lớp và các dụng cụ học tập). -Dạy từ mới: Giáo viên có thể dùng các đồ vật có sẵn trong lớp như cửa sổ, cửa đại, cái bàn, cái bảng, phòng học, cái bút … và những dụng cụ học tập khác nữa của học sinh để giới thiệu các từ mới và cấu trúc bằng cách chỉ vào từng đồ vật cụ thể và hỏi học sinh. Học sinh có thể trả lời bằng Tiếng Việt (hoặc nếu có em nào đó biết trước và trả lời được bằng Tiếng Anh thì càng tốt) sau đó giáo viên giới thiệu những từ đó lại bằng Tiếng Anh. Ví Dụ: Gv: What is this? (giáo viên cầm cái bút) Hs: Cái Bút (Bút mực hoặc bút bi) Gv: It is a Pen, Pen, Pen. Giáo viên cho học sinh lặp lại từ đó vài lần. Từ đó giáo viên giới thiệu cho học sinh cấu trúc: Hỏi _ trả lời vật này, kia là gì? What is this? It is a / an + N What is that? -Kiểm Tra Từ Mới: Giáo viên chỉ vào từng vật cụ thể và hỏi học sinh: Gv: What is this ? Học sinh trả lời cụ thể tên của từng đồ vật bằng Tiếng Anh. Ví Dụ: Giáo viên chỉ vào cục tẩy và hỏi. Gv: What is this? Hs: It is an Eraser. -Luyện Tập Cấu Trúc: What is this? It is a / an + N What is that? Giáo viên cho học sinh luyện tập theo cặp : Hỏi _ Trả lời về những đồ vật mà các em vừa học theo cấu trúc trên. (Sử dụng những đồ vật thật có trong lớp học mà các em có mang theo đi học). Trang 5 Quy đònh thời gian cho các em thực hành, sau đó gọi học sinh hỏi _ trả lời trước lớp. Trong sách Tiếng Anh 6, bài 9, phần A1,2: Mục đích của phần này yêu cầu học sinh nắm được tên của một số bộ phận trên cơ thể con người. Giáo viên có thể mang lên lớp mô hình con người của môn sinh học để giới thiệu các bộ phận của cơ thể như: Head, Shoulder, Arm, Chest, Hand, Finger, Leg, Foot_Feet, Toe … Ví dụ: Giáo viên chỉ vào đầu mô hình và hỏi: GV: What is this? HS: It is a head. Học sinh có thể trả lời bằng tiếng việt. Sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại bằng Tiếng Anh. - Kiểm tra từ mới: Giáo viên chỉ vào một bộ phận của mô hình và hỏi: GV: What is this / that? Học sinh trả lời, giáo viên sửa sai nếu có. - Luyện tập cấu trúc: What is this / that ? - This / that is … … … What are these / those ? - They are … … … … … Cho học sinh luyện tập theo từng cặp (có thể thực hành bằng cách sử dụng búp bê tự mang theo nếu có), giáo viên quy đònh thời gian, sau đó gọi từng cặp lên hỏi _ trả lời trước lớp. Giáo viên có thể sửa sai nếu có và cần thiết. Ví dụ: HS1: (Chỉ vào một bàn tay con búp bê) What is this? HS2: This is her hand. HS1: (Chỉ vào ngực con búp bê) HS2: This is her chest. HS1: (Chỉ vào các ngón tay) What are these? HS2: They are her fingers.( They are 10 fingers) Trang 6   Ưu điểm: Với cách truyền tải ngôn ngữ bằng vật mẫu giúp cho học sinh tập trung hơn, học sinh cảm thấy hứng thú vì dễ nhớ và có cơ hội giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ thật.   Tồn tại:Vật mẫu không chính xác học sinh phát âm sai cần lưu ý khi chuẩn bò vật mẫu 1.2 Dùng cử chỉ động tác làm trực quan: Ngoài vật mẫu có sẵn, hay mang theo lên lớp. Giáo viên cũng có thể dùng cử chỉ, động tác, nét mặt để giới thiệu từ mới bằng cách: Giáo viên thực hiện hành động, học sinh đoán nghóa của từ thông qua hành động đó. (Những hành động đơn giản mà học sinh đã biết, hoặc yêu cầu học sinh thực hiện). Trong sách Tiếng Anh 6, bài 2, phần A1,2: Trong phần này yêu cầu học sinh nắm được một số từ chỉ hành động như: Đi vào, ngồi xuống, đứng lên, … -Dạy từ mới: Giáo viên dùng cử chỉ, động tác để dạy các từ vựng như: Come in, Sit down, Stand up … Ví dụ: Giáo viên làm động tác ngồi xuống, đứng lên và yêu cầu học sinh đoán nghóa. Học sinh trả lời bằng Tiếng Việt, sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại bằng Tiếng Anh. - Kiểm tra từ mới: Giáo viên đọc lần lượt các từ vựng có trên bảng và thực hiện giải nghóa bằng hành động, hoặc cho một học sinh đọc từ và một học sinh khác thực hiện bằng hành động. Ví dụ: GV: “ Stand up” HS: Đứng lên. GV: “ Sit down” HS: Ngồi xuống. - Luyện tập: Giáo viên sử dụng các từ mới vừa học, cho học sinh chơi trò chơi “Simon says”. Giáo viên giới thiệu luật chơi: * khi giáo viên nói có tư “Simon says” thì học sinh thực hiện hành động, còn nếu không có từ “Simon says” thì học sinh không thực hiện. Giáo viên hô các khẩu lệnh để học sinh chơi. Ví dụ: GV: “Simon says” “Stand up” Trang 7 HS: Đứng lên. GV: “Sit down” HS: Không thực hiện hành động vì giáo viên nói không có cụm từ “Simon says” * Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này để kiểm tra bài cũ phần “Warm up” cho tiết học sau.   Ưu điểm: Những cử chỉ, động tác của giáo viên hay của học sinh chính là nguồn cảm hứng gây sự chú ý của các em học sinh. Nó rất gần gũi với các em vì nó hiện hữu từng ngày, giờ. Chính vì lẽ đó học sinh dễ nhớ và khắc sâu hơn.   Tồn tại: Khi sử dụng những cử chỉ, động tác phải chính xác, nếu không học sinh sẽ hiểu nhầm và phát âm sai. 1.3 Dùng tranh ảnh minh hoạ: - Trong sách Tiếng Anh 6, bài 6 phần C1,2: Trong phần này yêu cầu học sinh nắm được các giới từ chỉ phương hướng như: ở phía trước, ở phía sau, ở bên phải, ở bên trái … Một số danh từ chỉ đồ vật như: cái giếng, cái sân, cây, hoa, núi … Trong phần này giáo viên chỉ cần chuẩn bò một bức tranh sau: -Dạy từ mới: Giáo viên treo bức tranh lên bảng và dùng thủ thuật gợi mở để giới thiệu các từ mới có liên quan đến nội dung bài học như : in front of, behind, to the left of, to the right of, well, yard, tree, mountain … -Giáo viên chỉ vào cái giếng trên bức tranh đã treo trên bảng và hỏi: GV: What is this? HS: “Cái giếng” GV: Right, it is the WELL. Trang 8 Sau đó giáo viên ghi bảng từ mới và cho học sinh tập đọc từ mới. GV: Where is the well? HS: It is to the left of the house. (ở bên trái ngôi nhà) (Học sinh có thể trả lời bằng Tiếng Việt, sau đó giáo viên đọc lại bằng Tiếng Anh) -Giáo viên tiếp tục với các đồ vật khác trong bức tranh. -kiểm tra từ mới: Giáo viên dùng cách “Matching” để kết hợp những từ mới học nối với các đồ vật trong bức tranh với các tấm “flashcard”. Giáo viên sửa sai nếu có. -Luyện tập: Giáo viên đưa ra cấu trúc câu. Where + be + the + Noun (s / es) ? It / They + be + Preposition + … Ví dụ: GV: What is this? – (GV chỉ vào cái giếng trên bức tranh) HS: It is a well GV: Where is it? HS: It is to the left of the house. (học sinh có thể trả lời bằng Tiếng Việt, sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại bằng Tiếng Anh) Giáo viên cũng có thể treo tranh và yêu cầu học sinh miêu tả đồ vật trong bức tranh xung quanh ngôi nhà. Ví dụ: HS1: Where are the tall trees? HS2: They are behind the house. HS1: Where are the flowers? HS2: They are to the right of the house. HS: Look at the picture, there is a house. To the left of the house, there is a well. To the right of the house, there are flowers. Behind the house, there are tall trees. Behind the tall trees, there are mountains. …   Ưu điểm: Sử dụng tranh ảnh làm cho học sinh tập trung vào bài học hơn vì ngôn ngữ đã được thể hiện bằng hình ảnh cụ thể, không phải chỉ là những lời Trang 9 nói đơn thuần từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh nên học sinh rất dễ nhớ và khắc sâu kiến thức. Ngoài ra nó còn kích thích học sinh nói, thảo luận bằng Tiếng Anh.   Tồn tại: Tranh ảnh, kênh hình không chính xác học sinh dễ phát âm sai. Yêu cầu khi chuẩn bò tranh ảnh phải khoa học, chú ý đến màu sắc phải hài hoà dễ quan sát thu hút học sinh. 2. Kết quả Trong những năm học qua, qua những lần được đi tập huấn thay sách giáo khoa mà phòng giáo dục tổ chức. Được trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của các báo cáo viên. Được học hỏi và rút kinh nghiệm qua những lần được thanh tra của nhà trường, của phòng giáo dục. Tôi đã học hỏi, áp dụng, rút ra kinh nghiệm giảng dạy, và thực hiện các phương pháp nêu trên. - Về phía học sinh: - Học sinh rất có hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. Góp phần tạo thành công cho tiết dạy. Tăng thêm phần sinh động của tiết học. - Học sinh vận dụng được ngôn ngữ, cấu trúc câu đã học để trình bày ý tưởng của bài học hay ý tưởng của riêng cá nhân mình trên lớp. - Ngoài ra còn giúp học sinh dễ dàng trình bày ý tưởng. - Hơn nữa còn giúp cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi trong các hoạt động nhóm trên lớp. - Về phía giáo viên: - Có sự chuẩn bò bài chu đáo để sử dụng thành công và không bỡ ngỡ với các đồ dùng trực quan hỗ trợ bài học nên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. - Tạo được mối quan hệ thân thiết với các em học sinh nhờ sự yêu thích môn học. - Quá trình giảng dạy logic và chặt chẽ hơn. Quản lý được thời gian trên lớp. Ưu tiên và dành nhiều thời gian hơn cho học sinh tham gia hoạt đôïng trên lớp. Qua thực tế giảng dạy ở học kì I năm học 2008 – 2009 ở các lớp 6A3, 6A4, 6A5 đạt kết quả sau: Trang 10 [...]... phụ huynh học sinh không biết và không thể kèm cặp con em mình về môn Anh văn, nên tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp là một việc không thể thiếu Không những giúp cho các em yêu thích môn học, không nhàm chán Mà còn giúp cho các em học bài và hiểu bài ngay trên lớp, giúp các em vận dụng được ngôn ngữ mà các em đang học Tạo mối quan hệ thân thiết giữa học sinh với học sinh, học sinh... dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy là một việc làm không thể thiếu trong môi trường giáo dục, vì nó không những giúp cho người thầy mà cả học trò gặt hái được kết quả tốt 2 Bài học kinh nghiệm - Việc chuẩn bò và sử dụng đồ dùng trực quan này làm cho lớp học sôi nổi hơn thu hút được sự chú ý của cả ba đối tượng học sinh vào nội dung bài học Gây Trang 11 hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh tránh... dạy học còn giúp cho giáo viên nâng cao hơn về mặt nghiệp vụ chuyên môn vì giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo về dụng cụ học tập làm sao cho thật gần gũi với bài học và cuộc sống Từ đó giáo viên tiết kiệm được thời gian giảng giải không cần thiết, mà dành nhiều thời gian hơn cho học sinh ôn luyện trên lớp Vì có được sự hứng thú học tập và yêu thích môn học, nên góp một phần làm giảm tỷ lệ bỏ học của học. .. bớt căng thẳng mệt mỏi cho học sinh - Tạo cho học sinh có thói quen sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật sẵn có giúp các em học tốt hơn - Trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên ôm đồm quá nhiều đôø dùng sắp xếp thời gian không hợp lí khoa học sẽ dẫn đến cháy giáo án, phân tán sự chú ý của học sinh sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sònh 3 Những đề nghò Giáo viên dạy bộ môn Anh văn cũng như các giáo... như các giáo viên khác phải có sự chuẩn bò đồ dùng dạy học chu đáo Đề nghò BGHø trường cùng các cấp lãnh đạo trang bò nhiều đồ dùng cần thiết như đèn chiếu, băng đóa, mẫu vật, tranh ảnh * Trên đây là toàn bộ sự trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, chắc chắn sẽ không tránh được sự thiếu sót, tôi rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm... nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô Giáo viên thực hiện Phạm Nhật Tân Trang 12 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Trang 13 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC Trang 14 Trang 15 . dụng ngôn ngữ tiếng nước ngoài càng trở nên khó khăn, học sinh dễ chán học. Là một giáo viên ngoại ngữ (Tiếng Anh) chúng tôi rất quan tâm đến các vấn đề trên. Làm thế nào để học sinh học tập,. ngoại ngữ ngay trong lớp học ? trong giao tiếp đơn giản với bạn bè, thầy cô trên lớp sau bài học ? làm thế nào để học sinh ý thức được giá trò của ngôn ngữ ? làm thế nào để học sinh học ngoại ngữ. phần này yêu cầu học sinh nắm được, nói được một số môn học bằng tiếng Anh. Giáo viên mang lên lớp những sách giáo khoa của các môn học như: Toán, ngữ văn, lòch sử, đòa lí, tiếng anh. Một tấm bảng

Ngày đăng: 20/12/2014, 22:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan