SKKN Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh thcs

22 5.5K 21
SKKN Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC QUỲ HỢP TRƯỜNG THCS MINH HỢP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2008-2009 KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG TÁC GIẢ: NGUYỄN VĂN TÌNH NGUYỄN THỊ THIÊN THU LÊ THỊ HOÁ Tel : 0383.888164 1 A.PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Văn tự sự là một trong 6 kiểu văn bản được dạy, học ở bậc trung học cơ sở, kiểu văn bản này mặc dù được kế thừa những tri thức và kĩ năng của các thể loại trần thuật, tường thuật và kể chuyện trước đây trong chương trình cải cách giáo dục nhưng nội hàm và ngoại diện của khái niệm tự sự đã có nhiều thay đổi.Kiểu văn bản này được dạy học ở cấp THCS với số tiết tương đối lớn( 51tiết/189 tiết- kể cả bài viết số 1- văn tự sự và miêu tả , chiếm 27 % tổng số tiết tập làm văn ở THCS).Những tri thức lí thuyết về văn tự sự đã được dần dần giải quyết ở các lớp như: khái niệm, đặc trưng, mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức biểu đạt khác nhưng yêu cầu ở mỗi lớp một khác.Vì vậy người thầy giáo phải làm thế nào để học sinh nắm được một cách có hệ thống và phát triển kiểu loại văn bản này từ chỗ nhận biết được sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chủ đề, cách làm dàn bài, lời văn, lời kể, ngôi kể,cách dựng các đoạn văn, thứ tự kể, cách kể, cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào văn tự sự là một vấn đề không dễ dàng. Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách sử dụng cấu trúc hội thoại trong một cuộc thoại, cách lập dàn ý, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện.Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa các chủ thể học sinh trong quá trình dạy học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến những nội dung trên nhằm định hướng cho giáo viên một cách nhìn khái quát hơn về kiểu văn bản tự sự và việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng: Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào vấn đề “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS”. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên những cứu vấn đề lí luận chung về văn tự sự mà chỉ tập trung vào một số vấn đề chính và xem đó là cơ sở lý thuyết để xác định nội dung đề tài. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng viết đoạn văn tự sự của học sinh các lớp 6,7,8,9 của trường chúng tôi,cũng như thực trạng viết văn tự sự của học sinh trong huyện Quỳ Hợp, qua các kì kiểm tra chất lượng; khảo sát chất lượng học 2 sinh khá, giỏi các lớp 6, 8 và kì thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng 1 của các năm. Trên cơ sở ấy chúng tôi bước đầu đưa ra những biện pháp, cách thức và hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS. 3. Mục đích nhiệm vụ: Dạy học theo quan điểm tích hợp đang là vấn đề mang tính cấp thiết được nhiều người quan tâm, nhất là phần tập làm văn ở chương trình THCS Trong đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu một thể loại quan trọng nhất của tập làm văn THCS, đó là văn tự sự. Đặc biệt là rèn luyện một số kĩ năng viết đoạn văn tự sự cơ bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Từ đó chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập và đưa ra những phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức nhằm rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS . Mong muốn của chúng tôi là có thể góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập làm văn theo quan điểm tích cực, tích hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt mục tiêu đề ra ở trên, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp khảo sát. Qua các phương pháp trên chúng tôi đã tập trung vào hai căn cứ cơ bản: a. Căn cứ vào cơ sở lý luận : Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS của bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Bậc THCS phải giúp học sinh có kỹ năng bước đầu, biết vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo thông tin qua nội dung đã học có thể vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học đề giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bản thân, cộng đồng”. (Mục c- mục tiêu cụ thể). Bên cạnh đó mục tiêu môn Ngữ văn cũng khẳng định: dạy học môn Ngữ văn phải “Làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khá thành thạo các kiểu văn bản” đã học( tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành). b. Căn cứ vào thực tiễn : Căn cứ vào tâm lý, trình độ học sinh Quỳ Hợp nói chung và HS trường chúng tôi nói riêng.Tuy cùng độ tuổi nhưng điều kiện và khả năng phát triển tâm lý, sinh lý, sự nhận thức còn hạn chế so với học sinh miền xuôi nhất là thị xã. thành phố.Vốn ngôn ngữ của HS miền núi còn 3 hạn chế, các em lại quen với lối tư duy ghi nhớ máy móc. Mặc dù các em đã được làm quen với kiểu bài tự sự ở bậc tiểu học nhưng các em chỉ quen với cách viết đoạn văn đơn thuần, diễn đạt vụng về. Vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn khi viết đoạn văn đối thoại hoặc đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm hay đưa ra những nhận xét đánh giá về hành động,suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Căn cứ vào cấu tạo chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS, lấy 6 kiểu văn bản( tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh điều hành) làm trục đồng quy và được giảng dạy theo nguyên tắc đồng tâm nâng cao và được chia làm hai vòng: - Vòng 1: lớp 6,7. - Vòng 2: lớp 8,9. Việc nghiên cứu thể nghiệm phương pháp, cách thức tổ chức, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS đến nay chưa có một tác giả nào trình bày thành một đề tài riêng để nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Vì vậy chúng tôi đã trăn trở tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cho mình một phương pháp, cách thức giảng dạy tương đối phù hợp với đối tượng học sinh, để khắc phục phần nào những khó khăn chung tôi thường gặp phải trong quá trình dạy học. B. PHẦN NỘI DUNG: I. Nhận diện phần tập làm văn kiểu bài tự sự trong cáu trúc chương trình và sách giáo khoa THCS. Như đã nói ở trên, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS lấy 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành làm trục đồng quy và được giảng dạy các kiểu bài theo hàng ngang hai vòng. Vì vậy kiểu bài tự sự được giảng dạy ở cả hai vòng với số lượng khá lớn (51 tiết/189 tiết chiếm 27 % các tiết tập làm văn) với các nội dung cơ bản sau: - Lớp 6: + Tìm hiểu chung về văn tự sự. + Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. + Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. + Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự. + Bài viết về văn tự sự. + Lời văn, đoạn văn tự sự + Trả bài. + Luyện nói kể chuyện. + Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. + Thứ tự kể trong văn tự sự. 4 + Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường + Kể chuyện tưởng tượng + Luyện tập kể chuyện tưởng tượng. + Thi kể chuyện. - - Lớp 7 : Bài viết kể chuyện và miêu tả - Lớp 8 : +Tóm tắt văn bản tự sự. + Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. + Miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. + Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Làm dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Bài viết. + Luyện nói : kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Lớp 9 : +Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự. + Miêu tả trong văn bản tự sự. + Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. + Nghị luận trong văn bản tự sự. +Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. + Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. + Người kể chuyện trong văn bản tự sự. + Ôn tập tập làm văn tự sự. II. Thực trạng dạy, học viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS Qua thực tế giảng dạy, thăm lớp dự giờ, thanh tra, kiểm tra, khảo sát chất lượng, thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 1 của một số năm gần đây chúng tôi thấy nổi cộm lên một số vấn đề cơ bản như sau: 1. Những việc làm được: Do cấu trúc chương trình và sách giáo khoa được sắp xếp khá khoa học, lấy văn bản làm ngữ liệu chính cho cả ba phân môn nên hầu hết giáo viên đã làm được yêu cầu tích hợp. Nghĩa là khi giảng dạy các tiết tập làm văn, về kiểu bài tự sự giáo viên đã bám vào các văn bản đã học để tổ chức cho học sinh nắm được khái niệm, cốt truyện, chi tiết, sự việc, ngôi kể, lời kể, nhân vật, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự đồng thời vừa soi sáng thêm một số kiến thức, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà một tiết đọc - hiểu văn bản chưa có điều kiện đề cập tới hoặc đề cập chưa sâu. 5 Một số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng nhận diện, cách viết từng đoạn văn tự sự cơ bản như đoạn mở bài, các đoạn thân bài đoạn kết bài và cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vào trong từng đoạn văn. Do đó các em đã phần nào phân biệt được đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận khác với đoạn văn miêu tả biểu cảm hay nghị luận. Một số học sinh đã biết cách liên kết các đoạn văn một cách chặt chẽ, sáng tạo. Nghĩa là thầy giáo đã phần nào phát huy được tính tích cự, chủ động của học sinh, một trong những yêu cầu cơ bản của dạy học hiện đại. 2. Một số việc chưa làm được khi rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS Đối với kiểu bài tự sự các em đã được làm quen từ bậc tiểu học nên khi học kiểu bài này giáo viên, học sinh thường chủ quan chưa chú ý đúng mức việc rèn luyện kĩ năng viết từng đoạn văn cho học sinh. Vì vậy học sinh chưa biết hoá thân vào nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật và hiểu rõ đặc trưng của văn bản tự sự. Hơn thế dạy tập làm văn chủ yếu là thiên về thực hành ứng dụng. Song trên thực tế các tiết rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự còn quá ít, giáo viên chỉ vận dụng trong các tiết lập dàn bài, trả bài, cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Vì vậy rất ít giáo viên quan tâm đúng mức tới vấn đề này cho nên trong nhận thức của các em vẫn còn nhập nhằng, lẫn lộn giữa các kiểu bài tự sự với miêu tả, biểu cảm Đặc biệt các em chưa biết cách tổ chức đoạn văn tự sự có cuộc thoại, hay độc thoại, độc thoại nội tâm và đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm các yếu tố nghị luận vào trong đoạn văn tự sự, mà các em chỉ viết được những đoạn văn tự nhiên. Bên cạnh đó nội dung cần ghi nhớ về các đoạn văn trong bài văn tự sự còn quá ít do đó nhiều giáo viên còn chủ quan, hời hợt chưa biết cách khắc sâu cách viết từng đoạn văn cụ thể cho học sinh. Trong khi chương trình lại rất chú trọng yêu cầu thực hành. Tuy nhiên trên thực tế thì các giờ dạy tập làm văn nói chung và dạy văn tự sự nói riêng vẫn chưa đạt yêu cầu này. Kiến thức lí thuyết vẫn chiếm nhiều thời gian trong một tiết học trên lớp. III. Đoạn văn tự sự và tác dụng của việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự . Đoạn văn là vấn đề không mới. Ngay từ cấp tiểu học, học sinh đã được tiếp cận với khái niệm này. Nhìn một cách chung nhất, đoạn văn là sự phân đoạn về mặt nội dung, vừa là sự phân đoạn về mặt hình thức của văn bản. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng, đến chỗ chấm 6 xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đề tài trong đoạn văn là vật, việc, hiện tượng chính được đề cập đến trong đoạn văn. Xét mối quan hệ giữa đoạn văn với đề tài chứa trong đoạn văn, chúng ta thường gặp 3 trường hợp sau: - Đoạn văn chứa một đề tài - Đoạn văn chứa nhiều đề tài - Đoạn văn chứa một bộ phận của đề tài( một đề tài được thực hiện bằng 2,3 đoạn văn). Trong văn tự sự, cần phải dựa trên cấu trúc hội thoại để xác định đoạn văn. Người thầy giáo phải xác định được đoạn văn tự sự là cuộc thoại hay đoạn thoại ? Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Có thể nói, toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Việc phải tách ra trong chuỗi dằng dặc những lời đối đáp ấy của con người để nghiên cứu chính là cuộc thoại. Có thể dựa trên những tiêu chí sau để xác định một cuộc thoại: - Nhân vật hội thoại: sự đương diện liên tục của những người hội thoại - Tính thống nhất về thời gian và địa điểm. - Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn. - Các dấu hiệu ranh giới về cuộc thoại. Đoạn thoại: Là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết với nhau về ngữ nghĩa (một chủ đề duy nhất) hoặc về ngữ dụng( tính duy nhất về đích). Cấu trúc tổng quát của một đoạn thoại có thể là: - Đoạn mở thoại. - Thân cuộc thoại. - Đoạn thoại kết thúc. Điều đó có nghĩa là, mặc dù có nhiều cặp trao đáp nhưng chỉ hướng đến duy nhất một nội dung thì phần văn bản mà chúng ta xem xét vẫn chỉ là một đoạn văn. Ví dụ1: “ Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo: - Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa” - Ví dụ2: Vị quan nọ bảo: 7 - Được tôi sẽ đưa anh vào gặp vua với điều kiện, anh phải chia đôi một nửa phần thưởng của nhà vua. nếu không thì thôi. Người nông dân đồng ý, viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo: - Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ? Ngừơi nông đân bèn thưa: - Xin bệ hạ hãy thưởng cho thần năm mươi roi Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai lăm roi ” Xét hai phần văn bản trên, chúng ta nhận thấy tương ứng với các nội dung sau: Phần văn bản 1: Tâm trạng của bà mẹ và thái độ của Sọ Dừa. Phần văn bản 2: Sự tham lam của viên quan và thái độ, hành động ứng xử thông minh của người nông dân. Đó là những đoạn văn tự sự trình bày những sự việc, những hành động liên quan đến các nhân vật. Từ những khái niệm trên ta có thể khẳng định: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia trong một thời gian không gian nhất định, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn ( các đoạn) mở bài giới thiệu câu chuyện; các đoạn thân bài kể lại diễn biến của các sự việc; đoạn ( các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng đối với suy nghĩ, cảm xúc của người đọc người nghe. Xuất phát từ đặc trưng của kiểu văn bản tự sự nên đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về nhân vật(lai lịch, họ tên, quan hệ, tính tình, tài năng ) hoặc kể về việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. Đoạn văn tự sự còn là những đoạn đối thoại giữa các nhân vật, góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật và sự phát triển của câu chuyện. Do đó khái niệm đoạn văn tự sự liên quan trực tiếp đến cấu trúc hội thoại, các nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, tình huống giao tiếp Vì vậy cần có cái nhìn đa chiều hơn về đoạn văn tự sự để tránh tình trạng học sinh chỉ viết được những đoạn văn tự nhiên mà không rèn luyện để viết được những đoạn văn có lời thoại giữa các nhân vật. Những đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật, thường tương ứng với một đoạn thoại, tức là đoạn thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ nội dung của văn bản. Đoạn thoại có thể gồm nhiều cặp thoại cùng hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc thoại. Như vậy phần văn bản(1) trích dẫn ở trên là một đoạn văn tự sự tương ứng với nội dung: 8 Tâm trạng của bà mẹ sau khi sinh con và thái độ của Sọ Dừa khi nói với mẹ. Phần văn bản(2) gồm hai đoạn văn tự sự, tương ứng với hai nội dung: + Mong muốn được dâng ngọc quý cho vua của người nông dân và điều kiện của viên quan. + Thái độ của nhà vua và câu trả lời thông minh của người nông dân. Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, phải bắt đầu từ việc viết đoạn văn, tức là từ việc rèn luyện các kỹ năng bộ phận để tiến tới hoàn chỉnh bài văn. Đây là đơn vị không lớn lắm về dung lượng nhưng lại có khả năng rèn luyện được các năng lực khác như : năng lực dùng từ, năng lực viết câu, năng lực sử dụng lời kể, năng lực chọn ngôi kể trong văn tự sự. Đứng ở khía cạnh đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc tích cực, tích hợp, việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự còn có khả năng tích hợp được những tri thức của phần đọc- hiểu tác phẩm văn học và phần tiếng Việt có hiệu quả nhất. Học sinh sẽ có khả năng tốt hơn khi phân tích một văn bản tự sự, đặc biệt là khi vận dụng những tri thức về đoạn văn để hiểu rõ hơn về dụng ý của nhà văn khi xây dựng nhân vật, hoặc khi miêu tả một sự việc nào đó trong diễn biến câu chuyện. Những tri thức về từ, câu, về hội thoại sẽ được cụ thể hoá trong khi học sinh viết đoạn văn tự sự. Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến cần phải có sự đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. Thay vì dành quá nhiều thời gian để viết một bài văn, học sinh chỉ cần tập trung rèn luyện viết một phần trong bài văn, tương ứng với một hoặc hai, ba đoạn văn. Các kỹ năng bộ phận của Tập làm văn sẽ được rèn luyện kỹ hơn, sâu hơn. IV. Tổ chức cho HS viết đoạn văn tự sự : Đoạn văn tự sự chỉ là một bộ phận của bài văn tự sự, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho HS cần phải lưu ý: Cần có sự lựa chọn cho HS tập viết đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài. Bởi vì cùng một lúc không thể rèn kĩ năng viết cả bài văn mà phải rèn kĩ năng viết từng đoạn thì thời gian mới cho phép và không quá sức học sinh. Nhưng phải khẳng định rằng, chúng ta chỉ rèn kĩ năng viết đoạn văn thôi thì chưa tiến tới mục tiêu của việc dạy học. Cần phải rèn cho học sinh biết viết đoạn, liên kết giữa các đoạn trong bài với nhau để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh. Như chúng ta đã biết mở bài và kết thúc câu chuyện đều quan trọng. Mở đầu sao cho cuốn hút người đọc vào câu chuyện sắp kể. Rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài cho bài văn tự sự có rất nhiều phương pháp. Ví dụ: * Mở bài trực tiếp: 9 + Mở bài bằng cách giới thiệu về nhân vật hoặc sự việc. Cách mở bài này tiết kiệm được thời gian, đi thẳng vào nội dung câu chuyện. Khi giới thiệu về nhân vật, cần chú ý tới lai lịch, họ tên, tính tình, tài năng và ý nghĩa của nhân vật. Nếu mở bài bằng cách giới thiệu về sự việc thì phải chọn sự việc có ý nghĩa nhất liên quan đến nhân vật trong câu chuyện. Ví dụ: Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi). Hoặc: Thôi Sinh ở Lâm Thanh, thuộc Sơn Đông, nhà sa sút, vườn tược bỏ hoang, tường rào lở đổ. Mỗi buổi sáng, thường thấy một con ngựa ô, có vằn trắng, đuôi ngựa bị lửa đốt xém một đoạn, nằm trong đám cỏ đẫm sương ở vườn sau nhà. Đuổi, lại thấy đến. Cũng không biết ngựa từ đâu tới? ( Ngựa tranh- theo Liêu Trai chí dị) * Mở bài gián tiếp. + Mở bài bằng cách nêu tình huống hoặc sự cố nào đó hay kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu, nêu chủ đề câu chuyện. Cách mở bài như thế này có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi phải có sự tư duy, sự lựa chọn khá kĩ của học sinh. Ví dụ: Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: - Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi. ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê). + Mở bài bằng tả cảnh: Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa. Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (An-đec- xen, Cô bé bán diêm). + Mở bài bằng một tâm trạng, một ý nghĩ. Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. (An-phông-xơ-Đô-đê, Buổi học cuối cùng). + Mở bài bằng hồi tưởng: 10 [...]... lớp 6 học sinh đã phải viết đoạn văn tự sự và miêu tả Vì vậy trước khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự, giáo viên cần cung cấp một số vấn đề liên 13 quan đến khái niệm đoạn văn và những yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn Đặc biệt tạo cho học sinh kĩ năng xác định câu chủ đề trong đoạn văn và viết những đoạn văn có câu chủ đề Một đoạn văn bao giờ cũng phải liên quan chặt chẽ với các đoạn văn khác... nội dung của văn bản Rèn luyện cho HS kĩ năng viết đoạn văn tự sự cần hướng dẫn cho HS nhất quán ngôi kể, các kiểu câu phù hợp với nội dung trong từng đoạn Ngoài ra, cần phải chú ý sử dụng phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc chặt chẽ V Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh THCS viết đoạn văn tự sự Khái niệm đoạn văn và những vấn đề liên quan đến đoạn văn đến lớp 9 học sinh mới tiếp thu một... trong bài văn, nghĩa là đoạn văn ấy phải chịu sự chi phối của phong cách văn bản Đoạn văn tự sự phải mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể người, kể việc, về hành động của các nhân vật Khi dạy về văn bản tự sự giáo viên không chỉ dạy học sinh viết những đoạn văn tự nhiên mà điều quan trọng hơn là cần phải nhận diện các đoạn văn đối thoại và hướng dẫn học sinh viết cả những đoạn văn có lời... cách để phát triển tư duy cho học sinh đa dạng và phong phú hơn Muốn viết được những đoạn văn tự sự cần phải cung cấp cho học sinh những tri thức về văn bản tự sự, phân biệt bước đầu sự khác nhau giữa văn bản tự sự và các kiểu văn bản khác Nhưng điều quan trọng nhất trong tiết dạy rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự chính là việc xây dựng hệ thống bài tập Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 (trang 60) có 2 dạng... chất lượng học kì I năm học 2008-2009 (cho riêng lớp 9) 9A – lớp được áp dụng và 9 D lớp không được áp dụng Lớp 9A 9D C Tổng số 37 33 Gỏi T.số 4 0 % 10,8 0 Khá T.số 10 3 % 27,0 9,1 TB T.số 19 20 % 51,4 60,6 Yếu, kém T.số % 4 10,8 10 30,3 Ghi chú Kết luận: 1 Như vậy viết đoạn văn tự sự là một trong những kĩ năng cơ bản, quan trọng trong rèn luyện kĩ năng cho học sinh THCS viết văn tự sự Kĩ năng 20 này... các kĩ năng khác: tìm hiểu đề, lập dàn ý, sử dụng ngôi kể, lời kể Đối với lớp 9 khi đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm cần chú ý ranh giới giữa tự sự và nghị luận 2 Thầy giáo cần trang bị cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn mở bài, các đoạn thân bài, đoạn kết bài và kĩ năng liên kết các đoạn văn kĩ năng sử dụng từ ngữ phù hợp đối với từng đối tượng học sinh khác nhau, với mức độ các lớp khác nhau Muốn viết. .. nhắm mắt dời chân cho qua chuyện Nàng đau đớn bước ra gật đầu đồng ý để cho hai bên làm giấy Thế là một đoá hoa sắc nước hương trời, một cành vàng lá ngọc đã rơi vào tay một gã buôn người chỉ với giá hơn bốn trăm lạng vàng Tuy nhiên để rèn luyện kĩ năng cho học sinh viết được một đoạn văn tự sự hay, người thầy giáo cần hướng dẫn học sinh các kĩ năng cơ bản về cách viết từng đoạn Nếu là đoạn mở bài thì... sáng rực rỡ, mới dần dần biến mất ( Nghiện làm quan – giai thoại văn học) * Kết quả: Sau khi áp dụng cách thức tiến hành rèn luyện kĩ năng viết các đoạn văn tự sự cho học sinh THCS ở các lớp kết quả cho thấy như sau: a Kết quả kì thi học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng 1 của trường chúng tôi như sau: Năm học Tổng số dự 200710 2008 Số học sinh đạt giải Nhất Nhì Ba 0 0 0 20082009 0 10 1 1 Hỏng Ghi chú KK... của buổi tựu trường (Thanh Tịnh, Tôi đi học) Đối với việc hướng dẫn học sinh viết các đoạn thân bài cần xác định các hình thức như sau: + Đoạn văn xây dựng sự việc : sự việc trong văn tự sự là chuỗi sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả Sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp theo một trình tự diễn biến hợp lý, sao cho thể... của cuộc sống Cho HS nắm vững vài kết cấu về loại văn này trong một đoạn văn: 1 Sự kiện 1 biểu cảm sự kiện 1 Sự kiện 2 Biểu cảm sự kiện 2 2 Miêu tả sự vật 1 Biểu cảm sự vật 1 Miêu tả sự vật 2 Biểu cảm về sự vật 2 3 .Sự kiện 1 Biểu cảm về sự kiện 1 Nhận xột, đỏnh giỏ Sự kiện 2 Biểu cảm về sự kiện 2 Nhận xột, đỏnh giỏ 4 Miêu tả sự vật 1 Biểu cảm về sự vật 1 Miêu tả sự vật 2 Biểu cảm về sự vật 2 Nhận . ba đoạn văn. Các kỹ năng bộ phận của Tập làm văn sẽ được rèn luyện kỹ hơn, sâu hơn. IV. Tổ chức cho HS viết đoạn văn tự sự : Đoạn văn tự sự chỉ là một bộ phận của bài văn tự sự, rèn luyện kĩ. sự. + Bài viết về văn tự sự. + Lời văn, đoạn văn tự sự + Trả bài. + Luyện nói kể chuyện. + Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. + Thứ tự kể trong văn tự sự. 4 + Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể. 10 30,3 C. Kết luận: 1. Như vậy viết đoạn văn tự sự là một trong những kĩ năng cơ bản, quan trọng trong rèn luyện kĩ năng cho học sinh THCS viết văn tự sự. Kĩ năng 20

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan