Thuyết trình luận văn: Quy trình tổ chúc dạy học phân môn lịch sử theo hình thức câu lạc bộ

50 844 1
Thuyết trình luận văn: Quy trình tổ chúc dạy học phân môn lịch sử theo hình thức câu lạc bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Đăng Khoa Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ Ngời hớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Hờng 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới t! duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, ch!ơng trình, nội dung, ph!ơng pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo đ!ợc chuyển biến cơ bản toàn diện của nền giáo dục n!ớc nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới. Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi ng!ời và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập th!ờng xuyên. Tạo nhiều cơ hội khác nhau cho ng!ời học, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục Điều 28 Luật giáo dục đã khẳng định Ph!ơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi d!ỡng ph!ơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. Mở đầu quyển Lịch sử nớc ta Hồ Chủ Tịch đã viết: Dân ta phải biết sử ta Cho tờng gốc tích nớc nhà Việt Nam . Nh!ng thực tế dạy học môn Lịch sử hiện nay ở nhà tr!ờng tiểu học đạt kết quả ch!a cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học. Đặc biệt là việc vận dụng và sử dụng các hình thức dạy học. Vì những yêu cầu khoa học và thực tiễn nh! trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất l!ợng dạy học phân môn Lịch sử ở tr!ờng tiểu học. 3. Khách thể và đối tợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học. 3.2. Đối t!ợng nghiên cứu: Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng đ!ợc quy trình tổ chức dạy học phân môn Lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ. Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh và thực tiễn dạy học ở tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao chất l!ợng dạy học Lịch sử ở tr!ờng tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu về cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 5.2. Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các tiết dạy học môn Lịch sử của giáo viên ở các tr!ờng tiểu học. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu + Đề tài nghiên cứu việc tổ chức các tiết dạy học trên lớp phân môn lịch sử lớp 4 và lớp 5, thuộc các bài học có hệ thống tổng hợp nh!: Các bài ôn tập ch!ơng, các bài ôn tập từng phần trong ch!ơng trình lịch sử lớp 4,5. + Về địa bàn nghiên cứu. Đề tài tập trung tìm hiểu nghiên cứu một số tr!ờng tiểu học thuộc tỉnh nghệ An. 7. Phơng pháp nghiên cứu 7.1. Các ph!ơng pháp nghiên cứu lí luận Bao gồm các ph!ơng pháp nghiên cứu nh!: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá 7.2. Các ph!ơng pháp nghiên cứu thực tiễn Ph!ơng pháp quan sát, Ph!ơng pháp điều tra, Ph!ơng pháp thống kê toán học 8. Những đóng góp của đề tài - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tổ chức dạy học theo hình thức Câu lạc bộ. - Xây dựng quy trình tổ chức dạy học lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ. - Biên soạn một số giáo án mẫu theo quy trình . 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 ch!ơng: Ch!ơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Ch!ơng 2: Quy trình tổ chức dạy học phân môn Lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ . Ch!ơng 3: Thực nghiệm s phạm. Chơng 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các hình thức dạy học đã đợc áp dụng rộng rãi trong các nhà trờng phổ thông. Đồng thời cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu và tìm hiểu các hình thức dạy học. Tuy nhiên việc nghiên cứu của các tác giả về các hình thức tổ chức dạy học đang còn ở mức độ khái quát chung, cha có công trình nào đi vào nghiên cứu và xây dựng quy trình tổ chức các tiết dạy học cụ thể cho phân môn Lịch sử ở trờng tiểu học. 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Khái niệm hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học Từ việc tìm hiểu và phân tích các quan điểm về hình thức tổ chức dạy học, với xu thế phát triển cuả giáo dục về đổi mới ph!ơng pháp dạy học cũng nh! hình thức tổ chức dạy học. Chúng tôi hiểu hình thức tổ chức dạy học nh! sau:Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy và học của thầy và trò phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, để phát huy cao nhất khả năng hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. 1.1.2.2. Một số đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng, mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có những !u điểm và nh!ợc điểm khác nhau. Để phân biệt đ!ợc các hình thức tổ chức khác nhau chúng căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau: (1) Số l!ợng học sinh tham gia vào các hoạt động. (2) Thời điểm học sinh thực hiện hoạt động học tập. (3) Không gian tiến hành học tập. (4) Đặc điểm và tính chất hoạt động học tập của học sinh. (5) Mục tiêu cần đạt của bài học. (6) Điều kiện hoàn cảnh địa lí, nơi tiến hành dạy học khác nhau. [...]... các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử của giáo viên Bảng 1: Các hình thức tổ chức dạy học được giáo viên sử dụng trong dạy học phân môn Lịch sử ở tiểu học Số ý kiến TT Các hỡnh thức tổ chức dạy học Mức độ sử dụng Số lư ợng Tỉ lệ (%) Thường xuyên Thỉnh thong 1 Dạy học cá nhân 57 45,6 15 42 2 Dạy học nhóm 78 62,4 43 35 3 Dạy học theo lớp 112 89,6 90 22 4 Hỡnh thức tham... môn Lịch sử và ý nghĩa của hình thức Câu lạc bộ đối với dạy học lịch sử 1.1.3.1 Mục tiêu của phân môn lịch sử 1.1.3.2 Nội dung, chương trình phân môn Lịch sử 1.1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của hình thức Câu lạc bộ đối với dạy học lịch sử 1.1.4 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học * Về mặt giải phẫu sinh lí: * Về mặt nhận thức: * Về mặt tình cảm: 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Thực trạng việc sử dụng các hình. .. dạy học Chương 2 Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu Lạc bộ 2.1 Căn cứ và nguyên tắc để xây dựng quy trình 2.1.1 Căn cứ để xây dựng quy trình 2.1.1.1 Mục tiêu, đặc điểm của phân môn Lịch sử 2.1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học 2.1.1.3 Điều kiện thực tiễn của nhà trường tiểu học 2.1.2 Nguyên tắc để xây dựng quy trình tổ chức các tiết dạy lịch sử. .. vậy, quy trình tổ chức dạy học là Các bước, trình tự đã được xây dựng theo kế hoạch dạy học, giúp giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học Quy trình dạy học phân môn lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ cũng được xây dựng gồm các bước, các giai đoạn được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa chúng có sự tiếp nối và quan hệ lẫn nhau khi thực hiện quy trình 1.1.3 Đặc điểm của phân. .. tốt các nhiệm vụ dạy học 1.1.2.4 Một số đặc điểm của hình thức Câu lạc bộ - Mục đích, nhiệm vụ của Câu lạc bộ - Nội dung, hình thức hoạt động của Câu lạc bộ - Tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Bước 1: Lập kế hoạch Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch Bước 3: Kết thúc 1.1.2.5 Khái niệm về quy trình và quy trình dạy học Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình là Các bước, trình tự phải theo khi tiến hành... việc tổ chức các bài ôn tập lịch sử của giáo viên tiểu học Qua nghiên cứu chương trình phân môn lịch sử và tìm hiểu thực tiễn quá trình tổ chức dạy học lịch sử hiện nay của giáo viên tiểu học Một số giáo viên đã áp dụng các hình thức tổ chức dạy học mới vào quá trình dạy học nhưng đạt hiệu quả chưa cao do vận dụng máy móc, không sáng tạo và không theo một quy trình nào cả Đặc biệt là trong các tiết học. .. - Đồ dùng dạy học Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức các tiết dạy lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ * Hoạt động của học sinh - Chuẩn bị đồ dùng học tập và các đồ dụng khác có liên quan đến nội dung bài học - Tham khảo trước nội dung bài học và các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên - Sắp xếp vị trí học tập theo yêu cầu của giáo viên Giai đoạn 2: Tổ chức học sinh học tập theo hình thức Câu lạc bộ Bước 1:... giới thiệu một số tiết học được thiết kế theo quy trình tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Ví dụ 1: Lịch sử lớp 5 Bài 11: Ôn tập Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945) Ví dụ 2: Lịch sử lớp 4: Bài 6 Ôn tập 2.4 Một số yêu cầu cơ bản khi thực hiện quy trình tổ chức dạy học lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ 2.4.1 Đối với giáo viên tiểu học Giáo viên cần phải nhận thức đúng đắn vị trí,... những kiến thức tổng hợp, hệ thống của từng phần, từng giai đoạn lịch sử Giáo viên chỉ đơn thuần đưa ra các câu hỏi có trong sách giáo khoa để học sinh ghi nhớ lại các kiến thức lịch sử chứ chưa có những hình thức tổ chức dạy học hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy học 1.2.4 Chất lượng dạy học phân môn lịch sử hiện nay ở nhà trường tiểu học Bảng 3: Kết quả kiểm tra định kỳ lần 4 phân môn Lịch sử khối 4... về hình thức Câu lạc bộ Theo Từ điển Tiếng Việt, Câu lạc bộ là tổ chức được lập ra để nhiều người tham gia sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí [19,120] Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đưa ra nhận xét: Hình thức tổ chức dạy học Câu lạc bộ là cách thức tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy và học của thầy và trò phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, để phát huy cao nhất khả năng Hoạt động học của học . trình dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học. 3.2. Đối t!ợng nghiên cứu: Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở tr!ờng tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ. 4. Giả thuyết khoa học Nếu. việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử của giáo viên. Bảng 1: Các hình thức tổ chức dạy học đợc giáo viên sử dụng trong dạy học phân môn Lịch sử. học 8. Những đóng góp của đề tài - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tổ chức dạy học theo hình thức Câu lạc bộ. - Xây dựng quy trình tổ chức dạy học lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ.

Ngày đăng: 20/12/2014, 19:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trần Đăng Khoa Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Hường

  • Lý do chọn đề tài Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới. Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên. Tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục..

  • Điều 28 Luật giáo dục đã khẳng định Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. Mở đầu quyển Lịch sử nước ta Hồ Chủ Tịch đã viết: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Nhưng thực tế dạy học môn Lịch sử hiện nay ở nhà trường tiểu học đạt kết quả chưa cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học. Đặc biệt là việc vận dụng và sử dụng các hình thức dạy học. Vì những yêu cầu khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ.

  • 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở trường tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ.

  • 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được quy trình tổ chức dạy học phân môn Lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ. Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh và thực tiễn dạy học ở tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu về cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 5.2. Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các tiết dạy học môn Lịch sử của giáo viên ở các trường tiểu học. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ.

  • 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu + Đề tài nghiên cứu việc tổ chức các tiết dạy học trên lớp phân môn lịch sử lớp 4 và lớp 5, thuộc các bài học có hệ thống tổng hợp như: Các bài ôn tập chương, các bài ôn tập từng phần trong chương trình lịch sử lớp 4,5. + Về địa bàn nghiên cứu. Đề tài tập trung tìm hiểu nghiên cứu một số trường tiểu học thuộc tỉnh nghệ An. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận Bao gồm các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá... 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát, Phương pháp điều tra, Phương pháp thống kê toán học...

  • 8. Những đóng góp của đề tài - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tổ chức dạy học theo hình thức Câu lạc bộ. - Xây dựng quy trình tổ chức dạy học lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ. - Biên soạn một số giáo án mẫu theo quy trình . 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Quy trình tổ chức dạy học phân môn Lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

  • Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

  • 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Khái niệm hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học Từ việc tìm hiểu và phân tích các quan điểm về hình thức tổ chức dạy học, với xu thế phát triển cuả giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học. Chúng tôi hiểu hình thức tổ chức dạy học như sau:Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy và học của thầy và trò phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, để phát huy cao nhất khả năng hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

  • 1.1.2.2. Một số đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng, mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để phân biệt được các hình thức tổ chức khác nhau chúng căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau: (1) Số lượng học sinh tham gia vào các hoạt động. (2) Thời điểm học sinh thực hiện hoạt động học tập. (3) Không gian tiến hành học tập. (4) Đặc điểm và tính chất hoạt động học tập của học sinh. (5) Mục tiêu cần đạt của bài học. (6) Điều kiện hoàn cảnh địa lí, nơi tiến hành dạy học khác nhau.

  • 1.1.2.3. Khái niệm về hình thức Câu lạc bộ Theo Từ điển Tiếng Việt, Câu lạc bộ là tổ chức được lập ra để nhiều người tham gia sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí [19,120]. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đưa ra nhận xét: Hình thức tổ chức dạy học Câu lạc bộ là cách thức tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy và học của thầy và trò phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, để phát huy cao nhất khả năng Hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

  • 1.1.2.4. Một số đặc điểm của hình thức Câu lạc bộ - Mục đích, nhiệm vụ của Câu lạc bộ - Nội dung, hình thức hoạt động của Câu lạc bộ - Tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Bước 1: Lập kế hoạch Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch Bước 3: Kết thúc 1.1.2.5. Khái niệm về quy trình và quy trình dạy học Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình là Các bước, trình tự phải theo khi tiến hành công việc nào đó [19]. Như vậy, quy trình tổ chức dạy học là Các bước, trình tự đã được xây dựng theo kế hoạch dạy học, giúp giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học. Quy trình dạy học phân môn lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ cũng được xây dựng gồm các bước, các giai đoạn được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa chúng có sự tiếp nối và quan hệ lẫn nhau khi thực hiện quy trình.

  • 1.1.3. Đặc điểm của phân môn Lịch sử và ý nghĩa của hình thức Câu lạc bộ đối với dạy học lịch sử . 1.1.3.1. Mục tiêu của phân môn lịch sử 1.1.3.2. Nội dung, chương trình phân môn Lịch sử 1.1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của hình thức Câu lạc bộ đối với dạy học lịch sử 1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học * Về mặt giải phẫu sinh lí: * Về mặt nhận thức: * Về mặt tình cảm:

  • 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử của giáo viên. Bảng 1: Các hình thức tổ chức dạy học được giáo viên sử dụng trong dạy học phân môn Lịch sử ở tiểu học

  • 1.2.2. Sự hiểu biết của giáo viên về hình thức Câu lạc bộ trong dạy học phân môn lịch sử ở một số trường tiểu học Bảng 2: Sự hiểu biết của giáo viên về hình thức Câu lạc bộ

  • 1.2.3. Thực trạng việc tổ chức các bài ôn tập lịch sử của giáo viên tiểu học. Qua nghiên cứu chương trình phân môn lịch sử và tìm hiểu thực tiễn quá trình tổ chức dạy học lịch sử hiện nay của giáo viên tiểu học. Một số giáo viên đã áp dụng các hình thức tổ chức dạy học mới vào quá trình dạy học nhưng đạt hiệu quả chưa cao do vận dụng máy móc, không sáng tạo và không theo một quy trình nào cả. Đặc biệt là trong các tiết học ôn tập những kiến thức tổng hợp, hệ thống của từng phần, từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên chỉ đơn thuần đưa ra các câu hỏi có trong sách giáo khoa để học sinh ghi nhớ lại các kiến thức lịch sử chứ chưa có những hình thức tổ chức dạy học hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

  • 1.2.4. Chất lượng dạy học phân môn lịch sử hiện nay ở nhà trường tiểu học Bảng 3: Kết quả kiểm tra định kỳ lần 4 phân môn Lịch sử khối 4 và khối 5 năm học 2005 - 2006

  • 1.2.5. Nguyên nhân về thực trạng dạy học lịch sử hiện nay ở tiểu học Việc dạy học lịch sử hiện nay ở các trường tiểu học, đặc biệt là mấy năm gần đây bộc lộ rất nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Biểu hiện nổi bật của việc giảm sút chất lượng đó là tình trạng coi thường, nhớ nhầm, không hiểu lịch sử, không vận dụng bài học... Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về dạy học lịch sử hiện nay có rất nhiều nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ vể hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Việc đổi mới giáo dục phải được tiến hành động bộ trên tất cả mọi lĩnh vực trong đó có hình thức tổ chức dạy học, có như vậy chất lượng dạy học lịch sử ở các nhà trường mới đạt kết quả cao.

  • 1.3. Kết luận chương 1 Lịch sử là quá trình hình thành phát triển, diệt vong của một sự vật, hiện tượng nào đó. Như vậy, Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì chúng ta phải coi trọng lịch sử bấy nhiêu. Muốn đạt được điều đó, giáo viên tiểu học phải không ngừng đổi mới toàn diện quá trình dạy học của mình, trong đó có các hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là các hình tổ chức dạy học lịch sử để giúp học sinh Hiểu về quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai, góp phần đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại mới. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên phải lựa chọn và sử dụng các hình thức dạy học sao cho phù hợp vừa làm phát triển khả năng sẵn có của mỗi cá nhân vừa nâng cao chất lượng dạy học.

  • Chương 2 Quy trình tổ chức dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu Lạc bộ 2.1. Căn cứ và nguyên tắc để xây dựng quy trình 2.1.1. Căn cứ để xây dựng quy trình 2.1.1.1. Mục tiêu, đặc điểm của phân môn Lịch sử 2.1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học 2.1.1.3. Điều kiện thực tiễn của nhà trường tiểu học 2.1.2. Nguyên tắc để xây dựng quy trình tổ chức các tiết dạy lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ 2.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 2.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo sự hoạt động thống nhất giữa cá nhân và tập thể 2.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

  • Slide 21

  • 2.2. Quy trình thực hiện cụ thể Giai đoạn 1: Chuẩn bị *Hoạt động của giáo viên Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. Bước 2: Chuẩn bị Cơ sở vật chất - Đồ dùng dạy học. Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức các tiết dạy lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ. * Hoạt động của học sinh - Chuẩn bị đồ dùng học tập và các đồ dụng khác có liên quan đến nội dung bài học. - Tham khảo trước nội dung bài học và các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên. - Sắp xếp vị trí học tập theo yêu cầu của giáo viên.

  • Giai đoạn 2: Tổ chức học sinh học tập theo hình thức Câu lạc bộ Bước 1: ổn định tổ chức: * Hoạt động của giáo viên: - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của học sinh. - Sắp xếp vị trí học tập cho học sinh. * Hoạt động của học sinh: - Học sinh tiến hành thảo luận nhóm đôi để kiểm tra đồ dùng của bạn mình. - Học sinh sắp xếp vị trí học tập theo yêu cầu của giáo viên.

  • Bước 2: Tổ chức học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ. * Hoạt động của giáo viên - Tiến hành tổ chức sinh hoạt, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình sinh hoạt. * Hoạt động của học sinh: - Trao đổi, thảo luận nhóm và đưa ra các ý kiến còn chưa hiểu (nếu cần). - Tiến hành tham gia buổi sinh hoạt. - Cổ vũ, hợp tác giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

  • Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống các kiến thức trọng tâm của bài học. * Hoạt động của giáo viên: - Sau khi kết thúc thời gian sinh hoạt giáo viên tiến hành cho học sinh hệ thống lại các kiến thức đã được học. * Hoạt động của học sinh: - Các em đưa ra các ý kiến nhận xét về kết quả đạt được. - Học sinh tự điều chỉnh các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ vào vở.

  • Giai đoạn 3: Đánh giá * Hoạt động của giáo viên: Bước 1: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (a) Nội dung đánh giá (b) Hình thức đánh giá (c) Sử dụng kết quả đánh giá. Bước 2: Yêu cầu học sinh thu dọn đồ dùng học tập và chuẩn bị nội dung cho bài học sau: Việc thu dọn đồ dùng học tập còn giúp cho học sinh có một ý thức vệ sinh tập thể, tạo ra sự gọn gàng ngăn nắp của lớp học. - Dặn dò nhắc nhở học sinh chuẩn bị việc học tập ở nhà và chuẩn bị các nội dung cần thiết cho buổi sinh hoạt Câu lạc bộ tiếp theo.

  • 2.3. Thiết kế một số giáo án theo quy trình đã xây dựng Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số tiết học được thiết kế theo quy trình tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ. Ví dụ 1: Lịch sử lớp 5. Bài 11: Ôn tập Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945) Ví dụ 2: Lịch sử lớp 4: Bài 6. Ôn tập

  • 2.4. Một số yêu cầu cơ bản khi thực hiện quy trình tổ chức dạy học lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ 2.4.1. Đối với giáo viên tiểu học Giáo viên cần phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phân môn lịch sử. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững các kiến thức khoa học về lịch sử, có năng lực, trình độ chuyên môn nhật định. Khi sử dụng quy trình phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng bài học, từng tình huống cụ thể. Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng với các hình thức tổ chức dạy học khác trong quá trình dạy học.

  • 2.4.2. Đối với học sinh Các em phải được trang bị đầy đủ về sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu cơ bản của mỗi hoạt động học tập. Các em phải có ý thức tập thể, đảm bảo tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập cùng tiến bộ. Tránh hiện tượng Thi đua trở thành Ganh đua làm mất đi sự đoàn kết trong lớp học. 2.4.3. Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Phải đảm bảo các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho việc vận dụng quy trình như: Bàn ghế đúng kích thước, phòng học chức năng, sân chơi...đồ dùng dạy học phải đầy đủ chính xác khoa học đặc biệt là các tài liệu, tư liệu và các di vật lịch sử có liên quan đến nội dung bài học.

  • 2.5. Kết luận chương 2 Quy trình gồm các giai đoạn, các bước được sắp xếp theo một trình tự hợp lí khoa học. Đảm bảo theo đúng định hướng đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Nếu hiệu quả của quy trình được khẳng định thì việc triển khai và thực hiện quy trình đối với quá trình dạy học phân môn lịch sử sẽ đem lại hiệu quả cao, tạo thuận lợi cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đáp ứng nhu cầu đổi mới các hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên tiểu học hiện nay đang cần đến. Quy trình được xây dựng phù hợp với đặc trưng nội dung kiến thức của từng bài học lịch sử. Đồng thời, các điều kiện để thực hiện quy trình rất phù hợp với điều kiện hiện nay của các nhà trường tiểu học như: Đội ngũ nhà giáo, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất.

  • Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm Quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm để kiểm nghiệm quy trình tổ chức dạy học lịch sử ở trường tiểu học theo hình thức Câu lạc bộ. Từ đó chứng minh giả thuyết khoa học mà chúng tôi đưa ra. 3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm 3.1.3. Nội dung thực nghiệm Tổ chức dạy học một số bài trong chương trình phân môn lịch sử lớp 4 và lớp 5 ở trường tiểu học.

  • 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm 3.1.5. Tổ chức thực nghiệm 3.1.5.1. Xác định thời gian thực nghiệm - Học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm học 2006 - 2007. - Học kỳ 1 của năm học 2007 - 2008. 3.1.5.2. Chọn cơ sở và đối tượng thực nghiệm - Cơ sở thực nghiệm: (1) Trường tiểu học thị trấn Tân Kỳ - Huyện Tân Kỳ (2) Trường tiểu học Nghĩa Dũng. Xã Nghĩa Dũng (3) Trường tiểu học Đồng Văn 3. Xã Đồng Văn - Đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 4 và lớp 5 thuộc các trường tiểu học đã lựa chọn.

  • 3.1.5.3. Chọn bài thực nghiệm Thông qua nội dung chương trình phân môn lịch sử lớp 4 và lớp 5 chúng tôi tiến hành lựa chọn 6 bài để dạy thực nghiệm, thể hiện cho 3 hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ (1) Sinh hoạt Câu lạc bộ thông qua hình thức Trò chơi lịch sử. (2) Sinh hoạt Câu lạc bộ thông qua hình thức Thảo luận chuyên đề lịch sử. (3) Sinh hoạt Câu lạc bộ thông qua hình thức Truyền thông về kể chuyện lịch sử. 3.1.5.4. Soạn giáo án thực nghiệm 3.1.5.5. Bồi dưỡng giáo viên thực nghiệm 3.1.5.6. Tiến hành thực nghiệm

  • 3.1.5.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm * Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh. * Mức độ hoạt động học tập của học sinh: * Mức độ hứng thú học tập của học sinh: * Năng lực tư duy và kỹ năng giao tiếp. * Hành vi thói quen về ý thức tổ chức kỷ luật tập thể.

  • 3.1.6. Xử lí kết quả thực nghiệm * Về mặt định lượng: Để xử lí kết quả thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học, chúng tôi tính tỷ lệ phần %, giá trị trung bình , tính độ lệch chuẩn và dùng phép thử t-Student để phân loại kết quả học tập của học sinh dùng làm cơ sở để so sánh kết quả thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. * Về mặt định tính: Chúng tôi tiến hành đánh giá định tính kết quả học tập của học sinh dựa theo các tiêu chí: + Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh. + Mức độ hoạt động học tập của học sinh. + Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong giờ học. + Năng lực tư duy và kỹ năng giao tiếp. + Hành vi thói quen về ý thức tổ chức kỷ luật tập thể.

  • 3.2. Kết quả thực nghiệm 3.2.1. Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh 3.2.1.1. Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 4 Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả bài thực nghiệm 1

  • Bảng 5: Bảng phân phối kết quả bài thực nghiệm 1

  • 3.2.1.2. Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 5 Bảng 6: Bảng tổng hợp kết quả bài thực nhiệm 3

  • Biểu đồ 3: Biểu diễn tần suất kết quả bài thực nghiệm 3

  • Một số hình ảnh về các tiết dạy thực nghiệm

  • 3.2.1.2. Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học - Đối với nhóm lớp thực nghiệm: Trong quá trình học tập, các em tích cực, tự giác trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ học sinh. Vì vậy, các em rất hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập của mình, đặc biệt là các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ dưới hình thức (Trò chơi lịch sử, Truyền thông về kể chuyện lịch sử). Quy trình chúng tôi xây dựng, cũng như các giáo án thực nghiệm do chúng tôi thiết kế đều thể hiện chi tiết, cụ thể các hoạt động của học sinh (Những việc cần làm và mục tiêu cần đạt được). Vì vậy, nội dung kiến thức của bài học được chuyển tải một cách nhẹ nhàng tới các em. Từ việc các em phải thụ động tiếp thu các kiến thức thì nay các em được chủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động chiếm lĩnh tri thức. - Đối với nhóm lớp đối chứng: Giờ học diễn ra trầm hơn, học sinh hoạt động ít hơn trong việc tiếp thu các kiến thức. Mức độ hoạt động học tập của học sinh không được thể hiện rõ.

  • 3.2.1.3. Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Bảng 8: Kết quả mức độ hoạt động học tập của học sinh đối với bài học

  • Slide 43

  • 3.2.1.4. Phát triển năng lực tư duy và kỹ năng giao tiếp 3.2.1.5. Rèn luyện các hành vi thói quen về ý thức tổ chức kỷ luật tập thể 3.2.1.6. Phân tích các ý kiến đánh giá của cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở các trường tiểu học

  • 3.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm - Kết quả học tập của học sinh ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Tỉ lệ học sinh giỏi và khá cao hơn còn tỉ lệ học sinh kém ít hơn, ngược lại các lớp đối chứng tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm nhiều và tỉ lệ học sinh giỏi và khá còn rất ít. Từ những kết quả trên chúng tôi thấy: Quá trình thực nghiệm đã khẳng định được giả thuyết khoa học mà chúng tôi đề ra. Việc tổ chức cho học sinh học tập theo quy trình chúng tôi xây dựng đã đem lại kết quả cao trong quá trình học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học.

  • Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận - Quy trình tổ chức dạy học theo hình thức Câu lạc bộ được chúng tôi xây dựng một cách khoa học, tuân thủ theo một trật tự logic. Quá trình tổ chức cho học sinh học tập theo quy trình đã phát triển năng lực tư duy, tạo hứng thú học tập, học sinh tích cực tự giác tham gia vào hoạt động học tập. Đây được xem là những nhân tố quan trọng giúp học sinh làm chủ kiến thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường tiểu học.

  • Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả, tính khả thi của quy trình chúng tôi xây dựng. Quy trình được sự đồng tình và đánh giá rất cao của các cán bộ quản lí chỉ đạo chuyên môn, ban giám hiệu các trường tiểu học. Điều đó chứng tỏ quy trình chúng tôi xây dựng có vai trò quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình dạy học phân môn Lịch sử ở các nhà trường tiểu học. - Quy trình tổ chức dạy học lịch sử theo hình thức Câu lạc bộ là một hình thức dạy học có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học.

  • 2. Kiến nghị Đối với công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn - Về nội dung chương trình phân môn lịch sử, chúng tôi kiến nghị nên tăng thêm phần lịch sử địa phương. Đặc biệt là có thể xây dựng những thước phim tư liệu hoặc các di chỉ lịch sử mang tính chất minh hoạ để hỗ trợ tốt hơn hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. - Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đặc biệt là các phòng chức năng, phòng truyền thống... để việc vận dụng quy trình đạt hiệu quả cao nhất. - Cần có sự phối hợp với cơ quan đoàn thể địa phương như (Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh...) trong quá trình giáo dục đặc biệt là những người trực tiếp đã tham gia hai cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

  • Đối với giáo viên tiểu học - Giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy cần nhận thức đúng tầm quan trọng vể công tác đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Để chất lượng học tập của học sinh đạt hiệu quả cao nhất. - Cần thương xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi kiến thức môn học đặc biệt là kiến thức lịch sử. Đây là cơ sở để giáo viên dạy tốt phân môn lịch sử. - Giáo viên phải biết vận dụng quy trình một cách hợp lí, linh hoạt, không máy móc, tuỳ vào từng đối tượng học sinh, từng bài học cụ thể để có kế hoạch dạy học mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Đối với các trường sư phạm - Cần tăng thời lượng chương trình môn học có liên quan đến kiến thức lịch sử để trang bị đầy đủ kiến thức môn học cho giáo sinh. - Tạo điều kiện tốt nhất giúp giáo sinh được dự giờ các tiết dạy lịch sử của giáo viên tiểu học, để họ có thêm nhiều kiến thức thực tiễn trong quá trình dạy học sau này.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan