Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

63 1.3K 1
Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN I 3 KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC 3 1.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG 3 1.1.1. Thông tin cơ sở 3 1.1.2. Cơ quan chủ quản. 3 1.1.3. Vị trí địa lý của công ty. 3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3 Sản lượng Urê qua các năm : 3 Giới Thiệu Về Mô Hình Tổ Chức Công Ty 3 Lưu Trình Công Nghệ Sản Xuất URÊ 3 PHẦN II 3 TÌM HIỂU CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT CHÍNH 3 Xưởng tạo khí : 3 1 Nhiệm vụ: 3 2 Cương vị lò tạo khí 651 : 3 Dây Chuyền Sản Xuất Amoniac 3 I. Nhiệm vụ sản xuất của cương vị tinh chế. 3 II. Cơ chế phản ứng của keo Tananh : 3 Cương Vị Biến Đổi CO 3 1. Mục đích ý nghĩa làm việc của cương vị : 3 2. Nguyên lý cơ bản của chuyển hoá CO : 3 3. Thiết bị quản lý lưu trình công nghệ 3 4. Chỉ tiêu công nghệ chủ yếu 3 5. Xử Lý Các Trường Hợp Không Bình Thường 3 Cương Vị Khử H2S Trong Khí Biến Đổi( Khử H2S Trung Áp) 3 1. Mục đích ý nghĩa làm việc của cương vị 3 2. Thiết bị quản lý lưu trình công nghệ 3 3. Chỉ tiêu công nghệ chủ yếu 3 4. Xử lý các trường hợp không bình thường 3 Cương Vị Khử CO2 Bằng Dung Dịch Kiềm Nóng 3 1. Mục đích ý nghĩa của cương vị 3 2. Nguyên lý hấp thụ CO2 bằng kiềm nóng cải tiến. 3 3. Thiết bị quản lý lưu trình công nghệ 3_Toc346273899 Xử lý các trường hợp không bình thường 3 XƯỞNG TỔNG HỢP URÊ 3 A Cơ sở lý thuyết tổng hợp Urê 3 I Cơ sở của quá trình tổng hợp urê : 3 II Lưu trình công nghệ 3 B Quy trình thao tác cương vị 3 1 Quy trình thao tác cương vị nén CO2 3 2 Chỉ tiêu công nghệ : 3 3 Nguyên nhânbiện pháp xử lý các sự cố : 3 IV Quy trình Thao tác Cương vị Bơm 3 1 Nhiệm vụ cương vị : 3 2 Chỉ tiêu công nghệ : 3 V Quy trình thao tác Cương vị Cô đặc tạo hạt 3 V.1 Nhiệm vụ cương vị : 3 V.2 Chỉ tiêu công nghệ : 3 Phần III 3 Các giải pháp hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện 3 Biện pháp bảo vệ môi trường. 3 1.Cải tiến công nghệ..........................................................................................................3 2. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải. 3 LỜI KẾT 3 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập chuyên ngành là một bộ phận quan trọng trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên nói chung và nghành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường nói riêng. Chính vì vậy sau 3 tuần đi tham quan nhận thức tại Công ty Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, em đã thu thập và nắm bắt khá đầy đủ các kiến thức thực tiễn về các công nghệ và dây chuyền sản xuất của nhà máy, cách thức xử lý bảo vệ môi trường và các trang thiết bị của từng phân xưởng. Thông qua bài báo cáo này em sẽ trình bày những kiến thức của mình đã thu lượm trong 3 tuần tham quan nhận thức. Tuy nhiên, sẽ không thể thiếu những thiếu xót, em kính mong thầy cô sau khi đọc và xem xét sẽ bổ sung và sửa chữa để em có thể nắm vững hơn nữa kiến thức thực tiễn của mình

Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thực tập chuyên ngành là một bộ phận quan trọng trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên nói chung và nghành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường nói riêng. Chính vì vậy sau 3 tuần đi tham quan nhận thức tại Công ty Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, em đã thu thập và nắm bắt khá đầy đủ các kiến thức thực tiễn về các công nghệ và dây chuyền sản xuất của nhà máy, cách thức xử lý bảo vệ môi trường và các trang thiết bị của từng phân xưởng. Thông qua bài báo cáo này em sẽ trình bày những kiến thức của mình đã thu lượm trong 3 tuần tham quan nhận thức. Tuy nhiên, sẽ không thể thiếu những thiếu xót, em kính mong thầy cô sau khi đọc và xem xét sẽ bổ sung và sửa chữa để em có thể nắm vững hơn nữa kiến thức thực tiễn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 1 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC 1.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG 1.1.1. Thông tin cơ sở Tên cơ sở : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC Địa chỉ : Phường Thọ Xương, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang Số điện thoại : 0240. 3854538 Fax: 0240. 3855018 Số tài khoản : 10201 0000 4444 35 Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Giang Đại diện : Ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng giám đốc Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước 1.1.2. Cơ quan chủ quản. TỔNG CÔNG TY HÓA CHẤT VIỆT NAM 1.1.3. Vị trí địa lý của công ty. Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc nằm ở vùng ven phía Bắc Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm trành phố 3 km và cách Thành phố Hà Nội 50 km về phía Bắc, nằm trên khu đất có tổng diện tích 70,6 ha. SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 2 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc - Phía nam giáp khu dân cư đô thị của phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang. - Phía Đông giáp khu đất hoang, khu dân cư nông thôn nằm xen giữa tường vây phía Bắc nhà máy và đồi Bứa thuộc xã Xuân Hương – huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp khu hồ môi trường, khu dân cư phi nông nghiệp nằm xen giữa tường vây phía Tây nhà máy với đê sông Thương, xưởng Than của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang. - Phía Bắc giáp khu đất trống, khu dân cư phi nông nghiệp nằm ven đê sông Thương, xưởng Nước của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc thuộc phường Thọ Xương – thành phố Bắc Giang và các đồi Giác, đồi Rừng, đồi A xit thuộc xã Xuân Hương – huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty - Nhà máy phân đạm Hà Bắc (Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc hiện nay) được Nhà nước Việt Nam phê chuẩn thiết kế xây dựng ngày 20/7/1959. - Quí I năm 1960, bắt đầu khởi công xây dựng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Ngày 18/02/1961 đổ mẻ bê tông đầu tiên xây dựng công trình. Trong quá trình xây dựng, ngày 03/01/1963, đồng chí Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ là Thủ tướng Chính phủ đã về thăm công trình xây dựng. - Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được Nhà nước Trung Quốc giúp xây dựng bằng sự viện trợ không hoàn lại. Toàn bộ máy móc thiết bị đều được chế tạo từ Trung Quốc và được đưa sang phía Việt Nam. Theo thiết kế ban đầu Nhà máy bao gồm 3 khu vực chính: - Xưởng Nhiệt điện : Công suất thiết kế 12.000 kW - Xưởng Hoá : Công suất thiết kế 100.000 tấn Urê/năm - Xưởng Cơ khí : Công suất thiết kế 6.000 tấn/năm. Ngoài ra còn một số các Phân xưởng phụ trợ khác, xong chủ đạo vẫn là sản xuất phân đạm. - Ngày 03/02/1965 khánh thành xưởng Nhiệt điện - Ngày 19/05/1965 phân xưởng Tạo khí đốt thử than thành công. - Ngày 01/06/1965 Xưởng Cơ khí (Nay là Công ty Cơ khí Hoá chất Hà Bắc) đi vào sản xuất. Dự định ngày 02/09/1965 khánh thành Nhà máy chuẩn bị đưa vào sản xuất. Song do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 20/08/1965, Chính phủ đã quyết định ngừng sản xuất, chuyển Xưởng Nhiệt điện thành Nhà máy Nhiệt điện (trực thuộc Sở Điện lực Hà Bắc) kiên cường bám trụ sản xuất và cung cấp điện lên lưới điện Quốc gia. Chuyển Xưởng Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí sơ tán về Yên Thế tiếp tục SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 3 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc sản xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng. Thiết bị xưởng Hoá được tháo dỡ và sơ tán sang Trung Quốc. - Ngày 01/03/1973 Thủ tướng Chính phủ quyết định khởi công phục hồi Nhà máy, trước đây theo thiết kế ban đầu là sản xuất Nitrat Amon (NH 4 NO 3 ) nay chuyển sang sản xuất Urê (NH 2 ) 2 CO có chứa 46,6% Nitơ với công suất từ 60.000 tấn NH 3 /năm và 10 vạn tấn Urê/năm. - Ngày 01/05/1975 Chính phủ quyết định hợp nhất Nhà máy Nhiệt Điện, Nhà máy Cơ khí, Xưởng Hoá thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc trực thuộc Tổng cục Hoá chất. - Tháng 06/1975 việc xây dựng và lắp máy cơ bản hoàn thành; đã tiến hành thử máy đơn động, liên động và thử máy hoá công. - Ngày 28/11/1975 : Sản xuất thành công NH 3 lỏng. - Ngày 12/12/1975: Sản xuất ra bao đạm đầu tiên. - Ngày 30/10/1977 đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ, cắt băng khánh thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. - Năm 1977: Chuyên gia Trung Quốc về nước, Công ty phải tự chạy máy. - Trong những năm từ 1977 ÷ 1990 sản lượng Urê thấp. Sản lượng năm thấp nhất là 9.890 tấn Urê (năm 1981). - Tháng 10/1988, Nhà máy được đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc theo quyết định số 445/HB-TCCB TLĐT ngày 07/10/1988 của Tổng cục Hoá chất với phương thức hạch toán kinh doanh XHCN theo cơ chế sản xuất hàng hoá. - Từ 1991 đến nay, cùng với việc tăng cường quản lý, XN đã nối lại quan hệ với Trung Quốc, từng bước cải tạo thiết bị công nghệ, sản lượng Urê tăng lên rõ rệt. Từ năm 1993 đến nay sản lượng Urê liên tục vượt công suất thiết kế ban đầu. Sản lượng Urê qua các năm : - Năm 1991: 44.890 tấn. - Năm 1992: 82.633 tấn. - Năm 1993: 100.093 tấn. - Năm 1994: 103.222 tấn. - Năm 1995: 110.972 tấn. - Năm 1996: 120.471 tấn. - Năm 1997: 130.170 tấn. - Năm 1998: 63.905 tấn. - Năm 1999: 48.769 tấn. - Năm 2000 : 76.145 tấn SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 4 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc - Năm 2001 : 98.970 tấn - 10 tháng đầu năm 2002 : 81.393 tấn. - Năm 1993 để phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước trong thời kỳ đổi mới theo hướng kinh tế thị trường, ngày 13/2/1993 XNLH Phân đạm & Hoá chất Hà Bắc có quyết định đổi tên thành Công ty Phân đạm & Hoá chất Hà Bắc theo Quyết định số 73/CNNg - TCT. Công ty trực thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất cơ bản (Nay là Tổng Công ty hoá chất Việt Nam-VINACHEM) về mặt sản xuất - kinh doanh, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp) về quản lý Nhà nước. Ngày 23/9/1999 chính phủ 2 nước Việt Nam-Trung Quốc đã ký hợp đồng cải tạo kỹ thuật dây chuyền sản xuất điện-đạm, nâng công suất phát điện lên 30.000 Kwh, sản lượng NH 3 là 9 vạn tấn/năm, sản lượng Urê là 15 vạn tấn/năm, với tổng đầu tư là ≈ 35 triệu USD. Đến nay công việc cải tạo đang bước vào giai đoạn hoàn chỉnh. Đang làm công tác chuẩn bị chạy máy khảo nghiệm đánh giá, và bàn giao. Giới Thiệu Về Mô Hình Tổ Chức Công Ty 1. Khi mới thành lập : Theo quyết định 178/TC-HC ngày 29/1/1975 cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy là: + 01 Giám đốc + 04 Phó giám đốc + 07 Đơn vị sản xuất trực tiếp + 01 Trung tâm điều độ sản xuất + 16 Phòng ban chức năng 2. Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại : Trong quá trình phát triển của Công ty, cơ cấu quản lý tổ chức luôn được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu theo từng giai đoạn phát triển chung của đất nước. Hiện nay cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng với cấp quản lý cao nhất là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là các phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực do Giám đốc yêu cầu. Các phòng ban chức năng trực thuộc Công ty gồm: 3- Khối phòng ban kỹ thuật : SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 5 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc + Phòng Kỹ thuật Công nghệ. + Phòng Điều độ sản xuất. + Phòng Cơ khí. + Phòng Kỹ thuật An toàn. + Phòng Điện-Đo lường-Tự động hoá. + Phòng KCS + Phòng Thường trực Dự án. 4- Khối Phòng ban nghiệp vụ : + Phòng Kế hoạch. + Phòng KT-TK-TC + Phòng Tổ chức nhân sự. + Phòng Thị trường + Phòng Vật tư - Vận tải. + Phòng BVQS + Phòng Đời sống. + Văn phòng Công ty. 5- Các đơn vị trực thuộc Công ty : - Xưởng Nước. - Phân xưởng Than. - Xưởng Nhiệt. - Xưởng Tạo khí. - Xưởng Tổng hợp NH 3 . - Xưởng Tổng hợp Urê. - Xưởng Điện. - Xưởng Đo lường - Tự động hoá. - Xưởng Sửa chữa. - Xưởng NPK. - Nhà máy Than hoạt tính. - XN Giấy đế. - XN 26/3. Lưu Trình Công Nghệ Sản Xuất URÊ 1- Thuyết minh lưu trình: Với đặc điểm công nghệ sản xuất Urê ở Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đi từ khí hoá than nguyên liệu rắn, quá trình khí hoá ở khâu tạo khí sử dụng nguyên SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 6 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc liệu chính là than cục, hơi nước và không khí. Theo thiết kế, công nghệ dùng than cục cỡ hạt 50 ÷ 100 mm để chế tạo khí than, sau này dùng than cỡ hạt phổ biến 25 ÷ 100 mm, để tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm hiện nay đã dùng cả than cục cỡ hạt 12 ÷ 25 mm. Bình quân mỗi ngày chạy máy bình thường tiêu tốn hết 400 ÷ 450 tấn than cục. Quá trình khí hoá than nguyên liệu như sau : Hơi nước 0,49 MPa nhiệt độ 250 O C được cấp từ Nhà máy Nhiệt điện tới, không khí được cấp từ quạt không khí tới, đi qua tầng than nóng đỏ ( trong lò khí hoá ) lò tạo khí có nhiệt độ T ≈1.100 O C thực hiện các phản ứng, tạo thành hỗn hợp các khí CO, CO 2 , H 2 S, H 2 , N 2 , CH 4 gọi là hỗn hợp khí than ẩm. Các phản ứng hoá học chủ yếu xảy ra là : 2C + O 2 = 2CO + Q 1 C + O 2 = CO 2 + Q 2 2CO + O 2 = 2CO 2 + Q 3 C + H 2 O = CO + H 2 + Q 4 C + 2H 2 O = CO 2 + 2H 2 + Q 5 N 2 là khí trơ vào hỗn hợp khí theo O 2 của không khí. Mục đích của quá trình khí hoá than chỉ nhằm thu được H 2 và N 2 theo tỷ lệ H 2 :N 2 = 3:1 làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp NH 3 . Vì thế hỗn hợp khí than ẩm cần được làm sạch bụi (nhờ công đoạn rửa khí than và lọc bụi bằng điện), khí than sau khi qua lọc bụi điện được đưa tới công đoạn khử H 2 S thấp áp. Công đoạn khử H 2 S theo thiết kế ban đầu sử dụng dung dịch ADA - Antraquinon Disunfuric ACid (hiện nay đã chuyển sang dùng dung dịch keo Tananh) có tính Ôxy hoá khử mạnh, hiệu suất khử H 2 S cao. Khí than được qua hệ thống quạt để nâng áp suất đi vào tháp khử H 2 S, sau tháp khử hàm lượng H 2 S giảm xuống còn < 150 mg/Nm 3 được đưa vào đoạn I của máy nén khí nguyên liệu H 2 -N 2 6 cấp. Dịch Tananh sau hấp thụ được đưa đi tái sinh và đưa trở lại quá trình hấp thụ, bọt lưu huỳnh được thu lại chế thành sản phẩm phụ là lưu huỳnh rắn. Hỗn hợp khí than sau khử H 2 S thấp áp vào đoạn I máy nén 6 cấp để thực hiện quá trình nén nâng áp, khí than ẩm ra đoạn III có áp suất P = 2,1 MPa; nhiệt độ ≤ 40 o C được đưa tới công đoạn biến đổi. Đầu tiên đi qua bộ phân ly dầu, nước, sau đó qua 2 bộ lọc bằng than cốc để khử hết dầu, bụi, các tạp chất khác; rồi đi vào thiết bị trao đổi nhiệt khí biến đổi, sau đó hỗn hợp với hơi nước quá nhiệt đi vào thiết bị trao đổi nhiệt khí than, ra khỏi bộ trao đổi nhiệt khí than được hỗn hợp với khí than lạnh thành hỗn hợp khí có nhiệt độ 180 ÷ 210 O C, tỷ lệ hơi nước/khí khoảng 0,3; đi vào đỉnh lò Biến đổi số I, lần lượt qua tầng chất bảo vệ, tầng chống độc - chống Ôxy và tầng xúc tác biến đổi chịu lưu huỳnh. Một phần khí CO bị chuyển hoá, nhiệt độ hỗn hợp khí đạt 350 ÷ 380 O C đi ra khỏi đáy lò biến đổi số I, đi vào thiết bị trao đổi nhiệt khí than, rồi đi vào bộ làm lạnh nhanh I bằng nước ngưng. Hỗn hợp khí có nhiệt độ 180 ÷ 210 O C đi vào đoạn trên lò biến đổi số II, tiếp tục tiến hành phẩn ứng chuyển hoá CO, nhiệt độ SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 7 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đạt 300 ÷ 320 O C rồi đi ra và đi qua bộ làm lạnh nhanh II bằng nước ngưng, hỗn hợp khí có nhiệt độ 180 ÷ 210 O C tiếp tục đi vào đoạn dưới của lò biến đổi số II, phần khí CO còn lại tiếp tục bị chuyển hoá. Khí biến đổi có nhiệt độ ≤ 250 O C và [CO] ≤ 1,5 % ra khỏi lò biến đổi số II, đi vào thiết bị trao đổi nhiệt khí biến đổi, qua thiết bị đun sôi khí biến đổi của hệ thống tái sinh tăng áp dung dịch khử CO 2 để thu hồi nhiệt một lần nữa, sau đó được đưa tới cương vị khử H 2 S trong khí biến đổi. Khí biến đổi tới đi vào phía dưới tháp hấp thụ, qua các tầng đệm H 2 S được hấp thụ bởi dung dịch Tananh từ dội đỉnh tháp xuống. Khí được phân ly bọt ở bộ khử bọt trên đỉnh tháp sau đó đi ra khỏi tháp hấp thụ vào tháp phân ly, ở đây mù dịch Tananh cuốn theo khí được tách ra và khí tiếp tục được đưa sang cương vị khử CO 2 bằng dung dịch kiềm nóng. Khí biến đổi sau khử lưu huỳnh qua thiết bị trao đổi nhiệt, được gia nhiệt bởi khí từ công đoạn biến đổi đến, nhiệt độ tăng từ 40 O C lên 90 O C và đi vào phía dưới tháp hấp thụ, khí sau khi khử CO 2 ra khỏi đỉnh tháp hấp thụ, qua thiết bị làm lạnh bằng nước, thiết bị phân ly rồi đi về đoạn IV máy nén khí nguyên liệu 6 cấp. Khí tinh chế vào đoạn IV máy nén khí nguyên liệu được nén lên áp suất 12,5MPa đưa sang cương vị tinh chế vi lượng bằng dung dịch Amoniac Acetat đồng và dumg dịch kiểm. Quá trình tổng hợp NH 3 đòi hỏi hàm lượng các chất gây ngộ độc xúc tác như CO, CO 2 , H 2 S và O 2 là nhỏ nhất. Công đoạn rửa đồng và rửa kiềm nhằm khử tối đa các chất đó. Ra khỏi công đoạn này khí tinh chế còn lượng rất nhỏ H 2 S và (CO + CO 2 )< 20 PPM được gọi là khí tinh luyện. Khí tinh luyện với thành phần chủ yếu N 2 và H 2 theo tỷ lệ H 2 : N 2 = 3: 1 vào đoạn VI máy nén để tăng áp cho quá trình tổng hợp NH 3 . Khí tinh luyện ra đoạn VI máy nén có P = 31,5 MPa được đưa qua bộ phân ly dầu, nước, sau đó vào thiết bị 3 kết hợp, tại đây nó được kết hợp với khí tuần hoàn, được làm lạnh bằng khí lạnh và bằng NH 3 , giảm nhiệt độ xuống -2 O C, các cấu tử lỏng như dầu, nước, NH 3 bị ngưng tụ và phân ly, khí ra khỏi thiết bị 3 kết hợp được dẫn vào tháp tổng hợp NH 3 lần 1, vừa để làm lạnh thành tháp đồng thời cũng nhận nhiệt của phản ứng tổng hợp, ra khỏi tháp lần 1 trao đổi nhiệt với khí ra tháp lần 2, nâng nhiệt độ lên ≈180 O C, rồi vào tháp tổng hợp lần 2, cùng với sự có mặt của xúc tác sắt (Fe) để tiến hành phản ứng tổng hợp. Phản ứng tổng quát của quá trình có thể biểu diễn như sau: N 2 + 3H 2 = 2NH 3 + Q. NH 3 hình thành ở trạng thái khí, ra khỏi tháp được làm lạnh gián tiếp bằng nước và ngưng tụ thành NH 3 lỏng qua phân ly 1 để tách NH 3 ngưng tụ ra khỏi hỗn hợp khí, sau đó hỗn hợp khí này được đưa qua máy nén tuần hoàn turbine nâng áp suất lên để bù phần áp suất bị giảm do phản ứng tổng hợp NH 3 là phản ứng giảm thể tích và lượng khí NH 3 bị ngưng tụ sau bộ làm lạnh bằng nước. Ra máy nén tuần hoàn hỗn hợp khí đi vào thiết bị 3 kết hợp, trộn lẫn với nguồn khí mới từ máy nén khí nguyên liệu tới, tiếp SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 8 Không khí K2CO3 D.D đồng Kiềm Hơi nước 0,49 MPa Tananh Hơi nước 2,45 MPa Than cục Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tục đi từ trên xuống thực hiện quá trình làm lạnh, ngưng tụ và phân ly, phần khí không ngưng còn lại tiếp tục quay trở lại tháp tổng hợp thực hiện chu trình tuần hoàn liên tục. NH 3 lỏng có nồng độ 99,8% được phân tách khỏi hệ thống bằng các thiết bị phân ly, được giảm áp xuống 2,4 MPa, qua thùng chứa trung gian được đưa ra kho chứa NH 3 lỏng (Kho cầu) là sản phẩm cuối cùng của quá trình tổng hợp NH 3 . Từ kho cầu NH 3 lỏng được cấp đến hệ thống bơm NH 3 cao áp, nâng áp suất lên 20 MPa, được đưa vào tháp tổng hợp Urê. Khí CO 2 được nhả ra từ tháp tái sinh CO 2 khu vực tinh chế khí, xưởng tổng hợp NH 3 được đưa đến công đoạn nén khí CO 2 5 cấp- 836, khí CO 2 ra đoạn 3 có áp suất 3,3 MPa, được đưa qua hệ thống khử H 2 S trong khí CO 2 , qua tháp khử hàm lượng H 2 S giảm xuống còn < 5 PPm, được đưa trở lại đoạn 4 máy nén CO 2 , tiếp tục được nâng áp suất lên 20 MPa, được đưa đến tháp tổng hợp Urê. Tại tháp tổng hợp, với nhiệt độ 190 O C và áp suất 20 MPa, phản ứng tổng hợp Urê xảy ra, tiến hành theo 2 giai đoạn rất nhanh : 4NH 3 + 2CO 2 + H 2 O = 2NH 4 COONH 2 + 38.000 Kcal/Kmol; Sau đó, dung dịch CACbamat tách nước tạo thành Urê: NH 4 COONH 2 = (NH 2 ) 2 CO + H 2 O + 6.800 Kcal/Kmol. Rút gọn 2 phản ứng trên ta có phản ứng tổng hợp: 2NH 3 + CO 2 = (NH 2 ) 2 CO + H 2 O + Q. Hiệu suất của phản ứng đạt 65 ÷ 68 %. Quá trình tổng hợp Urê mang tính tuần hoàn toàn bộ: Toàn bộ NH 3 và CO 2 dư được đưa trở lại đầu hệ thống. Dịch phản ứng (cácbamát amôn) có nồng độ thấp 30 %) qua các công đoạn phân giải và cô đặc để tách NH 3 chưa phản ứng đưa trở lại tháp tổng hợp, đồng thời nồng độ Urê cũng được tăng lên (99,8 %) và được đưa vào tháp tạo hạt. Nhờ lực ly tâm của vòi phun, dòng Urê bị cắt ngang và rơi xuống tạo thành các hạt. Quạt gió (N = 108.000 m 3 /h) đặt trên đỉnh tháp hút gió làm nguội hạt Urê trong quá trình rơi. Hạt Urê rơi xuống phễu ở đáy tháp qua hệ thống băng tải được tiếp tục làm nguội rồi đến công đoạn đóng bao, đóng thành bao Urê qui cách 50 kg/bao, rồi chuyển vào kho chứa sản phẩm. 2- Sơ đồ khối lưu trình công nghệ sản xuất Urê: SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 9 Khử CO 2 Khử H 2 S Khử vi lượng CO, CO 2 và H 2 S Biến đối CO Lò khí hoá Chế tạo khí than Tananh Tạo Hạt Kho NH3 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc PHẦN II TÌM HIỂU CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT CHÍNH A - xưởng tạo khí : 1. Nhiệm vụ: Chế khí nguyên liệu cho quá trình tổng hợp NH 3 . Phân xưởng bao gồm các cương vị chính như sau: - Cương vị lò tạo khí. - Cương vị lọc bụi điện. - Cương vị bơm dầu cao áp. - Cương vị nước tuần hoàn. - Cương vị thu hồi nhiệt khí thổi gió. 2- Cương vị lò tạo khí 651 : Nhiệm vụ: Sản xuất khí than ẩm. Bất kỳ một phương pháp tổng hợp NH 3 nào cũng phải đi từ N 2 và H 2 . Để giải quyết nguồn nguyên liệu nói trên có thể chế khí hỗn hợp hoặc ché riêng H 2 , N 2 rồi hỗn hợp lại với nhau. Nguồn N 2 lấy từ không khí. H 2 có thể thu được từ khí thiên nhiên, khí lò cốc, dầu Mazuts, than cốc, than antraxit . . . Có nhhiều nguồn nhiên liệu khác nhau cũng như có nhiều cách sản xuất khí nguyên liệu cho tổng hợp NH 3 nhưng ở đây chỉ nêu phương pháp khí hoá than bằng lò khí hoá tầng cố định theo phương pháp khí hoá gián đoạn. Phương pháp khí hoá gián đoạn có những ưu nhược điểm như sau: - Không dùng O 2 , vốn đầu tư thấp. - Có thể dùng được than cốc và than Antraxit. - Thao tác đơn giản. - Lưu trình thiết bị kồng kềnh. - Cường độ khí hoá thấp. - Sản xuất không an toàn bằng các phương pháp khác SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 10 6 5 3 42 1 Khử H 2 S thấp áp Máy nén khí 6 cấp CO 2 99% Tổng hợp Urê Tổng hợp NH 3 Hơi nước 1,27 MPa Kho chứa sản phẩm Đóng bao [...]... điều tiết LICA 301 3 Báo ĐHĐ kiểm tra, khi cần làm việc kém nhạy 2 sửa chữa Hàm lượng H2S 1 Hàm lượng H2S cửa vào 1 Tăng thêm lượng dịch tuần SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 26 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ra tháp vượt chỉ tăng cao tiêu hoàn 2 Lưu lượng dịch vào tháp 2 Tăng lượng dịch phù hợp giảm đi với phụ tải 3 Thành phần dung dịch 3 Điều chỉnh và pha bổ sung không... vào thiết bị trao đổi nhiệt khí than và hỗn hợp khí sau khi ra khỏi tầng đệm phía trên ở làm lạnh nhanh I để điều chỉnh tỷ lệ hơi nước/khí SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 22 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc Nước ngưng thu hồi ở hệ thống khử CO2 được đưa vào thùng chứa nước ngưng, qua bơm tăng áp lần lượt được TIC608 và TIC610 khống chế phun vào bộ làm lạnh nhanh I và. .. học, phòng lắng bụi khí kồng kềnh, kém hiệu quả và không thể tách được các phần tử có kích thước nhỏ bé Dùng Xyclon có gọn gàng hơn SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 12 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và bản thân thiết bị nhanh bị bào mòn Với yêu cầu thể khí với hàm lượng bụi ít nhất Công ty dùng phương pháp làm sạch khí bằng lọc điện Với... tượng nguyên nhân SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 17 biện pháp xử lý Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 1 Hiệu suất hấp 1 Nồng độ các thành phần 1 Phân tích tổng các thành phần thụ H2S bị giảm trong dung dịch chưa đạt trong dung dịch, thành phần nào thấp yêu cầu thiếu cho bổ sung đủ theo chỉ tiêu 2 Hiệu quả tái sinh dung 2 Điều chỉnh nhiệt độ vào thùng dịch kém tái sinh... nghèo từ thùng chứa dung dịch đến cửa vào bơm được bơm dịch nghèo tăng áp đến 30 kg/cm2 đi vào đỉnh tháp hấp thụ Dịch đi qua các tầng đệm và SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 25 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc hấp thụ H2S trong khí biến đổi, đi xuống đáy tháp, qua van điều tiết dịch diện LICA301 giảm áp xuống còn ≈ 13kg/cm2 đi đến thùng phân phối dung dịch ở đỉnh tháp tái... than vào quạt 2 Báo cương vị lọc bụi điện, két quá thấp SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 khí kiểm tra xử lý, nếu do két khí Trang 18 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc thấp phải giảm tải hệ thống 3 Đổi quạt, vệ sinh, bảo dưỡng 3 Bánh guồng quạt do vận theo quy định hành lâu ngày bị bụi bẩn bám nhiều 4 Kiểm ra thải triệt để nước trong 4 Thải nước ở thuỷ phong các thuỷ phong vào,... (3), (5), (6) rất nhanh còn tốc độ phản ứng của (4) tương đối chậm Vì vậy tốc độ của quá trình phụ thuộc vào tốc độ phản ứng SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 27 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc giữa CO2 và OH- tạo thành HCO3- Tốc độ của phản ứng này được biểu diễn bằng công thức sau đây: r1 = k1.[OH-].[CO2] Trong đó: r1: tốc độ phản ứng mol/l.s - [OH ],[CO2]: lần lượt là... (LICA 813) 80% 5 Dịch diện bể ngầm 50 ÷ 80% 7 Tần số phân tích: 1 [CO2] trong khí tinh chế 1 lần/giờ 2 Thành phần toàn bộ dung dịch khử CO2 1 lần/tuần 3 Thành phần chủ yếu dung dịch khử CO2 2 lần/ca SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 32 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc XI Xử lý các trường hợp không bình thường STT Hiện tượng Hàm 1 nguyên nhân biện pháp xử lý lượng 1 Lưu lượng... loãng sẽ thực hiện quá trình hấp thụ khí NH 3, phía ngoài thiết bị hấp thụ được làm lạnh gián tiếp bằng nước để lấy đi nhiệt của phản ứng hấp thụ, SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 33 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nước NH3 loãng hấp thụ khí NH3 trở thành nước NH3 có nồng độ cao, còn gọi là nước NH3 đặc, nước NH3 đặc tạo thành từ phía đáy thiết bị hấp thụ được chảy vào thùng... trong dung dịch có NH 3 tự do nên dung dịch có năng lực hấp thụ CO 2 và H2S SVTH: Hà Văn Công Lớp: MTK7.2 Trang 35 Báo cáo thực tập Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc Năng lực hấp thụ CO của dung dịch đồng ngoài việc chủ yếu quyết đinh bởi ion đồng hoá trị thấp Cu+, cũng có quan hệ rất lớn với hàm lượng của các thành phần khác Thành phần của dung dịch đồng thường được khống chế trong khoảng được . hỗn hợp lại với nhau. Nguồn N 2 lấy từ không khí. H 2 có thể thu được từ khí thiên nhiên, khí lò cốc, dầu Mazuts, than cốc, than antraxit . . . Có nhhiều nguồn nhiên liệu khác nhau cũng như có. đưa vào lò phát sinh khí than. Khí than sau khi qua tầng xỉ, mũ gió qua van ba ngả vào túi rửa, ra đường ống chung khí than. Thổi lên lần hai: Sau khi thổi xuống khí than còn lưu lại ở đáy lò,. khí nguyên liệu cho tổng hợp NH 3 đi từ than, dầu mỏ, khí thiên nhiên - khí đồng hành. ở mỗi phương pháp chế khí nguyên liệu khác nhau cho ta hàm lượng CO khác nhau mà vẫn không thể đáp ứng được yêu

Ngày đăng: 20/12/2014, 08:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN I

  • KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC

    • 1.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG

      • 1.1.1. Thông tin cơ sở

      • 1.1.2. Cơ quan chủ quản.

      • 1.1.3. Vị trí địa lý của công ty.

      • Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

      • Sản lượng Urê qua các năm :

      • Giới Thiệu Về Mô Hình Tổ Chức Công Ty

        • 1. Khi mới thành lập :

        • 2. Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại :

        • 3- Khối phòng ban kỹ thuật :

        • 4- Khối Phòng ban nghiệp vụ :

        • 5- Các đơn vị trực thuộc Công ty :

        • Lưu Trình Công Nghệ Sản Xuất URÊ

          • 1- Thuyết minh lưu trình:

          • PHẦN II

          • TÌM HIỂU CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT CHÍNH

            • A - xưởng tạo khí :

              • 1. Nhiệm vụ:

              • 2- Cương vị lò tạo khí 651 :

              • 2.1. Nguyên lý quá trình khí hoá than ẩm:

              • 2.2. Lưu trình công nghệ

              • 3- Cương vị lọc bụi điện :

                • A : CẤU TẠO +HÌNH VẼ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan