thực trạng hoạt động franchising tại việt nam trước và sau khi gia nhập wto và phân tích hoạt động franchising của trung nguyên và kfc

19 669 0
thực trạng hoạt động franchising tại việt nam trước và sau khi gia nhập wto và phân tích hoạt động franchising của trung nguyên và kfc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 12-TMQT2 Nội dung THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FRANCHISING TẠI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG FRANCHISING CỦA TRUNG NGUYÊN VÀ KFC **************** I. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại: 1. Khái niệm nhượng quyền Theo định nghĩa của Hội Đồng Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ: “Franchise là một hay thoả thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này, gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua franchise phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise”. Theo định nghĩa trong Luật thương mại của Việt Nam số36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 thì: “Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổchức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Dù có nhiều định nghĩa như vậy nhưng tóm lại, nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh trong đó, phải đảm bảo các yếu tố sau: 1 | P a g e Nhóm 12-TMQT2  Trước hết là có sự tham gia của hai chủ thể một là bên nhượng quyền và là người chủ của thương hiệu (franchisor) và hai là bên nhận quyền và là người thuê thương hiệu (franchisee).  Định nghĩa nêu rõ rằng bên nhận quyền có quyền được phân phối hay bán các hàng hóa và dịch vụ của bên nhượng quyền ở một khu vực nhất định, trong thời gian nhất định, nhưng phải tuân theo các kế hoạch hay hệ thống marketing của bên nhượng quyền để đảm bảo thương hiệu được đề cập ở trên luôn là một thể thống nhất và đảm bảo thương hiệu của bên bán không bị ảnh hưởng. Đồng thời bên nhận quyền cũng phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí nhất định gọi là phí franchise. 2.Các loại hình nhượng quyền thương mại: 2.1. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise): Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh. 2.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise): Mô hình này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Điển hình của loại franchise này có thể kể đến chuỗi thức ăn nhanh KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: • Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo. • Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh. • Hệ thống thương hiệu. • Sản phẩm, dịch vụ. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản là: phí nhượng quyền ban đầu (up – front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể thu thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang 2 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn… 2.3. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise): Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội Đồng Quản Trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm ba yếu tố quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống và mức độ bao phủ thị trường. Những yếu tố này cũng bao phủ đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng như: franchisemột hoặc nhiều đơn vị (single/multiple – unit franchise), đại diện (franchise) toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu. 2.4. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise): Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau: • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên… • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing franchise) như CocaCola. • Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler nhượng quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng và hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi. • Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên thương hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) hoặc loại tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst&Young, Grant Thornton… Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thường không nỗ lực kiểm 3 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 – Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận và kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển qua nhiều năm. Đối với các công ty trong nước, franchise là lãnh vực còn khá mới.Rất ít doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc về franchise và có thể áp dụng một cách toàn diện và thành công mô hình này vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, ngoại trừ vài trường hợp hiếm hoi như Phở 24. Mặt khác, tại nước ta do những hạn chế về công tác quản trị thương hiệu và các quy trình của hệ thống kiểm soát được tiêu chuẩn hóa nên các doanh nghiệp chủ yếu đang áp dụng mô hình franchise không toàn diện, đặc biệt theo phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ như thegioididong, Foci, Trung Nguyên 3.Bản chất nhượng quyền thương mại: 3.1. Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại: Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh. 3.2. Giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết: Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, nếu không có điều đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng quyền thương mại hay không. Mục đích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương mại là việc nhân rộng một mô hình kinh doanh đã được trải nghiệm thành công trên thương trường. Chính vì vậy, đối với nhượng quyền thương mại thì cần phải bảo đảm được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh đó như: chất lượng hàng hoá, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh (từ hình ảnh bên ngoài cho đến khu vực bên trong của cơ sở); việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu 4 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 tượng kinh doanh, tên thương mại của Bên nhượng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên; các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống nhượng quyền thương mại chỉ có thể được bảo đảm khi giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhượng quyền thương mại. Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại.Kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống. 3.3. Luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của Bên nhận quyền: Quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận.Theo đó, Bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền.Sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như Bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của Bên nhận quyền.Quyền năng này của Bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ. 5 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 II. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tạiViệt nam: 1. Luật pháp: Mặc dù đã xuất hiện trên thực tế từ sớm hơn với chuỗi nhượng quyền thương hiệu của cà phê Trung Nguyên,nhưng pháp luật Việt Nam nhắc đến nhượng quyền thương mại(franchise) lần đầu tại Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường ngày 12/7/1999 hướng dẫn chi tiết thi hành nghị định của Chính phủ số 45/1999/NĐ-CP ngày 1/7/1998 về chuyển giao công nghệ.Mục 4.1.1 điểm a của Thông tư 1254 nêu trên nêu khái niệm hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh-tiếng anh gọi là franchise – trong nhóm các hợp đồng chuyển giao công nghệ,dùng ám chỉ các hợp đồng cấp phép li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất,kinh doanh được chuyển giao kèm.Như vậy,ở góc độ chính sách luật và Nhà nước thực thi sự quản lý của mình thông qua thủ tục hành chính.Bộ KH CN MT phê duyệt hợp đồng franchise có giá trị trên 30000 USD,do bên nước ngoài chuyển giao cho bên Việt Nam. Sau đó,với nghị định của CP số 11/2005/NĐ-CP ngày 2/2/2005 về chuyển giao công nghệ(sửa đổi),cấp phép đặc quyền kinh doanh tiếp tục được xem như là một nội dung chuyển giao công nghệ với chi tiết hơn,đó là :  Bên cạnh chuyển giao nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết,còn bổ xung thêm việc chuyển giao tên thương mại (được bảo hộ bằng NĐ của CP số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghệ đối với bí mật kinh doanh,chỉ dẫn địa lí,tên thương mại,và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp)  Cấp phép đặc quyền kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại Thủ tục hành chính phê duyệt hợp đồng franchise như quy định tại Thông tư số 1254 nêu trên dỡ bỏ và thay thế bằng thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Theo phân cấp,Bộ KH CN nhận đăng kí đối với hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh từ nước ngoài vào Việt Nam có tổng giá trị thanh toán hợp đồng trên tỉ VND và từ Việt Nam ra nước ngoài không phân biệt giá trị thanh toán hợp đồng. Vấn đề không chỉ nằm ở trong sự thay đổi về cách gọi của thủ tục hành chính (phê duyệt và đăng kí) đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ nói chung và hợp đồng franchise nói riêng mà chính trong suy nghĩ về phương pháp điều chỉnh đối với quan hệ pháp luật này:hành chính mệnh lệnh sang tự thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.Tuy thế,khuôn khổ kiểm soát còn nặng về vai trò của văn bản xác nhận việc đăng kí hơp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ là căn cứ để hợp đồng có hiệu lức mà còn là cơ sở pháp lý để thực hiện hợp đồng. 6 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 Nghị định 35.2006 xác định Sở Thương mại các tỉnh là cơ quan thực hiện đăng kí nhượng quyền trong nước,Bộ thương mại nay là Bộ công thương là cơ quan đăng hoạt động nhượng quyền quốc tế,từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Trong cam kết chung về phạm vi sản phẩm, Việt Nam loại ra ngoài cam kết những sản phẩm "nhạy cảm" như: thuốc lá và xì gà; sách, báo, và tạp chí; vật phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột); thuốc nổ; dầu thô và dầu đã qua chế biến; gạo, đường mía và đường củ cải. Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không được thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam đối với các sản phẩm đã nêu trên. Ngoài ra, các cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại khá "mở" dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không hạn chế cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại qua phương thức cung cấp qua biên giới. Trong trường hợp hiện diện thương mại, công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% đã được bãi bỏ. Và kể từ ngày 1/1/2009, sẽ không còn hạn chế. Sau 03 năm kể từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh, với điều kiện trưởng chi nhanh phải là người thường trú tại Việt Nam. Như vậy, vào thời điểm này, các hạn chế đối với hiện diện thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài trong dịch vụ nhượng quyền thương mại hầu như đã được gỡ bỏ. Các doanh nghiệp có thể thành lập các hiện diện thương mại với 100% vốn của mình và sẽ tiếp tục được mở chi nhánh vào năm 2010 với điều kiện trưởng chi nhánh là người thường trú tại Việt Nam. 2.Doanh nghiệp nhượng quyền tại Việt Nam: Năm 2005, ở Việt Nam chỉ có 23 hệ thống nhượng quyền thương mại, cả nội địa và nước ngoài. VD:chuỗi cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô Bakery; các cửa hàng thời trang như AQ Silk, Ninomaxx và Foci; nhà hàng trà sữa Hoa Hướng Dương Bộ Công Thương cho biết kể từ khi Luật thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cho tới nay, Việt Nam chỉ mới có 3 doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài.Đó là doanh nghiệp tư nhân Đức Triều nhượng quyền thương hiệu T&T (các sản phẩm giày, dép da, túi xách da thời trang), Công ty cổ phần Phở hai mươi bốn với nhà hàng Phở 24, Công ty TNHH Vũ Giang với cửa hàng cà phê Bobby Brewers. Hiện nay, theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam thì hiện có 200 thương hiệu nước ngoài đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Dự kiến 7 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 năm 2015, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhượng quyền của họ sẽ có độ lớn gấp nhiều lần hiện nay và từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm các thương hiệu trên trong nước và trên Thế giới như: Phở 24, T&T, Cafe Bobby Brewers, Cafe Trung Nguyên, Lotteria, KFC, Jollibee, Nếu thống kê theo ngành nghề, các hệ thống nhượng quyền thương mại hoạt động trong các ngành nghề như sau:  Ngành thực phẩm, đồ uống và nhà hàng Các tập đoàn thức ăn nhanh nổi tiếng nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Có thể điểm qua là thương hiệu Lotteria thuộc Tập Đoàn Lotteria của Hàn Quốc, KFC, Pizza Hut thuộc tập đoàn Yum! của Mỹ. Sắp tới sẽ là các tập đoàn đã chuẩn bị tư thế để vào như người khổng lồ McDonald’s cũng là một tập đoàn thức ăn nhanh của Mỹ, tập đoàn Pasta Fresca Da Salvatore giới thiệu kinh doanh thực phẩm truyền thống Ý. Ngoài ra, các nhà kinh doanh thực phẩm nhanh của Singapore như Bread Talk, Cavana, Koufu đang ngấp nghé tìm hiểu thị trường Việt Nam để đầu tư Về thức uống, Trà Dimald đã xuất hiện trên thị trường đã lâu, Gloria Jean’s Coffee của Úc cũng đã khai trương tiệm café, Hard Rock Café của Mỹ,  Ngành bán lẻ Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, hàng loạt các đại siêu thị đã được các nhà phân phối nước ngoài đã xây dựng ở Việt Nam. Đầu tiên là Metro Cash & Carry, tập đoàn của Đức, nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng siêu thị tại 5 trung tâm của Việt Nam là Tp. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội và Hải Phòng. Tập đoàn Parkson của Malaysia đã chính thức tham gia vào thị trường Tp. HCM với trung tâm mua sắm Parkson rất lớn ở Quận 1 và vừa khai trương thêm 1 trung tâm tại Quận 5. Đây chỉ là một trong 10 trung tâm mua sắm mà tập đoàn nặng ký này sẽ xây dựng ở Việt Nam nên trong tương lai, thị trường bán lẻ này sẽ là nơi tập trung đầy hứa hẹn cho các tập đoàn lớn.  Ngành hàng tiêu dùng Các mô hình nhượng quyền thương hiệu của đồng hồ Swatch (Thụy Sĩ), mỹ phẩm Clinique, thời trang Pierre Cardin (Pháp), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của Fuji (Nhật), hệ thống cửa hàng mực in Cartridge (Úc), thiết bị chăm sóc sức khoẻ OSIM (Singapore)…đã xuất hiện tại Việt Nam.  Các ngành khác 8 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 Ngoài các ngành và các tập đoàn nổi bậc đã nêu trên, trong những năm tới, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì hoạt động nhượng quyền của Việt Nam sẽ không chỉ bó gọn trong các ngành như thực phẩm, bán lẻ, thời trang…nữa mà sẽ mở rộng ra cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất (như Da Vinci Group của Mỹ giới thiệu nhãn hiệu kinh doanh đồ nội thất, đồ trang sức và thời trang…) hay ngành giáo dục (ILA của Mỹ với hệ thống các trường day tiếng Anh, Tập đoàn giáo dục Crestra của Đức giới thiệu franchise hệ thống trường mẫu giáo), ngoài ra lĩnh vực spa, bất động sản…sẽ phát triển bằng hình thức nhượng quyền trong thời gian tới. Nhận xét : Lý giải về nguyên nhân hoạt động nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam chưa phát triển,Bộ Công Thương khẳng định là do hình thức này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài hiện cũng có nhiều cơ hội lựa chọn về phương thức đầu tư và kinh doanh khác tại Việt Nam. Còn các chuyên gia kinh tế lại cho rằng hoạt động nhượng quyền vào Việt Nam vẫn gặp trở ngại do doanh nghiệp trong nước chưa mạnh dạn đầu tư vào nhượng quyền, chưa nắm rõ kỹ thuật nhượng quyền, thiếu nhân sự chuyên môn, chưa có một kế hoạch - chiến lược toàn diện cho mô hình nhượng quyền cũng như chưa đầu tư thích đáng để phát triển thêm cửa hàng phân phối. Bên cạnh đó, việc chưa được bảo vệ triệt để về mặt pháp lý trong bảo vệ thương hiệu cũng đang gây khó khăn cho phát triển nhượng quyền tại Việt Nam.Ngoài ra, giá mặt bằng ở các đô thị, đường phố lớn liên tục tăng, khiến cho lĩnh vực nhượng quyền phát triển khó khăn. III. Phân tích mô hình franchise tại Việt Nam: 1. Hãng thức ăn nhanh KFC: 1.1. Áp dụng những chiến lược phù hợp, Kentucky Fried Chicken (KFC) là một thương hiệu điển hình về sự thành công của các tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam: Từ khi xuất hiện cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên của Kentucky Fried Chicken (KFC) tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl vào cuối năm 1997, thức ăn nhanh đã dần đi vào văn hóa ẩm thực Việt Nam. Gà rán Kentucky sau gần 14 năm có 9 | P a g e Nhóm 12-TMQT2 mặt tại thị trường Việt Nam theo hình thức nhượng quyền từ Tập đoàn Yum! Brands của Thái Lan đã có cửa hàng tại 18 tỉnh thành trên cả nước. 1.2. Chiến lược phù hợp cho giai đoạn khó khăn: KFC đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam, khi người tiêu dùng còn xa lạ với khái niệm “thức ăn nhanh” và mùi vị của nó. Do đó KFC liên tục chịu lỗ trong suốt 7 năm liền kể từ khi có cửa hàng đầu tiên. Số lượng cửa hàng của KFC tăng trưởng rất chậm và sau 7 năm chỉ có 17 cửa hàng. Sự phát triển chậm này là do hệ thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua hình thức thuê mặt bằng bán lẻ, tuy nhiên mức phí để mở cửa hàng và thuê mặt bằng rất cao nên khó để có thêm nhiều cửa hàng. Để vượt qua được những khó khăn ban đầu này, KFC đã đưa ra những chiến lược quan trọng về sản phẩm, giá và hệ thống phân phối. Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam, KFC đã sử dụng chiến thuật định giá hợp lý để thâm nhập thị trường một cách thận trọng, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Ngoài ra, KFC cũng xác định chiến lược phân phối rõ ràng, đánh vào tâm lý chuộng phong cách Tây, chuyên nghiệp trong ăn uống của giới trẻ. Theo đó, đối tượng khách hàng tiềm năng mà KFC nhắm đến chính là giới trẻ và đây cũng là mục tiêu chiến lược kinh doanh dài hạn của KFC, phù hợp với cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam. Qua số liệu nghiên cứu, KFC là sản phẩm thức ăn nhanh được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm học sinh, sinh viên. KFC đã mở rộng mạng lưới, chủ yếu nhắm đến các thành phố lớn, nơi thuận tiện đi lại, tập trung các bạn trẻ nhiều như trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí…Và rõ ràng chiến lược này đã có hiệu quả. Năm 2006 thực sự là thời kỳ bùng nổ của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại TP.HCM khi mà người dân bắt đầu chuộng thức ăn nhanh vì hợp khẩu vị và sự tiện lợi của nó. Nhìn chung, KFC đã chọn cho mình một chiến lược phù hợp trong giai đoạn khó khăn, tiến từng bước thận trọng để gây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, thị trường bên ngoài còn quá nhỏ và mới mẻ nên cần phải phát triển một cách thận trọng.Chiến lược này đã giúp KFC ổn định hệ thống, kiểm soát chất lượng, quản lý chặt chẽ bên trong. 1.3. Đánh giá mô hình nhượng quyền thương mại của KFC tại Việt Nam: 1. Logo Với những giá trị to lớn của 1 thương hiệu nổi tiếng, trong quá trình franchising, KFC luôn đảm bảo một sự đồng nhất tại tất cả các cửa hàng và người được nhượng quyền phải cam kết giữ tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức cao. 10 | P a g e [...]... mới ở Việt Nam và quốc tế Cuối tháng 12 năm 2008, Trung Nguyên đã khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột Tháng 5 năm 2009, “Hội quán sáng tạo Trung Nguyên đã ra mắt tại Hà Nội  Từ một hãng cà phê nhỏ tại Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn với 10 công ty thành viên Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam Hiện nay, Trung Nguyên. .. cùng Trung Nguyên, bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các qui định:  Đại lý tự thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp phép kinh doanh  Tự vận hành các hoạt động quán  Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện đào tạo của Trung Nguyên trước và sau khi khai trương quán  Cam kết kinh doanh theo định hướng của thương hiệu Trung Nguyên  Tuân thủ thiết kế theo phong cách Trung Nguyên. .. sản phẩm thức ăn nhanh của KFC Đây trở thành một rào cản rất khó khăn đối với KFC khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam • Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo… • Kích thước của Hamburger cũng thay... lợi của bên nhận nhượng quyền: Khi tham gia hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên, bên nhận nhượng quyền sẽ được hưởng một số quyền lợi trong hoạt động kinh doanh của mình:  Được quyền sử dụng thương hiệu Trung Nguyên để xúc tiến hoạt động kinh doanh tại địa điểm duy nhất, trên nền tảng uy tín của thương hiệu  Khai thác những lợi ích hữu hình - vô hình trên nền tảng uy tín của thương hiệu Trung Nguyên. .. năm 2003, Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 và đã xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển trên thế giới Trung Nguyên tiếp tục phát triển mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm vào năm 2004  Sang năm 2006, Trung Nguyên đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại G7Mart lớn nhất Việt Nam trị... mại ở Việt Nam. Sau 15 năm thực hiện Franchise Trung Nguyên có những bước chuyển mình rõ rệt Từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm ở thủ phủ của Buôn Mê Thuột thì nay Trung Nguyên đã trở thành một tập đoàn với 6 công ty thành viên: công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại cà dịch vụ G7, công ty liên doanh Vietnam Global... với hoạt động Franchise trong nước: • Chiến thuật về Franchising của cà phê Trung Nguyên nghiêng về hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm hơn là hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh.Điều kiện tiên quyết mà Trung Nguyên đưa ra là mua những sản hẩm cà phê do Trung Nguyên cung cấp • Thêm vào đó do Trung Nguyên quá dễ dãi trong việc bán Franchise dẫn đến có quá nhiều của hàng mang nhãn hiệu Trung. .. Nam trị giá đầu tư huy động gần 400 triệu USD…; xây dựng và chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế Thành lập và đưa vào hoạt động các công ty mới như Truyền thông Nam Việt, công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở tại Singapore Trung Nguyên đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 43 quốc gia trên thế giới  Năm 2008, Trung Nguyên tiếp tục khai trương... cả nước Tuy nhiên, KFC vẫn đang đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Lotteria, ngoài ra còn phải chuẩn bị đối đầu với các đối thủ tiềm ẩn có thể vào thị trường Việt Nam bất cứ lúc nào, chẳng hạn McDonald’s Do đó, KFC cần phải đưa ra các dự tính cho tương lai 2 Trung Nguyên: 2.1 Giới thiệu về Trung Nguyên:  Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam ra đời vào giữa năm 1996... trưởng của Trung Nguyên đạt 37%/năm, tổng doanh thu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê của tập đoàn Trung Nguyên là gần 1000 tỷ Tập đoàn Trung Nguyên hiện có 700 công ty thành viên, sản phẩm Trung Nguyên xuất khẩu đi 43 nước trên thế giới, cà phê hòa tan G7 được xuất đi 20 nước Hiện Trung Nguyên có khoảng 3.000 nhân viên, doanh thu năm 2012 đạt 200 triệu USD, tăng 32% so với năm 2011 và Trung Nguyên . Nhóm 12-TMQT2 Nội dung THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FRANCHISING TẠI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG FRANCHISING CỦA TRUNG NGUYÊN VÀ KFC **************** I. Khái. rào cản rất khó khăn đối với KFC khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. • Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món. 100% vốn của mình và sẽ tiếp tục được mở chi nhánh vào năm 2010 với điều kiện trưởng chi nhánh là người thường trú tại Việt Nam. 2.Doanh nghiệp nhượng quyền tại Việt Nam: Năm 2005, ở Việt Nam chỉ

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại:

  • 1. Khái niệm nhượng quyền

  • 2.Các loại hình nhượng quyền thương mại:

  • 2.1. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise):

  • 2.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise):

  • 2.3. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise):

  • 2.4. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise):

  • 3.Bản chất nhượng quyền thương mại:

  • 3.1. Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại:

  • 3.2. Giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết:

  • 3.3. Luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của Bên nhận quyền:

  • II. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tạiViệt nam:

  • 1. Luật pháp:

  • 2.Doanh nghiệp nhượng quyền tại Việt Nam:

  • III. Phân tích mô hình franchise tại Việt Nam:

  • 1. Hãng thức ăn nhanh KFC:

  • 1.1. Áp dụng những chiến lược phù hợp, Kentucky Fried Chicken (KFC) là một thương hiệu điển hình về sự thành công của các tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam:

  • 1.2. Chiến lược phù hợp cho giai đoạn khó khăn:

  • 1.3. Đánh giá mô hình nhượng quyền thương mại của KFC tại Việt Nam:

  • 2. Sản phẩm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan