ĐỀ TÀI: Nghiên cứu biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bảo vệ PA của vi khuẩn bacillus anthracis

69 419 0
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bảo vệ PA của vi khuẩn bacillus anthracis

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 3 MỞ ĐẦU Bệnh than là một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Bacillus anthracis (B. anthracis) gây ra cho gia súc, đặc biệt là cho các động vật ăn cỏ nh- trâu, bò, dê cừu ngựa Bệnh than có khả năng lây nhiễm sang người thành dịch với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có nhiều dạng biểu hiện khác nhau tuỳ theo cách tiếp xúc với bệnh, nhưng nhìn chung, bệnh than bao gồm 4 dạng: than thể da, than thể hô hấp, than thể tiêu hoá và than thể màng não. Bệnh than là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nã mang một số đặc điểm được trung tâm kiểm soát và ngừa bệnh Hoa Kỳ dùng để nhận biết các trường hợp có thể làm vũ khí sinh học như thời gian lây nhiễm nhanh, tỷ lệ gây chết cao, tác nhân gây bệnh có thể chống chịu được với điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát hiện, chẩn đoán bệnh than và tác nhân gây bệnh than là rất quan trọng Kháng nguyên tái tổ hợp PA là một trong 3 loại độc tố than của vi khuẩn Bacillus anthracis. PA là nhân tố quyết định tính độc của vi khuẩn than. Bản thân PA không gây độc nhưng khi kết hợp với nhân tố gây chết LF hay nhân tố gây phù thũng EF lại sinh sản độc tố gây chết hoặc phù thũng cho tế bào vật chủ. Ngoài ra, PA còn có chứa vùng liên kết thụ thể và có khả năng gây đáp ứng miễn dịch chống bệnh than. Chính vì vậy, hiện nay có nhiều nghiên cứu sử dụng kháng nguyên bảo vệ PA để tạo protein tái tổ hợp làm nguyên liệu để tạo kit chuẩn đoán bệnh than còng nh- tạo vaccine phòng chống bệnh than. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình công bố về việc biểu hiện gan pagA mã hoá kháng nguyên bảo vệ PA. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn là vấn đề mới đang được quan tâm. Đáp ứng những yêu cầu cấp bách trong phòng và trừ bệnh than, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 4 “Nghiên cứu biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bảo vệ PA của vi khuẩn Bacillus anthracis” Mục tiêu của đề tài:  Biểu hiện protein PA của vi khuẩn B. anthracis trong E . coli BL21,  Thu nhận protein PA với lượng lớn để tinh sạch. Nhiệm vụ của đề tài:  Thiết kế vector biểu hiện pET-TRX-FUS mang gen pagA,  Nghiên cứu tạo chủng E. coli BL21 tái tổ hợp mang gen pagA,  Tìm ra điều kiện thích hợp cho quá trình biểu hiện về nhiệt độ, nồng độ IPTG, thời gian,  Tinh sạch được protein trên cột sắc kí ái lực Probond Nikel Resin . Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. Sơ lược về bệnh than 1. Lịch sử xuất hiện và phát triển của bệnh than Bệnh than hay còn gọi là bệnh nhiệt thán, đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành chăn nuôi gia súc cũng nh- làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Vì thế mà nó được đặt tên là “Black Bane” nghĩa là thảm hoạ đen, vì khi bị nhiễm bệnh, vết thương có màu đen [1]. “Bệnh Than” bắt nguồn từ Hy Lạp “Anthrakos” nghĩa là than, do vết thương trên da có màu đen. Bệnh than được tìm ra bởi John Bell vào cuối thế kỷ 15. Năm 1876, Robert Kock đã tìm ra nguốn gốc của bệnh than và quả trình hình thành bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis (B. anthracis). Bệnh than thường xuất hiện ở những trang trại vào một thời điểm nhất định, đặc biệt là những vùng nông nghiệp phía Nam Châu Mỹ và Châu Phi. Bệnh thường gặp ở những động vật ăn cỏ nh-: cừu, dê, ngựa, trâu bò. Đặc biệt bệnh có thể lây nhiễm sang người nên được coi là mối hiểm hoạ đe doạ cho sức khoẻ cộng đồng. Trận dịch Than được biết đến đầu tiên trong Lịch sử xảy ra năm 1500 Trước Công Nguyên làm chết nhiều vật nuôi của người Ai Cập. Năm 1491 Trước Công Nguyên, tiếp tục một cơn lốc bệnh Than ở Ai Cập làm chết nhiều gia súc, và làm nóng lên sự kiện bệnh Than. Những năm 1960, bệnh than đã làm chết khoảng 60.000 gia súc ở Châu Âu. Năm 1789, một trận dịch bệnh than lan tràn ở vùng Tresnobin (Nga). Tháng 4/1979, ở Sverdlovsk, Liên Xô nay là Ekatarinbua, xảy ra một trận dịch than thể hô hấp làm chết 66 người [20]. Sau đó vài năm, một trận dịch tương tự xảy ra ở Paraguay. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 6 Năm 1989, ở miền Bắc xứ Wales xảy ra một trận dịch than lớn. Người ta phải giết 4492 con gia súc bị nhiễm than và áp dụng các biện pháp sát trùng chất thải, nhà cửa, thiết bị, đường xá, đất đai bằng fomalin. Năm 1978- 1980, một trận dịch than ở Zimbabwe làm hơn 6000 người bị nhiễm bệnh và 100 người chết. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, bọn khủng bố sinh học đã dùng bào tử của vi khuẩn B. anthracis tấn công một số bưu điện của Mỹ bằng các phong bì thư làm 5 người chết và 17 người bị nhiễm bệnh [1] Trận dịch Than gần đây nhất là ngày 14/6/2005 xảy ra ở một quốc gia nhỏ ở Châu Phi làm chết 4 người và hơn 80 người bị nhiễm bệnh [27]. Ở Việt Nam, bệnh Than cũng đã xuất hiện từ lâu nhưng Ýt được thông báo. Theo số liệu thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tÔ Trung ương, năm 1997 có 30 người mắc bệnh Than, năm 1998 có 59 người, năm 1999 có 58 người. Riêng năm 2000 có 27 người mắc bệnh than, trong đó có 12 ca ở Cao Bằng, 11 ca ở Lai Châu, 4 ca ở Đồng Nai, tuy nhiên không có ca nào bị tử vong. Hầu hết các ca mắc phải đều tập trung ở miền núi chăn nuôi gia súc lớn nh- Thanh Hoá, Tuyên Quang, Nghệ An, Lai Châu, Đắk Lăk [1, 2]. Đối với các trường hợp mắc bệnh than ở nước ta hầu hết do tiếp xúc với động vật ăn cỏ nh- trâu, bò, những người làm nghề thuộc da chế biến xương [28]. 2. Các dạng bệnh than Bệnh Than thường xuất hiện ở các loài động vật hoang dã cũng nh- động vật nuôi, đặc biệt là các loại gia súc ăn cỏ nh- trâu, bò cừu, la, ngựa, dê do chúng hít phải hoặc nhiễm phải bào tử than trong đất. Ở người, nguy cơ mắc bệnh than là do tiếp xúc với động vật ăn cỏ [29]. Bệnh than có thể nhiễm vào cơ thể vật chủ theo ba con đường: qua da, qua đường tiêu hoá và đường hô hấp. Bệnh than có thể biến chứng thành thể than màng não nếu hít vào bào tử than. Tuỳ theo cách thức lây nhiễm mà Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 7 người ta chia bệnh than thành 4 các thể than khác nhau: Than da, than tiêu hoá, than hô hấp, than màng não [19]. 2.1. Bệnh than thể da Đây là hình thức thức than phổ biến nhất chiếm hơn 90% và loại bệnh có khả năng điều trị. Bệnh thường gặp ở những nhóm đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao, thường xuyên tiếp xúc với động vật và các sản phẩm từ gia súc đã bị nhiễm than, thường là những người nông dân, bác sỹ thú y, người giết mổ gia sóc hay thịt. Từ các vết thương hở trên da, vi khuẩn hay bào tử B. anthracis có thể xâm nhập vào. Hình 1.1: Bệnh than thể da Triệu chứng của bệnh: Sau 1-2 ngày đầu thấy xuất hiện các vết sẩn ngứa như côn trùng đốt, dần dần xuất hiện các dấu hiệu ngoại tử trong vùng tâm. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện các mụn nhỏ hay nốt nhú tại vị tri nhiễm, xung quanh xuất hiện các mụn nước. Vài ngày sau, tại vùng trung tâm vết loét sẽ xuất hiện các nốt đen, khô bắt đầu bong vẩy. Trong khoảng 1-2 tuần kể từ khi nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các mủ và các hiện tượng đau nhức, mệt mỏi, sốt, bạch cầu tăng, các hạch bạch huyết tăng lên. Sau đó vùng thương tổn sẽ chuyển sang dạng tự phát. Nếu bệnh nặng thêm vết loét sẽ lan rộng và ăn sâu Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 8 làm nhiễm trùng máu dẫn đến không thể chữa khỏi. Than da gây tử vong khoảng 20% các trường hợp không được điều trị. 2.2. Bệnh than thể tiêu hoá Nguyên nhân của bệnh than thể tiêu hoá là do ăn phải thịt gia súc đã bị nhiễm bào tử than mà không được nấu chín, thậm chí cả khi được nấu chín thì khả năng gây bệnh vẫn cao [2]. Người ta tìm thấy vi khuẩn than trong dịch ruột của bệnh nhân mắc bệnh than. Đầu tiên vi khuẩn sẽ tấn công vào những vị trí thương tổn của màng ngày ruột và dạ dày. Từ những vị trí này sẽ xuất hiện những vết loét, lan rộng và lan vào hệ bạch huyết. Bệnh than tiêu hoá thường Ýt gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh thường có hai thể lâm sàng [11]: Thể bụng: dấu hiệu đầu tiên và rất dễ nhận là có thương tổn xuất huyết hoại tử ở manh tràng và các vùng lân cận. Triệu chứng ban đầu không đặc biệt với những cảm giác buồn nôn, biếng ăn, sốt cao. Sau đó là các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sốc do nhiễm trùng và tử vong. Bệnh nhân có thể viêm phúc mạc hoặc viêm lá lách do vi khuẩn tấn công vào khu bạch huyết. Sau 2-3 ngày kể từ khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh sẽ gây tử vong. Thể họng, miệng: Tại vùng thương tổn thấy xuÊt hiện hoại tử ở vùng vòm họng, cổ họng cứng, sưng amidan. Bệnh nhân sốt cao, khó nuốt, hạch vùng cổ sưng to, nhiễm độc máu và đa số dẫn đến tử vong. Dạng than này có tỷ lệ tử vong cao chiếm 50% mặc dù có được điều trị. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 9 Hình 1.2: Manh tràng đã bị nhiễm vi khuẩn than 2.3. Bệnh than hô hấp Nguyên nhân gây than hô hấp là do hít phải bào tử than. Sau khi vào cơ thể, các bào tử than sẽ phát triển thành thể hoạt động và di chuyển tới các phế nang, hạch lympho phổi và trung thất gây xuất huyết hoại tử và phù thũng làm trung thất giãn rộng ra cả hai bên làm bệnh nhân có cảm giác đau vùng ức, sốt cao. Các thương tổn xuất huyết và hoại tử lan đến màng phổi gây tràn máu màng phổi. Khí quản cũng bị ảnh hưởng với các triệu chứng nh- ho khan, co thắt, vùng phổi bị phù. Vi khuẩn sẽ theo đường máu lan đến phần dưới niêm mạc của ống tiêu hoá và tạo nên các vết loét ở thành ruột làm bệnh nhân nôn ra máu, tiêu hoá ra máu hoặc cả hai triệu chứng trên. Một sè nang Lympho của đường tiêu hoá cũng bị phù và xung huyết, nếu bệnh nặng hơn có thể biến chứng sang thể màng não gây xuất huyết. Đa số bệnh nhân đều tử vong trong khoản 1- 2 ngày kể từ khi phát bệnh. Tỷ lệ tử vong của bệnh than này rất cao. Hình 1.3: Trung thất dãn ra do hít phải bào tử than 2.4. Bệnh than thể màng não Bệnh thường do biến chứng từ ba thể than trên. Than màng não xuất hiện khi vi khuẩn B. anthracis tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương theo đường máu và các mạch bạch huyết. Triệu chứng của bệnh là thường sốt Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 10 cao, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, buồn nôn lên cơn mê sảng khi phát bệnh và dẫn đến hôn mê. Đa số bệnh nhân thường dẫn đến tử vong sau 1- 2 ngày kể từ khi mắc bệnh. Thể than này có tỷ lệ tử vong rất cao. Hình1. 4: Não của người bị nhiễm bệnh than 3. Bệnh than và chiến tranh sinh học Sức tàn phá của bệnh than là vô cùng to lớn, đồng thời nó dễ chuẩn bị và phát tán nhanh nên đã được sử dụng nh- một loại vũ khí sinh học làm tê liệt cả một thành phố, thậm chí cả một quốc gia [24]. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, bệnh than đã được sử dụng nh- một thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Một vài nước nh- Đức, Nhật, Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh, Iraq và Liên Xô cũ đã thừa nhận là sử dụng bệnh than làm phương tiện của chiến tranh [30]. Năm 1915, Mỹ đã tiêm vi khuẩn bệnh than vào ngựa, la, trâu, bò, để cung cấp cho các nước trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1937, Nhật bắt đầu thử nghiệm vũ khí bệnh than ở Mãn Châu Lý (Trung Quốc). Năm 1942, Liên hiệp Anh cũng tiến hành thử nghiệm vũ khí bệnh than ở Gruinard Island, vùng duyên hải Scotland. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 11 Năm 1943, Mỹ bắt đầu phát triển vũ khí bệnh than. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chiến tranh sinh học ở Fort Detrick, Maryland. Mặc dù năm 1972, quy ước Quốc tế cấm phát triển và dự trữ vũ khí sinh học nhưng các cuộc chiến tranh và khủng bố vẫn tiếp diễn. Năm 1979, bào tử than đã được phóng thích ở quân đội Liên Xô cũ làm chết 68 người. Năm 1991, lính Mỹ được tiêm phòng vaccine bệnh than để chuẩn bị cho chiến tranh vùng vịnh. Năm 1990-1993, nhóm khủng bố Aum Shinrikyo đã phóng thích bệnh than ở Tokyo nhưng không gây tổn thương. Năm 1995, Iraq thừa nhận đã tạo ra 8.500 lá thư có chứa tác nhân gây bệnh than. Ngày 22/10/2001, những lá thư có chứa bào tử than được chuyển đến các bưu điện Mỹ làm 5 người chết, và 17 người bị nhiễm bệnh. Sự kiện này đã làm đau đầu các nhà cầm quyền Mỹ và buộc họ phải chi trả nhiều triệu đô la cho việc tiêm phòng vaccine. Tháng 9/2001, sau vụ khủng bố ngày 11/9, tại Cangene xảy ra một vụ tương tự làm 22 người mắc bệnh trong đó 11 người mắc bệnh than da và 11 người mắc bệnh than hô hấp, 5 người trong số mắc than hô hấp đã chết [31]. Nguyên nhân mà bệnh than được sử dụng như một loại vũ khí sinh học hiệu quả là do vi khuẩn than phát tán rất nhanh và bào tử của nó có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh. Trước tình hình chính trị bất ổn như hiện nay thì nguy cơ xảy ra chiến tranh sinh học luôn là mối đe doạ lớn. Vì vậy chóng ta cần phải nghiên cứu kỹ về tác nhân và cơ chế gây bệnh than để ngăn ngừa và chống lại chúng bất cứ lúc nào. II. Tác nhân gây bệnh than Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 12 Năm 1849, lần đầu tiên nguồn gốc bệnh than được nhà nghiên cứu người Đức Pallender phát hiện ra tác nhân gây bệnh là vi khuẩn B. anthracis. Năm 1950, ông Daven, nhà nghiên cứu người Pháp cũng tìm ra tác nhân gây bệnh là B. anthracis. Nhiều năm đó, cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu kỹ hơn về loại vi khuẩn này nh- Kock và cộng sù (1876), Pasteur và cộng sự (1877), Xenkovck và cộng sự (1883). Năm 1877, Kock đã nuôi cấy vi khuẩn B. anthracis trên môi trường tinh khiết và chứng minh nó có khả năng hình thành bào tử và có thể gây chết cho động vật. Ông đã chứng minh sự có mặt của vi khuẩn này trong máu của động vật chết bởi bệnh than. Năm 1822 - 1905, Pasteur và cộng sự đã tìm thấy bào tử B. anthracis ở nơi chôn xác động vật bị chết bởi bệnh than. 1. Đặc điểm vi khuẩn B. anthracis. Vi khuẩn B. anthracis thuộc nhóm I, chi Bacillus. Nó tồn tại trong đất, trong nước và không khí. Vi khuẩn B. anthracis là vi khuẩn gram dương sinh bào tử (trong điều kiện kị khí hay kị khí bắt bắt buộc) không có lông roi nên không có khả năng di động. Kích thước tế bào từ 3-5 m, rộng từ 1-2 m. Tế bào hình que, vuông đầu, sắp xếp với nhau thành chuỗi dài như sợi rơm hoặc chỉ vài tế bào nối với nhau [19]. [...]... trong vi khuẩn B Anthracis được điều khiển bởi ba nhân tố điều hoà là acpA, atxA và pagR Đồng thời 2 yếu tố CO2/ bicacbonat và nhiệt độ cũng chi phối sự biểu hiện của các gen độc tố [22, 24] 19 Lê Thu Trang 04-04 Khóa luận tốt nghiệp III Kháng nguyên bảo vệ PA 1 Vai trò của kháng nguyên bảo vệ PA Kháng nguyên bảo vệ PA là thành phần quan trọng trong quá trình gây độc của vi khuẩn B anthracis Phân tử PA. .. bào để hoạt hóa PA Sự thiếu hụt tế bào CHO của furin gây ra vởi sự phát sinh nhung đột biến hóa học, và ảnh hưởng đến sự liên kết của PA và ngoại độc tố LF Một nhân tố của họ furin protease khác cũng thể hiện khả năng phân cắt PA, nã bao gồm: PCI và PACE4 IV Gen mã hoá kháng nguyên bảo vệ PA Kháng nguyên bảo vệ PA được mã hoá bởi gen cấu trúc pagA nằm trên plasmid pXO1 Kháng nguyên bảo vệ PA bản thân... mã và biểu hiện của gen là atxA và acpA Gen acpA nằm trên plasmind pXO2 hoạt hoá sự biểu hiện của gen capB (mét trong các gen mã hoá vỏ capsule) Gen atxA nằm trên plasmind pXO1 hoạt hoá sự biểu hiện của các gen capB và các gen mã hoá protein độc tố pagA, lef và cya Gen atxA là nhân tố điều hoà dương cho sự hoạt hoá quá trình dịch mã của các gen độc tố Sự hoạt hoá này phải thực hiện trong môi trường... vùng I của PA8 3 Chính nhờ vai trò dẫn truyền quan trọng của PA cũng như khả năng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống bệnh than nên PA đã trở thành tâm điểm chú ý của nhiều nghiên cứu 20 Lê Thu Trang 04-04 Khóa luận tốt nghiệp chẩn đoán, phòng ngừa bệnh than cũng như các nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng nguyên liệu là protein kháng nguyên bảo vệ tái tổ hợp 2 Cấu trúc kháng nguyên bảo vệ PA Hình... đựơc gắn vào vectơ biểu hiện Có rất nhiều hệ vectơ biểu hiện tương ứng với nhiều loại tế bào biểu hiện khác nhau Dựa trên những đặc điểm của vector biểu hiện đã nêu trên, đÓ biểu hiện gen pagA mã hoá kháng nguyên bảo vệ PA chóng tôi sử dông vectơ pET-TRX (pET-TRX Fusion Expression Vector System) làm vectơ biểu hiện Vectơ pET-TRX có kích thước khoảng 5800bp, được thiết kế dựa trên cơ sở của vectơ pET-28a(+)... tố [26] Gen mã hoá cho kháng nguyên bảo vệ PA là gen pagA nằm trên plasmid pXO1 Theo tài liệu nghiên cứu trên thế giới, gen pagA có khung đọc mở (ORF) dài 2319 codon, trong đó đoạn có kích thước 2205bp mã hoá cho 735 acid amin của PA hoàn chỉnh PA8 3 Trước vùng mã hoá protein này có 29 codon mã hoá chuỗi peptide tín hiệu có đặc tính tương tự ở những protein khác do B anthracis tiết ra Chúng đều tích... gen độc tố thì không có đặc tiònh trên Điều đó thể hiện sự liên quan chặt chẽ của atxA và các gen độc tố [26] Cùng với hai nhân tố điều hoà acpA và atxA, người ta cũng tìm thấy một gen pag kích thước 300bp, nó cùng được dịch mãc xuôi chiều với gen pagA Gen pagR mã hoá cho mét protein có trình tự acid amin giống các tác nhân điều hoà dịch mã trong các sinh vật khác Gen pagR ức chế sự biểu hiện của gen. .. sau dịch mã và không có quá trình glycosyl hoá - Một số chủng vi khuẩn E coli có thể gây bệnh hoặc tạo các độc tố khi biểu hiện gen của sinh vật bậc cao - Mặt khác, khả năng tạo và tiết protein ngoại bào của các chủng vi khuẩn E coli tương đối thấp 30 Lê Thu Trang 04-04 Khóa luận tốt nghiệp 2 Phương pháp biểu hiện Để biểu hiện gen pagA, đầu tiên người ta phải tách dòng gen pagA và đem cài gen đã được... triển vọng Chính vì vậy, vi c nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen mã hoá kháng nguyên bảo vệ PA là rất cần thiết Trên cơ sở các nghiên cứu về đặc tính di truyền cũng nh- đặc điểm PA người ta có thể ứng dụng để sản xuất protein tái tổ hợp PA sử dụng trong tạo vaccine tái tổ hợp phòng bệnh than Đồng thời cũng có thể hiểu rõ hơn vai trò của những vùng chức năng khác nhau của PA trong quá trình gắn lên... trình dịch mã Vùng nhận biết gồm gen kháng kháng sinh là kanamycin giúp cho vi c chọn lọc chính xác dòng plasmid tái tổ hợp 28 Lê Thu Trang 04-04 Khóa luận tốt nghiệp Hình 1.13: Sơ đồ cấu trúc và vị trí cắt giới hạn của vectơ pET-28a(+) 1.2 Lựa chọn chủng biểu hiện Có rất nhiều hệ thống biểu hiện khác nhau nh- biểu hiện gen bằng hệ biểu hiện nấm men, B subtilis, Baculovirus, E coli hay biểu hiện trong . Thu Trang 04-04 4 Nghiên cứu biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bảo vệ PA của vi khuẩn Bacillus anthracis Mục tiêu của đề tài:  Biểu hiện protein PA của vi khuẩn B. anthracis trong E phối sự biểu hiện của các gen độc tố [22, 24]. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Trang 04-04 20 III. Kháng nguyên bảo vệ PA 1. Vai trò của kháng nguyên bảo vệ PA Kháng nguyên bảo vệ PA là. chính điều hoà sự dịch mã và biểu hiện của gen là atxA và acpA. Gen acpA nằm trên plasmind pXO2 hoạt hoá sự biểu hiện của gen capB (mét trong các gen mã hoá vỏ capsule). Gen atxA nằm trên plasmind

Ngày đăng: 19/12/2014, 18:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan