một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình

79 293 0
một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 1 LỚP: 08QKNT2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ nên hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Chính điều này đã làm cho vai trò của thanh toán quốc tế đƣợc nâng cao, từ đó đòi hỏi bộ phận Thanh toán Quốc tế của các ngân hàng phải làm việc nhiều hơn và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn. Sacombank là một trong những Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần lớn, tại Việt Nam, có uy tín và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại nên luôn theo đuổi tốt mục tiêu “thuận tiện – hiệu quả - an toàn”. Do đó, Sacombank luôn đổi mới và cải thiện hiệu quả phƣơng thức Thanh toán Quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ để đáp ứng đƣợc nhu cầu cụ thể của từng khách hàng và tăng cƣờng khả năng hội nhập vào nền kinh tế của thế giới. Xuất phát từ các vấn đề đƣợc nêu trên, nhằm tìm hiểu và nâng cao thêm hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Em xin nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của em với Đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình” . 2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận sẽ tập trung phân tích, đánh giá và nghiên cứu hiệu quả công tác Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín - Chi nhánh Tân Bình, một trong những chi nhánh của Sacombank có hoạt động thanh toán quốc tế khá mạnh để làm điểm nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín – Chi nhánh Tân Bình để đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, từ đó luận văn đề xuất những quan điểm, những kiến nghị và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 2 LỚP: 08QKNT2 Thƣơng tín– Chi nhánh Tân Bình. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp phân tích và đánh giá số liệu thực tế tại ngân hàng, kết hợp với lý thuyết học, những thông tin thu thập qua báo chí, sách vở, các văn bản báo cáo của Ngân hàng và thông qua việc tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng. 5. Kết cấu khóa luận Kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Thanh toán Quốc tế Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín – Chi nhánh Tân Bình Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Tân Bình KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 3 LỚP: 08QKNT2 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế 1.1.1. Khái niệm Thanh toán Quốc tế Lợi thế so sánh giữa các quốc gia rất khác nhau, để tồn tại và phát triển một cách thuận lợi thì các quốc gia nhất thiết phải giao thƣơng, trên cơ sở mang hàng hóa mình có lợi thế so sánh để trao đổi với những hàng hóa có lợi thế so sánh. Từ đó giữa các quốc gia sẽ phát sinh các khoản thu và khoản chi khác nhau. Trong mối quan hệ chi trả để giải quyết các khoản thu và khoản chi này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia nhƣ quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phƣơng thức đòi và/hoặc chi trả tiền tệ. Từ đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế để giải quyết các nhu cầu thƣơng mại, trao đổi giữa các quốc gia. “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân của nước này với các tổ chức hay cá nhân của nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức của quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan”. 1.1.2. Đặc điểm của Thanh toán Quốc tế Thanh toán Quốc tế trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ phát triển có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Thanh toán Quốc tế đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ thông qua hệ thống Ngân hàng nội địa và các Ngân hàng quốc tế. Thanh toán chuyển khoản hoặc bù trừ sẽ cho phép giải quyết nhanh chóng các giao dịch thanh toán, lại vừa đảm bảo độ an toàn và chính xác cao. Thanh toán chuyển khoản gắn liền với hệ thống Ngân hàng và sự liên kết giữa hệ thống Ngân hàng của các nƣớc và các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ hai: Thanh toán Quốc tế đƣợc tiến hành bằng các phƣơng thức thanh toán tiên tiến và hiện đại trên cơ sở sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo dộ tin KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 4 LỚP: 08QKNT2 cậy và chính xác cao. 1.1.3. Vai trò của Thanh toán Quốc tế trong nền kinh tế 1.1.3.1. Đối với lĩnh vực ngoại thƣơng Ngoại thƣơng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhờ hoạt động ngoại thƣơng góp phần giải quyết các nhu cầu trong nƣớc về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc, đồng thời cung cấp các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, mà nƣớc ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng. Thanh toán Quốc tế là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thƣơng. Hoạt động xuất – nhập khẩu nói riêng và ngoại thƣơng nói chung chỉ có thể phát triển một cách bình thƣờng khi khâu thanh toán đƣợc thực hiện và giải quyết. Thanh toán Quốc tế không những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thƣơng, mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoại thƣơng càng đƣợc mở rộng và phát triển, càng có điều kiện để đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, ngoại thƣơng đƣợc củng cố và phát triển còn là điều kiện để mở rộng mối quan hệ giữa các nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ thuật… 1.1.3.2. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng Thanh toán Quốc tế không chỉ đơn thuần là thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa các nƣớc, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng của mỗi nƣớc. Thanh toán Quốc tế thƣờng gắn liền với các quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên quan đến sự luân chuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ở trên phạm vi toàn thế giới. Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch Thanh toán Quốc tế cho những nƣớc có tình trạng tài chính chƣa ổn định. Thanh toán Quốc tế gắn liền với hoạt động của hệ thống Ngân hàng nội địa với Ngân hàng nƣớc ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế, qua đó giúp cho hệ thống Ngân hàng của những nƣớc chậm phát triển và những nƣớc đang phát triển tiếp cận đƣợc hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 5 LỚP: 08QKNT2 Ngân hàng nƣớc này với các Ngân hàng của nƣớc khác là điều kiện để hình thành hệ thống an ninh tài chính quốc tế, mở rộng các hoạt động đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp. Trong Thanh toán Quốc tế Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán đƣợc tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi thực hiện quá trình thanh toán không những làm tăng thu nhập của Ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng do khách hàng trả cho Ngân hàng, mà còn tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng thêm nguồn vốn do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác nhƣ chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ cho khách hàng, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng…Nhƣ vậy, thực hiện tốt Thanh toán Quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thƣơng trƣờng quốc tế. 1.2. Khái quát về phƣơng thức Thanh toán Quốc tế tín dụng chứng từ 1.2.1. Khái niệm về phƣơng thức tín dụng chứng từ Phƣơng thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thƣ tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi số tiền của thƣ tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi ngƣời này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thƣ tín dụng (L/C – Letter of Credit) 1.2.2. Các bên tham gia phƣơng thức tín dụng chứng từ -Ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng (Applicant): là ngƣời nhập khẩu -Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank): là Ngân hàng của ngƣời nhập khẩu, phát hành L/C theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu. Ngân hàng này cấp tín dụng cho ngƣời nhập khẩu. - Ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng (Beneficiary): là ngƣời xuất khẩu hay bất cứ ngƣời nào khác mà ngƣời hƣởng lợi chỉ định -Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là Ngân hàng thông báo thƣ tín dụng theo yêu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 6 LỚP: 08QKNT2 cầu của ngân hàng phát hành. Trên thực tế, đây là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nƣớc xuất khẩu. - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là Ngân hàng xác nhận thêm vào thƣ tín dụng theo sự ủy nhiệm hoặc yêu cầu của ngƣời hƣởng lợi (ngân hàng thông báo L/C). Ngân hàng xác nhận sẽ cùng ngân hàng phát hành đảm bảo việc trả tiền cho ngƣời xuất khẩu trong trƣờng hợp ngân hàng phát hành không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận thƣờng là Ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trƣờng tín dụng và tài chính quốc tế. - Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): có thể là Ngân hàng phát hành hoặc có thể là một ngân hàng khác đƣợc ngân hàng phát hành chỉ định thay mình thanh toán tiền cho ngƣời xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu. - Ngân hàng đƣợc chỉ định (Nomitated Bank): là Ngân hàng mà ở đó thƣ tín dụng có giá trị thƣơng lƣợng hoặc bất cứ Ngân hàng nào nếu trong L/C quy định có thể thƣợng lƣợng tại bất cứ Ngân hàng nào. 1.2.3. Phân loại thƣ tín dụng Có nhiều loại thƣ tín dụng, mỗi loại sẽ có ƣu điểm riêng của nó. Vì vậy tùy theo từng thƣơng vụ và tính chất của hợp đồng mà nhà kinh doanh XNK lựa chọn loại thƣ tín dụng nào cho phù hợp. Dƣới đây là một số thƣ tín dụng cơ bản và một số thƣ tín dụng đặc biệt đƣợc sử dụng trong thƣơng mại quốc tế. 1.2.3.1. Các loại thƣ tín dụng cơ bản a) Thƣ tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) Là loại thƣ tín dụng sau khi đã đƣợc mở ra thì Ngân hàng mở L/C không đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ điều khoản nào (hoặc tất cả các nội dung) trong thời hạn hiệu lực của nó từ khi có sự thỏa thuận và đồng ý của các bên tham gia. Một thƣ tín dụng không ghi chữ IRREVOCABLE đƣơng nhiên đƣợc coi là hủy bỏ đƣợc; nghĩa là Ngân hàng phát hành muốn hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi bất cứ lúc nào, không cần có sự chấp thuận của các bên, Irrevocable L/C đƣợc áp dụng rộng rãi nhất trong Thanh toán Quốc tế, nó đƣợc coi là loại L/C cơ bản nhất. `b) Thƣ tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 7 LỚP: 08QKNT2 Là loại thƣ tín dụng không hủy ngang, đƣợc một Ngân hàng khác đảm bảo trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi (Ngân hàng xác nhận – Confirming Bank) theo yêu cầu của Ngân hàng mở L/C. Do có hai Ngân hàng cam kết thanh toán cho ngƣời XK nên L/C loại này đảm bảo quyền lợi cho nhà XK nhất và thƣờng dùng trong Thanh toán Quốc tế với ngân hàng xác nhận do nhà xuất khẩu đề nghị. c) Thƣ tín dụng không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) Là loại thƣ tín dụng mà sau khi ngƣời hƣởng lợi đã đƣợc trả tiền thì Ngân hàng mở L/C (Ngân hàng thanh toán) không có quyền đòi tiền lại tiền trong bất cứ trƣờng hợp nào Khi dùng loại L/C này. Nhà XK yêu cầu Ngân hàng mở L/C ghi trong L/C, và ghi lên hối phiếu câu Without recourse to drawers: Miễn truy đòi lại ngƣời ký phát. L/C miễn truy đòi cũng đƣợc sử dụng rỗng rãi trong Thanh toán Quốc tế 1.2.3.2. Các loại thƣ tín dụng đặc biệt  Thƣ tín dụng có điều khoản đỏ  Thƣ tín dụng đối ứng  Thƣ tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện (Telegraphic Transfer Reimbursement – TTR)  Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Transferable L/C)  Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to back L/C)  Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)  Thƣ tín dụng thanh toán dần dần – Thị tín dụng trả chậm từng phần( Deferred payment L/C) 1.2.4. Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ Để thực hiện khâu thanh toán một cách an toàn và có hiệu quả, các bên có liên quan cần nắm vững những qui định chủ yếu trong các văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế, đặc biệt là đối với NB – NXK. 1/ Luật thống nhất về hối phiếu năm 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 8 LỚP: 08QKNT2 Giải thích một cách thống nhất về những ván đề có liên quan đến hối phiếu nhƣ khái niệm, nội dung, tính chất của hối phiếu; cách tạo lập, lƣu thông hối phiếu; quyền và nghĩa vụ của những ngƣời có liên quan… 2/ Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange ACT of 1882, viết tắt là BEA 1882): đƣợc sử dụng ở Anh và những nƣớc phụ thuộc Anh trƣớc đây. 3/ Luật thƣơng mại thống nhất của Mỹ năm 1962 (Uniform Commercial Codes of 1962, viết tắt là UCC 1962): sử dụng ở Mỹ và những nƣớc phụ thuộc Mỹ trƣớc đây. 4/ Luật thống nhất về Séc (Uniform Law for check) Đƣợc các nƣớc Đức, Ý, Đan mạch, Pháp, Hà lan, Na uy, Thụy sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha thông qua vào năm 1931 tại Genève, trong đó qui phạm hóa những vấn đề có liên quan đến séc nhƣ hình thức, khái niệm, nội dung, Tính chất của séc; cách phát hành và lƣu thông séc; quyền và nghĩa cụ của những ngƣời liên quan… 5/ Qui tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thƣơng mại (Uniform rules for Collection of commercial paper, revision 1978 IIC) Do Phòng thƣơng mại quốc tế ICC ấn hành năm 1978, qui định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong thủ tục nhờ thu, chi phí và chứng từ nhờ thu. 6/ Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credít) - Khi thanh toán bằng phƣơng thức TDCT, các bên XNK phải thoả thuận với nhau về việc sử dụng UCP. UCP là bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng thƣơng mại quốc tế (ICC) công bố lần đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983,1993 và lần cuối cùng là ngày 25 tháng 10 năm 2006 có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2007. - UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT mà mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhƣng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP thì các điều khoản áp dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 9 LỚP: 08QKNT2 gia. - Một điểm cần lƣu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP trƣớc đó. Do đó các bên có thể thoả thuận lựa chọn một UCP nào đó, nhƣng điều quy định bắt buộc là phải dẫn chiếu nó trong L/C. Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch khác chỉ có giá trị tham khảo. 7/ Các bộ luật Việt Nam đƣợc - Luật Thƣơng mại nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đƣợc Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005. Áp dụng cho hoạt động thƣơng mại thực hiện ngoài lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trƣờng hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nƣớc ngoài, điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. - Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 Ngày 13 Tháng 12 Năm 2005. Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động Ngoại hối, tiền đƣợc chuyển ra vào Việt Nam phải có sự giám sát của Pháp lệnh này. 8/ Một số văn bản pháp lý khác Khi sử dụng tín dụng chứng từ còn kết hợp với một số văn bản pháp lý khác nhƣ Incoterms 2000, ISBP – 681, URR no 725, tập quán thƣơng mại quốc tế và các văn bản pháp luật trong nƣớc, các quy chế, các quy định cụ thể của ngân hàng thƣơng mại. 1.2.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ Các Ngân hàng thƣơng mại cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu dƣới các hình thức nhƣ cho vay mở thƣ tín dụng, chấp nhận hối phiếu, cho vay thấu chi Thƣ tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lí trong đó Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp với những nội dung của L/C. Thƣ tín dụng có tính chất quan trọng là nó đƣợc hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhƣng sau khi đƣợc thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với hoạt động mua bán. Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi vì mọi thƣ tín dụng đều do Ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhƣng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, trong KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN 10 LỚP: 08QKNT2 khi đó L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng tức là ngân hàng mở L/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đã đến hạn trả tiền. Để tránh rủi ro, trƣớc khi cho vay các ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích, đối tƣợng nhập khẩu cũng nhƣ khả năng của nhà nhập khẩu để làm căn cứ cho khoản tín dụng cung cấp. Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ Nguồn: Th.S. Hà Minh Tiếp (Năm 2011), Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Nxb: Văn hóa – Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh Bƣớc 1: Ngƣời mua đề nghị mở L/C và gửi cho Ngân hàng mở L/C yêu cầu Ngân hàng mở L/C cho ngƣời bán. Bƣớc 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C phát hành L/C và thông báo nội dung này cho ngƣời bán biết và gửi bản chính L/C cho ngƣời bán thông qua Ngân hàng thông báo. Bƣớc 3: Ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thật của L/C mà mình thông báo. Nếu L/C đảm bảo đƣợc tính chân thật của nó thì Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C cho ngƣời bán và chuyển bản chính L/C cho ngƣời bán. Bƣớc 4: Ngƣời bán tiến hành kiểm tra kỹ tín chân thật và nội dung của L/C. Đây là bƣớc NGƢỜI BÁN NGƢỜI MUA NGÂN HÀNG THÔNG BÁO NGÂN HÀNG MỞ L/C MỞ L/C (1) (2) (3) (4) (6) (5) (6) (7) (8) (5) . động Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín – Chi nhánh Tân Bình Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng. tài: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình . 2. Phạm vi nghiên. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 2.1. Tổng quan về Sacombank – Chi nhánh Tân Bình

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan