giáo dục giới tính cho học sinh thpt ở thành phố thái nguyên hiện nay

81 1K 10
giáo dục giới tính cho học sinh thpt ở thành phố thái nguyên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài nghiờn cu Lịch sử nhân loại cũng nh lịch sử mỗi dân tộc là một dòng chảy liên tục tiếp nối nhiều thế hệ. Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tơng lai của đất nớc. Chính bởi vậy mà Đảng và nhà nớc ta đã đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục, bồi dỡng thế hệ trẻ nói chung và thanh niên học sinh nói riêng một cách toàn diện trên tất cả các mặt : đức, trí, thể, mĩ. Trong mấy thập niên trở lại đây, bên cạnh việc giáo dục kiến thức văn hoá nói chung, thì vấn đề giáo dục giới tính cũng đã đợc đa vào giảng dạy trong các nhà trờng. Việc hớng dẫn thế hệ trẻ phát triển giới tính một cách đúng đắn,chuẩn bị cho các em sau này làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, hởng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn và xây dựng tổ ấm gia đình bền vững là trách nhiệm nặng nề và vinh quang của các lực lợng giáo dục mà trớc hết là các thầy, cô giáo. Trên thế giới, vấn đề giáo dục giới tính đã đợc tiến hành từ rất sớm. Ngay từ năm 1921, Thụy Điển đã nghiên cứu vấn đề này và đến năm 1956 thì quyết định đa nội dung giáo dục giới tính vào dạy phổ cập trong tất cả các loại trờng từ tiểu học đến trung học. Việt Nam, việc giáo dục giới tính trớc đây hầu nh bị né tránh và ít đợc chú trọng nghiên cứu. Tuy nhiên trong hơn 10 năm trở lại đây,giáo dục giới tính cũng đã đợc tiến hành thực hiện trong các trờng phổ thông. Song vấn đề này vẫn cha đợc quan tâm đúng mức. Vì thế mà, hiệu quả của nó vẫn cha đợc nh chúng ta mong muốn. Thực tế cho thấy, số em bị mắc các bệnh lây truyền qua đờng tình dục, số em nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh THPT vẫn còn ở mức đáng lo ngại. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hiện tợng này là chúng ta cần phải đẩy mạnh việc giáo dục giới tính trong các nhà trờng THPT. Thái Nguyên là một tỉnh lớn ở khu vực miền núi phía Bắc, là một trong những trung tâm giáo dục hàng đầu của cả nớc. Bên cạnh hệ thống các trờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Thái Nguyên cũng đã xây dựng rất nhiều trờng THPT, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có tới 11 trờng. Không nằm ngoài thực trạng chung, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Chính vì thế mà việc nâng cao chất lợng giáo dục giới tính là một vấn đề rất cấp thiết. Hiện nay, em đang là sinh viên s phạm theo học chuyên ngành GDCD, đồng thời cũng là một ngời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên. Do vậy việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng giáo dục giới tính ở nhà trờng THPT không 1 chỉ giúp ích cho việc giảng dạy của em sau này, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá - xã hội của địa phơng. Xuất phát từ lí do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay" làm khoá luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành GDCD. 2.Tình hình nghiên cứu Giáo dục giới tính cho học sinh THPT là vấn đề đợc rất nhiều ngời quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này dới những góc độ và phạm vi khác nhau : - Các đề tài nghiên cứu luận văn cấp tiến sĩ, thạc sĩ : + "Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh THPT" - Luận án tiến sĩ của Trần Thị Minh Ngọc + "Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh niên học sinh" - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Minh - Một số sách xuất bản có nội dung liên quan đến giáo dục giới tính nh : + Đào Xuân Dũng, Giáo dục tính dục, nhà xuất bản Thanh Niên, 1996 + Đào Xuân Dũng, Giáo dục giới tính vì sự phát triển của trẻ vị thành niên, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 + Nguyễn Quang Mai, Giới tính và đời sống gia đình, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 + Nguyễn Thị Minh, Bàn về giáo dục giới tính, NXB Trẻ, 1998 + Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan, Giáo dục giới tính, NXB Thanh Niên, 1997 - Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các báo và tạp chí đề cập đến các khía cạnh khác nhau của giáo dục giới tính nh: Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp chí Phụ nữ, Tạp chí Tâm lí học, Tạp chí Tri thức trẻ Các công trình khoa học nói trên đều đã đề cập đến việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Khoá luận tốt nghiệp này sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THPT trên địa bàn cụ thể, đó là : giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1.Đối tợng nghiên cứu - Giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên 3.2.Phạm vi nghiên cứu -Nghiên cứu công tác giáo dục giới tính cho học sinh trong một số trờng THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay (Từ năm 2000 đến nay) 2 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Mục đích nghiên cứu - Nhận thức đợc tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong nhà trờng - Nghiên cứu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên, nhằm đa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lợng giáo dục giới tính cho học sinh THPT 4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với học sinh THPT - Phân tích, đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập các tri thức về giới tính trong học sinh THPT - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lợng giáo dục giới tính cho học sinh THPT 5. Phơng pháp nghiên cứu - Phơng pháp lịch sử - lôgic - Phơng pháp phân tích - tổng hợp - Phơng pháp điều tra xã hội học 6. Đóng góp của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lợng giáo dục giới tính cho học sinh THPT. 7. Kết cấu của đề tài - Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3 chơng 6 tiết. 3 phÇn néi dung CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 1.1 Quan niệm về giới tính và giáo dục giới tính 1.1.1. Quan niệm về giới và giới tính * Quan niệm về giới : Giới là một khái niệm phức tạp được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau: Dưới góc độ sinh học: giới là một tập hợp những đặc điểm sinh lý cơ thể đặc trưng ở con người (ở động vật, giới ở đây có nghĩa là giống,trong động vật có giống đực và giống cái). Những đặc điểm sinh lý cơ thể người thường bao gồm những đặc điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể điển hình và quan trọng nhất là hệ cơ quan sinh dục. Ở người có hai loại cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ. Vì vậy loài người có hai giới: giới nam và giới nữ. Giới theo nghĩa này được hiểu là giới sinh học. Dưới góc độ xã hội: giới là những đặc điểm mà xã hội tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đây chính là giới xã hội, giới xã hội bao gồm nhiều vấn đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội…Những vấn đề này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Như vậy, tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau : Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh lý cơ bản giống nhau. Định nghĩa này cho thấy: Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau. Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm nhiều đặc điểm sinh lý cơ thể như: hình dáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lý, nhưng điển hình là hệ cơ quan sinh dục. Căn cứ vào hệ cơ quan sinh dục, người ta chia loài người ra làm hai giới: giới nam và giới nữ. Như vậy, giới được hình thành bởi 4 những đặc điểm sinh lý cơ thể. Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm sinh lý cơ thể là căn cứ để xác định giới, là cơ sở để hình thành giới.Tuy loài người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ, nhưng trong thực tế vẫn còn một số ít người không thuộc hai giới trên, người ta thường gọi là giới thứ ba. Giới này xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục không được bình thường về mặt cấu tạo hoặc chức năng, dẫn tới việc phát triển tâm lý, sinh lý cơ thể không bình thường. Nhiều người cho rằng đây là những người có sự lệch lạc trong sự hình thành và phát triển của hệ cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, giới còn là một tập hợp người trong xã hội. Vì vậy, giới mang những đặc điểm về nhóm người, về xã hội loài người.Với ý nghĩa này, giới có thể được dùng để chỉ các tập hợp người như: giới tri thức, giới sinh viên, giới bình dân… Tuy nhiên, theo góc độ của tâm lý học giới tính, giới được hiểu như là một tập hợp người có chung những đặc điểm sinh lý điển hình. Mỗi một tập hợp người đó bị chi phối và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội một cách khác nhau, tạo nên những giá trị xã hội khác nhau. Từ đó, hình thành những đặc tính riêng của từng giới và dần dần hình thành những đặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi người (về chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ, quyền hạn…). Trong trường hợp này giới được quy định bởi những đặc điểm xã hội. Nói cách khác, giới mang tính xã hội. Như vậy, giới bao gồm hai loại thuộc tính: thuộc tính sinh lý cơ thể và thuộc tính xã hội. Xét về mặt sinh lý cơ thể, giới là những đặc điểm bẩm sinh, có tính di truyền. Yếu tố quan trọng và điển hình của giới ở đây là hệ cơ quan sinh dục. Dưới ảnh hưởng chủ yếu bởi hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, cơ thể con người còn có nhiều biến đổi khác tạo nên những đặc trưng của giới về hệ xương, hệ cơ, chiều cao, cân nặng, tỉ lệ giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ thể nam và cơ thể nữ, sức lực của từng giới và về nhiều đặc điểm sinh lý cơ thể khác. Do cấu tạo sinh lý cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh lý khác nhau như: giới nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinh 5 nguyệt…còn giới nam không có những chức năng trên, nhưng thường cao lớn khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ra tinh trùng… Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những quy định, luật lệ, đòi hỏi của xã hội đối với con người là nam hay nữ. Ban đầu dưới ảnh hưởng của những đặc tính về sinh lý cơ thể như: chiều cao, tầm vóc to lớn của cơ thể, sức mạnh…người nam và người nữ được phân công những công việc, những vai trò khác nhau trong đời sống xã hội: nam cần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm, còn nữ thường được phân công những công việc đòi hỏi tính kiên trì, sự khéo léo, tính mềm mại. Dần dần mỗi người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như vai trò trong gia đình, địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lý như: nhu cầu về sự thành đạt, nhu cầu về đời sống tình cảm…Những yếu tố trên chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm, chức năng, vai trò xã hội khác nhau. Giới được thể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ xã hội. Giới là tập hợp người có vai trò, chức năng xã hội nhất định. Tóm lại, giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh lý cơ bản giống nhau. * Quan niệm về giới tính : Giới tính của con người trước hết là do các tế bào sinh sản quyết định. Trong tế bào sinh sản của nam có chứa tinh trùng mang cặp nhiễm sắc thể XY. Trong tế bào sinh sản của nữ mang nhiễm sắc thể XX. Đứa trẻ sinh ra sẽ là nữ nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng cũng mang nhiễm sắc thể X và là nam nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y. Các nhiễm sắc thể mang tính trạng nam và nữ cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc cơ thể nữ trong quá trình phát triển của trẻ. Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lý của mỗi giới cũng có những điểm khác nhau. Như vậy giới tính của con người được quy định ngay khi có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào cả hai vợ chồng, phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý, chế độ ăn uống…Những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý của cơ thể là tiền đề vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính. Đây chính là nguồn gốc sinh học của 6 giới tính. Nguồn gốc sinh học này là tiền đề cơ sở, là những đặc điểm bẩm sinh di truyền, là cái mà tạo hoá ban cho những đặc tính và khả năng riêng biệt để ta phân biệt được trai hay gái. Bên cạnh đó, giới tính còn có nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc này được biểu hiện trong tiến trình lịch sử, nó quy định tính nam và tính nữ của mỗi người. Nó không thể hình thành một cách tự nhiên mà còn chịu nhiều tác động của yếu tố khách quan như: gia đình, nhà trường, xã hội. Mỗi xã hội có sự phân công lao động riêng, có quan niệm với giới theo những chuẩn mực đạo đức và văn hoá nhất định. Như vậy, giới tính có hai nguồn gốc: nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội. Hai nguồn gốc này tạo ra những đặc điểm chủ yếu của giới tính. Vậy giới tính là gì ? Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác nhau như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục…Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc tính dục. Đó là quan niệm chưa thực sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt nào đó của giới tính Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn: trước hết theo từ ngữ giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới. Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng. Vì giới vừa bao gồm những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lý xã hội, nên giới tính cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lý cơ thể và tâm lý xã hội. Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia. Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm sinh lý cơ thể như: cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục của con người, sự phát triển của chúng, những chức năng đặc biệt của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh nở, sự vỡ giọng, mọc râu…những trạng thái bệnh lý của các bộ phận sinh lý cơ thể ở nam và ở nữ. Những đặc điểm giới tính còn có thể là những đặc điểm về tâm lý, 7 tính cách như : sự dịu dàng hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trực thẳng thắn, tính mạnh mẽ…Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này với giới kia. Do đó có thể định nghĩa giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn luôn tác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự quan hệ qua lại này bị chi phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lý, tâm lý ở mỗi con người, bởi những đặc điểm về văn hoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc trưng của mỗi giới. Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sống giới tính như: sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu hôn nhân… Tóm lại, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nhiều mặt sinh lý và tâm lý cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ…Như vậy, có thể nói giới tính là tổng thể những đặc điểm tâm lý, hành vi của từng giới, là tổng thể những biểu hiện mà ta quan sát được, nó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn hoá, nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội. Mỗi thời đại, mỗi xã hội có những chuẩn mực riêng về giới tính, đòi hỏi mỗi giới phải có những phẩm chất nhất định về hành vi ứng xử, đạo đức. Về mối quan hệ giữa giới và giới tính: giới và giới tính có mối quan hệ rất chặt chẽ, phức tạp. Giới là cơ sở để tạo nên giới tính. Những đặc điểm sinh học của giới xác định giới tính về mặt sinh học đồng thời cũng là những biểu hiện của giới tính về mặt sinh học. Ở góc độ này, giới là một bộ phận của giới tính, đồng thời giới chi phối và quyết định giới tính. Những đặc điểm xã hội cũng góp phần hình thành những đặc điểm xã hội của giới tính. Chúng cũng chi phối và quyết định sự hình thành giới tính. Ngược lại giới tính cũng phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh giá theo giới. Giới tính cũng góp phần khắc hoạ rõ nét thêm về giới. Ở một mức độ nào đó, giới tính cũng chính là giới hoặc giới tính là một thành phần của giới. 8 Khi nói đến giới, người ta hiểu giới tính là một đặc điểm của giới, giới tính là một bộ phận của giới, là yếu tố tạo nên khái niệm giới, là cơ sở để phân định rõ hơn vai trò, chức năng, vị trí của giới. Khi nói đến giới tính, giới lại được hiểu như là một đặc điểm của giới tính,chẳng hạn là những đặc điểm giới tính về mặt cấu trúc sinh lý cơ thể. 1.1.2. Quan niệm về giáo dục giới tính GDGT là một khái niệm phức tạp, có nhiều quan niệm, nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này : Theo Từ điển Văn hoá giáo dục Việt Nam : "GDGT là nội dung cần thiết trong giáo dục gia đình và nhà trường, nhằm củng cố những hiểu biết về giới tính cho trẻ em và thanh thiếu niên được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ trong lĩnh vực giới tính. Nắm vững kiến thức cơ bản của sự khác biệt về giới tính, đặc điểm tâm sinh lý, hành vi khác nhau giữa nam với nữ từ tuổi mẫu giáo đến tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn về bạn khác giới, có quan hệ tình bạn chân thành trong sáng, quan hệ tình yêu lành mạnh, có sự chuẩn bị về thể chất tâm lý cho việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc".[7, 122] Theo Từ điển Tâm lý học : “GDGT là chương trình được tổ chức để giáo dục các vấn đề về sinh sản, giải phẫu giới tính, quan hệ tình dục và một số khía cạnh khác của hành vi giới tính của con người. Giáo dục về sự sinh sản, mô tả quá trình hình thành con người, bao gồm các giai đoạn: Thụ thai, phát triển thai nhi, sự sinh ra một đứa trẻ. Giáo dục về sự sinh sản thường bao gồm các chủ đề như: Bệnh lây truyền qua đường tình dục và cách phòng tránh như thế nào, các phương pháp tránh thai.” [4, 109]. Theo cuốn Giáo dục giới tính của Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Thị Đoan: “GDGT là giáo dục chức năng làm một con người có giới tính. Điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy đủ trong lớp học, từ nhà trẻ đến đại học, giúp cho học sinh cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu lộ các cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính.” [5,16]. 9 Định nghĩa này nêu bật được bản chất của công tác GDGT. Đó là sự định hướng cho thế hệ trẻ cách sống đúng đắn cửa con người có giới tính.Việc giúp cho thế hệ trẻ " làm một con người có giới tính " là điều hết sức cần thiết trong cuộc sống. Nhiều người không nhận thức được việc thiếu nữ tính của phụ nữ hoặc nam tính của đàn ông là một tai hại. Tai hại vì khi mất đi cái "tôi" thì đồng thời hệ thống quan hệ với người khác giới cũng bị phá vỡ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng "tính nam" và "tính nữ " ở đây không thể hình thành một cách tự nhiên mà phải trải qua quá trình được giáo dục, được rèn luyện, trải nghiệm mới có. Ngay chức năng mà tạo hoá đã ban cho người đàn ông là truyền giống và người đàn bà là sinh đẻ cũng cần được giải thích, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của sự diễn biến có tính quy luật của hành vi tình dục nhằm mang lại sự “an toàn và tự do“ cho con người. Con người chỉ cảm thấy tự do khi đã nắm vững được cái tất yếu, nắm vững những quy luật phát triển tâm, sinh lý người. Định nghĩa này còn đề cập đến vai trò của các cơ quan giáo dục, đặc biệt là của trường học, nơi có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để truyền thụ cho các thế hệ những kiến thức về giới tính một cách toàn diện, có hệ thống đảm bảo giáo dục và phát triển nhân nhân cách một cách toàn diện. Theo Giáo sư Trần Trọng Thuỷ : "GDGT là hình thành có tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “ kiềm chế có đạo đức “, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em. Như vậy, GDGT có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lý, đạo đức con người, nó chỉ có thể thực hiện thông qua giáo dục nói chung, không thể tách rời nó ra khỏi hệ thống chung này như một cái gì độc lập, riêng lẻ, tách rời mà không phụ thuộc ". [17, 5]. Như vậy, GDGT hướng tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn lành mạnh về giới tính. Giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết về “ tính nam “, “ tính nữ “, từ đó họ có những hành vi xử phù hợp với giới tính của mình, đồng thời giúp họ hiểu biết và 10 [...]... xã hội có dấu hiệu gia tăng 2.2 Giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay - những thành tựu đạt được và những hạn chế 2.2.1 Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Ngưyên hiện nay Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Để thực hiện thành công mục tiêu đó đòi hỏi... trong tương lai Đối với học sinh THPT, GDGT có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho học sinh tự khám phá bản thân, giúp học sinh nhận thức được vai trò, chức năng của từng giới, trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh có được thái độ và hành vi đúng mực phù hợp với giới tính của mình 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH THPT Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 2.1 Khái quát về đặc... về sinh lý tính, mà ít chú ý đến giáo dục toàn diện về giới tính, giáo dục thái độ, phẩm chất đạo đức giới tính Điều đó dễ dẫn đến sự nhận thức phiến diện trong học sinh về đời sống giới tính Có thể làm cho mọi học sinh hiểu rằng giới tính chỉ là những đặc điểm sinh lý cơ thể, quan hệ tình dục, sự sinh nở….Bên cạnh đó, nội dung GDGT hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất cao từ phía giáo viên Có nhiều giáo. .. giới tính giữa nhà trường với các cơ quan tổ chức trong thành phố rất hữu ích với học sinh Những hoạt động đó đã giúp học sinh có thêm bản lĩnh vững vàng để bước vào đời sống xã hội, có khả năng chống chọi lại những cạm bẫy của lối sống ăn chơi đồi trụy 2.2.2 Những hạn chế trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái ngưyên hiện nay Hầu hết các trường phổ thông ở thành phố hiện. .. những thành tựu đáng kể Qua việc điều tra thực tế 350 học sinh và 14 giáo viên ở 7 trường THPT: THPT Dương Tự Minh, THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Vùng cao Việt Bắc, THPT Chu Văn An, THPT Thái Nguyên, THPT Ngô Quyền, THPT Gang Thép, kết quả thu được như sau: Thứ nhất, tất cả các trường THPT ở thành phố Thái Nguyên đều đã triển khai thực hiện chương trình GDGT, thông qua việc lồng ghép vào các môn GDCD, Sinh. .. thành phố Thái nguyên mới chỉ có 5 trường THPT: THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Gang Thép, THPT Dương Tự Minh, THPT Ngô Quyền, THPT Vùng cao Việt Bắc, thì hiện nay số lượng các trường đã lên tới con số 11 đó là : 1 THPT Chuyên Thái Nguyên 2 THPT Lương Thế Vinh 3 THPT Thái Nguyên 4 THPT Chu Văn An 5 THPT Lê Quý Đôn 6 THPT Lương Ngọc Quyến 7 THPT Gang Thép 8 THPT Dương Tự Minh 9 THPT Ngô Quyền 10 .THPT Vùng cao... về học Từ ngày thành lập đến nay (1962 – 2009), cùng với sự trưởng thành toàn diện của thành phố, sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố Thái Nguyên cũng 21 không ngừng phát triển Gần 48 năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố Thái nguyên không ngừng phát triển về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng Trong đó, đáng chú ý là hệ thống các trường THPT Trước năm đổi mới, thành phố Thái. .. trên cho ta thấy, đa số các em học sinh đã nhận thức đầy đủ về nội dung của sức khoẻ sinh sản Điều này là một thuận lợi lớn trong việc GDGT cho học sinh THPT thông qua việc lồng ghép vào các môn GDCD, Sinh học và tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDGT là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng Mặc dù chỉ mới thực hiện nhưng công tác GDGT ở thành phố Thái Nguyên. .. cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái.” Thực hiện chỉ thị trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giới tính vào chương trình giáo dục ở trường THPT Nội dung này được giáo dục lồng ghép thông qua các môn học: GDCD, Sinh học và thông... dục , “cách mạng tình dục … Thống kê điều tra cho thấy: Về phía học sinh, có 332/350 (94.8℅) học sinh đồng ý với việc GDGT hiện nay Về phía giáo viên, có 12/14 (85.7 %) giáo viên đồng ý, tán thành với việc GDGT ở trường THPT Về phía cha mẹ học sinh, có 41/50 (có 82 %) phụ huynh tán thành, ủng hộ việc GDGT Những con số trên chứng tỏ đại đa số học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh đã nhận thức được . TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH THPT Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và hệ thống các trường THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay Thái Nguyên. đoạn hiện nay. Khoá luận tốt nghiệp này sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THPT trên địa bàn cụ thể, đó là : giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên. của giáo dục giới tính trong nhà trờng - Nghiên cứu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên, nhằm đa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lợng giáo dục giới

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan