giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát

72 515 0
giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Giáo viên hƣớng dẫn :Th.s Ngô Thị Quyên Sinh viên thực hiện :Phan Thị Phƣợng Mã sinh viên :A16852 Chuyên ngành :Tài chính HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô của trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths.Ngô Thị Quyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Do kiến thức thực tiễn và trình độ lý luận vẫn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến phê bình và đóng góp của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.4. Số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.1.4.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.1.4.2. Thông tin bên trong doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.1.5. Phương pháp phân tích Error! Bookmark not defined. 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Phân tích các báo cáo tài chính Error! Bookmark not defined. 1.2.1.1. Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toánError! Bookmark not defined. 1.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhError! Bookmark not defined. 1.2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chínhError! Bookmark not defined. 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN Error! Bookmark not defined. 1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA Công ty cổ phần TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Error! Bookmark not defined. 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa PhátError! Bookmark not defined. 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Error! Bookmark not defined. 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ. Error! Bookmark not defined. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2012 Error! Bookmark not defined. 2.2.1.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán Error! Bookmark not defined. (Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính) Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Error! Bookmark not defined. 2.2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chínhError! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của công ty Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty Error! Bookmark not defined. 2.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa PhátError! Bookmark not defined. 2.3.1. Những kết quả đạt được Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát trong thời gian tới Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Mục tiêu phát triển Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Định hướng phát triển Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Quản lý hàng tồn kho Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Cải tiến tình hình thu nợ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Bảng 1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán 13 Bảng 1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 14 Bảng 1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi 15 Bảng 1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất kinh doanh 17 Bảng 2.1. Sự biến động tài sản giai đoạn 2010 - 2012 tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 27 Bảng 2.2. Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 33 Bảng 2.3. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012 36 Bảng 2.4. Phân tích nguồn tài trợ vốn giai đoạn 2010 - 2012 37 Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 39 Bảng 2.6. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2010 - 2012 44 Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2010 - 2012 46 Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu TS và NV của công ty 48 Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty 49 Bảng 2.10. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont 50 Bảng 2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp 51 Bảng 3.1. Nhóm tuổi các khoản phải thu 61 Bảng 3.2. Nhóm khách hàng các khoản phải thu 61 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 - 2012 25 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 31 Biểu đồ 2.3. Phân tích vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012 35 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Với mọi nền kinh tế các doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng từ khi nước ta gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới. Đây luôn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế trong nước và vươn ra thế giới. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn, tạo được sức mạnh trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo được sự vững mạnh tài chính và đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như đảm bảo nghĩa vụ kinh tế với Nhà nước. Để đánh giá một doanh nghiệp làm việc hiệu quả hay yếu kém, doanh nghiệp đó có phải là nơi đầu tư tốt nhất hay là một doanh nghiệp có khả năng và uy tín trong việc thanh toán các khoản nợ vay… chúng ta sẽ đi phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó. Việc phân tích tài chính giúp cho chính doanh nghiệp nhìn ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân mình, từ đó có những biện pháp nâng cao những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Ngoài ra những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng để có cái nhìn tổng quát nhất, đúng đắn nhất trước khi ra các quyết định đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát” giai đoạn 2010 - 2012 làm đề tài khóa luận của mình. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp cụ thể trong thực tế bằng những kiến thức có được. Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng tài chính của công ty từ đó đưa ra những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2010 - 2012. Cùng với đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp và đưa ra một số biện pháp giúp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng phát triển, cụ thể với một doanh nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất và kinh doanh thép. Phạm vi nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2010 - 2012 thông qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính của công ty trong giai đoạn này. Từ đó sẽ có những đánh giá và cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng chủ yếu là các phương pháp so sánh, phân tích Dupont, phương pháp tỷ lệ kết hợp với những kiến thức đã học cùng với kiến thức thực tế và các tài liệu tham khảo khác. Cấu trúc của khóa luận Cấu trúc của khóa luận được chia làm 3 phần chính như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định (có thể là tháng, quý hoặc năm). Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Việc phân tích tình hình tài chính (qua các quý, các giai đoạn, các năm) giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động tài chính, xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (bên trong và bên ngoài) đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau như mục đích tác nghiệp, mục đích nghiên cứu hoặc theo vị trí của nhà phân tích (bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp). 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm hướng tới các mục tiêu chủ yếu: - Đưa ra một cách chính xác và đầy đủ các thông tin hữu ích, phù hợp cho các nhà quản lý và những nhà quản lý sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư hoặc cho vay… - Cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chất của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Cho biết những thông tin về tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc phân tích đạt được các mục tiêu ở trên sẽ góp phần cung cấp những thông tin đặc biệt quan trọng cho các nhà quản lý doanh nghiệp về vấn đề quản trị doanh nghiệp và các chủ thể khác về vấn đề họ quan tâm. 1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (chủ yếu dựa vào số liệu từ các báo cáo tài chính) là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình 2 hình tài chính năm hiện tại và những năm trước đó nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với các nhà quản lý khác ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, cơ quan thuế, người lao động và khách hàng… Các chủ thể này quan tâm tới vấn đề tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau và họ sử dụng thông tin tài chính với những mục đích khác nhau. Với chủ thể là người quản lý doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và dẫn đến phá sản. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động. Nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý là phải làm sao giải quyết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải, giữ vững được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh nguy cơ phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thị trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận tối đa cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối nguồn vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi. Cùng với đó nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động và mức lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Với chủ thể là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, họ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của DN để ra quyết định về chính sách bán chịu hay quyết định có tiếp tục cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp hay không. Với chủ thể là các nhà đầu tư, họ quan tâm tới mức cổ tức, thời gian hoàn vốn, mức sinh lợi, mức độ thu hồi vốn và mức độ rủi ro của các dự án họ dự định đầu tư. Và thông qua các chỉ số tài chính trên các báo cáo tài chính họ có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không và mức độ đầu tư là bao nhiêu. Sau khi đã trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, các cổ đông vẫn phải đưa ra các quyết định có nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của công ty hay không. Họ cân nhắc giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận thu được; họ quan tâm tới khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động hàng năm, các nhà đầu tư sẽ biết được khả năng sinh lợi và triển vọng của 3 doanh nghiệp trong tương lai. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các cổ đông (thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường). Thông qua việc phân tích tài chính, nhà đầu tư sẽ có được thông tin về tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư và từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Một vấn đề quan trọng mà cả các doanh nghiệpvà các ngân hàng, nhà cung cấp tín dụng quan tâm là khả năng thanh toán với những khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Với những khoản nợ ngắn hạn, tương ứng với khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp (nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả), các nhà cung cấp tín dụng quan tâm tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ ngân hàng còn dựa vào bảng cân đối kế toán để biết được vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đảm bảo họ có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp thua lỗ và phá sản hay không. Với chủ thể là cơ quan thuế, họ cần xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong báo cáo kết quả kinh doanh, xác định mức hợp lý của số thuế phải nộp. Với những người lao động, họquan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp vì kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra họ còn quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với nhân viên để quyết định lựa chọn môi trường làm việc phù hợp. Ngoài ra, còn có các cơ quan quản lý khác của Chính phủ, đối thủ cạnh tranh, các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên… cũng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau. 1.1.4. Số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Để đánh giá được đầy đủ và trung thực tình hình tài chính của một doanh nghiệp, ngoài các số liệu thực tế và chính xác từ chính các doanh nghiệp (số liệu từ các báo cáo tài chính qua các giai đoạn) còn cần các thông tin bên ngoài doanh nghiệp. 1.1.4.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin chung của nền kinh tế Nền kinh tế của đất nước và trên thế giới sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những tác động tích cực như sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập các yếu tố đầu vào 4 và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm tốt hơn. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi như lạm phát, suy thoái, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp phải quan tâm, thu thập cả những thông tin chung về nền kinh tế. Các thông tin theo ngành kinh tế Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Có thể kể đến các ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp, dịch vụ, lâm nghiệp…và mỗi ngành có một đặc điểm theo ngành riêng. Trong quá trình phân tích tài chính, nhà phân tích nên sử dụng các thông tin theo ngành nghề kinh tế và đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để có thể đánh giá tình hình doanh nghiệp một các khách quan nhất. Nhà quản lý nên đặt doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh, vì mỗi ngành kinh doanh đều có những đặc điểm chung là tính chất của các sản phẩm, quy trình kĩ thuật áp dụng, nhịp độ phát triển và đặc biệt là cơ cấu sản xuất. Những đặc điểm đó sẽ giúp cho nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc phân tích. 1.1.4.2. Thông tin bên trong doanh nghiệp Để phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp, các thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Các quyết định tài chính hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và tương lai của doanh nghiệp.Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần hiểu được tình hình tài chính bằng cách phân tích các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và [...]... Đình Long Các công ty trực thuộc tập đoàn Hòa Phát Công ty mẹ: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Các công ty thành viên: - Công ty cổ phần thép Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thép Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn ống thép Hòa Phát - Công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát - Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông - Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Phát - Công ty trách nhiệm... trong phạm vi lĩnh vực kinh doanh của công ty như ống thép, đồ nội thất, khai thác mỏ… Các công ty này chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, thực hiện các kế hoạch kinh doanh được giao Công ty liên kết bao gồm Công ty cổ phần khai khoáng Hòa Phát - SSG và Công ty cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Yên Phú được Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát góp vốn, hợp tác để thực hiện... cán bộ công nhân viên Sự phát triển của công ty qua các giai đoạn - Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát 20 - Năm 1995: Thành lập Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát - Năm 1996: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát - Năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, nay là công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát -... 2001: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lạnh Hòa Phát - Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng & Phát Triển Đô thị Hòa Phát - Năm 2004: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Hòa Phát - Tháng 1/2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên - Tháng 6/2007: Thành lập Công ty CP Khoáng Sản Hòa Phát - Tháng 8/2007:... thiết bị phụ tùng Hòa Phát - Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn điện lạnh Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hòa Phát - Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát - Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam 19 Tầm nhìn Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành với thế mạnh là sản xuất thép, các ngành công nghiệp truyền... dựng từ tháng 8 năm 1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001) Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường... của Tập đoàn Doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 900 triệu USD và phấn đấu năm 2014 đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ 22 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa Phát 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa Phát (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) 23 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Đại hội cổ. .. 18 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Tên giao dịch: HOA PHAT GROUP JOINT STOCK COMPANY Giấy CN ĐKKD số: 0900189284 Vốn điều lệ: 4.190.525.330.000 đồng Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 4.190.525.330.000 đồng Địa chỉ: 39 - Nguyễn... phòng tập đoàn bao gồm các ban: ban PR, ban tài chính, ban Công nghệ thông tin, ban Kiểm soát và Pháp chế, ban Tổ chức có nhiệm vụ thực hiện các quyết định do ban Tổng giám đốc giao 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.2.1 Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2012 2.2.1.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán Phân tích tình hình tài sản Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản... Thành lập Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương - Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Tháng 6/2009: Mua lại Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông và công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát - Tháng 12/2009: Khu liên hợp gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 - Tháng 7/2010: Công ty cổ phần . Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát . số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát. trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2010 - 2012 làm đề tài khóa luận của mình.

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.

  • 1.1.2.

  • 1.1.3.

  • 1.1.4.

  • 1.1.5.

  • 1.2.1.

  • 1.2.2.

  • DN

  • 2.1.1.

  • 2.1.2.

  • 2.1.3.

  • 2.1.4.

  • 2.2.1.

  • 2.2.2.

  • 2.3.1.

  • 2.3.2.

  • 3.1.1.

  • 3.1.2.

  • 3.2.1.

  • 3.2.2.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan