phong cách tiểu thuyết tô hoài

110 588 3
phong cách tiểu thuyết tô hoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đề tài 1.1.Tô Hoài là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Xuất hiện và được chó ý từ tuổi hai mươi, Tô Hoài đã mau chóng trưởng thành và trở thành mét cây bót tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại. Viết sớm, viết nhiều, đều đặn, dẻo dai và bền bỉ ở mọi đề tài: miền nói, lịch sử, truyện đồng thoại Tô Hoài là “Con dao pha”, “pha” hết mọi thứ truyện ngắn, truyện dài, truyện loài vật, hồi kí, bót kí, kịch, kịch bản phim v.v và ở thể loại nào, “ngón nghề của ông cũng thật là thiện nghệ” [67,169]. Cho đến nay, Tô Hoài đã xuất bản được hơn 160 đầu sách các loại và trở thành một nhà văn có khối lượng tác phẩm vào loại đồ sộ nhất của nền văn học hiện đại. Vào nghề sớm lại kéo dài tuổi nghề, cho đến nay Tô Hoài đã có gần 70 năm cầm bót. Hành trình sáng tạo của Tô Hoài bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ trước, trải qua những mốc lịch sử quan trọng của đất nước và vẫn tiếp tục viết cho đến ngày hôm nay. Càng viết, ông càng tỏ ra có vốn sống phong phú và sức làm việc dẻo dai, bền bỉ, đáng khâm phục. Ở mỗi chặng đường, Tô Hoài đều có những thành tựu khác nhau và bao giê Tô Hoài cũng có tiếng nói riêng, cách nhìn riêng và tạo dựng được một phong cách riêng. Ngay từ những năm 40 của thế kỉ XX, Tô Hoài đã được bạn đọc yêu thÝch và đón nhận nồng nhiệt qua Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, những sáng tác về đề tài miền núi đã mang lại vinh quang cho Tô Hoài. Ở tuổi 72, Tô Hoài lại cho ra mắt độc giả Cát bụi chân ai và ông đã trở thành nhà văn “thượng thặng trong thể hồi kí” với “phần tư liệu vô giá”[67,168]. BÊt ngờ hơn nữa, khi ở tuổi 86, ông lại cho ra đời cuốn tiểu thuyết Ba người khác. Cuốn sách vừa được xuất bản đã thu hót được sự quan tâm chó ý của bạn đọc. Vì những cống hiến, đóng góp của ông cho văn học nước nhà nên Tô Hoài đã vinh dự được nhà nước ta trao giải thưởng cao quÝ: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu (1996). 1.2. Là một nhà văn có những tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật xuất sắc, tác phẩm của Tô Hoài đã được chọn giảng trong nhà trường từ các cấp phổ thông cho đến đại học. Sức sáng tạo dẻo dai và bền bỉ của Tô Hoài và những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật của nhà văn đã khiến cho sù “khám phá về ông cả về văn lẫn đời là một niềm say mê với chúng ta” [67,165]. Và đó cũng chính là lÝ do chúng tôi chọn Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.3. Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài phong phó, đa dạng cả về đề tài, thể loại. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mét thể loại trong sáng tác của nhà văn: đã là tiểu thuyết, qua đó tìm ra những nét phong cách trong tiểu thuyết của ông. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là nhà văn lớn có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà nên Tô Hoài đã được nhiều nhà phê bình trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm lại những công trình nghiên cứu về Tô Hoài và những tác phẩm của ông có liên quan đến đề tài này. 2.1. Những công trình nghiên cứu trên góc độ tổng quan Vũ Ngọc Phan - Ông chủ bót của Hà Nội tân văn đã cho in những truyện ngắn đầu tiên của của nhà văn trẻ này và cũng là người đầu tiên có những nhận xét, đánh giá về Tô Hoài và tiểu thuyết của ông: “Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân” nhưng Tô Hoài “có khuynh hướng về xã hội”. Vũ Ngọc Phan cũng khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc” [67,53]. Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã được nghiên cứu trên các chuyên luận của các nhà nghiên cứu: Phan Cự Đệ, Trần Hữu Tá, Hà Minh Đức,Vân Thanh, Đoàn Trọng Huy v.v Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra những đặc điểm nổi bật ở Tô Hoài và sáng tác của ông ở các phương diện: khiếu quan sát, khuynh hướng sáng tác, nhãn quan phong tục, kiểu nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ văn chương . Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh đều đánh giá cao Tô Hoài khiếu quan sát, sù thông minh, hãm hỉnh và tinh tế. Hà Minh Đức lại khẳng định Tô Hoài là “Mét cây bót văn xuôi sắc sảo đa dạng”, tác phẩm của ông bao giê cũng có “tiếng nói, cách nhìn, mét phong cách riêng độc đáo” [16,39]. Khám phá hiện thực đời sống qua những trang mô tả phong tục sinh động, đó là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài. Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra năng lực đặc biệt này của nhà văn. Trần Hữu Tá đã khẳng định: “Có thể nói Tô Hoài có một nhãn quan phong tôc đặc biệt nhạy bén và sắc sảo” [67,160]. Cùng quan điểm trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long còng đưa ra nhận xét: “Ở Tô Hoài, cảm quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục” [37,456]. Nh vậy, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao Tô Hoài ở khiếu quan sát, nhãn quan phong tục. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và có những nhận xét đánh giá khá tập trung và thống nhất. Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Anh quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở của sù sống, khoẻ mạnh, thuần phác, lạc quan như những câu chuyện trong cổ tích, trữ tình trong sáng, đẹp ý nhị như ca dao” [5,682]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài “Anh chưa thật thành công khi thể hiện những bước ngoặt của tính cách”, “Anh Ýt khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, ở sù bõng tỉnh của trí tuệ” [5,699]. Đáng chó ý hơn cả là ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết: Tô Hoài với quan niệm “Con người là con người”. Trong bài viết này, giáo sư đã phân tích làm rõ những nét riêng trong cách nhìn đời sống, cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài. Ông khẳng định: “Tôi cho rằng Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi”. Viết về những con người bình thường trong cuộc sống nên nhân vật của Tô Hoài, ( ) thường Ýt được lí tưởng hoá” [44,120] . Những phương diện khác làm nên diện mạo riêng của văn chương Tô Hoài là giọng điệu và ngôn ngữ cũng được quan tâm chú ý. Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra giọng văn đặc biệt của Tô Hoài: “Một lối văn dí dám, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc thôn quê”, văn Tô Hoài có chất giọng “trào lộng và khinh bạc” [67,59-63]. Ngôn ngữ của Tô Hoài là một nét đặc sắc nổi trội, thể hiện rõ nhất sự tìm tòi, sáng tạo, lao động công phu của nhà văn. Một số sách, giáo trình văn học, những bài viết đăng tải trên Tạp chí văn học, các nhà nghiên cứu đều đề cập tới phương diện này. Trần Đình Nam khẳng định Tô Hoài là “Chuyên gia Tiếng Việt siêu hạng”, “Ông có cả một kho từ vựng phong phó, giàu có bậc nhất” [67,170]. Vân Thanh cũng đưa ra nhận xét “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [67,77]. Có thể thấy, mọi phương diện của phong cách văn chương Tô Hoài đều đã được đề cập tới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những ý kiến rải rác trên các bài nghiên cứu. Năm 2005, Mai Thị Nhung đã cho công bố: Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (luận án Tiến sĩ Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội). Trong luận án này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về cảm quan hiện thực đời thường – hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài, những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật nhà văn trên các phương diện: thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ. Đây là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn diện về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Luận án này góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí vững vàng của Tô Hoài trong nền văn học hiện đại Việt Nam . 2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Tô Hoài 2.2.1. Tiểu thuyết Quê người Vũ Ngọc Phan đánh giá cao tiểu thuyết Quê người ở giá trị phong tục “Trong Quê người có rất nhiều thãi tục có thể là những tài liệu chân xác cho nhà xã hội học muốn khảo sát phong tục và sự tiến hoá của dân téc Việt Nam” [67,56]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra giá trị hiện thực của cuốn tiểu thuyết Quê người. Ông cũng đánh giá cao “vốn hiểu biết phong phú về làng quê, một năng lực quan sát nhạy bén, tinh tế, một óc phân tích khách quan, chân thực và tấm lòng đôn hậu chân tình” [16,18] của Tô Hoài. Phong Lê còng nhấn mạnh đến “dấu Ên phong tục là nét nổi trội” trong tiểu thuyết Quê người, đằng sau bức tranh phong tục Êy là hiện thực của đời sống. Nhà nghiên cứu khẳng định: đó là giá trị, là “đặc điểm riêng trong bức tranh hiện thực của Tô Hoài, và cũng là dấu Ên riêng nơi chủ nghĩa hiện thực kiểu Tô Hoài trong văn xuôi Việt Nam trước cách mạng” [67, 29]. 2.2.2. Tiểu thuyết Mười năm Cuốn tiểu thuyết này khi mới ra đời đã từng có những ý kiến đánh giá, phê phán gay gắt. Các ý kiến phê bình đều tập trung phê phán về nội dung của tác phẩm, cách tiếp nhận và khám phá đời sống của nhà văn. Như Phong đã phê phán đây là một cuốn tiểu thuyết “chưa thành công” [67,288]. Tác giả bài viết đã kết luận: “Vấn đề của Mười năm chính là vấn đề của một chủ trương sáng tác sai lầm, mét khuynh hướng nghệ thuật lệch lạc” [67, 299]. Trần Hữu Tá, Vân Thanh cũng phê phán những “sai lầm” của tác giả Mười năm. Theo các nhà nghiên cứu, tác phẩm chưa nêu được những nét chủ yếu của hiện thực như: những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của bọn phong kiến thực dân, phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Có thể thấy, Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê phán khá nặng nề và có phần khiên cưỡng, máy móc. Trong không khí đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhiều “vụ án” văn học, nhiều tác phẩm văn học đã được nhìn nhận đánh giá xem xét lại. Trong báo Người giáo viên nhân dân sè đặc biệt 7-1989, Hà Minh Đức đã nêu lên vấn đề: Cần xác định lại giá trị của Mười năm. Ông đã chỉ ra rằng Mười năm đã bị “phê phán quá mức”. Ông khẳng định: “Mười năm là một bước phát triển mới mẻ của phong cách Tô Hoài” [67, 307]. Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét đánh giá về Mười năm là tác phẩm “đáng chú ý về tư duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bót hướng tới cảm hướng sử thi thì Tô Hoài vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [9,119]. 2.2.3. Tiểu thuyết Ba người khác Ngay từ khi mới ra mắt độc giả, cuốn tiểu thuyết này đã lập tức gây được sự chú ý của đông đảo độc giả. Sáng ngày 22-12 -2006 Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức hội thảo tại trụ sở Viện văn học về tiểu thuyết Ba người khác với sự tham gia đông đảo của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Bằng Việt, Nguyên Ân, Lê Sơn, Văn Chinh, Hoàng Minh Tường, Phan Thị Thanh Nhàn, Thu Huệ, Nguyễn Trọng Tân và Tô Hoài, tác giả của cuốn tiểu thuyết. Những bài tham luận và những ý kiến của những nhà văn, nhà nghiên cứu đã được đăng tải trên talaws. Các ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu, đều đánh giá cao giá trị phản ánh của tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đánh giá: “Ba người khác là cuốn sách hay nhất của Tô Hoài”. Dịch giả Lê Sơn cho rằng “Đây là một trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân nhìn nhận cuốn tiểu thuyết ở góc độ tâm lí xã hội: “Sự xuất hiện của những cuốn sách như thế này là một cách giải toả cho mét trong những chấn thương của xã hội”. Ông còng khẳng định nét mới trong nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết “cách chọn vị trí thể hiện – hoá thân và một nhân vật xưng “tôi” nào đó giúp nhà văn “trần tình” được nhiều hơn và cảm giác tin cậy của người đọc khi đọc ông cũng ngày một nhiều hơn là vì thế”. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về những đặc sắc trên phương diện nghệ thuật của tác phẩm: “cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội là do ba cái anh lăng nhăng. ( ) Ba kẻ chẳng có kiến thức gì tự nhiên làm đảo lộn cả xã hội”. Trong lời giới thiệu tác phẩm, nhà xuất bản Đà Nẵng cũng đánh giá cao giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm: “Ba người khác sẽ lấp vào đầy thuyết phục một trong những chỗ khuyết hôt” của bức tranh toàn cảnh thời kì cải cách ruộng đất” [23, 8]. 3. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài Trong luận văn này, chóng tôi tập trung vào khảo sát các tiểu thuyết Quê người, Mười năm, Ba người khác để tìm ra những đặc điểm phong cách của tiểu thuyết Tô Hoài trên các phương diện: cách tiếp cận đời sống, cốt truyện, kết cấu và hệ thống nhân vật, nghệ thuật trần thuật và những đặc sắc ngôn ngữ. Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, và nhiều lÝ do khác, chóng tôi chỉ tập trung khảo sát các tiểu thuyết: Quê người, Mười năm, Ba người khác. Đây là những tiểu thuyết tiêu biểu cho những chặng đường sáng tác của Tô Hoài. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu và phân tích những đặc điểm của tiểu thuyết của Tô Hoài, tổng hợp kết quả phân tích để chứng minh cho các đặc điểm Êy. 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu đồng đại và lịch đại: Chóng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tiểu thuyết Tô Hoài với tiểu thuyết của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong các tiểu thuyết của Tô Hoài. 4.3. Phương pháp hệ thống: Chúng tôi đặt tiểu thuyết của Tô Hoài trong hệ thống tác phẩm ở thể loại khác của ông như truyện ngắn, hồi kí để thấy được những nét riêng biệt của thể loại tiểu thuyết và sự vận động trong tiểu thuyết của Tô Hoài. 4.4. Phương pháp thống kê: Chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh, để tìm ra những đặc sắc về cách xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Tô Hoài. 5. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia thành bốn chương. Chương 1: Quan niệm về đề tài và những tiền đề tạo nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Tô Hoài . Chương 2: Cách tiếp cận đời sống trong tiểu thuyÕt Tô Hoài. Chương 3: Cốt truyện , kết cấu và hệ thống nhân vật. Chương 4: Nghệ thuật trần thuật và đặc sắc ngôn ngữ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM VỀ ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI 1.1. Quan niệm về đề tài 1.1.1. Khái niệm phong cách Phong cách tiếng Hy Lạp cổ là “stylos” nghĩa là một cái que vót nhọn để viết trên các tấm bảng cã phủ nến” [53,385]. Ban đầu, các nhà văn La Mã dùng từ trên theo lối hoán dô để chỉ ra các đặc điểm của lời văn viết của một tác giả nào đó. Sau này, khái niệm phong cách đã được dùng rộng rãi, phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống như kiến trúc, điện ảnh, thời trang Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đã được quan tâm sâu sắc. Ở Liên xô (cò), viện sĩ M.B.Khráp chen cô đã dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đÒ này. Trong cuốn: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, ông đã thống kê và đưa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Hê Ghen trong cuốn Mĩ học tập 1 cũng chỉ ra rằng: “Phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định. Chủ thể này sẽ biểu lé trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng”. Ông khẳng định: “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật là tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định” [11,472]. Ở nước ta, mãi những năm 80 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về phong cách mới được chú ý đến. Cuốn Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984) đã đưa ra định nghĩa: phong cách “Là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách”. Phong cách “đòi hái sự bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mê, nhưng phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới” [30, 214]. Cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Từ điển thuật ngữ văn học do tập thể các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) còng nêu lên khái niệm phong cách. Tác giả Phương Lựu khi viết cuốn Lí luận văn học còng đã khẳng định: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng nh nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tó. Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học” [35, 482]. Nh vậy, dù diễn đạt dưới những hình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng: Điểm cốt lõi, yếu tố quyết định tạo lên phong cách nghệ thuật của nhà văn là tính độc đáo thể hiện trong sáng tác. Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn. Nhà văn muốn tạo cho mình phong cách riêng trước hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, và có phương thức thể hiện độc đáo phù hợp với nội dung của nó. Bởi vì “sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện phù hợp với cách nhìn độc đáo đối với đời sống”sẽ tạo nên “diện mạo riêng biệt” trong sáng tác của nhà văn [32,169] và đó chính là phong cách của người nghệ sĩ. Nh vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những yếu tố thể hiện sự độc đáo trong sáng tác của nhà văn, thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. Phong cách có thể được biểu hiện ở nội dung tư tưởng, cách nhìn, cách khám phá hiện thực của nhà văn. Cách nhìn Êy sẽ chi phối đến thế giới nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ tức là chi phối đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn Pháp MácxenPruxt đã viết: “Đối với nhà văn ( ) phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn” [Dẫn theo 32,152]. Cái nhìn hay thế giới quan chính là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách người nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh: “Mỗi người viết có mét cái vision (nhãn quan) riêng, nó đẻ ra phong cách” [43,174]. [...]... Tô Hoài cũng mang đến cho tiểu thuyết những nét riêng biệt Qua tiểu thuyết của Tô Hoài, ta thấy được sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết, bởi tiểu thuyết là “Thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” [27,331] Tìm hiểu phong cách thể loại tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi sẽ tìm hiểu những nét độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ, lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết của nhà văn, qua... đa dạng, phong phó, cho những thể loại tưởng như đã xơ cứng đi vì những đặc điểm riêng biệt của nó Phong cách thể loại cũng có mang những đặc điểm của phong cách nhà văn, nhưng những nét phong cách Êy sẽ thể hiện trên một thể loại và chịu sự quy định của đặc điểm của thể loại Êy Tiểu thuyết của Tô Hoài mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết truyền thống của Việt Nam nhưng đồng thời Tô Hoài cũng... cá nhân, Tô Hoài cho người đọc thấy được sự vận động của lịch sử Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Cã thể gọi Tô Hoài là người chép sử qua những biểu hiện linh tinh hỗn tạp của đời thường” [44,123] Nét độc đáo, đặc sắc này cứ lặp đi lặp và trở thành một nét phong cách đặc sắc của tiểu thuyết Tô Hoài Đến với Ba người khác - cuốn tiểu thuyết xuất bản gần đây nhất của Tô Hoài, chóng ta vẫn thấy cách tiếp... chất thẩm mĩ, lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết của nhà văn, qua đó thấy được những đóng góp của Tô Hoài cho tiểu thuyết Việt Nam, thấy được cả khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1.2 Những tiền đề tạo nên phong cách tiểu thuyết Tô Hoài 1.2.1 Hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen Ngoài tên thật khi viết báo, ông còn dùng những bót danh... là những cơ sở quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI 2.1 Miêu tả đời sống qua những chi tiết vặt vãnh đời thường Tiểu thuyết là tác phẩm tù sự cỡ lớn có khả năng phản ánh cuộc sống trên mọi giới hạn của không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức, xã hội, miêu tả... v.v Những điểm khác nhau Êy tạo nên phong cách nghệ thuật cho mỗi thể loại, tạo sự đa dạng phong phó cho nền văn học dân téc 1.1.2.2 Quan hệ giữa phong cách tác giả và phong cách thể loại Chóng ta biết rằng phong cách có nhiều cấp độ khác nhau: có phong cách tác phẩm, thể loại, trào lưu, thời đại v.v nhưng thực tế qua các công trình nghiên cứu về phong cách, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu dường... sử với qui mô rộng lớn và những xung đột xã hội gay gắt Tiểu thuyết Mười năm của Tô Hoài cũng nằm trong mạch cảm hứng Êy Nhưng trong cuốn tiểu thuyết này, Tô Hoài vẫn bị chi phối bởi cách nhìn đời thường, cách khai thác những chi tiết vặt vãnh quen thuộc Trong Mười năm, bên cạnh những trang viết về phong trào sôi nổi của làng quê, ngòi bót của Tô Hoài vẫn đi sâu vào miêu tả những chuyện vặt vãnh đời... đầu tiên, Tô Hoài đã thuộc số những nhà văn tả chân Sau này, những ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Mặt trận Dân chủ đã hướng ngòi bót Tô Hoài vào con đường của chủ nghĩa hiện thực Hoàn cảnh sống Êy đã thôi thúc Tô Hoài sớm tìm đến với cách mạng Từ thời kì Mặt trận Dân chủ sôi nổi, Tô Hoài đã hăng hái tham gia Hội ái hữu thợ dệt, làm thư kí ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông, rồi tham gia phong trào... v.v Cứ thế, cả cuốn tiểu thuyết là những chuyện sinh hoạt đời thường với những niềm vui, nỗi buồn, những lo toan thường nhật của người dân quê Dường như Tô Hoài cứ ghi chép một cách khách quan những câu chuyện có thực xảy ra ở làng quê ngoại thành Êy Những xung đột xã hội gay gắt thường gặp ở các tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam những năm 1936-1939 thì đến tiểu thuyết của Tô Hoài dường như hoàn... tài năng nghệ thuật của Tô Hoài, đã được liên kết với những số phận con người để tạo lên những bức tranh lịch sử, bức tranh xã hội sâu sắc Cái nhìn con người ở phương diện đời thường, cách khai thác những chi tiết vặt vãnh là nét phong cách ổn định, thống nhất trong tiểu thuyết của Tô Hoài cho dù những tiểu thuyết Quê người, Mười năm, Ba người khác được viết trong thời gian cách nhau khá xa 2.2 Miêu . giá về Tô Hoài và tiểu thuyết của ông: Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân” nhưng Tô Hoài “có khuynh hướng về xã hội”. Vũ Ngọc Phan cũng khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có. Chóng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tiểu thuyết Tô Hoài với tiểu thuyết của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong các tiểu. Êy. Tiểu thuyết của Tô Hoài mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết truyền thống của Việt Nam nhưng đồng thời Tô Hoài cũng mang đến cho tiểu thuyết những nét riêng biệt. Qua tiểu thuyết

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan