nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học tây bắc

101 1.2K 4
nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học tây bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI  LƢU ANH ĐẠI NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY BẮC Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số : 60.14.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Dũng HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa GDTC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Dũng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, cán bộ và giảng viên trong và ngoài Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm để hoàn thành luận văn của mình. Tác giả Lưu Anh Đại MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về thể dục thể thao và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất 10 1.2. Giáo dục thể chất trong các trường Đại học ở Việt Nam 17 1.3. Quá trình xây dựng và phát triển của chương trình giáo dục thể chất ở các trường Đại học 19 1.3.1. Thời kỳ từ năm 1966 trở về trước 19 1.3.2. Thời kỳ từ năm 1966 đến 1989 21 1.3.3. Thời kỳ từ 1989 đến 1994 22 1.3.4. Thời kỳ từ năm 1995 đến nay 23 1.4. Các chỉ tiêu thể lực một nội dung cơ bản đánh giá chất lượng giáo dục thể chất 29 1.4.2. Kỹ năng thực hành 31 1.4.3. Các chỉ tiêu thể lực 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY BẮC 36 2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công tác giáo dục thể chất 36 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất thể dục thể thao 37 2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao của Đại học Tây Bắc 38 2.4. Chương trình giáo dục thể chất của Đại học Tây Bắc 40 2.4.1. Chương trình môn học giáo dục thể chất và tổ chức đào tạo 40 2.4.2. Nội dung và nhiệm vụ của Giáo dục thể chất trong trường Đại học Tây Bắc 40 2.4.3. Chương trình môn học giáo dục thể chất dành cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc 41 2.5. Phương pháp tổ chức quá trình giáo dục thể chất 44 2.6. Thực trạng về thi, kiểm tra đánh giá giáo dục thể chất của Đại học Tây Bắc 45 2.7. Thực trạng thể lực của sinh viên Đại học Tây Bắc 47 năm 2013-2014 của Đại học Tây Bắc 47 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY BẮC 56 3.1. Cơ sở khoa học nhằm lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên 56 3.1.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý và diễn biến khả năng lao động trí óc của sinh viên 56 3.1.2. Cơ sở sử dụng các phương tiện thể dục thể thao vào quá trình học tập và thời gian nhàn rỗi của sinh viên 59 3.1.3. Yêu cầu chuẩn bị thể lực theo đặc điểm ngành nghề 61 3.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn các giải pháp giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Tây Bắc 62 3.3. Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Tây Bắc 64 3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò vị, trí của giáo dục thể chất trong nhà trường 64 3.3.2. Đổi mới nội dung chương trình và tiến hành giảng dạy môn Giáo dục thể chất 65 3.4. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các giải pháp 80 3.4.1. Tổ chức ứng dụng các giải pháp 80 3.4.2. Kết quả ứng dụng các giải pháp 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 Kết luận: 87 Kiến nghị: 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ GDTC : Giáo dục thể chất Kg : Kilogam TDTT : Thể dục thể thao S : Giây NXB : Nhà xuất bản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng sân bãi dụng cụ TDTT của Đại học Tây Bắc 38 Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao của Đại học Tây Bắc . 40 Bảng 2.3. Nội dung chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất trong Đại học Tây Bắc 42 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát điểm thi học phần của sinh viên K53 46 Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra đánh giá thể lực của sinh viên các khoá năm 2013- 2014 của Đại học Tây Bắc 47 Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn các giảng viên thể dục thể thao trong và ngoài trường 49 Bảng 2.7. Kết quả phỏng vấn sinh viên Đại học Tây Bắc 50 Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy môn GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc 69 Bảng 3.2. Nội dung chương trình môn giáo dục thể chất đề xuất giảng dạy ở Đại học Tây Bắc 71 Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát triển thể lực cho sinh viên Năm thứ hai Đại học Tây Bắc (n= 25) 79 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm 81 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra thể lực của nữ sinh viên nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm 81 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 82 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra thể lực của nữ sinh viên nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 83 Bảng 3.8. Mức độ tăng trưởng thể lực của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 12 tháng thực nghiệm 84 Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 85 Bảng 3.10. Kết quả học tập môn GDTC nhóm đối chứng và thực nghiệm 85 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác GDTC trong các trường đại học là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo nói chung. Mỗi trường đại học đều có những đặc thù ngành nghề và nhiệm vụ riêng. Công tác GDTC phải tuân theo đặc thù riêng đó để phục vụ tốt nhất về mặt sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực của sinh viên phù hợp với ngành nghề mà sau này khi ra trường công tác họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân họ. Trong các trường Đại học, công tác GDTC được bản thân nhà trường cũng như Bộ chủ quản hết sức quan tâm thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao về trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo viên. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể thao lớn đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao của sinh viên. Nhưng trong thực tế, xuất phát từ những vấn đề đổi mới công tác giáo dục Đại học đa ngành và đa dạng hoá loại hình đào tạo cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay thì vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất đang đứng trước những thử thách to lớn. Để đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra thì công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường còn bộc lộ nhiều hạn chế như chỉ thị 36-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 24- 3-1994 đã đánh giá: "Thể dục thể thao của nước ta còn có trình độ rất thấp. Số người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn rất ít Đặc biệt là thanh 2 niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp". Vì vậy Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Chỉ thị 133/TTg ngày 7-3-1995 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ sự cần thiết phải chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp nhằm đưa vào nề nếp, phát triển thể lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, xây dựng quy hoạch phát triển và kế hoạch đổi mới công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường từ nay tới năm 2025. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho sinh viên nhiều trường Đại học không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Giáo dục - đào tạo về nội dung chương trình giáo dục thể chất mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thể lực và chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên và đã thu hút được sự quan tâm qua một số công trình khoa học của các tác giả như Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Ngũ Duy Anh (2000), Phạm Văn Đát (2006), Nguyễn Văn Thảo: (2007), Bùi Văn Hiến (2007) Tuy nhiên, vấn đề này tại Đại học Tây Bắc lại chưa được quan tâm nghiên cứu. Thực tế trong những năm qua ở trường Đại học Tây Bắc, việc kiểm tra trình độ thể lực của sinh viên để đánh giá công tác GDTC được đánh giá theo từng học phần của môn học theo tiêu chuẩn đã được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Do vậy, khó có thể đánh giá chính xác diễn biến phát triển thể lực của sinh viên, cũng như đề ra được những giải pháp thích hợp để thực hiện tốt mục tiêu GDTC của nhà trường. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Tây Bắc”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên trong quá trình thực hiện chương trình GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc, qua đó xác định nguyên nhân và lựa chọn giải pháp phát triển GDTC cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC nhà trường 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác GDTC cho sinh viên đại học không chuyên TDTT. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Gồm 374 sinh viên năm thứ hai Đại học Tây Bắc có cùng trình độ thể lực, trạng thái sức khoẻ và cùng thời gian tập luyện. 4. Phạm vi nghiên cứu Các giải pháp nhằm phát triển công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc. 5. Giả thuyết khoa học Đề tài đặt giả thuyết, một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc là do trường chưa có những giải pháp phù hợp, nếu lựa chọn được những giải pháp khoa học sẽ có tác dụng tích cực nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc. 6.2. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: [...]... đội ngũ giáo viên TDTT của trường Đại học Tây Bắc; Khảo sát chương trình GDTC cho sinh viên của Trường Đại học Tây Bắc; Khảo sát hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên của Trường Đại học Tây Bắc; Đánh giá tổng thể thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Tây Bắc - Giai đoạn 3: Từ tháng 08/2013 đến tháng 04/2014 - Xác đinh các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc; ... lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc; Tổ chức thực nghiệm kiểm nghiệm hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn; Xác định các test đánh giá thể lực của cho sinh viên của Trường Đại học Tây Bắc sử dụng trong thực nghiệm; Kiểm tra sư phạm trong thực nghiệm giải pháp; Đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc - Giai... Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, các quy định, văn bản pháp qui của Bộ Giáo dục và đào tạo về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên Các loại sách, tạp chí, tài liệu khoa học có liên quan và các đề tài nghiên cứu giáo dục thể chất cho sinh viên của nhiều tác giả đã được công bố 7.2 Phương pháp phỏng vấn Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng... lực qui định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi - Giáo dục óc thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao của vận động viên sinh viên Hoạt động thể dục thể thao trong các trường Đại học là một thành phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên Để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục của hoạt động thể dục thể thao cần... về số lượng các trường Đại học Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp chủ trương đẩy mạnh công tác GDTC và phát triển phong trào thể dục thể thao trong tất cả các trường Đại học trên toàn quốc, tăng cường và củng cố đội ngũ cán bộ giảng dậy thể dục thể thao, thành lập Bộ môn thể dục thể thao ở các trường Đại học, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng Năm 1980, Bộ Đại học và trung học chuyên... nghiên cứu, được chúng tôi sử lý bằng phần mềm SPSS 12.0 được cài đặt trên máy vi tính 9 Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên, được chúng tôi trình bày chương 2 và 3 của đề tài 8 Những đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá được thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại. .. giáo viên với tỷ lệ 1/200 sinh viên theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Về chất lượng giáo viên: Trong số 390 giáo viên chỉ có 10% có trình độ thực tập sinh sau đại học, có trên 20% trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo ngắn hạn Trong các trường không chuyên về thể dục thể thao còn chưa có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư, số giáo viên có trình độ đại học lâu không được bồi... mặt: + Thứ nhất: Giáo dục thể chất trong trường Đại học là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương tiện quan trọng và có hiệu quả để phát triển hài hoà, cân đối cơ thể và các tố chất thể lực của sinh viên + Thứ hai: Giáo dục thể chất trong trường Đại học là một quá trình sư phạm, nó có tác dụng tích cực đến phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong và thẩm... đảm bảo về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí để quản lý tốt công tác GDTC Trong qui hoạch xây dựng và nâng cấp trường sở phải đảm bảo sân chơi, bãi tập cho học sinh, sinh viên Nghiên cứu đề xuất với Bộ tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi, giới tính và sự phát triển thể lực của học sinh theo vùng, lãnh thổ Nghiên cứu xây dựng điểm tiến 26 tới... 28 - Phát triển lực lượng vận động viên và học sinh, sinh viên đạt trình độ cao ở khu vực Đông Nam Á Thể thao học sinh, sinh viên trở thành lực lượng chính của thể thao Việt Nam - Hệ thống tổ chức GDTC và thể thao học đường được xã hội hóa ở trình độ cao, trên cơ sở mục tiêu giáo dục theo pháp luật và các văn bản dưới luật của Nhà nước - Các công trình TDTT trường học được hiện đại hóa, ngang tầm với . giá giáo dục thể chất của Đại học Tây Bắc 45 2.7. Thực trạng thể lực của sinh viên Đại học Tây Bắc 47 năm 2013-2014 của Đại học Tây Bắc 47 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO. LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY BẮC 56 3.1. Cơ sở khoa học nhằm lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên 56 3.1.1. Những. vụ nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Tây Bắc. 6.2. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan