định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hà nội hiện nay

13 2.2K 5
định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hà nội hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên Hà Nội hiện nay. 1. Một vấn đề quan trọng của thế hệ trẻ, biểu hiện cho một luồng tư tưởng trong thời đại mới, cần được xem xét một cách toàn diện. Theo lẽ thường, con người ta sinh ra, lớn khôn, lập nghiệp, dựng chồng gả vợ, an nhàn tuổi già rồi quy tiên. Trong vòng quay của bánh xe cuộc đời thì hôn nhân được đánh giá là một trong những bước ngoặt lớn. Đó không chỉ là cách thức để duy trì nòi giống mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng giữa con người với nhau, là sự kiện trọng đại của con người khi đôi nam nữ cùng nhan gắn bó, chia sẻ ngọt bùi giữa bao thăng trầm của cuộc sống. “Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhằm chung sống cùng nhau và có trách nhiệm gia đình. Sự thừa nhận về mặt pháp lý biểu hiện ở giấy chứng nhận kết hôn do chính quyền địa phương cấp. Tính chất pháp lý còn thể hiện ở chỗ, từ nay cuộc hôn nhân, cuộc sống của gia đình, quyền lợi của vợ chồng cha mẹ, con cái sẽ được chính quyền bảo vệ” (Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012: 60). Đặt trong bối cảnh của các nước Phương Đông, hôn nhân chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Khác với Tây Phương về vấn đề “tự do” trong hôn nhân, người Phương Đông xem xét hôn nhân một cách nghiêm túc, thậm chí nghiêm trang và nhiều khi hà khắc. Tư tưởng Nho giáo thống lĩnh đời sống xã hội đã tạo nên những quy tắc bất di bất dịch cho hôn nhân.Theo dòng chảy của thời gian, quan niệm đó dần dần được thay đổi cho phù hợp thời đại song vẫn lưu giữ được nhiều nét truyền thống.Việt Nam là một trong những Quốc Gia chịu ảnh hưởng lớn của Nho Giáo nên hôn nhân rất được xem trọng. Sinh viên là những người đang ngồi trên giảng đường các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, là những nhân vật lực tương lai của đất nước, là đội ngũ tiềm năng đóng góp tài năng, cống hiến sức lực cho sự phồn vinh của Quốc gia, Dân tộc. Xét về mặt sinh học, đây là lứa tuổi mà sinh lý đã phát triển đầy đủ, là lứa tuổi cận kề của hôn nhân, chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân.Về mặt xã hội, đây là khoảng thời gian họ bắt đầu quan tâm nhiều tới người bạn đời trong tương lai của mình, định hình về cuộc sống tương lai, xem xét, định hướng, đưa ra các khuôn mẫu, tiêu chí lựa chọn bạn đời của mình. Xã hội ngày càng phát triển, quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế kinh tế thị trường và rộng hơn nữa là bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá đã tác động, ảnh hưởng lên tâm lý, suy nghĩ, nhận thức của sinh viên trong đó có vấn đề định hướng việc lựa chọn bạn đời. Nói như Các Mác trong “ Chủ nghĩa Duy vật biện chứng thì đó chính là quá trình mà “vật chất” tác động lên “ý thức”: “vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức và vật chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định ý thức, song ý thức cũng góp phần quay trở lại tác động đến vật chất”. Xem xét vấn đề là hành trình đi tìm hiểu xem xu hướng của sinh viên Hà Nội về cá định hướng, khuôn mẫu lựa chọn bạn đời như thế nào? Các xu hướng đó có tích cực hay không hay là đang có những biểu hiện lệch lạc, cơ hội hoặc nhằm đạt được mục đích nào đó? Có các nguyên nhân cụ thể nào tác động đến những nhận thức, định hướng đó và từ đó nhìn nhận, xem xét có hay không sự thay đổi trong tư tưởng của họ về những tiêu chuẩn về giá trị hôn nhân truyền thống, nếu có thì đó là sự khác biệt như thế nào? Có thể nói đây là một vấn đề thiết thực, đáng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như Tâm Lý học, Triết học… đặc biệt Xã hội học. Bởi Xã hội học là Khoa học nghiên cứu những hiện tượng, những quá trình, những quy luật, vấn đề nảy sinh và biến đổi trong cuộc sống. Xã hội không dừng chân một chỗ mà luôn luôn vân động và biến đổi, các luồng tư tưởng, nhận thức cũng được thay đổi theo dòng chảy của thời gian. Xã hội học là khoa học đi xem xét, nghiên cứu các vấn đề “không như chúng có vẻ là” của xã hội (Peter Berger) để từ đó bắt bệnh, đưa ra các loại thuốc chữa trị nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, hài hoà, văn minh, hiện đạo. Gia đình là tế bào của Xã hội, là thiết chế quan trọng mà Xã hội học quan tâm, những giới hạn mà xã hội đề ra trong lựa chọn bạn đời là một khía cạnh trong những vấn đề tổng thể mà Xã hội học gia đình quan tâm. 2. Những nghiên cứu đã xem xét vấn đề định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên. Định hướng trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng đã được sự quan tâm của công chúng. Điều đó thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu như bài viết “Hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời và quyết định kết hôn của các thế hệ trẻ ngày nay” của GS. Lê Thi trên tạp chí Gia đình và giới trong năm 2009. Tác giả đã nghiên cứu và khẳng định quyền tự do trong quyết định hôn nhân theo mô hình con cái tự do lựa chọn và quyết định nhưng có sự đồng ý của bố mẹ, Bên cạnh đó tác giả còn khám phá ra sự đa dạng trong hình thức, hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời “tự tìm hiểu, người cùng làng, cùng phố, cùng trường, gần nơi làm việc, bạn bè giới thiệu, có người mai mối, ở nơi vui chơi giải trí, do sự sắp đặt của gia đình…” Theo Thạc sỹ Lê Thái Thị Băng Tâm- Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- ĐHQGHN thì tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên “chịu ảnh hưởng lớn từ Gia đình và bạn bè. Các bạn trẻ học được những quan điểm, thái độ.Sự cảm nhận, định kiến trong việc lựa chọn bạn đời từ cha mẹ và anh em trong gia đình.Chúng còn bị hạn hữu, chi phối trong cách tìm, cách tiếp cận, cách chọn lọc qua sự góp ý, nhận xét chê bai. Trong nhiều trường hợp bạn bè có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên” (Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012: 162). Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những giới hạn mà Xã hội đề ra trong lựa chọn bạn đời bao gồm: “Khung cảnh xã hội”, “Quan hệ thân thuộc”, “Các nhân tố giữa cá nhân với nhau trong lựa việc chọn bạn đời”, “một số yếu tố khác: tài sản, địa vị, cá tính, tính thuần nhất của vợ chồng” Theo nghiên cứu “Những định hướng trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp ĐHKHXH&NV- ĐHKHTN-ĐHQGHN) của Nguyễn Ngọc Tú tác giả đã đưa ra những kết quả: Thứ nhất, quan niệm của sinh viên về hôn nhân và gia đình thì thời gian lập gia đình của họ là khác nhau: “75% dự định sẽ lập gia đình khi có cuộc sống đầy đủ; 10% dự định sẽ lập gia đình ngay sau khi ra trường và 15% là chưa nghĩ đến vấn đề này, mà hầu hết trong số đó là sinh viên năm thứ nhất và thứ hai”; “Phần lớn các bạn trẻ quan niệm”lứa tuổi thích hợp nhất để tiến đến hôn nhân đối với nam giới là 25- 30, đối với nữ giới là từ 25 tuổi trở lên” (Nguyễn Ngọc Tú, 2009: 16). Thứ hai là quan niệm về người quyết định trong hôn nhân. Nếu như trước đây cha mẹ là người quyết định hôn nhân cho con cái: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì hiện nay cơ bản là con cái là người quyết định hôn nhân , chỉ có “6.25 % tổng số nam”, “2 % số bạn nữ “đồng ý với quan niệm hôn nhân do cha mẹ sắp đặt. Theo nghiên cứu “Xu hướng gia đình ngày nay– một vài đặc điểm nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương năm 2004” của Viện xã hội học: “Nếu như trước năm 1975, có 8,3% cuộc hôn nhân do bố mẹ quyết định hoàn toàn thì tỷ lệ này đã giảm mạnh trong các giai đọan tiếp theo và đặc biệt trong giai đoạn 1994 – 2001, không có cuộc hôn nhân nào bố mẹ là người hoàn toàn quyết định”. Mô hình quyết định hôn nhânlà bố mẹ nhưng hỏi ý kiến con cái “đã giảm từ 11,5% trong giai đoạn 1965 – 1975 xuống còn 3,4% trong giai đoạn 2000 – 2001”. Mô hình hôn nhân do con cái quyết định nhưng được sự chấp thuận của bố mẹ chiếm tỷ lệ cao: “64.58 % nam giới và 88 % nữ giới”. Mô hình hôn nhân do con cái hoàn toàn quyết định, không chịu sự ảnh hưởng của bố mẹ chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn “25 % nam sinh viên, 8 % trong tổng số nữ sinh viên”. Thứ ba, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và giải thích những nguyên nhân mà sinh viên đưa ra các tiêu chuẩn đó. Ngoài ra, vấnđề còn có sự quan tâm của các bài báo mạng trên các trang web:http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/khon-ngoan-chon-ban-doi-646551.htm, http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/8-cach-khon-ngoan-lua-chon-ban- doi/13006554/118/ … 3. Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên Hà Nội hiện nay như thế nào? Và cơ sở lý thuyết nào để giải thích cho những định hướng đó? Qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, sách báo, tạp chí bản thân tôi nhận thấy định hướng trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hiện nay đang diễn ra như sau: Thứ nhất về độ tuổi hôn nhân, đa số các bạn sinh viên đều mong muốn ra trường có công việc ổn định một vài năm rồi lập gia đình, tức là độ tuổi kết hôn khoảng từ 23- 27 là hợp lý. So với ngày xưa thì độ tuổi kết hôn rất sớm: “Lấy chồng từ thuở mười lăm Đến năm mười tám em đà năm con Ra đường tưởng hãy còn son Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng” thì ngày nay thời gian cho kết hôn đã được dãn ra, phù hợp với quan niệm mới của xã hội hiện đại và theo sự tư vấn của khoa học. Thứ hai, hôn nhân dựa trên nền tảng tình yêu của hai người, sự dung hoà, đồng điệu trong tâm hồn, trái tim. Có hàng nghìn lý do để con người ta yêu nhau, và tất nhiên thế hệ trẻ cũng luôn muốn chung sống trọn đời bên người mình thực sự thương yêu. Tình yêu sẽ khiến đời sống hôn nhân được chung thuỷ hơn, họ có thể chia sẻ cùng nhau những niềm vui, hạnh phúc, khó khăn trong cuộc sống, sẵn sàng thông cảm và bỏ qua cho nhau những lỗi lầm. Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả một đời người, chung sống với nhau suốt khoảng thời gian rất dài của cuộc đời mà không có tình yêu thì hôn nhân sẽ xảy ra nhiều mặt trái. Tuy áp lực của gia đình đến việc lựa chọn bạn đời của thế hệ trẻ ngày càng được giảm đo song đa số sinh viên đều mong muốn được sự tán thành, ủng hộ của hai bên gia đình để việc xúc tiến đám hỏi, đám cưới được diễn ra một cách thuận hoà, vui vẻ, hài lòng và ấm cúng. Thứ ba là các tiêu chuẩn về cá nhân của người bạn đời cởi mở hơn, không bị gò bó nhiều từ các tục lệ, tập tục hay quan niệm phong kiến, nhưng trong một chừng mực nhất định, các quan điểm xa xưa vẫn được lưu giữ và áp dụng. Đầu tiên là tiêu chuẩn về trình độ học vấn, nghề nghiệp của bạn đời. Nữ sinh viên thường mong muốn lấy được bạn đời có trình độ học vấn khá, giỏi hơn hẳn hoặc ngang bằng hoặc xấp xỉ với mình, nguyên nhân là do họ cảm thấy có thể có cùng một tầm kiến thức gần bằng nhau để tiện lợi trong sẻ chia những vấn đề của cuộc sống và tránh được những xung đột không đáng có, và quan trọng hơn là họ có cái nhìn tôn trọng về nhau hơn. Trong khi đó nam sinh viên thường có xu hướng tìm kiếm bạn đời có ngoại hình khá và ưu tiên những người có bằng cấp không vượt quá mình.Thực tế cho thấy, nhiều tình huống, con người ta không có sự phận biệt nhưng trong tâm trí họ vẫn ngầm nhận định là phải chọn người hơn mình “một cái đầu” hoặc ít ra cũng phải ngang tầm“36 % nữ sinh viên muốn người chồng của mình có trình độ tương đương và 54 % muốn chồng mình có trình độ học vấn cao hơn mình. Trong khi đó, cùng chỉ báo này, ở nam sinh viên lần lượt là 35.4 % và 10.4 %” (Nguyễn Ngọc Tú, 2009:28). Vấn đề nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Nam sinh viên thường có xu hướng chọn bạn đời với một công việc nhàn rỗi, ổn định để chăm sóc con cái, gia đình như là giáo viên, công nhân viên chức làm trong các cơ quan nhà nước… Trong khi đó các nữ sinh viên thường mong muốn tìm được bạn đời mạnh mẽ, quyết đoán có thể chở che, chăm lo, bảo vệ cho họ. Thông thường là các nghành nghề như: Kinh tế, Kỹ thuật… Tính chất công việc cũng được đưa ra để xem xét bạn đời. Có thể nói các bạn sinh viên rất đắn đo trong việc lựa chọn bạn đời thường xuyên phải luân chuyển công việc: Xây dựng, lái xe… Họ cũng cảm thấy rất khó khăn để lấy một người bạn đời làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tính mạng. Tiếp đó là đạo đức và hình thức của người bạn đời. Người hoàn hảo nhất theo như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vừa phải “có tài”, lại có “đức”. Trong lựa chọn bạn đời, hình thức là một trong nhân tố quyết định. Ai cũng mong muốn mình có một người bạn đời có sự hài hoà trên khuôn mặt. Cái đẹp là cái hiện hiển ngay, dễ khiến đối phương có cảm tình.Tuy nhiên song hành cùng hình thức chính là những phẩm chất đạo đức của người bạn đời. Đó phải là người sống có trách nhiệm, có tình nghĩa và thực sự chung thuỷ, tôn trọng lẫn nhau. Tuy rằng vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn quá khắt khe, song nhìn chung các bạn vẫn mong muốn có được một người bạn đời chưa từng có quan hệ tình dục trước đó. Thêm vào đó là điều kiện kinh tế, tài chính của bạn đời. Nếu từng đọc qua cuốn sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của GS. Trần Quốc Vượng chúng ta sẽ nhận thức được rằng: Đàn ông Việt Nam được đánh giá rất là gia trưởng, duy lý và xem trọng việc giữ gìn hình ành, thể diện của bản thân nên tâm lý chung là không ai muốn lấy vợ hơn mình, vậy nên nam sinh viên có xu hướng mong muốn bạn đời có nguồn tài chính ngang bằng hoặc thấp hơn mình còn nữ sinh viên vẫn luôn nghĩ họ là phái yếu, cần được chở che nên họ đòi hỏi bạn đời phải có tài chính lớn hơn mình để trangtrải cuộc sống trong gia đình. Xã hội phát triển, con người luôn phải tính toán, suy nghĩ làm sao có cuộc sống trọn vẹn nhất nên nhiều khi vật chất đã tác động vào ý thức họ, khiến việc lập gia đình chịu chi phối nhiều từ vấn đề tài chính, điều đó đã dẫn đến hệ quả đáng buồn là nhiều cuộc hôn nhân thành lập chỉ dựa trên vấn đề tiền bạc, vì lợi ích, lòng tham mà không hề có tình yêu và dẫn đến các kết quả đáng buồn: không chung thuỷ trong hôn nhân, hôn nhân tan vỡ. Bên cạnh các tiêu chuẩn cá nhân của bạn đời thì các yếu tố khách quan xung quanh cuộc sống của bạn đời cũng được thay đổi. Giao thông ngày càng thuận tiện nên dường như tư tưởng chọn bạn đời phải cùng quê hương không còn chiếm lĩnh tâm quan trọng như ngày trước, sinh viên rất cởi mở về vấn đề này. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó những định kiến vùng miền vần còn tồn dư, thỉnh thoảng vẫn còn có các quan điểm như: không lấy vợ người Thanh Hoá, con gái Thanh Hoá không hiền lành, hay không lấy chồng miền Trung vì họ rất ki bo, không lấy chồng Sài Thành vì họ hoang phí…Song đó cũng chỉ là số ít, dần dần trong tương lai, những tư tưởng tồn đọng sẽ dần được được xoá bỏ hoàn toàn. Yếu tố gia đình của bạn đời rất được xem trọng. Ông cha ta luôn căn dặn “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”, nghĩa là phải tìm một người bạn đời được sinh ra trong một gia đình có đức độ, có giáo dục, biết đối nhân xử thế. .“Một khi có ý định tiến đến hôn nhân thì nên tìm hiểu rõ về gia đình người đó.Trước tiên là phải xem xét thái độ đối xử với nhau giữa các thành viên trong gia đình”. (Nguyễn Ngọc Tú, 2009: 21). Mặc dù bối cảnh hiện đại của ngày hôm nay, đất nước mở cửa để phát triển, nền văn hoá khắp thế giới gõ cửa, sự giao thoa văn hoá được xúc tiến mạnh mẽ hơn, sinh viên là những người đầu tiên chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của những yếu tố này. Họ được tiếp xúc với những tiến bộ của tri thức nhân loại, những thay đổi trong xã hội sẽ có tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của họ tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn cho rằng hôn nhân là việc trăm năm, ngoài ý nghĩa thỏa mãn nhu cầu cá nhân còn là sự bảo tồn dòng dõi và phát triển dân tộc. Vậy nên, tìm một gia đình như thế nào để kết thân là một việc làm rất có ý nghĩa. Tìm hiểu về gia đình của người bạn đời có thể xem xét trên các mặt: gia đình đó có vị thế như thế nào trong xã hội, điều kiện kinh tế gia đình, xem gia đình đó có “môn đăng hộ đối” với gia đình mình không? Đặc biệt là những gia đình có vị thế cao hoặc nguồn tài chính khổng lồ trong xã hội. Bên cạnh đó sinh viên cũng rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của gia đình bạn đời, các bạn sinh viên thường rất kén chọn bạn đời mà gia đình có các bệnh di truyền như tim mạch, hay các loại bệnh ung thư khác…Lý giải của họ và vì mong muốn cho một tương lai khoẻ mạnh dành cho thế hệ con cái sau này. Nhìn theo một khía cạnh nào đó thì quan điểm này mang tính vị kỷ, cá nhân cao nhưng có thể chấp nhận được, bởi theo Thuyết lựa chọn duy lý chúng ta biết được rằng: con người luôn hành động có mục đích để đạt được những kết quả cao nhất với những chi phí thấp nhất. Để hiểu vấn đề một cách toàn diện, chúng ta có thể xem xét dưới góc độ của lý thuyết biến đổi xã hội. Hiểu một cách khái quát thì biến đổi xã hội là một quá trình thay đổi, biến thiên củacác thiết chế xã hội, các quy tắc, hay những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, và các hệ thống phân tầng xã hội. Hay nói cách khác biến đổi xã hội là sự thay đổi so sánh với tình hình xã hội hoặc một nếp sống có trước.Các nhà Xã hội học nghiên cứu và đã đưa hai cấp độ biến đổi xã hội: đó là những biến đổi vi mô và những biến đổi vĩ mô. Những biến đổi vi mô: có thể xem xét là những biến đổi nhỏ tại một phạm vi, không gian hẹp, có thể thấy được hoặc không thấy được trong đời sống thường nhật của con người. Trong khi đó những biến đổi vĩ môxuất hiện và diễn ra tại một phạm vi rộng lớn.Nó là vấn đề được đông đảo quần chúng quan tâm, bình luận, đánh giá và có sự nghiên cứu của các nghành khoa học.Quá trình diễn ra biến đổi vi mô thường nhanh còn trong biến đổi vĩ mô thường rất chậm chạp. Theo quan điểm của Nhà Xã hội học Các Mác “Các triết gia chỉ biết giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau, thế nhưng quan điểm là phải thay đổi xã hội” (Marx, tại đài kỷ niệm Marx trong nghĩa trang Highgate, Lodon) như vậy xét trong trạng thái đứng im tương đối thì xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, vận động và biến đổi là động lực của phát triển xã hội. Biến đổi xã hội thì có các đặc điểm sau: Thứ nhất tốc độ, cường độ, thời gian biến đổi xã hội diễn ra khác nhan giữa các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế giới .Xét về bản chất của sự vật, hiện tượng tại một thời điểm cũng được biến đổi khác nhau.Thứ hai biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính không kế hoạch. Biến đổi xã hội sẽ dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của con người. Sự cởi mở, năng động, tự do, công bằng hơn của Xã hội đã làm cho định hướng lựa chọn bạn đời của sinh viên được cởi mở hơn, những tư tưởng, những luồng suy nghĩ tân tiến được áp dụng nên hôn nhân được dựa trên nền tảng tình yêu là phần lớn. Hay nói cách khác những giá trị truyền thống được hạn hẹp hoá dần, những tập tục, hủ tục lạc hậu, quá gò ép đã được loại bỏ dần. Tuy nhiên quá trình biến đổi diễn ra theo thời gian, không bao giờ một giá trị nào có thể mất hẳn đi, nó chỉ biến chuyển, thay đổi dần dần. Đất nước ta mới chỉ mở cửa được hơn hai mươi lăm năm, do đó những tư tưởng phong kiến, hoặc giá trị truyền thồng vẫn có sức ảnh hưởng đến hôn nhân, điều đó giải thích tại sao hôn nhân vẫn thường có quan niệm là phải hợp tuổi hay môn đăng hộ đối… Cũng có thể giải thích những định hướng trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên bằng Lý thuyết “Thuyết lựa chọn duy lí” có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỉ 18-19 khi mà một số nhà triết học đã từng cho rằng bản chất của con người là vị kỉ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tráng nỗi khổ đau; còn các nhà kinh tế học thì nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Thuyết lựa chọn duy lí được phát triển mạnh mẽ qua thời gian với các quan điểm của nhiều tác giả như Marx, Homans, Jone Elster, Marschal…Thuyết lựa chọn duy lí được phát triển mạnh trong kinh tế học hiện đại, lý thuyết“cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích.Có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu” [Lê Ngọc Hùng, 2008: 354]. Áp dụng vào trong đề tài nghiên cứu ta thấy rằng: Trong quá trình lựa chọn bạn đời, các cá nhân đưa ra các tiêu chí, chuẩn mực riêng. Hay nói cách khác họ đã tính toán, những suy nghĩ, những động cơ hoặc những cảm xúc riêng nhất định của mình nhằm hướng tới cuộc sống hôn nhân đầy đủ, ổn định, hạnh phúc sau này. 4. Xu hướng biến đổi về nhận thức về định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên Hà Nội trong tương lai sẽ diễn ra như thế nào? Và một số hướng nghiên cứu mới về vấn đề. Theo Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ Đại học quốc gia Hà Nội thì Tại Mỹ lối sống độc thân hoặc kết hôn muộn là: “87 triệu người (43% người trưởng thành)”; còn Tây Âu: “158 triệu người (50% DS T.AU”. Và “hơn một thập niên gần đây, ngày càng có nhiều thanh niên châu Á chọn cách sống độc thân. Việt Nam, 15 năm gần đây tuổi kết hôn trung bình lần đầu có xu hướng tăng và tỉ trọng kết hôn giảm đi rõ rệt phản ánh xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ” (http://tainguyenso.vnu.edu.vn/xmlui/handle/123456789/1686). Đứng trên lập trường của cá nhân, theo quan điểm của tôi: trong tương lai sinh viên Hà Nội có xu hướng lập gia đình muôn hơn, khoảng từ 26-30. Nguyên nhân là do cuộc sống hiện đại lên, con người càng ngày càng quan trọng cái “tôi” của bản thân, và chăm lo cho các khía cạnh của bản thân. Người Việt Nam sống duy tình, có tâm lý sống không vì bản thân mà là vì người thân, vì cha mẹ, vì con cái. Vì thế trong chuỗi hệ thống hành động duy lý bao giờ họ cũng luôn để tâm đến sự tác động của môi trường sung quanh: gia đình, bạn bè, dư luận xã hội… Trong khi đó vấn đề này dưới hệ quy chiếu của người phương Tây thoải mái hơn nhiều, và tương lai Việt Nam cũng sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Đó cũng là một trong những lý do vì sao người ta sẽ dần kết hôn muộn: họ thà ở vậy, cô đơn một chút nhưg thoải mái, thay vì là gặp phải người không hợp, không tốt, hoặc thiếu sự tôn trọng mình Hay nói cách khác, lý do một số phẩm chất sẽ được đặc biệt coi trọng, ví dụ như sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người (người có tính gia trưởng về sau sẽ khó kết hôn hơn) hay là sự tự lập của vợ chồng khỏi gia đình bô mẹ chồng/ vợ, bởi vì thường sự can thiệp của gia đình bố mẹ vào đời sống vợ chồng mang tính chất quản thúc và ép buộc nhiều. Thêm vào đó sinh viên ra trường với vốn kiến thức trong tay, họ mong muốn ở lại Thủ đô lập nghiệp thay vì về quê. Cơ hội phát triển ở thủ đô là lớn hơn và để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình tương lai họ phải nỗ lực nhiều hơn, chú trọng tài chính cá nhân nên việc lập gia đình sẽ muộn hơn nhất là trong bối cảnh thành phố lớn như Hà Nội đang hạn chế nhập cư, giảm bớt sức đè nặng lên cho giáo dục, y tế, giao thông, người muốn định cư lâu dài cần có công ăn việc làm ổn định, thu nhập khá: “Những năm gần đây, Hà Nội đang phải chịu áp lực ngày một lớn do tình trạng tăng dân cư quá nhanh. Từ khi Luật cư trú ra đời, mỗi năm trung bình có khoảng 50.000 người đăng ký thường trú vào nội thành (tăng gấp 3 lần so với trước đây).Trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng cung ứng dịch vụ công như giáo dục, y tế, giao thông không thể đáp ứng kịp với số lượng người nhập cư. Thành phố cũng không có đủ kinh phí để cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng khả năng cung ứng dịch vụ công để đáp ứng số dân cư lớn như vậy…Do vậy, Chính phủ đưa ra biện pháp hành chính về đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn so với Luật cư trú hiện hành. Ngoài các trường hợp chuyển hộ khẩu theo chồng hoặc vợ, công dân muốn được đăng ký thường trú ở nội thành thì phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên” (http://vnexpress.net/gl/xa- hoi/2012/10/co-viec-lam-noi-o-on-dinh-moi-nhap-khau-thu-do/) Và cũng do hệ quả việc lập gia đình muộn, nên con số trẻ em sinh ra sẽ tạm thời giảm, tứ là tỷ lệ sinh sẽ đi xuống, trong khi tỉ lệ tử ngày càng giảm do chất lượng cuộc sống được nâng lên. Điều đó vô hình chung sẽ đẩy nhanh quá trình “dân số già” tại Việt Nam. Đây là một bài toán cho các nhà quản lý trong hoạch định chính sách dân số tương lai, đòi hỏi một cách nhìn vĩ mô và có sự khảo sát, nghiên cứu kĩ càng. Bên cạnh đó, xét về mặt sinh học, sinh viên sau khi ra trường là độ tuổi mà các bộ phận cơ thể cấu thành phát triển toàn diện nhất, ắt sẽ nảy sinh ra những nhu cầu ham muốn trong đời sống tình dục, nếu lập gia đình muộn nhiều lúc sẽ dẫn đến tình trạng tìm nơi để thoả mãn nhu cầu, và một hệ quả là tình trạng tình dục trước hôn nhân sẽ tăng nhanh chóng, cũng có thể dịch vụ mại dâm sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn, từ đó kéo hàng loạt các vần đề khác liên quan đến việc trật tự, an toàn xã hội. Do vậy cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, bám sát xu hướng kết hôn của sinh viên để có những giải pháp cụ thể nếu các vấn đề trên diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.Và thiết nghĩ, phải chăng đã đến lúc các nhà quản lý nói riêng và xã hội nói chung nên suy nghĩ việc có nên thành lập các “khu phố đèn đỏ” như một số nước trên thế giới đã làm. Điển hình như ở Thái Lan, Hoa Kỳ, Pháp… Liên quan đến các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Chúng ta thừa nhận rằng, thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, các quan niệm phong kiến về hôn nhân đã được tháo gỡ, tuy nhiên vấn đề tuổi tác vẫn đươc nhiều người quan tâm. Bằng chứng là hiện nay nhiều người làm trong lĩnh vực kinh tế họ rất chăm chú việc lựa chọn bạn đời hợp tuổi. Xét cho cùng, không một quan điểm nào có thể thay đổi một cách chóng vánh, cần phải chờ đợi vào thời gian, vào sự phát triển của một xã hội tương lai. Theo đánh giá chủ quan của bản thân tôi, trong tương lai các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời theo quan niệm truyền thống : “lấy vợ kén tông, lấy chồng xem giống”, hay tư tưởng môn đăng hộ đối, đặc biệt là tư tưởng lấy vợ lấy chồng theo khu vực vùng miền, hợp tuổi, hợp mệnh… sẽ hoàn toàn được được loại bỏ chứ không còn mang tính chất “tồn dư” như hiện nay: “Phương pháp “Luận tuổi Lạc Việt” còn có tính nhân bản ở chỗ là nó khẳng định một cách hợp lý theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về tình yêu nam nữ -”Yêu nhau cứ lấy” và sinh đứa con chính là nguồn hạnh phúc gia đình, dù tuổi cha mẹ có khắc nhau đi chăng nữa…“tuổi tác” là một trong những điều kiện tương tác mang tính căn bản ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mối quan hệ giữa người với người, chứ không có nghĩa tuổi tác sẽ quyết định mọi thứ diễn ra xung quanh bạn. Có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, mỗi gia đình như: hoàn cảnh gia đình, công việc, thu nhập, tính cách cá nhân… Chính vì vậy khi gặp các vấn đề nan giải trong cuộc sống, các bạn không nên quy hết vào lý do… không hợp tuổi, để rồi có những đáng tiếc xảy ra và xã hội lại tiếp tục duy trì những quan niệm không chính xác về việc xem xét tương quan tuổi giữa người với người” (http://blog.thoigian.info/danh-gia-l%E1%BA %A1i-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-h%E1%BB%A3p-tu%E1%BB%95i-khi-k %E1%BA%BFt-hon/). Sự phát triển mạnh của khoa học cùng quá trình hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá sẽ tạo nên những con người hiện đại với suy nghĩ cởi mở, tự do, duy lý, khách quan và không mê tín, cổ hủ, hà khắc như trước đó. Vấn đề “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”sẽ hoàn toàn được loại bỏ. Tuy nhiên xã hội công nghiệp sẽ tạo ra những con người công nghiệp, tác phong công nghiệp được xây dựng, con người duy lý hơn, do vậy họ dựng chồng gả vợ bên cạnh tình yêu còn ẩn chứa những toan tính nhất định. Nam nữ có xu hướng dần dần bình đẳng. Thậm chí, trong xã hội ngày nay khi mà sức khỏe của người đàn ông không còn là công cụ để tìm kiếm nguồn thu nhập thì thay vào đó sự nhạy cảm, khéo léo, giỏi giao tiếp của người phụ nữ mới là chìa khóa, vai trò của người phụ nữ trong việc kiếm tiền trong gia đình sẽ ngày càng lớn. Chính vì thế nên cái tâm lý “không [...]... đến việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hơn là các vấn đề như hình thể, tính cách…Do vậy, cần tăng cường giáo dục thế hệ trẻ các đức tính quan trọng, cần thiết để họ luôn giữ được cái tâm trong suy nghĩ, hành động, tránh hệ quả đáng buồn của cơ chế thị trường là hình thành con người chủ nghĩa cơ hội, nhấn mạnh và trò của đồng tiền hơn là giá trị của hôn nhân, của gia đình, của tình yêu đích thực Nhà... trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ĐHKHXH&NV- ĐHKHTN-ĐHQGHN) 4 Viện xã hội học 2004.“Xu hướng gia đình ngày nay một vài đặc điểm nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương 5 NXB Chính trị quốc gia 2009 Giáo trình “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin 6 Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ- ĐHQGHN 2007 “Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay Và các... nâng cao nhận thức của giới trẻ về con người tri thức, tài năng, đức độ trong bối cảnh cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh kinh tế là các quan niệm mới của bối cảnh mới về hôn nhân Các vấn đề trong đời sống tình cảm trong tương lai của mình được sinh viên quan tâm nhiều hơn Đơn cử đó là vấn đề thoả mãn trong đời sống tình dục, một số người gọi đó là hợp nhau trong quan hệ chăn gối... chúng ta có thể đưa ra nhiều nghiên cứu mới Đơn cử:  Sinh viên Hà Nội và xu hướng kết hôn muộn- một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhanh tình trạng dân số già  Ảnh hưởng tài chính đến quyết định hôn nhân của các cá nhân  Quan điểm của sinh viên về đời sống tình dục trước hôn nhân  Quan điểm của sinh về việc có hay không nên thành lập các khu đèn đỏ giải quyết nhu cầu tình dục Nghiên cứu vấn đề... nhiều vấn đề, chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà Nước Xem xét xu hướng kết hôn để có thể phác thảo biểu đồ dân số trong tương lai từ đó nhìn nhận được sự tiến triển của xã hội để đưa ra những chính sách tiếp tục phát huy những giá trị tinh tuý, tinh hoa và loại bỏ những tác nhân, những hệ luỵ không đáng có Chúng ta biết rằng Sự vật vốn dĩ không làm nên giá trị, giá trị ở chỗ con người chúng ta... nhân trong suốt cả cuộc đời Số lượng vụ ly hôn sẽ có sự tăng lên thay vì đi xuống do cách nhìn nhận cởi mở: Không hợp nhau thì giải thoát nhau để đi tìm hạnh phúc mới Và tình yêu, hôn nhân đồng tình sẽ có xu hướng tăng, không chọi sự đánh giá khắt khe, kỳ thị, phân biệt đối xử như hiện nay Xuất phát từ những xu hướng đó, trong tương lai chúng ta có thể đưa ra nhiều nghiên cứu mới Đơn cử:  Sinh viên Hà. .. trong. Nói như Berger “Sự thông thái của Xã hội học” biểu hiện ở sự khám phá thế giới, cuộc sống muôn màu muôn vẻ của chúng ta, để chúng ta thấy được “mọi thứ không như chúng có vẻ là” DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Ngọc Hùng 2008 Lịch sử và lý thuyết Xã hội học NXB Khoa học xã hội… 2 Lê Thái Thị Băng Tâm 2012 “ Giáo trình Xã hội học gia đình” 3 Nguyễn Ngọc Tú, 2009 “Những định hướng trong việc lựa. .. vợ”(http://www.somenh.com/1-17/10-tieu-chuan-chon-bandoi/) Do vậy xu hướng sống thử trước hôn nhân sẽ không giảm đi mà sẽ còn tăng lên Luồng tư tưởng cởi mở trong đời sống tình dục của Tây Phương lan toả, nhiều sinh viên sẽ chấp nhận sống thử trước hôn nhân, nếu thấy có thể dung hoà thì họ sẽ tiến tới hôn nhân, chứ không phải như thực trạng sinh viên sống thử hiện nay là do tiết kiệm chi phí, do ham muốn, không kiềm...lấy người giỏi hơn mình” của con trai, hay “đàn ông là trụ cột kiếm tiền trong nhà” của con gái , hay thậm chí là xu thế trưởng giả của người đàn ông sẽ dần dần bị mai một Thế nên trong tương lai không chỉ người phụ nữ, mà một bộ phận đàn ông khi lấy vợ cũng sẽ tính toán về việc vợ mình có khả năng kiếm tiền và làm việc như thế nào Hay nói cách khác nhiều cặp đôi lấy nhau... hệ chăn gối vợ chồng: “Có 2 điều quan trọng trong số những điều mang lại hạnh phúc cho con người trong cuộc sống thế tục này đó là: (1) thỏa mãn trong quan hệ tình dục và (2) ăn ngon Không hợp nhau trong sinh hoạt vợ chồng là mất đi một sự hòa hợp rất lớn trong gia đình.Thỏa mãn về tình dục là rất quan trọng đối với cả hai vợ chồng.Nếu vợ không đáp ứng được trong quan hệ tình dục thì có thể người chồng . Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên Hà Nội hiện nay. 1. Một vấn đề quan trọng của thế hệ trẻ, biểu hiện cho một luồng tư tưởng trong thời đại mới,. nhất định của mình nhằm hướng tới cuộc sống hôn nhân đầy đủ, ổn định, hạnh phúc sau này. 4. Xu hướng biến đổi về nhận thức về định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên Hà Nội. nhau trong lựa việc chọn bạn đời , “một số yếu tố khác: tài sản, địa vị, cá tính, tính thuần nhất của vợ chồng” Theo nghiên cứu “Những định hướng trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hiện

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan