TIẾT KIỆM điện NĂNG NÂNG CAO hệ số CÔNG SUẤT COS của MẠNG điện

23 3.5K 8
TIẾT KIỆM điện NĂNG NÂNG CAO hệ số CÔNG SUẤT COS của MẠNG điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương IX TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COSϕ CỦA MẠNG ĐIỆN I.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN - Mục tiêu: + Sinh viên phải nắm được cách tiết kiệm điện năng trong quá trình tính toán thiết kế và quá trình vận hành hệ thống cung cấp điện . - Nhiệm vụ của sinh viên: + Đọc trước giáo trình + Tham gia các giờ học trên lớp.Tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan. + Chuẩn bị trước các câu hỏi vướng mắc (nếu có). + Phải tóm tắt và nắm được nội dung chính của chương. Khái niệm về hệ số công suất cosϕ? Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosϕ? Nâng cao hệ số công suất cosϕ bằng phương pháp tự nhiên? Nâng cao hệ số công suất cosϕ bằng phương pháp nhân tạo? + Phải chuẩn bị nội dung thảo luận theo yêu cầu. IX.2 QUY ĐỊNH HÌNH THỨC HỌC TRONG MỖI NỘI DUNG NHỎ NỘI DUNG HÌNH THỨC HỌC 9.1 Khái niệm chung Giảng 9.2 Ý nghĩa của việc nâng cao Cosϕ Giảng 9.3 Các khái niệm về hệ số Cosϕ Giảng, thảo luận nhỏ 9.4 Nâng cao Cosϕ bằng phương pháp tự nhiên Giảng,thảo luận nhỏ 9.5 Nâng cao Cosϕ bằng phương pháp nhân tạo Giảng,thảo luận nhỏ Ngân hàng câu hỏi Thảo luận IX.3 CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ §9-1 KHÁI NIỆM CHUNG Hệ số công suất cos ϕ của xí nghiệp là một chỉ tiêu đánh giá xí nghiệp dùng điện có hợp lí và tiết kiệm hay không? Do đó nhà nước đã ban hành các chính sách để khuyến khích các xí nghiệp phấn đấu nâng cao hệ số công suất cos ϕ .Ví dụ nếu hệ số công suất cos ϕ của xí nghiệp thấp hơn cos ϕ quy định thì xí nghiệp đó bị phạt, nếu lớn hơn sẽ được thưởng. Các biện pháp hạn chế các nguyên nhân gây ra tăng tổn thất điện năng là: - Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. - Sử dụng hợp lí các thiết bị điện. - Giảm công suất phản kháng truyền tải trên đường dây và máy biến áp bằng các thiết bị bù. - Nâng cao điện áp định mức cũng như điện áp vận hành của mạng điện. - Lựa chọn sơ đồ nối dây hợp lí nhất cho mạng điện. - Kiểm tra thường xuyên tổn thất điện năng trong mạng điện và cos ϕ trong các xí nghiệp. Tuy nhiên trong lúc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và nâng cao hệ số công suất cos ϕ, cần chú ý không được gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của xí nghiệp cũng như nhân dân lao động. §9-2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS ϕ Giữa P, Q, cosϕ có quan hệ với nhau theo biểu thức tính góc ϕ: P Q arctg=ϕ (9-1) Khi lượng P không thay đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường dây của mạng điện được bù sẽ giảm xuống do đó góc  nhỏ hơn, tức là cos ϕ tăng lên. Hệ số công suất cos ϕ được nâng lên sẽ đưa đến những hiệu quả sau đây: 9.2.1. Giảm tổn thất công suất ∆P trong mạng điện. )Q()P( 2 2 2 2 2 22 PPR U Q R U P R U QP P ∆+∆=+= + =∆ Khi giảm được Q truyền tải trên đường dây thì sẽ giảm được thành phần tổn thất công suất do công suất phản kháng gây ra, ∆P (Q) . 9.2.2. Giảm được tổn thất điện áp ∆U trong mạng. Ta đã biết, tổn thất điện áp được tính như sau: )Q()P( UUX U Q R U P U QXPR U ∆+∆=+= + =∆ Như vậy khi giảm được Q truyền tải trên đường dây (trong mạng) sẽ giảm được thành phần tổn thất điện áp do công suất phản kháng gây nên, ∆U (Q) . 9.2.3. Tăng được khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp. Khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào điều kiện phát nóng, tức là phụ thuộc vào dòng điện cho phép của chúng. Dòng điện chạy trên đường dây và máy biến áp được tính như sau: U.3 QP U.3 S I 22 + == Biểu thức này chứng tỏ rằng, với cùng một tình trạng phát nóng nhất định của đường dây hay máy biến áp, ta có thể tăng khả năng truyền tải công suất tác dụng P của mạng bằng cách giảm công suất phản kháng Q mà chúng phải truyền tải. Vì thế khi vẫn giữ nguyên đường dây hay máy biến áp, nếu cos ϕ của mạng được nâng cao thì khả năng truyền tải của đường dây hay máy biến áp sẽ được tăng lên. Ngoài ra việc nâng cao cos ϕ còn đưa đến hiệu quả là giảm chi phí kim loại màu, góp phần làm ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của các máy phát điện Trong thiết kế, nếu có xét tới bù công suất phản kháng thì có thể chọn được tiết diện dây dẫn nhỏ hơn hoặc máy biến áp có công suất nhỏ hơn. Vì vậy, việc nâng cao hệ số công suất cos ϕ cần phải được chú trọng quan tâm trong công tác thiết kế cũng như vận hành mạng điện. §9-3 CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS ϕ 9.3.1. Hệ số công suất tức thời. Là hệ số công suất tại một thời điểm nào đó, đo được nhờ dụng cụ đo cos ϕ hoặc nhờ các dụng cụ đo công suất, điện áp và dòng điện. I.U.3 P Cos =ϕ Do phụ tải luôn luôn biến động nên cos ϕ tức thời cũng luôn luôn biến động theo. Vì thế giá trị cos ϕ tức thời không có ý nghĩa trong tính toán. 9.3.2. Hệ số công suất trung bình. Là hệ số công suất trung bình trong một khoảng thời gian nào đó (một ca làm việc, một ngày đêm, một tháng, một năm ) ) P Q arctg(CosCos tb tb =ϕ Trong đó: 12 P tb tt W P − = ; 12 Q tb tt W Q − = W P , W Q là lượng điện năng tác dụng và phản kháng của các hộ dùng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian từ t 1 đến t 2 . W P , W Q được xác định nhờ các công tơ đo năng lượng. Hệ số công suất trung bình (cosϕ tb ) được dùng để đánh giá mức độ sử dụng điện tiết kiệm và hợp lí của xí nghiệp. 9.3.3. Hệ số công suất tự nhiên. Hệ số công suất tự nhiên là hệ số công suất trung bình tính cho cả năm. Khi không có thiết bị bù. Kí hiệu là cosϕ tn . Hệ số công suất cosϕ tn được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ số công suất và bù công suất phản kháng. §9-4 NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS ϕ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN Theo kinh nghiệm vận hành người ta đưa ra các biện pháp chủ yếu sau đây: 9.4.1. Chọn đúng công suất động cơ không đồng bộ truyền động cho các máy công cụ. 9.4.2. Thay động cơ chạy non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn. 9.4.3. Giảm điện áp của những động cơ làm việc non tải. 9.4.4. Hạn chế động cơ không đồng bộ chạy không tải. 9.4.5. Đề cao chất lượng, sửa chữa động cơ. 9.4.6. Vận hành máy biến áp hợp lý 9.4.7. Dùng động cơ đồng bộ thay động cơ không đồng bộ 9.4.8. Cải tiến qui trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất §9-5 NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS ϕ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÂN TẠO 9.5.1. Các loại thiết bị bù 1. Máy bù đồng bộ Máy bù đồng bộ giống như động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải. Do không có phụ tải trên trục, máy bù đồng bộ có thể được chế tạo gọn nhẹ hơn so với động cơ đồng bộ. Vì vậy máy bù đồng bộ rẻ hơn động cơ đồng bộ cùng công suất. Máy bù đồng bộ có những đặc điểm sau đây: - Máy bù đồng bộ có thể phát ra và tiêu thụ công suất phản kháng, ở chế độ quá kích thích máy bù sản xuất ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng, còn ở chế độ thiếu kích thích máy bù lại tiêu thụ công suất phản kháng của mạng. - Công suất phản kháng phát ra không phụ thuộc điện áp đặt vào mà phụ thuộc vào dòng điện I kt . - Lắp ráp, vận hành phức tạp, dễ gây ra sự cố ở phần động. - Bản thân máy bù cũng tiêu thụ một lượng sông suất tác dụng khá lớn, khoảng(0,015÷0,032) kW/kVAr. - Giá tiền một đơn vị công suất phát ra phụ thuộc vào công suất của máy bù. Công suất của máy bù cũng bé thì giá tiền 1 kVAr do nó phát ra cũng đắt. Vì vậy máy bù chỉ được chế tạo với công suất lớn từ 5 MVAr trở lên. - Có thể điều chỉnh công suất phản kháng phát ra bằng cách thay đổi kích từ một cách liên tục. Máy bù đồng bộ thường đặt ở những nơi cần bù tập trung, dung lượng bù lớn. 2. Tụ điện tĩnh Tụ điện tĩnh là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước điện áp. Do đó có thể phát ra công suất phản kháng Q cho mạng. Ưu điểm: - Suất tổn thất công suất tác dụng nhỏ, khoảng (0,003÷0,005) kW/kVAr. - Không có phần động nên lắp ráp, bảo quản dễ dàng. - Tụ điện tĩnh được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, vì thế có thể tuỳ theo sự phát triển của phụ tải trong quá trình sản xuất mà điều chỉnh dung lượng cho phù hợp. Nhược điểm: - Công suất phản kháng phát ra phụ thuộc vào điện áp. C.f2.UU.C. C./1 U X U XIQ 22 2 C 2 C 2 Π=ω= ω === Trong đó: +) U có đơn vị là V. +) C có đơn vị là F (fara). +) Q có đơn vị là VAr - Tụ điện có cấu tạo kém bền vì vậy dễ bị phá hỏng khi xảy ra ngắn mạch. - Khi điện áp tăng đến 1,1U đm thì cách điện của tụ điện dễ bị chọc thủng. - Khi đóng tụ điện vào mạng có dòng điện xung, còn khi cắt tụ khỏi mạng, nếu không có thiết bị phóng điện thì sẽ có điện áp dư trên tụ. - Khó tự động điều chỉnh dung lượng bù một cách liên tục. - Tụ điện tĩnh được chế tạo dễ dàng ở cấp điện áp (0,4÷10) kV. Thông thường nếu dung lượng bù nhỏ hơn 5 MVAr thì người ta dùng tụ điện, còn nếu lớn hơn phải so sánh với máy bù đồng bộ. 3. Động cơ không đồng bộ Rôto dây quấn được đồng bộ hoá Khi cho dòng điện một chiều vào dây quấn Rotor của động cơ không đồng bộ thì động cơ đó sẽ làm việc như động cơ đồng bộ, có thể điều chỉnh dòng kích từ để nó phát ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng. Nhược điểm của loại này là suất tổn thất công suất tác dụng lớn, khoảng (0,02÷0,08)kW/kVAr, khả năng quá tải kém. Vì vậy nó chỉ được phép làm việc với 75% công suất định mức. Vì các nhược điểm trên, cho nên nó chỉ được dùng khi không có sẵn các loại thiết bị bù khác. Ngoài các thiết bị bù kể trênN, còn có thể dùng động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ quá kích từ, hoặc dùng máy phát điện làm việc ở chế độ bù để làm máy bù. Ở các xí nghiệp có nhiều tổ máy điezen - máy phát, dùng làm nguồn dự phòng, khi chưa dùng đến có thể làm máy bù đồng bộ. Theo kinh nghiệm thực tế việc chuyển máy phát thành máy bù khá đơn giản. Vì vậy biện pháp này được nhiều xí nghiệp áp dụng. 9.5.2. Đương lượng kinh tế của công suất phản kháng, K kt Đương lượng kinh tế của công suất phản kháng k kt là lượng tổn thất công suất tác dụng giảm được khi giảm đi 1 kVAr công suất phản kháng truyền tải trong mạng. Nếu truyền tải một lượng công suất S trên đường dây 3 pha, lượng tổn thất công suất tác dụng (khi chưa có thiết bị bù) sẽ là: )Q(1)P(1 2 2 2 2 2 2 1 PPR. U Q R. U P R. U3 S 3RI3P ∆+∆=+=       ==∆ Trong đó: )P(1 P ∆ , )Q(1 P ∆ là lượng tổn thất công suất tác dụng trên đường dây do phải truyền tải một lượng công suất tác dụng P và một lượng công suất phản kháng Q. Qua biểu thức trên ta thấy rằng: Nếu giảm Q sẽ giảm được tổn thất công suất tác dụng trên đường dây. Giả thiết rằng, bằng phương pháp bù, lượng công suất truyền tải trên đường dây giảm bớt 1 lượng Q bù , khi đó lượng tổn thất công suất tác dụng trên đường dây sẽ là: R. U )QQ( R. U P P 2 2 bu 2 2 2 − +=∆ Lượng tổn hao công suất tác dụng được giảm bớt là: R. U )QQ2.(Q PPP 2 bubu 21 − =∆−∆=∆∂ Theo định nghĩa: kVAr/kW Q Q 2 U R.Q R. U QQ2 Q P k bu 22 bu bu kt       −= − = ∆∂ = (9-5) Từ biểu thức (9-5) ta thấy nếu Q và R càng lớn nghĩa là phụ tải phản kháng càng lớn và càng ở xa nguồn thì việc bù càng có hiệu quả. Như vậy nếu biết được k kt và lượng công suất bù Q bù thì chúng ta tính được lượng công suất tác dụng tiết kiệm được: bukt Q.kP =∆∂ (9-6) Giá trị của k kt thường nằm trong khoảng (0,02÷ 0,12) kW/kVAr. Trong tính toán có thể lấy những giá trị sau: - Hộ dùng điện do máy phát điện cung cấp k kt = (0,02÷ 0,04). - Hộ dùng điện qua 1 lần biến áp k kt = (0,04÷ 0,06). - Hộ dùng điện qua 2 lần biến áp k kt = (0,05÷ 0,07). - Hộ dùng điện qua 3 lần biến áp k kt = (0,08÷ 0,12). 9.5.3. Tính toán dung lượng bù 9.5.3.1. Tính dung lượng bù theo điều kiện tổn thất công suất tác dụng trên đường dây là nhỏ nhất Ở phần trên, biểu thức (9-6) chúng ta đã tính được lượng tổn thất công suất tác dụng giảm được do giảm công suất phản kháng truyền tải trên đường dây một lượng Q bù . Nhưng chính bản thân thiết bị bù cũng tiêu thụ một lượng công suất tác dụng, do đó lượng công suất tác dụng trên chỉ giảm được: bububuktbu ' Q.kQ.kPPP −=∆−∆∂=∆∂ Trong đó: bu bu bu Q P k ∆ = kW/kVAr là lượng tổn thất công suất tác dụng trên một đơn vị dung lượng thiết bị bù hay còn gọi là suất tổn thất của thiết bị bù. ( ) bububu 2 bu ' Q.kQQ.2 U R.Q P −−=∆∂ (9-7) Muốn tìm Q bù tối ưu ta đạo hàm phương trình (9-7) theo Q bù và cho bằng không, ta được: Q bù tối ưu = bu 2 2 bu k. R2 U Q R2 U.kQR2 −= − (9-8) Nếu dung lượng bù Q bù nhỏ hơn nhiều so với công suất phản kháng truyền trên đường dây Q (điều này thường xảy ra trong thực tế) thì ta có thể xem 0 Q Q bu = và ta có: Q bù tối ưu =         − kt bu k k 1Q (9-9) 9.5.3.2. Tính dung lượng bù theo hệ số công suất cos ϕ. Trong thực tế người ta thường tính dung lượng bù theo giá trị cos ϕ như sau: Q bù = P.(tg 1 - tg 2 ).α kVAr (9-10) Trong đó: - P là phụ tải tác dụng tính toán của hộ tiêu thụ, kW. -  1 là góc ứng với hệ số công suất trung bình cos ϕ 1 trước khi bù. -  2 là góc ứng với hệ số công suất cos ϕ 2 muốn đạt được sau khi bù. - α = (0,9÷1) là hệ số xét tới khả năng nâng cao cos ϕ bằng phương pháp tự nhiên - không đòi hỏi đặt thêm thiết bị bù. 9.5.3.3. Tính dung lượng bù kinh tế Chúng ta không thể chỉ dựa trên tiêu chuẩn giảm bớt tổn thất điện năng để quyết định dung lượng cần bù. Vì như vậy rất có thể tiền đặt thêm thiết bị bù sẽ lớn hơn số tiền giảm được do giảm tổn thất điện năng. Kết quả chi phí vận hành hàng năm không những không giảm mà còn tăng thêm. Vì vậy để đảm bảo chỉ tiêu kinh tế của mạng điện, việc quyết định Q bù phải dựa trên tiêu chuẩn chi phí tính toán hàng năm ít nhất. Gọi Z là hàm chi phí tính toán toàn bộ trong một năm khi có đặt thêm thiết bị bù. Chi phí tính toán Z gồm có 3 thành phần. 321 ZZZZ ++= +) ( ) bubutcvh1 Q.k.aaZ += là chi phí do đặt thiết bị bù. Trong đó: - a vh là hệ số vận hành thiết bị bù kể cả tu sửa và bảo quản. - a tc là hệ số tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đầu tư (1/T). - k bù là giá tiền 1kVAr thiết bị bù, (đ/kVAr). +) bubu02 Q.P.T.Z ∆β= là chi phí về tổn thất điện năng do bản thân thiết bị bù tiêu thụ. Trong đó: - β là giá tiền 1 kWh điện, đ/kWh. - T là thời gian làm việc của thiết bị bù. - ∆P 0bù là tổn thất công suất tác dụng trong một đơn vị dung lượng bù. Đối với tụ điện tĩnh ∆P 0bù = 0,005. +) 2 bu 2 3 )QQ( U R Z − τβ = là chi phí về tổn thất điện năng do công suất phản kháng gây nên trong mạng sau khi có đặt thiết bị bù. Trong đó: - Q là phụ tải phản kháng cực đại. - R là điện trở của mạng. - τ là thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất. Vậy chi phí tính toán toàn bộ của mạng là: ( ) ( ) τ − β+∆β++= .R. U QQ Q.T.P.Q.k.aaZ 2 2 bu bu bu 0bubutcvh Để xác định được công suất bù kinh tế ứng với chi phí tính toán nhỏ nhất, ta lấy đạo hàm của Z theo Q bù và cho bằng không: 0 dQ dZ bu = ( ) ( ) 0.R. U QQ 2.T.P.k.aa dQ dZ 2 bu bu 0butcvh bu =τ − β−∆β++= Từ đó giải ra ta có: ( ) [ ] 3 bu 0butcvh 2 bu 10 R 2 P.T.k.aa.U QQ − τβ ∆β++ −= (9-11) Trong biểu thức này: - Q tính bằng kVAr. - k bù tính bằng đ/kVAr. - β là đ/kWh, U là kV thì Q bù là kVAr. 9.5.4. Phân phối dung lượng bù trong mạng điện. [...]... Máy bù đồng bộ, vì có công suất lớn nên thường được đặt tập trung ở những điểm quan trọng của hệ thống điện Ở xí nghiệp lớn, nếu có máy bù thì nó thường được đặt ở phía điện áp cao của trạm biến áp trung gian hoặc phân phối Tụ điện có thể đặt ở mạng điện áp cao của trạm biến áp trung gian hoặc phân phối Tụ điện có thể đặt ở mạng điện áp cao hoặc mạng điện áp thấp a) Tụ điện điện áp cao (6-10) kV: Được... Khi vượt quá giá trị trên phải cắt ngay tụ điện ra khỏi lưới điện Để tránh ảnh hưởng của tình trạng dao động điện, một số tụ điện được chế tạo với điện áp định mức cao hơn điện áp định mức tương ứng của mạng là 5%; Trong vận hành nếu thấy hình dáng của tụ điện thay đổi (thường phình ra) thì phải cắt ngay tụ điện ra khỏi mạng Tham số kỹ thuật của các loại tụ điện tham khảo ở các bảng (9-2), (9-3) Phụ... pha của điện trở phóng điện bị đứt thì 3 pha của tụ điện vẫn có thể phóng điện qua hai pha còn lại của điện trở 9.5.7 Vận hành tụ điện Tụ điện phải được đặt ở những nơi cao ráo, ít bụi bặm, không có chất dễ nổ, dễ cháy và không có khí ăn mòn Tụ điện điện áp cao phải được đặt trong phòng riêng, có biện pháp chống cháy, chống nổ Phòng phải có cửa ra vào thuận tiện để phòng khi sự cố tụ điện nổ, công. .. của tụ điện phải thoả mãn các yêu cầu sau đây: - Giảm nhanh điện áp dư trên tụ điện để đảm bảo an toàn cho người vận hành, người ta quy định sau 30 phút điện áp trên tụ điện phải giảm xuống dưới 65V - Ở trạng thái làm việc bình thường tổn thất công suất tác dụng trên điện trở phóng điện so với dung lượng của tụ điện không vượt quá trị số 1W/kVAr - Dòng phóng điện không được lớn quá Điện trở phóng điện. .. lượng bù: Q bù, tụ điện nối theo hình tam giác thì điện dung của tụ nhỏ hơn 3 lần so với tụ điện nối theo hình sao 9.5.6 Sơ đồ nối dây và điện trở phóng điện Sơ đồ nối dây của tụ điện điện áp cao được trình bày trên (hình 9-8) Vì tụ điện điện áp cao là loại 1 pha nên chúng được nối lại với nhau thành hình tam giác, mỗi pha có cầu chì bảo vệ riêng Khi cầu chì một pha nào đó bị đứt, tụ điện của hai pha còn... cái của trạm biến áp trung gian hoặc phân phối Nhờ đặt tập trung, nên việc theo dõi vận hành các tụ điện dễ dàng và có khả năng thực hiện việc tự động hoá điều chỉnh dung lượng bù Bù tập trung ở mạng điện áp cao còn có ưu điểm nữa là tận dụng được hết khả năng của tụ điện, nói chung các tụ điện vận hành liên tục nên chúng phát ra công suất bù tối đa Nhược điểm của phương án này là không bù được công suất. .. phản kháng ở mạng điện áp thấp, do đó không có tác dụng giảm tổn thất điện áp, công suất ở mạng điện áp thấp b) Tụ điện điện áp thấp (0,4) kV : Thường đặt tập trung ở thanh cái điện áp thấp của trạm biến áp phân xưởng hoặc xí nghiệp Nó hay được đặt thành nhóm ở tủ phân phối động lực hoặc đặt phân tán ở từng thiết bị dùng điện Đứng về mặt giảm tổn thất điện năng mà xét thì việc đặt phân tán tụ điện bù ở... lượng bù ở phía điện áp thấp hợp lí nhất Gọi Qbù thấp là dung lượng bù ở phía điện áp thấp Vốn đầu tư để đặt dung lượng bù Q bù thấp ở phía điện áp thấp lớn hơn vốn đầu tư để đặt một dung lượng bù tương tự ở phía điện áp cao là: ∆V = ( athấp - acao ).Qbù thấp Trong đó: - acao là giá thành 1 kVAr tụ điện điện áp cao, đ/kVAr - athấp là giá thành 1 kVAr tụ điện điện áp thấp, đ/kVAr Số tiền tiết kiệm được mỗi... được dung lượng bù của một nhánh nào đó, cần phải xác định xem nên phân phối lượng bù về phía sơ cấp hay thứ cấp của máy biến áp để đạt hiệu quả kinh tế hơn Ta biết rằng giá thành 1 kVAr tụ điện điện áp cao (6÷10) kV, rẻ hơn giá thành 1 kVAr tụ điện điện áp thấp (0,4) kV Song việc đặt tụ điện ở phía điện áp thấp lại giảm được tổn thất công suất so với việc đặt tụ điện ở phía điện áp cao Vì vậy cần tính... Điện trở phóng điện được tính theo công thức sau đây: R pd U = 15.10 f Q 2 6 (Ω) Trong đó: - Q là dung lượng của tụ điện, kVAr (9-22) - Uf là điện áp pha của mạng Để có thể sẵn sàng làm việc ngay sau khi tụ điện được cắt ra khỏi mạng, điện trở phóng điện phải được nối phía dưới các thiết bị đóng cắt và ở ngay đầu cực của nhóm tụ điện Các bóng đèn làm điện trở phóng điện có thể được nối theo hình sao . dung chính của chương. Khái niệm về hệ số công suất cosϕ? Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosϕ? Nâng cao hệ số công suất cosϕ bằng phương pháp tự nhiên? Nâng cao hệ số công suất cosϕ. bù. Kí hiệu là cosϕ tn . Hệ số công suất cosϕ tn được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ số công suất và bù công suất phản kháng. §9-4 NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS ϕ BẰNG PHƯƠNG PHÁP. việc nâng cao hệ số công suất cos ϕ cần phải được chú trọng quan tâm trong công tác thiết kế cũng như vận hành mạng điện. §9-3 CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS ϕ 9.3.1. Hệ số công suất tức

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương IX

  • TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS CỦA MẠNG ĐIỆN

    • 9.5.1. Các loại thiết bị bù

    • 9.5.2. Đương lượng kinh tế của công suất phản kháng, Kkt

    • 9.5.3. Tính toán dung lượng bù

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan