phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần misa bài số 2

43 1.1K 1
phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần misa bài số 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trước tình hình kinh tế nước ta có sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt.Đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chiến lược và cách kinh doanh linh hoạt để nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho mình. Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu, thu thập và xử lý các thông tin để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế để từ đó định hướng ra các chiến lược, những quyết định đầu tư… cho phù hợp với nguồn lực công ty, hạn chế được những rủi ro trong đầu tư khi không nắm bắt được thông tin. Để giúp doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng sản xuất kinh donh cũng như biện pháp để cải thiện rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như biện pháp để cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA”. 1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu 1.2.1 Mục Tiêu Chung Trên cơ sở phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần MISa để đề xuất một số giải pháp nâng cao sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.2 Mục Tiêu Cụ Thể - Khái quát một số vấn đề lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty cố phần MISA - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối Tượng Nghiên Cứu Của Đề Tài Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA 1.3.2 Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài - Địa điểm: công ty cổ phần MISA - Thời gian: từ ngày 10/1/2009-23/5/2009 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 các khái niệm cơ bản 2.1.1 khái niệm về doanh thu và các loại doanh thu 2.1.1.1 khái niệm doanh thu Doanh thu là khoản tiền thu được từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp 2.1.1.2 các loại doanh thu a. doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền thu được từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp b. doanh thu hoạt động tài chính doanh thu hoạt động tài chính là khoản tiền thu được từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp 2.1.2 khái niệm chi phí và các loại chi phí 2.1.2.1 khái niệm sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của con người là điều kiện tất yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Trong nền kinh tế thị trường việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm phục vụ đáp ứng nhu cấu của thị trường đông thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là những quá trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra một chi phí nhất định,là chi phí về đời sống : tiền lương, tiền công, BHXH ngoài ra còn các loại chi phí khác như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chi phí quản lý…, mọi chi phí bỏ ra đều được thể hiện giá trị bằng thước đo tiền tệ. “ chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lien quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định”. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như: bán hàng, quản lý các hoạt động mang tín chất sự nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với từng vị trí sản xuấtt, từng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc tính toán, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là quý tháng, năm. Các chi phí này cuối tháng sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp. 2.1.2.2 phân loại chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau về cả nội dung,tính chất, công cụ,mục đích … trong từng doanh nghiệp sản xuất. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hách toán cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch đồng thời tạo cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu. a. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp vào một loại yếu tố chi phí, không cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí/ tổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương… Tuy nhiên cách nhìn này không cho biết CPSX/ tổng chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu. b. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm dựa vào mục đích, công cụ của chi phí và mức độ phân bổ chi phí từng đối tượng. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phi nhân công trực tiếp: gồm tiền lương,phụ cấp lương, trích BHXH ,BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với quy định tiền lương phát sinh - Chi phí chung: những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) + chi phí nhân viên phân xưởng + chi phí vật liệu và CCDC sản xuất + chi phí khấu hao TSCĐ + chi phí dịch vụ mua ngoài + chi phí bằng tiền khác Ba khoản mục chi phí trên được tính vào gia trị sản xuất, ngoài ra khi tính giá thành toàn bộ còn gồm: chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Phân loại theo cách này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp thông tin cho việc lập BCTC, giúp việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất, phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản xuất cũng như cho thấy vị trí của CPSX trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. c. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ. - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành trong phạm vi nhất định. - Chi phí biến đổi ( biên phí): là nhứng chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đông thời làm căn cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp. d. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đơi tượng chịu chi phí. - Chi phí trực tiếp: là những CPSX quan hệ trực tiếp cho sản xuất hoặ đối tượng chịu chi phí - Chi phí gián tiếp: là những CPSX có quan hệ đến sản xuất ra nhiều sản phẩm, không phân định được cho từng đối tượng cho nên phải phân bổ theo đói tượng nhất định. Phân loại theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách hợp lý. Nói chung việc phân bổ chi phí theo tiê thức nào là phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch, phân tích kiểm tra chi phí và xác định trọng điểm quản lý chi phí nhằm góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh ngiệp. 2.1.2.3 phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường song song với việc mở rộng môt trường kinh doanh cho các doanh nghiệp có nghĩa các doanh nghiệp phải cạnh tranh với gay gắt.Có thể nói cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một cuộc chạy đua khốc liệt trên một tuyến đường với nhứng biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích và không có người chiến thắng vĩnh cửu.Mục tiêu của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua đó là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận hạch toán trên sổ sách để giải trình với bộ tài chính cao cũng đồng nghĩa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao, mà các doanh nghiệp thì luôn luôn không muốn tiền chạy ra khỏi túi mình. Cho nên xu hướng chung của các doanh nghiệp là muốn đội chi phí sản xuất kinh doanh trên sổ sách hạch toán cao hơn. Nhà nước đã đưa ra các quy định trong luật thuế TNDN phần nào phản án đúng bản chất kinh tế tương đối đầy đủ các chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất kinh doanh chỉ bao gồm những khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, mà không bao gồm những khoản mục chi phí đầu tư dài hạn, chi phí phục vụ cho các hoạt động tổ chức toàn thể. - Có một số khởn chi phí về thực chất không phải là chi phí sản xuất kinh doanh nhưng do yêu cầu của chế độ hách toán kinh tế và chế độ quản lý hiện hành cho phép hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như: chi phí phòng cháy, chữa cháy, chi phí phòng chống bão lụt - Có một số khoản chi phí về thực chất là chi phí sản xuất kinh doanh nhưng phát sinh do lỗi chủ quan của doanh nghiệp thì không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như tiền phạt do vi phạm hợp đồng… Xác định đúng phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh mới hạch toán đầy đủ, đúng đắn hợp lý các khoản chi phí, qua đó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của SXKD của doanh nghiệp, cơ sở để nhà nước quản lý đề ra quyết định chính xác, xác định đúng đắn nguồn thu cho NSNN. 2.1.3 khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời đại hiện nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh.“ nếu được loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện,phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”. Hoạt động kinh doanh có đặc điểm: + do một số chủ thể thực hiện và gọi chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp + kinh doanh gắn liền với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình càng phát triển. + kinh donah phải có sự vận động của đồng vốn: vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động… + mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh và lợi nhuận 2.2 bản chất và chức năng của quá trình phân tích kết quả SXKD của doan nghiệp 2.2.1 bản chất của phan tích kết quả SXKD thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình đọ sử dụng các nguồn lực ( nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được những mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn bản chất của hoạt động SXKD chúng ta có thể dựa váo việc phân biệt khái niệm kết quả và hiệu quả. + kết quả của hoạt động SXKD là những gì doanh nghiệp đã đạt được sau một quá trình SXKD nhất địn, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động SXKD có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toán có tích chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm.Chất lượng bao giờ cũng là mục tiên của doanh nghiệp. + trong khái niệm hiệu quả hoạt đông SXKD của doanh nghiệp đac sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khắn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị luôn đưa được các đại lượng khách nhau về cùng một đơn vị. Trong thực tế ngưới ta sử dụng hiệu quả SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cùng nhue những trường hợp sửa dụng nó như một công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra. 2.2.2 chức năng của phân tích kết quả hoạt động SXKD Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, con người thường xuyên phải đánh giá kết quả từ đó rút ra những sai lầm, thiếu sót, tìm ra nhứng nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sửa dụng và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố. Mỗi biến động của từng nhân tố có thể xác định xu hướn và mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cụ thể hóa bản chát kết quả dản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về chứ năng của phân tích chức năng của phân tích chức năng của kết quả hoạt động kinh donah nhưng chung nhất thì phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất có 3 chức năng cơ bản sau: - chức năng kiểm tra - chức năng quản trị - chức năng dự báo • chức năng kiểm tra kiểm tra là thông qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà quản lý sự dụng sao cho hợp lý. Thể hiện qua các giai đoạn sau. + kiểm tra quá trình sự dụng các yếu tố đầu vào của quá tình sản xuất như: nguyên vật liệu, lao đông… Kiểm tra quá trình sản xuất sản phẩm: như năng suất, chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động. + kiểm tra hoạt động ngoài sản xuất như: thiết lập và sử dụng nguồn tài chính, các hoạt động khác. • chức năng quản trị các doanh nghiệp muốn đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh đều phải cần xây dựng cho mình phương hướng,mục tiêu đầu tư và biên pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp của mình. mặt khác moi hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp nằm trong mối lien hoàn với nhau. Do đó chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt đốngản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới giúp được daonh nghiệp đánh giá đầy đủ sâu sắc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái thực của mình. Từ đó đưa ra cách toongw quát các mục tiêu đồng thời phân tích sâu sắc hơn các nhân tố tác động đến các mục tiêu đó. • chức năng dự báo thông qua việc phân tích kết quả kinh doanh có thể dự báo về xu hướng phát triển doanh nghiệp. Mọi tài liệu phục vụ cho việc phân tích kinh doanh đều rất quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh ngoài ra việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sản xuát kinh doanh còn dự báo về xu hướng,phạm vi, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy cả 3 chức năng trên đều thực hiện cùng một lúc thông qua quá tình phân tích các chức năng này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vì vậy việc thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo điều kiện tốt cho các chức năng khác nhau và ngược lại. 2.3 vị trí và vai trò của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.1 vị trí hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.Để tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì?Sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế.Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh.Hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở thiết yếu không thể thiếu được và nhất lại là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Nếu mỗi donah nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầu vào tiến hành hoạt độn sản xuất kinh doanh thì sẽ mang lại một hiệu quả rất lớn cho mình. 3.2 vai trò Hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quán trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy đọng sử dụng tối đa các nguồn lực sẳn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cho phép các nhà quản trijphaan tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường,phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cái hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,… mới có thể nâng cáo được sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường vầ tìm mọi biện pháp để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp là một tất yếu khách quan. Thông qua việc sử dụng các nguồn lực, từng yếu tố sản xuất sẽ quan sát được mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh, sẽ biết được những nguyên nhân nào sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố, những nguyên nân nào đang hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ đo doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác khả năng tiềm tang trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động kinh doanh. 2.3.2 mục đích của đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua việc phân tích nhằm tìm ra và giải thích được mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất và kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý tôt như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, chống thất thoát tài sản, tăng năng suất lao động… Do đó việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được mục đich cụ thê sau: - Đưa ra các chỉ tiêu dự báo về xu hướng phát triển, sản xuất kinh donah của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đứa ra các chiến lược mang tính lâu dài trong tương laicuar nhà quản lý. - Giúp nhà quản lý đề ra được hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp vì hoạt động sản xuất kinh doanh luôn biến đỏi không ngừng sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Thực hiện tốt các mục đích trên nhằm tìm ra xu hướng và phạm vi tác dụng của các nhân tố đấn các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp. 2.4 các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp 2.4.1 các nhân tố bên ngoài a. nhân tố pháp lý “ Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất… tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuât kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt đông SXKD của doanh nghiệp”. Đó là các quy định của nhà nước về thủ tục, vấn đề có lien quan đến phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh donah cần phải nghiê cứu, tìm hiểu và chap hành đúng những quy định đó. Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài các chính sách liên quan. đến các hình thức thuế,cách tính, thu thuế có ảnh huownge rất lớn đến hiệu quả hoaatj đôngh SXKD của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể trách khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẻ thâu tóm nhứng doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “ yếu thế” có thể duy trì hoạt động SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội. Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất cứ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh và mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẻ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian luật thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội. b. môi trường chính trị, văn hóa xã hội Hình thức, thế chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác động thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh,liên kết tạo them được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoaatj động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước củng gặp nhiều bất ổn. Môi trường văn hóa-xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân … Đây là những yếu tố rất gần gũi có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợ nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp voiwsnhu cầu, thi hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hóa- xã hội quy định. c. môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của chính phủ, tốc độ tang trưởng,… luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp. Là tiền đề Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô nhu chính sách tài chính, chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp,… ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch SXKD và SXKD của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện them của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Môi trường cạnh tranh lạnh mạnh sẻ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng pháy triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệ quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp. d. Môi trường thông tin trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.Để làm bất cứ một khâu nào của quá trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ snar phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác. Ngày nay thông tin đươch coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hóa. Biết khai thác và sử dụng thông tin một cạc hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng trong kinh doanh tận dụng đươch thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi. e. Môi trường quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các xu hướng chính sách bảo hộ hay mỏa cửa, sự ổn định hay biến đông về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hóa có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động snar xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.2 Các nhân tố bên trong [...]... ra bản chất của sự vật, hiện tượng, phương pháp này giúp đưa ra những nhận xét quan trọng, cụ thể với từng vấn đề PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA 4.1.1 Phân tích kết quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần MISA tự hào là một trong những doanh nghiệp di đầu trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp phần mềm ứng... doanh của doanh nghiệp đồng thời là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Qua tìm hiểu chúng em đã có được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm trở lại đây, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Kết quả sản xuất của công ty cổ phần MISA Nguồn: phòng kế toán Qua bảng 5 ta thấy nhìn chung lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua 3 năm: Mức lợi nhuân năm 20 06... đối với nghành công nghệ thông tin mà còn đối vói cả nền kinh tế xã hội đó là công ty cổ phần MISA Công ty cổ phần MISA Tên giao dich : MISA Tên viết tắt : MISA ISC Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0103000971 Với số vốn điều lệ là 3000000000 VNĐ Mã số thuế : 010 124 3150 Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần MISA gồm : Dịch vụ tư vấn nghiên cứu và triển khai , ứng dụng CNTT Sản xuất phần meemd máy... nước của công ty đã tăng lên, điều này cho thấy sự tăng trưởng bền vững của công ty trong thời kì nền kinh tế đang khủng hoảng Cũng như các doanh nghiệp khác công ty cổ phần MISA luôn quan tâm đến kết quà sản xuất kinh doanh vì kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh chỉ tiêu qan trọng nhất đó là lợi nhuận Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế và đó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. .. Để đạt được tốc độ như vậy công ty đã không ngừng đầu tư vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời công tác quản lí cảu ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả 4 .2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 4 .2. 1 Đánh giá số lượng sản phẩm tiêu thụ Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản suất kinh doanh, tuy công đoạn này không tạo ra giá trị sản phẩm nhưng nhờ nó mà... kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm của công ty MISA Nguồn: Tổng hợp từ quá trình tính toán Qua bảng 6 ta thấy số lượng các loại sản phẩm của công ty biến động tăng dần qua các năm Đặc biệt có một số sản phẩm có giá trị sản lượng tăng đột biến cụ thể 1 loại sản phẩm Misa- SME... dụng thành công và thích hợp tốt VCD Đã có phần mềm kế toán trong bưu điện được ứng dụng trong toàn thể công ty Công ty cổ phàn mềm quản lý doanh nghiệp FAST Công ty cổ phần phần mềm EFECT Công ty phần mềm kế toán Bravo Các công ty tin học Việt Nam : hiện nay có khaongr vài tram công ty phần mềm tại Việt Nam ,các công ty hàng đầu có :FPT,FAST,EFECT,Bravi,Lạc Việt,Dosoft đây cũng là những công ty có mức... tiêu thụ sản phẩm của công ty nên số lượng các sản phẩm được bán ra không ngừng tăng 4 .2. 2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí Quá trinh sản xuất kinh doanh là quá trình kết hơp các yếu tố cơ bản để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh Gắn liền với chi phí kinh doanh là... vụ,kĩ năng,văn hóa gắn với công việc của mình trong vòng 3 tới 4 tuần Ta có tình hình lao động của công ty cổ phần MISa qua bảng 1 Bảng 1: Tình hình lao động của công ty cổ phần MIsa từ năm 20 06 -20 09 Nếu phân theo trình độ học vấn thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học ở công ty chiếm tỷ lệ cao Năm2006 có 185 người chiếm 88,10% tổng số lao động trong toàn công ty, tiếp theo là số lao động có trình độ... doanh thu gim 9,59% Bình quân trong 3 năm TSLN theo doanh thu giảm 19, 12% 4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động SX kinh doanh của công ty Đối với mỗi doanh nghệp khi đi vào hoạt động sx kinh doanh sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố Các yếu tố đó bao gồm yếu tố khách quanb bên ngoài doanh nghiệp Công ty cổ phần MISA là đơn vị kinh tế chuyên về phần mềm kế toán nên KQSXKD của công . cổ phần MISA . 1 .2 Mục Tiêu Nghiên Cứu 1 .2. 1 Mục Tiêu Chung Trên cơ sở phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần MISa để đề xuất một số giải pháp nâng cao sản xuất kinh doanh của công ty. 1 .2. 2. trạng sản xuất kinh doanh cũng như biện pháp để cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ. Cứu Của Đề Tài Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA 1.3 .2 Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài - Địa điểm: công ty cổ phần MISA - Thời gian: từ ngày 10/1 /20 09 -23 /5 /20 09 PHẦN

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan