Mô hình thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới, mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện tại và tương lai

27 864 2
Mô hình thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới, mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện tại và tương lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Học Viện Ngân hàng * * * BÀI THẢO LUẬN Mô hình thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới, mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện tại và tương lai. Giảng Viên : T.S Hà Thị Sáu Nhóm I- NHH/K10 1. Vũ Thị Dịu 2. Trần Thị Dung 3. Trần Thanh Giang 4. Nguyễn Thị Loan 5. Vũ Thị Phương Huyền 6. Nguyễn Thị Hải Ngọc 7. Nguyễn Thị Nhung 8. Nguyễn Thị Hồng Phúc 9. Nguyễn Duy Thuyết 10.Lê Thị Vân Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng MỤC LỤC Phần I. Mô hình thị trường tiền tệ của một số nước trên thế giới: I. Mô hình thị trường tiền tệ Mỹ………………………… ……… II. Mô hình thị trường tiền tệ Nhật Bản…………………………… III. Mô hình thị trường tiền tệ Trung Quốc………………………… IV. Mô hình thị trường tiền tệ Singapo…………………………… Phần II. Mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam I. Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam và các giao dịch trên thị trường tiền tệ hiện nay………………………………. …… II. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trên thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế…………………. Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng PHẦN I: MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI I. Mô hình của Mỹ: 1. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve System- FED) Cục dự trữ liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1913. 1.1 Vai trò và nhiệm vụ Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau: - Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn - Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng - Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính - Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia. 1.2. Tổ Chức Cấu trúc cơ bản gồm: - Hội đồng thống đốc - Ủy ban thị trường - Các Ngân hàng của Fed - Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh) Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng 1.3.Các hoạt động trên thị trường tiền tệ Mỹ: *) Kiểm soát cung ứng tiền tệ : Cục dự trữ liên bang kiểm soát quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mà qua đó Fed mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những tổ chức tham gia mua bán với Fed gọi là người giao dịch ưu tiên (primary dealers). Tất cả hoạt động thị trường của Fed ở Hoa Kỳ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực New York với mục đích là đạt được tỷ lệ lãi suất trái phiếu liên bang gần mới tỷ lệ mục tiêu. Biểu đồ: Lạm phát ở Hoa Kỳ thời gian 1914-2006 *). Thỏa Thuận mua lại : Thực chất của hoạt động này là cho vay hoặc đi vay có thế chấp. Để đảm bảo những thay đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiền. Các mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo của Fed. Trong ngày giao dịch, Fed sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các giấy tờ chứng nhận Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v ). Khi hết hạn giao dịch, quá trình diễn ra ngược lại Fed hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày (cho vay qua đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là cho vay qua đêm và 14 ngày. Bởi các giao dịch làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời gian ngắn, chúng tăng nguồn cung tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động này là tạm thời bởi các giao dịch sẽ đáo hạn, tác động dài hạn là dự trữ ngân hàng giảm đi bởi lãi suất của giao dịch (lãi suất một ngày của tỷ lệ 4,5%/năm là 0,0121%). Fed tiến hành giao dịch này hàng ngày trong 2004-2005, ngoài ra giao dịch thu hút vốn cũng tiến hành nhằm tạm thời giảm nguồn cung tiền tệ. Trong giao dịch thỏa thuận bán lại (reverse repo), Fed sẽ vay tiền từ các người giao dịch ưu tiên bằng cách đặt cọc các chứng khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, Fed sẽ hoàn trả tiền và các khoản lãi. *) Giao dịch Mua đứt : Một công cụ khác của bàn giao dịch thị trường là mua đứt. Trong giao dịch này, Cục dự trữ liên bang mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản của người giao dịch đặt tại Fed. Bởi hoạt động này là mua đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài nhưng khi trái phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thông thường là 12-18 tháng. Từ những năm 1980, Cục dự trữ liên bang cũng bán quyền mua trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất cao. Việc bán quyền mua này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên sẽ bị khấu trừ tài khoản dự trữ của họ đặt tại Fed, do đó mà quá trình tạo ra tiền lưu thông bị hạn chế. *). Thực hiện chính sách tiền tệ : 1. Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.) Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng 2. Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.) 3. Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. Mô hình tiền tệ của Mỹ TT sơ cấp TT thứ cấp II. Mô hình thị trường tiền tệ Nhật Bản: 1 .Mô hình ngân hàng trung ương Nhật Bản: Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Các Sở giao dịch Chứng khoán Người giao dịch ưu tiên Các thành viên TTTT khác Cục dự trữ liên bang Mỹ- FED (các NH Dự trữ liên bang) Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng Hiện tại, hệ số độc lập của BOJ được đánh giá ở mức 2,5 (thấp hơn nhiều so với Thụy Sỹ, Đức (4) và Mỹ (3,5) - (Alesina & Summers 1993). Điều này khẳng định BOJ không phải là một ngân hàng có được sự độc lập tuyệt đối. Theo đó, về mặt cấu trúc, hạn chế lớn nhất là việc BOJ “trực thuộc” Bộ Tài chính Nhật Bản. Do đó, đây không phải là mô hình phù hợp để chúng ta đi theo. Tuy nhiên, quá trình cải cách, mà đặc biệt là việc sửa đổi Luật BOJ năm 1997 đã đưa lại cho ngân hàng này một số đặc điểm quan trọng như tính độc lập và sự minh bạch; và đây chính là điều có thể gợi cho chúng ta những ý tưởng trong quá trình sửa đổi Luật NHNN. Về tính độc lập của BOJ, xin phân tích dưới bốn khía cạnh: mục tiêu, công cụ, tài chính và nhân sự. Về mục tiêu: Từ bỏ mục tiêu không rõ ràng trong luật cũ là “tối đa hóa tiềm năng của nền kinh tế”, luật mới khẳng định: “BOJ có quyền tự chủ về tiền tệ và kiểm soát tiền tệ” (điều 3) và mục tiêu tối cao là ổn định giá cả (price stability) (điều 2). Đây cũng chính là mục tiêu phổ biến nhất mà các ngân hàng trung ương trên thế giới đang theo dõi. Việc luật hóa mục tiêu một cách rõ ràng, nhất quán này nhằm hạn chế việc chính phủ can thiệp. Về công cụ và ra quyết định thực thi chính sách tiền tệ: Để ra các quyết định liên quan đến thực thi chính sách tiền tệ, luật cho phép BOJ thiết lập một Hội đồng chính sách với 9 thành viên bao gồm thống đốc, hai phó thống đốc, và sáu thành viên khác (không nhất thiết là người của ngân hàng trung ương và điểm quan trọng nhất ở đây là không cho phép đại diện của chính phủ trong hội đồng này). Các thành viên trong hội đồng sẽ bầu ra một người làm chủ tịch. Hội đồng họp khi được chủ tịch triệu tập và ra quyết định theo phương thức bỏ phiếu. Chủ tịch có trách nhiệm thông qua quyết định này để triển khai thực hiện. Với hội đồng này, kết hợp với mục tiêu được ấn định, BOJ không bị chi phối và đi lệch hướng trong quyết định thực thi chính sách tiền tệ. Nhìn lại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng chính sách tiền tệ của Việt Nam là một phó thủ tướng, các thành viên khác là thống đốc, bộ trưởng các bộ có liên quan và thành viên khác. Điều này hạn chế đáng kể tính độc lập trong quyết định chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Về vấn đề tài chính: BOJ vẫn chịu rất nhiều sự chi phối của chính phủ, ví như quy định về việc hỗ trợ thâm hụt ngắn hạn thông qua các khoản vay không thế chấp. Tuy nhiên, BOJ được cho cơ chế tài chính riêng trong việc thiết lập chế độ tiền lương nhằm thu hút nhân sự giỏi. Về nhân sự: Vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc hội thông qua. Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm và phục vụ với thời hạn năm năm. Đây là một điểm yếu của Luật BOJ do nhiệm kỳ quá ngắn của Thống đốc và các thành viên khác có thể chi phối tới việc ra quyết định (trong khi đó, nhìn sang Mỹ, nhiệm kỳ của Thống đốc lên tới 14 năm). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong vấn đề nhân sự BOJ là Thủ tướng không có quyền sa thải Thống đốc và các thành viên hội đồng do bất đồng quan điểm về chính sách tiền tệ, ngoại trừ các trường hợp vi phạm pháp luật khác. Nội dung này được thể hiện như một cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc duy trì tính độc lập của BOJ quy định tại điều 25 của Luật BOJ. II.2.Th ị tr ư ờng tiền tệ Nhật Bản: Ngày 17-3-2010, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất ngờ thông báo tăng cường việc nới lỏng tiền tệ nhằm chống lại nguy cơ giảm phát đang đe dọa nền kinh tế bằng cách gia tăng cho các ngân hàng thương mại vay. Theo đó, BoJ đã tăng gấp đôi chương trình tín dụng ngắn hạn từ 10.000 tỉ yen lên 20.000 tỉ yen (tương đương 222 tỉ đô la Mỹ), trong đó một nửa sẽ được đưa vào hệ thống ngân hàng thương mại Nhật ngay trong tháng 4. Đồng thời BoJ sẽ tiếp tục giữ lãi suất đồng yên ở mức siêu thấp là 0,1%. Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở Tokyo. Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng Về lý thuyết khi ngân hàng trung ương một quốc gia thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, “bơm” tiền ra lưu thông làm tăng cung tiền tệ sẽ góp phần giảm giá trị của đồng tiền đó. Tuy nhiên, với đồng yen thì những biện pháp trên lại có tác dụng ngược lại. Một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này đó chính là hoạt động “carry trade” đồng yen ngày càng gia tăng. Mô hình tiền tệ Nhật Bản Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản Thành viên khác của TTTT Bộ tài chính Nhật Bản NHTW Nhật Bản ( BOJ ) Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng III. Mô hình thị trường tiền tệ Trung Quốc: 1. Tính pháp lý: Hệ thống luật điều chỉnh thị trường tiền tệ Trung Quốc trước hết nó chịu sự quy định của Luật nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa đã được thông qua bởi hội đồng luật pháp nhà nước. Theo điều 1 Luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về Ngân hàng của Trung Quốc quy định mục đích chuẩn hóa các thị trường làm cho thực hành trong thị trường trái phiếu ngân hàng liên, tăng cường tính thanh khoản thị trường, bồi dưỡng, phát hiện giá cả, và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu tại Trung Quốc. Luật này cùng với Luật về ngân hàng thương mại của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chính là cơ sở pháp lý cho thị trường tiền tệ Trung Quốc. Ngoài ra còn có luật quy định hành chính về thị trường Makers trong thị trường các ngân hàng-Inter Bond . 2. Các chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ Trung Quốc bao gồm ngân hàng trung ương Trung Hoa dân Quốc (Central Bank of the republic of China) và khu vực ngân hàng Trung Quốc được thống trị bởi 4 ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: • Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (the Agricultural Bank of China) • Ngân hàng Trung Quốc (the Bank of China) • Ngân hàng xây dựng Trung Quốc (the China Constructrion Bank Corporation) • Ngân hàng công thương Trung Quốc ( Industrial and commercial Bank oF China) Ngoài ra, còn xấp xỉ 8.800 các tổ chức tín dụng khác ở Trung Quốc bao gồm cả ngân hàng nước ngoài. Tổng tài sản mà khối ngân hàng này nắm giữ chiếm khoảng 52.5 nghìn tỷ RMB. 3. Hàng hóa giao dịch trên thị trường tiền tệ Trung Quốc: Hàng hóa lưu thông trên thị trường tiền tệ hay là các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ (money market instruments). Các công cụ trên thị trường tiền tệ là các chứng từ có khả năng chuyển nhượng thể hiện nghĩa vụ của một người nào đó phải trả một khoản tiền nhất định Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com [...]... phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng PHẦN 2 MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam và các giao dịch trên thị trường tiền tệ hiện nay Có thể thấy rằng, mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ Việt Nam còn rất khiêm tốn, nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độ nhất định Mô hình về thị trường. .. Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ dàng và chi phí thấp - Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi giới Hiện nay, ở Việt Nam, căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường tiền tệ, thị trường tiền tệ Việt Nam chia thành 2 loại: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tiền tệ mở rộng - Thị trường tiền tệ liên... gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Các chủ thể kinh tế phi ngân hàng: *) Các doanh nghiệp tham gia trên thị trường tiền tệ: như các công ty, tập đoàn lớn… - Hàng hóa được các doanh nghiệp giao dịch trên thị trường tiền tệ mở... ngân hàng: các chủ thể tham gia chủ yếu là các NHTM với nhau, dưới sự điều tiết của NHNN Việt Nam và có sự tham gia của các nhà môi giới và trung gian giao dịch - Thị trường tiền tệ mở rộng: tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế đều tham gia thị trường tiền tệ 1 Hệ thống các ngân hàng trung gian (chủ yếu là các NHTM): *) Trong hệ thống các TCTD đang tham gia thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay: -... gồm cả GTCG dài hạn như các loại trái phiếu CP Tuy nhiên các loại GTCG có thể sử dụng trong các giao dịch trên thị trường tiền tệ vẫn tập trung chủ yếu ở các NHTM nhà nước Một số công cụ được sử dụng phổ biến trên thị trường tiền tệ các nước như chứng chỉ tiền gửi còn ít được sử dụng ở Việt Nam Kỳ hạn của các trái phiếu Chính Phủ, công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tiền tệ vẫn chưa thực sự đa... điều tiết thị trường của NHNN; phát triển thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc; tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch; tăng cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả... thì thị trường tiền tệ có những hạn chế bất cập Trước hết thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn phát triển ở mức độ thấp, trên cả góc độ quy mô, nhất là chủng loại hàng hoá, công cụ giao dịch trên thị trường Thứ hai, do nhiều Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng nguyên nhân mà thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự thực hiện có hiệu quả vai trò tiếp nhận và chuyển... quý, hàng năm và linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến thị trường 2.3 Không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường tiền tệ - Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Công cụ chuyển nhượng để mở rộng áp dụng các công cụ mới trên thị trường Đối với các công cụ đã hình thành trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu của các NHTM cần... quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Đa số các nước Đông Nam Á đều áp dụng mô hình này Ưu điểm của mô hình: chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ .Mô hình này được xem là phù hợp với yêu... chí hiện nay vẫn chưa có tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1,2,3 tháng… điều này khiến cho NHTM khó có điều kiện đầu tư vào GTCG, tạo công cụ tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ 4.2 Hạn chế về số thành viên tham gia trên thị trường - Lượng thành viên tham gia trên thị trường tiền tệ vẫn còn hạn hẹp - Cho đến nay lượng thành viên tham gia trên thị trường tiền tệ vẫn còn hạn hẹp Chẳng hạn trên thị trường . Hàng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Học Viện Ngân hàng * * * BÀI THẢO LUẬN Mô hình thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới, mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện tại và tương lai. Giảng Viên. 2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. I. Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam và các giao dịch trên thị trường tiền tệ hiện nay. Có thể thấy rằng, mặc dù đến nay quy mô của thị. Việt Nam I. Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam và các giao dịch trên thị trường tiền tệ hiện nay………………………………. …… II. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trên thị trường tiền tệ Việt Nam

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sơ đồ về hoạt động của mô hình tttt Singapore

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan