điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm tại thị trấn chi nê, lạc thủy, hòa bình

49 821 3
điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm tại thị trấn chi nê, lạc thủy, hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp Phần thứ nhất: Mở đầu I/ Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi có một vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân nói chung và trong nền kinh tế quốc dân nói riêng. Nó cung cấp cho con ngời nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dỡng nh: Thịt, trứng, sữa, Các sản phẩm của ngành chăn nuôi không chỉ tiêu thụ ở thị trờng trong nớc mà nó còn là nguồn hàng hoá xuất khẩu trên thị trờng quốc tế. Ngành chăn nuôi phát triển còn kéo theo ngành trồng trọt phát triển bởi nó cung cấp cho cây trồng một lợng phân đáng kể. Vì vậy, chăn nuôi đã giúp cho ngời nông dân nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình. Cùng với các ngành chăn nuôi khác, chăn nuôi gia cầm đã cung cấp một lợng sản phẩm chất lợng cao chiếm tỷ lệ 23 - 26% tổng sản phẩm thịt, trứng trên thị trờng trong nớc. Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi gia cầm bên cạnh điều kiện thuận lợi thì cũng gặp không ít khó khăn nhất là do ảnh hởng của "dịch cúm gia cầm". Dịch cúm gia cầm đã gây biến động về giá cả thức ăn chăn nuôi. Việc chăn nuôi gà thịt trong các nông hộ của thụ trấn trớc đây thờng sử dụng các giống gà địa phơng, nuôi chăn thả tự do với nguồn thức ăn tận dụng, quy mô đàn nhỏ, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu là để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ. Trong các giống gà đợc nuôi có giống gà ri là đợc nuôi phổ biến và rộng khắp. Giống gà này tăng trọng chậm hơn các giống gà khác, nhng chất l- ợng trứng, thịt ngon và nuôi con khéo. ở địa phơng gọi là "gà ta". Hiện nay ngời dân thị trấn đã nhập các giống gà lai cho năng suất cao về nuôi. Tuy nhiên, mỗi giống gia súc gia cầm chỉ có thể phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế tối u trong những điều kiện thích hợp. Để có thể đa ra những khuyến cáo hữu ích cho ngời dân trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phơng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 1 Báo cáo tốt nghiệp " Điều tra hiện trạng chăn nuôi gia cầm tại Thị trấn Chi Nê - Lạc Thuỷ - Hoà Bình ". II. Mục đích của đề tài: - Đánh giá đợc thuận lợi khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm tại Thị trấn Chi Nê - Lạc Thuỷ - Hoà Bình. - Xác định chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi gia cầm ở Nông hộ tại Thị trấn Chi Nê - Lạc Thuỷ - Hoà Bình. Phần thứ hai 2 Báo cáo tốt nghiệp Cơ sở lý luận I/ Cơ sở khoa học của sự sinh trởng và phát triển 1. Khái niệm về sinh trởng Sinh trởng là cơ sở sinh vật tăng lên về khối lợng, thể tích, về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Cơ sở sinh vật thực hiện những quá trình chuyển hoá trao đổi chất cơ bản để tạo ra vật chất của tế bào sống (Lewi, 1925). Theo viện sĩ Soman geozen (1953) cho rằng "Sự phát triển của cơ thể sống là sự tích luỹ của tế bào tăng lên về khối lợng, thể tích ở các phần hoạt động của cơ thể, đồng thời sinh ra năng lợng tự do. Cơ thể lớn lên về khối l- ợng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao". Nh vậy, sinh trởng luôn gắn liền với phát triển, ảnh hởng, hỗ trợ lẫn nhau và diễn ra trên cùng một cơ thể nên làm cho cơ thể ngày càng hoàn chỉnh. Theo Mozan (1977) dẫn theo Chamber (1990) định nghĩa sinh trởng là sự tổng hợp các bộ phận nh: Da, thịt, xơng. Theo Drieseh (1990) dẫn theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đờng (1992) thì sự tăng thể tích và khối lợng cơ thể chính là sự tăng lên về khối l- ợng và kích thớc của tế bào trong cơ thể. Về mặt sinh học, sinh trởng đợc xem nh quá trình tổng hợp Prôtêin nên ngời ta thờng thấy khối lợng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trởng. Quá trình sinh trởng phải thông qua các quá trình: - Tăng thể tích tế bào - Tăng thể tích giữa các tế bào - Phân chia tế bào để tăng khối lợng tế bào. Tuy nhiên, có khi tăng trọng không phải là tăng trởng, chẳng hạn nh béo là do tích luỹ nớc, tạo mỡ mà không có sự phát triển của mô cơ. Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đờng (1992), sinh trởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài và chiều rộng, khối lợng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên 3 Báo cáo tốt nghiệp cơ sở di truyền của đời trớc. Sự sinh trởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là Prôtêin, nên tốc độ tích luỹ của các chất cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trởng của cơ thể. Sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hởng của hệ thống tuyến nội tiết. Đặc biệt là Hormone STH (Somato Tropin Hormone) của thuỳ trớc tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trởng của sinh vật. Ngoài ra, sự sinh trởng bình thờng còn chịu ảnh hởng của Hormone tuyến giáp trạng Thyrosin và horemone tuyến thợng thận ACTH (Adreno Cortico Tropin Horemone). Tất cả các đặc tính của vật nuôi nói riêng nh ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều không phải có sẵn trong tế bào sinh dục, trong phôi cũng nh cha hẳn đã có đầy đủ ngay khi hình thành mà nó chỉ hoàn chỉnh trong suốt quá trình sinh trởng của cơ thể con vật dới tác động của môi trờng. Quá trình này gọi là quá trình phát dục. Phát dục thực chất là sự thay đổi về chất lợng của cấu trúc, chức năng của cơ thể trên cơ sở tác động không ngừng của kiểu gen và ngoại cảnh. Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn phôi và trong cả quá trình phát triển của cơ thể sinh vật (Uotdinton, 1964 và Iber, 1968). Tóm lại, sinh trởng là một quá trình sinh học phức tạp từ khi hình thành phôi thai đến khi con vật hình thành (Chambers, 1990). 2. Cơ sở di truyền của sinh trởng. Kết quả nghiên cứu của Chambers (1990) cho biết rất nhiều gen ảnh h- ởng đến quá trình sinh trởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hởng tới sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hởng theo nhóm tính trạng, có gen chỉ ảnh hởng đến vài tính trạng riêng lẻ. Những nghiên cứu trớc đây dự báo có 2 hoặc 4 gen chính ảnh hởng đến sự sinh trởng và phát triển của cơ thể gà. Theo Johanson (1972) và một số tác giả sau này cho rằng có ít nhất 15 cặp gen quy định tính trạng số lợng này. 4 Báo cáo tốt nghiệp Theo quan điểm di truyền học thì tính trạng sản xuất của gia cầm nh: sinh trởng, sản xuất thịt, sinh sản, . là tính trạng số l ợng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lợng là do gen nằm trên nhiễm sắc thể thờng quy định. Tính trạng số lợng là những tính trạng di truyền biểu hiện liên tục và do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định. Những gen này có ảnh hởng đến tính trạng đợc gọi là giá trị kiểu gen hay giá trị di truyền. Theo Đặng Vũ Bình (1999), để biểu thực đặc tính của các tính trạng số lợng, ngời ta thờng sử dụng khái niệm giá trị kiểu hình, đó là các số đo dùng để đánh giá các tính trạng số lợng. Các giá trị thu đợc khi đánh giá tính trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình của cơ thể đó. Theo Lê Đình Trung và Đặng Hữu Lanh (2000), bản chất di truyền các tính trạng số lợng là đa gen và sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật Mendel. Mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen. Ông cho rằng nhiều yếu tố môi trờng ảnh hởng đến tính trạng bằng cách tăng cờng hay giảm bớt hiệu ứng giống nh tác động của các alen. Nh vậy, những khác biệt về kiểu hình giữa các cá thể có thể tách thành các phần sai khác do di truyền và do môi tr- ờng quy định. P = G + E Trong đó: P: là giá trị kiểu hình (Phenotype) G: là giá trị di truyền hay giá trị kiểu gen (Genotype) E: là sai lệch ngoại cảnh (Environment) Giá trị di truyền chịu ảnh hởng bởi 3 loại tác động của các gen, đó là tác động cộng gộp, tác động cộng trội và tác động tơng tác. Mô hình về các tác động này nh sau: G = A + D + I Trong đó: G: là giá trị di truyền A: là giá trị di truyền cộng gộp D: sai lệch trội 5 Báo cáo tốt nghiệp I: sai lệch tơng tác Sai lệch ngoại cảnh bao gồm: sai lệch ngoại cảnh riêng và sai lệch ngoại cảnh chung. E = Eg + Es Trong đó: Eg (General Environment): Sai lệch ngoại cảnh chung là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh trên các quần thể. Es (Special environment): Sai lệch ngoại cảnh riêng là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác động riêng rẽ lên từng cá thể. Do đó kiểu hiình của một cá thể đợc xác định bởi kiểu gen có 2 locus trở lên có giá trị là: P = A + D + I + Eg + Es II/ Các giai đoạn sinh trởng và chỉ tiêu đánh giá sức sinh trởng. Quá trình sinh trởng của cơ thể gia cầm đợc tính từ khi thụ tinh đến khi trởng thành và đợc chia làm 2 giai đoạn, đó là giai đoạn phôi và giai đoạn sau khi nở, ở giai đoạn phôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể. Còn giai đoạn sau khi nở, sự sinh trởng là do sự lớn lên của các mô cơ, sự tăng lên về số lợng, kích thớc tế bào. Gia cầm sau khi nở đợc chia làm 2 giai đoạn. * Thời kỳ gà con: Trong thời kỳ này, quá trình sinh trởng của gà con rất mạnh do sự phát triển của các tế bào trong giai đoạn này rất lớn, chúng tăng nhanh cả về số l- ợng, về kích thớc và khối lợng tế bào. Trong khi đó các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hoá cha hoàn chỉnh về chức năng, dạ dày cha tiêu hoá đợc thức ăn cứng các men tiêu hoá cha đầy đủ. Vì vậy chất lợng thức ăn ảnh hởng rất lớn đến tốc độ sinh trởng của gà con. ở gà con diễn ra quá trình thay lông, đây là một quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm. Vì thế thời kỳ này phải chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm, nhất là các axit amin không thay thế đợc. 6 Báo cáo tốt nghiệp Trong giai đoạn gà con, chúng rất nhạy cảm với thay đổi của điều kiện môi trờng. Trong 10 ngày đầu tiên thân nhiệt của gà con cha ổn định nên nó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trờng. Chính vì vậy, giai đoạn này phải cho gà con sống trong môi trờng có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì chúng mới sinh trởng và phát triển tốt. Ngoài ra gà con rất mẫn cảm với các loại bệnh vì sức đề kháng của nó rất kém. * Thời kỳ gà trởng thành: Trong giai đoạn này, tất cả các cơ quan, tổ chức trong cơ thể gà hoàn thiện. Tốc độ sinh trởng chậm lại do số lợng tế bào tăng chậm mà chủ yếu tăng về kích thớc và khối lợng. ở thời kỳ này gà đã có khả năng thích nghi tốt với điều kiện và thay đổi của môi trờng, trong cơ thể gà lúc này đã xảy ra quá trình tích luỹ các chất dinh dỡng và năng lợng, một phần để duy trì cơ thể, một phần tích luỹ mỡ. Do vậy, tốc độ sinh trởng chậm so với thời kỳ gà con. Lúc này cơ thể gà đã phát triển hoàn thiện, do đó việc trao đổi chất, hấp thụ, tiêu hoá và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn. Sinh trởng là một quá trình sinh học phức tạp từ khi hình thành phôi đến khi trởng thành. Để có đợc các số đo chính xác về sinh trởng ở từng thời kỳ là không phải dễ dàng (Chambers). Để đánh giá sự sinh trởng và phát triển của gia cầm thì ngời ta thờng dùng các chỉ tiêu nh: Sinh trởng tích luỹ, sinh trởng tuyệt đối, sinh trởng tơng đối và đờng cong sinh trởng. Sinh trởng tích luỹ là khối lợng, thể tích của cơ thể tích luỹ đợc trong 1 thời gian nhất định qua các lần cân, đo. Khối lợng cơ thể của từng thời kỳ là thông số để đánh giá sinh trởng 1 cách đúng đắn nhất. Chỉ tiêu này cho phép xác định sự sinh trởng ở 1 thời điểm (tính theo tuổi), song chỉ tiêu này không nói lên đợc mức độ khác nhau về tốc độ sinh trởng trong 1 thời gian ở các độ tuổi, đơn vị tính khối lợng cơ thể thờng là kg/con. 7 Báo cáo tốt nghiệp Sinh trởng tơng đối là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lợng và thể tích cơ thể kết thúc lúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN 2.40, 1977). Đồ thị sinh trởng tơng đối có dạng Hypecbol, đơn vị tính là %. * Sinh trởng tuyệt đối Sinh trởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lợng, kích thớc, thể tích trong 1 khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977). Sinh trởng tuyệt đối còn gọi là năng lợng sinh trởng. Trong chăn nuôi ngời ta hay dùng để đánh giá sự tăng trọng qua các tuần tuổi. Sinh trởng tuyệt đối thờng đợc tính bằng g/con/ngày, kg/con/tuần. Đồ thị sinh trởng tuyệt đối có dạng Parabol. * Đờng cong sinh trởng: Đờng cong sinh trởng không chỉ biểu thị tốc độ sinh trởng của Gà mà cả gia súc nói chung. Theo tài liệu của Chambers (1990) thì đờng cong sinh tr- ởng của gà thịt gồm 4 pha: + Pha sinh trởng tích luỹ: Tốc độ sinh trởng tăng nhanh sau khi nở. + Điểm uốn của đờng cong tại điểm có tốc độ sinh trởng cao nhất + Pha sinh trởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn + Pha sinh trởng tiệm cận với giá trị khi gà trởng thành. Đờng cong sinh trởng không chỉ đợc sử dụng để chỉ rõ về số lợng mà còn làm rõ về mặt chất l- ợng, sự sai khác giữa các dòng giống, giới tính (Lerner, 1964 ; Knizetova và cộng sự, 1991). II/ Các yếu tố ảnh hởng đến sức sống sinh trởng. Gia cầm cũng nh các động vật khác, sự sinh trởng của chúng chịu sự ảnh hởng của nhiều yếu tố nh: Giống, dòng, chế độ dinh dỡng, tốc độ mọc lông, nhiệt độ, ẩm độ, . * ảnh hởng của dòng giống gia cầm Đối với khả năng sinh trởng của gia cầm thì giống, dòng là yếu tố có ảnh hởng rất lớn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giống hớng thịt sinh trởng 8 Báo cáo tốt nghiệp nhanh hơn giống kiêm dụng và hớng trứng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994), sự sai khác và các các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hớng trứng 500g - 700g (13% - 30%). Theo Nguyễn Huy Đạt (1991) nghiên cứu trên gà Leghorn, Ngô Giảm Luyện nghiên cứu trên gà Hybro và Lê Hồng Mận cùng cộng sự nghiên cứu trên gà Plymouth Rock, kết quả cho thấy tốc độ sinh trởng tuyệt đối ở 4 tuần tuổi của gà Leghorn là 10g/con/ngày. Tốc độ sinh trởng tuyệt đối ở 6 tuần tuổi của gà Leghorn là 15,7g/con/ngày. Nh vậy, ở 6 tuần tuổi gà Leghorn chỉ tăng trọng bằng 28,5% và Plymouth Rock bằng 43% so với Hybro. Các dòng khác nhau thì sinh trởng cũng khác nhau. Theo Trần Công Xuân, Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (2003), khi nghiên cứu gà Sao nhập từ Hunggari ở 12 tuần tuổi cho biết dòng gà sao nhỏ có khối lợng trung bình đạt 1930g/con. Jaap, Moris (1973) đã phát hiện những sai khác trong cùng 1 giống và cờng độ sinh trởng trớc 8 tuần tuổi ở gà con của bố mẹ khác nhau. Sự khác nhau về tốc độ sinh trởng giữa các giống là do yếu tố di truyền và 1 phần do gen liên kết giới tính (Brandach, 1972). Nh vật giống, dòng có ảnh hởng đến sinh trởng, thể hiện qua sự di truyền các đặc điểm của chúng qua đời sau. Hệ số di truyền về tốc độ sinh trởng và khối lợng cơ thể đã đợc nhiều tác giả nghiên cứu và cho biết biến động từ 0,26 - 0,7. Theo Clayton, Powell (1979) thì tốc độ sinh trởng có hệ số di truyền khá cao h 2 = 0,73.Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) thì hệ số di truyền về tốc độ sinh trởng 3 tháng tuổi là h 2 = 0,26 - 0,5. Johanson (1972) cho rằng khối lợng cơ thể có hệ số di truyền là h 2 = 0,2 - 0,6 còn Homedes (1958) xác định khối lợng cơ thể từ 8 đến 12 tuần tuổi có h 2 = 0,35, theo Kushler (1978) hệ số di truyền về khối lợng cơ thể 1 tháng tuổi là 0,33 ; 2 tháng tuổi là 0,46 và 3 tháng tuổi là 0.43. Theo Trần Long và cộng sự (2000), hệ số di truyền tính trạng khối lợng cơ thể 42 ngày tuổi của gà Tam 9 Báo cáo tốt nghiệp Hoàng dòng 882 là 0,5 + 0,08, còn ở gà Tam Hoàng dòng Jiang Cun là 0,53 + 0,09. Theo Punet, Bailey (dẫn theo Khaveeman, 1972) thì khi cho lai giống gia cầm nặng cân và nhẹ cân con lai F 1 có khối lợng trung gian. Nh vậy tính trạng khối lợng cơ thể của các giống gà thịt có hệ số di truyền khá cao. * ảnh hởng của tính biệt: ở gia cầm giữa 2 loại tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh trởng. Những sai khác này đợc biểu hiện ở mức độ và cờng độ sinh trởng. Thờng con trống có cờng độ sinh trởng cao hơn con mái. Theo Jull (1923), gà trống có tốc độ sinh trởng hơn gà mái từ 24% - 32%. Nhiều tác giả cho biết, sự sai khác này không phải hoàn toàn do ảnh h- ởng của hormone sinh dục mà là do gen liên kết giới tính. Những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái ( 1 nhiễm sắc thể giới tính). Jaap và cộng sự (1996), Chapman (1985) đều cho rằng kiểu di truyền về khối lợng phải do nhiều gen quy định, trong đó có ít nhất một cặp gen liên kết với giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X) do đó dẫn đến sự sai khác về khối l- ợng cơ thể giữa gà trống và gà mái trong cùng một giống. Nhiều tác giả cho rằng: Trong cùng một chế độ chăm sóc, nuôi dỡng gà trống lớn nhanh hơn gà mái. Noth (1990) đã rút ra kết luận, lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%. Tuổi càng tăng thì sự sai khác càng lớn. ở 2 tuần tuổi thì sự sai khác này là 27%. Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận )1992) cho biết khối lợng cơ thể gà trống và gà mái Broiler V 135 có sự khác nhau ngay từ khi 1 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu của trờng Đại học tổng hợp Gelph - Canada (1991) dẫn theo Lê Hồng Mận (1993) cho biết, gà Broiler trống và mái có quy luật sinh trởng khác nhau rõ rệt tuy cùng ăn cùng một khẩu phần. 10 [...]... triển nông thôn huyện Lạc Thuỷ - Sử dụng nguồn tài liệu của Ban Chăn nuôi thú y Thị trấn Chi Nê - Sử dụng phơng pháp điều tra, phỏng vấn và chọn điểm theo dõi - Để theo dõi hiệu quả chăn nuôi gà thịt trong nông hộ tại Thị trấn Chi Nê Chúng tôi đã chọn 5 hộ gia đình ở hai thôn có chăn nuôi gà thịt phát triển làm cơ sở điều tra - Lập phiếu điều tra về các giống, về nguồn thức ăn gia cầm (nguyên liệu và... nghiên cứu 1 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên xã hội của xã Quang Thiện - Kim Sơn Ninh Bình - Điều tra tình hình chăn nuôi của xã - Điều tra nguồn thức ăn gia cầm tại địa phơng - Tìm hiểu tập quán chăn nuôi và thị trờng tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại địa phơng 25 Báo cáo tốt nghiệp - Xác định một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt thơng phẩm ở nông hộ 2 Phơng pháp nghiên... kg thức ăn - Tỷ lệ nuôi sống Số gà còn sống đến cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số gà đầu kỳ (con) 26 Báo cáo tốt nghiệp - Hiệu quả kinh tế: Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt thơng phẩm ở một số nông hộ tại thị trấn Chi Nê Phần thứ t Kết quả thảo luận I/ Đặc điểm tình hình của thị trấn Chi Nê tỉnh Ninh Bình 1- Điều kiện tự nhiên: a Vị trí địa lý: Thị trấn Chi Nê nằm ở phía... cho thịt Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, khả năng cho thịt luôn đợc các nhà chăn nuôi quan tâm Khả năng cho thịt của gà Broiler chính là khối lợng cơ thể của chúng ở độ tuổi giết mổ, khả năng cho thịt đợc đánh giá bằng năng suất và chất lợng thịt 1 Năng suất thịt Năng suất thịt đợc biểu thị bằng các chỉ tiêu chính nh khối lợng sống, khối lợng phần ăn đợc, khối lợng thân thịt, khối lợng thịt... Bình cách thị xã Hoà Bình 90 km - Phía Bắc giáp với Kim Bôi, Mỹ Đức, Hà Tây, phía nam giáp với Gia Viễn Ninh Bình, phía đông giáp với Kim Bảng Hà Nam 27 Báo cáo tốt nghiệp Phía Tây giáp với huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình - Thị trấn Chi Nê là một thị trấn có 2/3 là sản xuất nông nghiệp Thị trấn gồm 13 tiểu khu Có đờng quốc 21 đi qua thị xã Hà Nam Đờng 59 từ Lạc Thuỷ đi Nho Quan Ninh Bình Đờng 21A từ Chi. .. tốt nghiệp Đối với nớc ta, những năm 70 chăn nuôi gia cầm thoe hớng công nghiệp cha phát triển, ngành chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gia cầm theo hớng công nghiệp thực sự phát triển từ năm 1974 trở lại đây với nền tảng là các xí nghiệp giống gốc dòng thuần Tam Đảo, Ba Vì Các xí nghiệp nhân giống Tam Dơng, Lơng Mỹ, Từ năm 1974 - 1994, ngành chăn nuôi gia cầm theo phơng thức công nghiệp của nớc... đàn gia cầm phụ thuộc vào hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh, trong đó yếu tố di truyền giữ vai trò quan trọng Vì thế, trong chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ sống và sức đề kháng bệnh của đàn gia cầm cũng nh để giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y và chăm sóc nuôi dỡng hợp lý, thích hợp với tợng và độ tuổi của vật nuôi VIII/ Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nớc 1 Tình hình. .. lợng thân thịt, khối lợng thịt ngực và thịt đùi, ở gà Broiler ngời ta thờng tính thêm các chỉ tiêu khác nh tỷ lệ phần ăn đợc, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng Khối lợng cơ ngực và cơ đùi so với khối lợng thịt xẻ là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất khả năng cho thịt (năng suất thịt) của gia cầm Thông thờng tuy tỷ 17 Báo cáo tốt nghiệp lệ thịt xẻ cao thì tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi... và các loại thức ăn đã chế biến), điều tra về tập quán chăn nuôi, quy mô đàn và tiêu thụ sản phẩm gia cầm của địa phơng 3 Một số chỉ tiêu cần xác định - Khối lợng cơ thể: Khối lợng gà thịt qua các tuần tuổi (hay tháng tuổi) - Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTĂ): Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg gà thịt LTĂTN HQSDTĂ (kg thức ăn, kg tăng trọng) = Số kg thịt sản xuất đợc - Chi phí thức ăn cho một kg tăng... lợng thịt gia cầm Để cải thiện chất lợng thịt gia cầm ngời ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, từ việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo, đến việc áp dụng các phơng thức chăn nuôi, chế độ dinh dỡng, chăm sóc, phơng pháp giết mổ và bảo quản thực phẩm VI/ Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng thức ăn Hiệu quả sử dụng thức ăn đợc định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm Trong chăn nuôi . chăn nuôi gia cầm góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phơng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 1 Báo cáo tốt nghiệp " Điều tra hiện trạng chăn nuôi gia cầm tại Thị trấn Chi Nê - Lạc. Nê - Lạc Thuỷ - Hoà Bình ". II. Mục đích của đề tài: - Đánh giá đợc thuận lợi khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm tại Thị trấn Chi Nê - Lạc Thuỷ - Hoà Bình. - Xác định chỉ. trội. V/ Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, khả năng cho thịt luôn đợc các nhà chăn nuôi quan tâm. Khả năng cho thịt của gà Broiler chính là khối l- ợng

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan