Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập

51 457 0
Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ  hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Khách quan: Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn và có mức độ tăng trưởng nhanh nhất của thế giới. Sự phát triển của xã hội, kinh tế và khoa học công nghệ đã làm cho du lịch ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Du lịch không còn là thú vui xa hoa của những người giàu nữa mà giờ đây đã là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngày càng có nhiều người đi du lịch vì mục đích nghỉ ngơi, giải trí cũng như để tìm hiểu, học hỏi, trải nghiệm. Là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, khu vực đang được coi là điểm nóng phát triển du lịch của thế giới. Việt Nam thực sự có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong đó Hà Nội- thủ đô ngàn năm văn hiến của Viêt Nam thật sự đang trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt và sẽ đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá như hiện nay, song song với những thuận lợi, thời SV thực hiện: Page 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cơ thì Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức đó là làm thế nào để tạo lập và duy trì một sức hút độc đáo, lâu dài với du khách trong khi tất cả quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều nỗ lực tập trung phát triển du lịch và lôi kéo du khách về với mình. Chủ quan: hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội hiện nay vẫn còn rất yếu kém và nhiều bất cập, chưa thật sự có hiệu quả và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 1.2 Tuyên bố vấn đề Với những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài : “Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập.” 1.3 Mục tiêu Xây dựng hệ thống lý luận về du lịch và Marketing du lịch. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch của một số doanh ngiệp lữ hành tại Hà Nội. Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch của một số doanh ngiệp lữ hành tại Hà Nội để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing cho du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến nay Không gian nghiên cứu tại Hà Nội Đối tượng nghiên cứu: trên khách du lịch 1.5 Những lý luận liên quan tới đề tài 1.5.1 Khái niệm cơ bản về du lịch Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì “Du lịch là hành động của con người đi tới và ở lại những địa điểm ngoài môi trường sống quen SV thực hiện: Page 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thuộc của mình trong không quá một năm liên tục với mục đích nghỉ ngơi, công việc và những mục đích khác”. Pháp lệnh du lịch Việt Nam, Chương I, Điều 10 ban hành tháng 11 năm 1999 định nghĩa “Du lịch là những hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ là tham quan, giải trí, nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.5.2 Khái niệm Marketing Marketing ra đời trong lòng xã hội tư bản chủ nghiã đi cùng với nền kinh tế hàng hoá. Cùng với sự hoàn thiện về các triết lý quản trị kinh doanh thì Marketing cũng có nhiều quan điểm ra đời và cũng đã áp dụng trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể. Những quan điểm Marketing thường tập trung vào 4 chính sách: sản phẩm, giá cả, phân phối, giao tiếp và khuyếch trương. Theo Phillip Kotter, “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi. Marketing bao gồm một loạt các nguyên lý về lựa chọn thị trường trọng điểm, định dạng các nhu cầu của khách hàng, triển khai các dịch vụ thoả mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và lợi nhuận đến cho Công ty” Chìa khoá để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của các doanh nghiệp là các doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu và mong muốn của thị trường khách mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo cho sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Marketing bao giờ cũng tập trung vào một số khách hàng nhất định gọi là thị trường mục tiêu. Bởi vì xét về mọi nguồn lực, không một Công ty nào có thể kinh doanh trên thị trường và thoả mãn hơn đối thủ cạnh tranh trên mọi nhu cầu và mong muốn, do đó hiệu quả kinh doanh trên thị trường đó sẽ giảm. Để nâng cao hiệu quả của Marketing doanh nghiệp bao giờ cũng sử dụng tổng hợp và phối hợp các chính sách Marketing-mix, cũng như việc phối hợp Marketing với các chính sách khác của doanh nghiệp để hướng tới sự thoả mãn của khách hàng. SV thực hiện: Page 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nhưng để biến một Công ty tiêu thụ thành một Công ty hướng về sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là một qúa trình lâu dài. Việc thực hiện Marketing phải dựa trên cơ sở phát triển của thị trường. Marketing là một chức năng quản lý của doanh nghiệp bao gồm từ việc phát hiện nhu cầu đến việc biến nhu cầu đó thành nhu cầu thực sự (nhu cầu thị trường). Marketing là sử dụng tổng hợp hệ thống các biện pháp, chính sách, nghệ thuật trong kinh doanh để thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa. Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích làm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy trở lại định nghĩa Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Quá trình trao đổi đòi hỏi phải làm việc. Ai muốn bán thì cần phải tìm người mua, xác định nhu cầu của họ, thiết kế những hàng hoá phù hợp, đưa chúng ra thị trường … Nền tảng của Marketing là tạo ra hàng hoá, khảo sát, thiết lập quan hệ giao dịch, tổ chức phân phối, xác định giá cả, triển khai dịch vụ. Thị trường là khâu quan trọng nhất, các doanh nghiệp cần bán những cáI thị trường cần chứ không phải bán những cáI đã có sẵn. Marketing là một công cụ quản lý hiện đại của các doanh nghiệp. Marketing là một quá trình, trong quá trình đó đòi hỏi phải sử dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp, chính sách và nghệ thuật trong kinh doanh. Nói Marketing là một quá trình là vì Marketing gắn liền với thị trường, mà thị trường luôn biến đổi. Do đó làm Marketing luôn gắn liền với thị trường, làm Marketing phải liên tục, không làm Marketing một lần. Marketing bao gồm các chính sách, biện pháp, nghệ thuật, việc vận dụng chúng vào thực tế có thành công hay không là phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp. SV thực hiện: Page 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.5.3 Marketing du lịch Hoạt động du lịch mang tính dịch vụ rõ nét, nó chỉ phát triển khi nền kinh tế phát triển. Theo Phillip Kotter dịch vụ được hiểu như sau: Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia thông qua cung ứng hoặc trao đổi, chủ yếu là vô hình hoặc không dẫn đến quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền với sản phẩm vật chất. Ngoài đặc tính của sản phẩm dịch vụ chung, sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau: Tính vô hình hay phi vật chất: sản phẩm du lịch không thể sờ thấy được trước khi ta tiêu dùng chúng. Một người lưu trú qua đêm tại khách sạn hoặc một tour du lịch không thể biết trước được chất lượng cuả sản phẩm đó. Họ chỉ có thể đánh giá sau khi tiêu dùng chúng thông qua sự cảm nhận, độ thoả mãn của họ… Tính không thể phân chia: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Sản phẩm du lịch không thể hình thành được sau đó mới tiêu thụ. Sản phẩm du lịch không thể tách khỏi nguồn gốc của nó. Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: chất lượng dịch vụ thường dao động trong một khoảng rộng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ, thẩm định chất lượng dịch vụ phụ thuộc chủ yếu vào cảm nhận của khách hàng. Cùng một cách thức phục vụ đối với người này thì tốt, người kia thì không tốt. Vì vậy người phục vụ, cung ứng dịch vụ phải thường xuyên theo dõi tâm lý của khách để có những quyết định đúng đắn. Tính không lưu giữ được: dịch vụ du lịch không thể tồn kho hay lưu giữ được khi khách đã mua chương trình du lịch, dù khách không đi nhưng chi phí cho hoạt động đó Công ty vẫn phải trả. Đó là lý do tại sao các công ty phải thu tiền trước của khách và đưa ra mức phạt cao nếu khách phá bỏ hợp đồng. Marketing du lịch cần phải tuân thủ những nguyên tắc đặc thù của lĩnh vực mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh. Để củng cố niềm tin của khách hàng Marketing du lịch cần phải tăng tính hữu hình của sản phẩm bằng cách mở rộng quảng cáo, giới thiệu chương trình hay tạo hình ảnh của hãng,…Những đặc điểm SV thực hiện: Page 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phức tạp này dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau, quan điểm khác nhau về Marketing du lịch. ở nhiều nơi người ta quan niệm rằng Marketing du lịch là sự tìm kiếm liên tục các mối liên quan thích đáng với một hãng sản xuất với thị trường của nó. Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là sự thực hiện các hoạt động kinh doanh để đIều khiển lưu thông hàng hoá hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nhằm đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và nhằm mục đích tiêu dùng và nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch đó. Định nghĩa của Alastair M. Morrison: Marketing du lịch là một quá trình liên tục nối tiếp nhau, qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những mục tiêu của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất Marketing đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của mọi người trong Công ty và hoạt động của Công ty hỗ trợ liên quan dựa trên 6 nguyên tắc: Thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Marketing là quá trình liên tục, là hoạt động quản lý liên tục Liên tục nhưng gồm nhiều bước nối tiếp nhau. Nghiên cứu Marketing đóng vai trò then chốt Sự phụ thuộc lẫn nhau của các Công ty lữ hành và khách sạn có mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau ( sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp, mỗi Công ty không thể làm Marketing cho riêng mình mà phảI kết hợp với nhau để làm Marketing có hiệu quả). Marketing không phải là trách nhiệm của một bộ phận duy nhất mà là tất cả các bộ phận. Marketing du lịch là hoạt động Marketing trên thị trường du lịch và trong lĩnh vực du lịch và vận dụng cho doanh nghiệp du lịch SV thực hiện: Page 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing du lịch Để xây dựng bất kỳ một chiến lược hay kế hoạch marketing nào cũng cần phải có đầy đủ thông tin liên quan. Các thông tin này có thể thi thập được thông qua phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài. Các nhân tố này không những có thể cho chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của điểm du lịch mà còn là những thông tin mang tính quyết định tới vi{c đề ra chiến lược marketing nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho điểm du lịch. 1.5.4.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài Môi trường vĩ mô. Tình hình chính trị, khuôn khổ pháp lí, nền kinh tế, môi trường văn hoá xã hội và công nghệ là những nhân tố thông thường được phân tích khi phân tích môi trường vĩ mô. Tuy nhiên, quá trình quản lí marketing yêu cầu chúng ta phân tích thêm các vấn đề môi trường và phương tiện truyền thông.  Yếu tố văn hoá xã hội Yếu tố văn hoá xã hội đặc biệt quan trọng đối với du lịch quốc tế, vì các nước khác nhau có đặc điểm văn hoá xã hội khác nhau. Yếu tố văn hoá xã hội tác động đến marketing du lịch gồm: Xu hướng văn hoá xã hội Xu hướng lối sống mới có giá trị trên toăn cầu tại thị trường gửi khách quốc tế Vai trò của văn hoá tại thị trường gửi khách. ở các nước phát triển, sự tương đồng văn hoá giữa các nước hiện đang thay đổi, tác động mạnh đến chi tiêu du lịch tiềm năng và thời gian rảnh rỗi dành cho du lịch. Các yếu tố khác như trình độ học vấn, ngôn ngữ, tín ngưỡng, điều kiện làm việc cũng tác động đến chi tiêu du lịch. Khi du lịch ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến, khách du lịch sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và yêu cầu hơn. Người tiêu dùng, khách du lịch ở các nước phát triển sẽ đi du lịch nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn cho du lịch nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, thời gian dành cho việc tìm kiếm thông tin và ra quyết định ngày càng ngắn lại, hình thành xu hướng khách du lịch đặt các dịch vụ muộn hơn. Xu hướng này trở thành thách đố đối với các tổ SV thực hiện: Page 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 chức marketing điểm du lịch nếu họ không thông tin kịp thời về thời gian và lượng thông tin cho khách du lịch tiềm năng về điểm du lịch đó. Sự gia tăng các chuyến du lịch từng phần so với các chuyến trọn gói cũng được xem là xu hướng mới trong thị trường du lịch. Tuy nhiên, xu hướng này ở từng thị trường cụ thể lại cũng có sự khác biệt. Nếu ở Châu Âu, khách du lịch quá lạm dụng vào đường bay thuê và đặt tour trọn gói thì ở Mỹ lại có xu hướng dựa vào đường bay thẳng và đặt từng phần dịch vụ liên quan. Một xu hướng nữa trên thị trường du lịch là số lượng tour du lịch thị trường xa ngày càng tăng và ít có dấu hiệu giảm. Đây sẽ là cơ hội tốt cho thị trường Châu á.  Môi trường kinh tế Để xem xét tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động du lịch, trước hết chúng ta cần xem xét môi trường kinh tế quốc gia. Lạm phát, thất nghiệp, suy thoái là ba nhân tố môi trường kinh tế tàn phá nền kinh tế nặng nề nhất. Chúng cũng làm hao tổn rất lớn đến ngành du lịch. Người ta ít có tiền dành cho du lịch nghỉ ngơi, thương mại và người ta cũng ít đi ăn ngoài hơn để tiết kiệm tiền. Vào thời kỳ kinh tế khó khăn, các công ty và cá nhân có xu hướng tìm kiếm những hàng hoá và dịch vụ thay thế. Hội họp qua điện thoại thay thế cho gặp gỡ, các cuộc họp từng vùng thay thế họp toàn quốc và ở nhà thay thế cho thói quen đi nghỉ. Ngoài ra, khi xem xét tác động môi trường kinh tế tới việc quyết định chiến lược marketing, cũng cần chú ý tới môi trường kinh tế khu vực và quốc tế. WTO đã giới thiệu các yếu tố kinh tế sau sẽ là các yếu tố chủ yếu tác động tới hoạt động du lịch quốc tế: Toàn cầu hoá kinh tế Xu hướng liên minh của các hãng hàng không quốc tế lớn Tốc độ tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế mới: Trung Quốc, ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nga Khoảng cách ngày càng xa giữa các nước nghèo và nước giàu Sự ra đời và mở rộng của hệ thống tiền tệ chung.  Tình hình chính trị, luật pháp SV thực hiện: Page 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tình hình chính trị ở đây được nghiên cứu theo 2 cấp độ: Trong nước và quốc tế. Đối với du lịch nội địa, tình hình chính trị trong nước có thể góp phần thúc đẩy du lịch thông qua trợ cấp của nhà nước hoặc cũng có thể cản trở sự phát triển du lịch do những hạn chế pháp luật. Đối với du lịch quốc tế, vấn đề visa có thể cản trở khách du lịch hay các khuyến nghị của Bộ ngoại giao cũng có thể là lí do ngăn cản khách đi du lịch tới một nước khác. Quy định và luật pháp của một nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến marketing. Có những đạo luật cụ thể liên quan đến việc sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo thế nào, tổ chức các cuộc thi và trò chơi có thưởng ra sao, ai có thể và không thể uống rượu và nhiều điều khác nữa. Marketing phải được tiến hành trong giới hạn các quy định và luật pháp. Những đạo luật này lại không nằm trong tầm khống chế của một tổ chức riêng nào đó. Luật lệ và quy định đã áp đặt cách thức kinh doanh. Chúng tác động trực tiếp đến cách thức tiếp thị sản phẩm và dịch vụ. Song những quy định đó cũng luôn thay đổi. Các chiến lược marketing cần phải cập nhật với những điều chỉnh của quy định và luật pháp.  Yếu tố công nghệ Công nghệ là giới hạn thường xuyên của sự thay đổi. Sự phát triển của công nghệ thông tin và máy tính trong những năm gần đây đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho hoạt động marketing du lịch. Hiện nay, marketing qua mạng Internet được đánh giá là một phương thức tiếp thị cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng. Thông qua các máy tính gia đình được kết nối với mạng thông tin toàn cầu, người tiêu dùng tại các nước có thể tiếp xúc với lượng thông tin khổng lồ về điểm du lịch, chuyến bay, khách sạn, thuê xe. Theo nghiên cứu do Hội đồng Doanh nghiệp WTO, 4 thị trường gửi khách hàng đầu có số người sử dụng Internet lớn hơn so với các thị trường khác trên thế giới. 4 thị trường này là Đức, Mỹ, Nhật, Anh, chiếm 2,5 lượng khách quốc tế trên thế giới và gần 80% khách sử dụng Internet. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học công nghệ cũng có thể làm giảm thị phần khách du lịch toàn cầu. Những hệ thống giải trí tinh vi tại nhà bao gồm video, phim thuê SV thực hiện: Page 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 bao, đĩa CD, máy tính xách tay đã thay thế cho những chuyến du lịch và giải trí ngoài trời. Công nghệ hiện dại cũng hỗ trợ cho một số loại hình nghỉ ngơi giải trí và liên kết loại mới như công viên giải trí, hội nghị qua truyền hình…Song ở khía cạnh khác, công nghệ cũng là người bạn. Công nghệ thiết bị gia dụng đã giảm bớt thời gian làm việc nhà và tạo ra thời gian rảnh rỗi cho du lịch và giải trí ngoài trời. Môi trường vi mô.  Cạnh tranh Đây có thể được coi là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiến lược marketing của một tổ chức du lịch. Khi xem xét yếu tố này, các nhà hoạch định chiến lược marketing cần chú ý tới cả đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn. Những người đề ra chiến lược marketing có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đối thủ cạnh tranh, song không thể kiểm soát chúng. Số lượng và phạm vi của các đối thủ cạnh tranh cũng không thể kiểm soát được. Tiềm năng phát triển du lịch là lý do cơ bản dẫn đến việc cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt. Sự cạnh tranh cũng đã mang tính toàn cầu và ngày có nhiều công ty, tổ chức du lịch đã bành trướng sang các quốc gia khác. Cạnh tranh là quá trình rất mạnh mẽ trong ngành công nghiệp này. Khi một công ty, tổ chức thực hiện chiến lược marketing thì ngay lập tức các đối thủ cạnh tranh của nó phản ứng lại bằng những đối sách chiến lược. Mức độ cạnh tranh khốc liệt trong ngành không cho phép tổ chức du lịch có thể trì trệ. Những người hoạch định chiến lược marketing phải luôn theo hoạt động marketing của đối thủ, cũng như của tổ chức mình, cần phải năng động để điều chỉnh chương trình marketing của tổ chức nhằm phản ứng kịp với những động thái của đối thủ cạnh tranh. Có mức độ cạnh tranh trong ngành: (1) cạnh tranh trực tiếp, (2) dịch vụ thay thế, và (3) cạnh tranh gián tiếp. Những người hoạch định chiến lược marketing phải chấp nhận một thực tế là họ phải đương đầu với cả cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Vì thế, trước khi đề ra chiến lược marketing cho tổ chức của mình, chúng ta phải SV thực hiện: Page 10 [...]... Tel : 0918.775.368 Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Tour Hà Nội - Nha Trang - Đà Lạt - Hà Nội Tour Hà Nội - Vinh – Cửa Lũ - Hà Nội Tour Hà Nội - Vinh – Cửa Lũ - Hà Nội Tour Kỳ Nghỉ Đầy í Nghĩa "Hướng Về Xứ Thanh" Tour Hà Nội - Lào Cai - Sapa - Hà Khẩu - Hà Nội Tour Hà Nội - Đà Nẵng - Hội An Cố Đô Huế - Hà Nội Tour Du Lịch Tiờt Kiệm (Iko Travel) - Hành Trỡnh Di Sản... (Dành Cho Khách 620.000 ANZ travel Hà Nội Đoàn) Tour Hà Nội - Thác Đa - Hà Nội Tour Hà Nội – Mai Chõu - Hũa 650.000 ANZ travel Đình Anh Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội SV thực hiện: Bỡnh - Hà Nội Tour Hà Nội - Lạng Sơn - Lễ Hội Bắc Ninh - Hà Nội Tour Du Lịch Hành Hương (Chợ Viềng – Đền Phủ Giầy – Chựa Cổ Lễ – Đền Trần) Tour Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tường - Hà Nội Tour Hà Nội- Hũa... Long (Hà Nội - 1.605.000 ANZ travel 1.645.000 ANZ travel 1.690.000 ANZ travel Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội SV thực hiện: Yờn Tử - Hạ Long - Hà Nội) Tour Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng - Bắc Kạn Tour Hà Nội - Vresort - Mựa Gặt 1.714.000 Đất Việt tourist Lỳa - Hà Nội Tour Hà Nội - Sapa - Hà Nội 1.735.000 Đất Việt tourist Tour Hà Nội - Nha Trang - Hà Nội 1.786.000... cầu của nhiều tầng lớp du khách Tour Hà Nội Khởi hành Hà Nội SV thực hiện: ( số liệu của Sở Du lịch Hà Nội ) Tờn Tour Tour Hà Nội – Huế - Hội An Giỏ(VND) 2.990.000 Nhà cung cấp Việt tourist Page 23 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Tour SG - HN - Hạ Long – Yờn Tử Tour Hà Nội – Cỏt Bà - Vịnh Hạ Long - Đảo Khỉ - Hà Nội Tour Hà. .. lược marketing du lịch của điểm du lịch sẽ không phát huy tác dụng Hệ thống marketing của tổ chức du lịch Hệ thống marketing của tổ chức du lịch bao gồm những yếu tố có thể kiểm soát được.Phương pháp kết hợp và kiểm soát các yếu tố này rốt cục ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức Sản phẩm: Hình ảnh của điểm du lịch hay của một công ty du lịch tại điểm du lịch đó so với hình ảnh của các điểm du. .. nhanh hơn và có nhiều thuận lợi hơn trong việc hội nhập với du lịch thế giới Trong điều kiện đó, những tập đoàn kinh tế du lịch như tập đoàn khách sạn, lữ hành và nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu đã được hình thành và có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhằm giúp đỡ các nước thành viên phát triển du lịch Bên cạnh xu thế quốc tế hoá thì cạnh tranh quốc tế trong du lịch cũng diễn ra ngày càng gay... mức sống của dân cư nên kinh doanh du lịch đã được xem là một ngành có hiệu quả kinh tế – xã hội cao Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích nhu cầu du lịch, các nước đều coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, và có chiến lược đưa du lịch trở thành ngành công nghiệp hàng đầu hoặc đứng thứ 2, thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân  Xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá du lịch ở những nước du lịch phát triển. .. Hà Nội Hà Nội Tour Hà Nội - V Resort - Hà Nội Tour Hà Nội- Vạn Chài ResortSầm Sơn-Suối Cỏ Thần -Hà Nội Tour Đêm Hải Thành (Hải Phũng) Tour Đến Với Huyện Đảo Vân Đồn Tour Hà Nội - Hạ Long - Tuần 1.515.000 1.515.000 1.550.000 1.560.000 Đình Anh tourist Đình Anh tourist Đình Anh tourist Đình Anh tourist Hà Nội Chõu - Hà Nội (Dành Cho Khỏch 1.590.000 ANZ travel Hà Nội Lẻ) Tour Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội Tour... thái, các chuyến du lịch biển, các môn thể thao nước, du lịch tại các địa cực, các sa mạc và trong cánh rừng nhiệt đới bao la là các sản phẩm có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ tới 3.3 Định hướng chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam theo xu hướng hội nhập 3.3.1 Định hướng phát triển sản phẩm Về mục tiêu: Xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo... các cty lữ hành khác thống nhất những chuyến tour, cùng nhau đưa ra và khai thác các tour du lịch mới, kết hợp với khách sạn, các cty vận tải để đưa ra những dịch vụ Visa, dịch vụ vé máy bay, dịch vụ thuê xe…cty tham gia vào những hiệp hội du lịch của VN, tham gia vào các hội chợ du lịch của VN, của thế giới Hoạt động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam  Tổng quát tình hình triển khai công tác marketing . xem x t tác động của môi trường kinh t t i ho t động du lịch, trước h t chúng ta cần xem x t môi trường kinh t quốc gia. Lạm ph t, th t nghiệp, suy thoái là ba nhân t môi trường kinh t t n. trạng ho t động Marketing trong kinh doanh du lịch của m t số doanh ngiệp lữ hành t i Hà Nội. Căn cứ vào cơ sở lý luận và k t quả phân t ch, đánh giá thực trạng ho t động Marketing trong kinh doanh. du lịch của m t số doanh ngiệp lữ hành t i Hà Nội để đề xu t phương hướng và giải pháp nhằm ph t triển ho t động Marketing cho du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Vi t Nam nói chung trong thời

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan