cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ

51 586 0
cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Lưu Quang Vũ đã ra đi trọn hai mươi năm (1988 – 2008). Hai mươi năm chưa đủ để đi hết nửa đời người, nhưng đã là một quãng thời gian dài cho người sau nhìn lại và đánh giá một sự nghiệp văn chương một cách chín chắn hơn, trọn vẹn hơn. Lưu Quang Vũ nổi tiếng nhờ kịch, có thể nói, anh là một trong những nhà viết kịch lớn nhất của nghệ thuật kịch Việt Nam. Từ khi Lưu Quang Vũ bước vào làng kịch Việt Nam đến ngày anh ra đi, hơn năm mươi vở kịch đã được viết, đã trở thành tài sản vô giá của nền sân khấu dân tộc, trong đó, hàng chục vở đã đạt Huy chương vàng hội diễn sân khấu toàn quốc. Anh đã từng được mệnh danh là “Moliere ở Việt Nam”. Thế nhưng, không hẹn mà gặp, nhiều nhà nghiên cứu cùng đồng tình với Anh Ngọc ở điểm này: “Có người khẳng định vinh quang của anh là ở kịch, nhưng riêng tôi, tôi vẫn cho rằng Vũ là một nhà thơ nhiều hơn và anh sẽ tồn tại với mai sau như một nhà thơ”. Kỉ niệm hai mươi năm ngày mất của vợ chồng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh, người ta nhớ câu nói ngậm ngùi của nhà văn Nguyễn Khắc Phục: "Đi hết đường thơ, Lưu Quang Vũ sẽ trở thành nhà thơ vĩ đại nhất của thời đại mình". Những gì mà Lưu Quang Vũ để lại cho nền thi ca Việt Nam hiện đại đã cho thấy sự tài hoa, những phẩm chất độc đáo tuyệt vời của một tâm hồn thơ giàu xúc cảm. Thế nhưng, do cái bóng của chính anh quá lớn, bị phần kịch che khuất, phần thơ của Lưu Quang Vũ còn là một bí ẩn chưa được nhìn nhận đầy đủ trong nghiên cứu phê bình. Sự nghiệp thơ Lưu Quang Vũ quả thực là đồ sộ. Tập thơ đầu tay của Lưu Quang Vũ in chung với Bằng Việt - Hương cây – bếp lửa - ra đời đã là một hiện tượng đẹp của văn học nước nhà. Năm đó Lưu Quang Vũ mới chỉ tròn hai mươi tuổi. Sau đó, dẫu sáng tác rất nhiều, mãi đến khi anh qua đời, các tập Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được gia đình và bạn hữu tiến hành xuất bản. Sau đó là tập Lưu Quang Vũ – Thơ và đời (1997). Tuy Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 1 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh nhiên, đó chưa phải là toàn bộ sáng tác thơ của Lưu Quang Vũ. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm sinh và 20 năm mất của Lưu Quang Vũ, gia đình anh đã cho công bố một phần di cảo thơ và nhật kí mà anh để lại với tập Lưu Quang Vũ – Di cảo, gồm có: nhật kí: Mùa hoa phượng và nhật kí lên đường và thơ: Những bông hoa không chết. Có thể nói, đây là một phần di nghiệp rất quý báu của Lưu Quang Vũ, cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn về sự nghiệp sáng tác thi ca cũng như những tâm tư tình cảm của nhà thơ lớn này. Yêu mến và thực sự xúc động trước sự nghiệp văn chương của nhà thơ – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ để lại, chúng tôi lựa chọn đề tài: Cái tôi trữ tình trong tập thơ Những bông hoa không chết của Lưu Quang Vũ để đi sâu tìm hiểu cái tôi trữ tình trong tập thơ này, từ đó góp phần làm sáng rõ thêm chân dung một Lưu Quang Vũ – nhà thơ bên cạnh Lưu Quang Vũ – nhà soạn kịch. II. Lịch sử vấn đề Về cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ, từ trước đến nay, có một số nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm chú ý. Trong đó phải kể đến bài viết của các nhà nghiên cứu sau: 1. Vũ Quần Phương với bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ. Trong bài viết này, ông đã quan tâm đến một số đặc điểm của thơ trữ tình của Lưu Quang Vũ, gọi tên nó lên với những tên gọi có tính chất cảm nhận trong từng chặng đường sáng tác, ví như, thơ Lưu Quang Vũ “diễn đạt tinh vi được một tâm trạng mà tâm trạng đang cảm xúc cao độ những gì mà nó đang sống”, “cách nhìn đời hồn hậu, lạc quan, phía nào cũng thấy sự hài hòa ưu ái”, “những cảm xúc tươi trong”, “một giọng thơ đắm đuối”… Trong đó có những nhận định đã chạm được đến một vài nét của cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ. Đặc biệt, tác giả này đã nhìn thấy khá rõ những chuyển biến của thơ Lưu Quang Vũ qua những giai đoạn sáng tác khác nhau, ví như trong khoảng 2 năm từ 1971-1972: thơ Lưu Quang Vũ “già đi” trước cuộc đời, “mang rất nhiều dằn vặt, nhiều nghĩ ngợi chiêm nghiệm, có phấn đấu và cũng có thất vọng”. Đặc biệt, Vũ Quần Phương đã nhận Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh ra, trong những năm đó, Lưu Quang Vũ “nhận thức xã hội sâu lên nhiều, nhất là anh nhận thức ra chính anh, khám phá ra chính anh”. Sau Vũ Quần Phương có thể kể đến nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Nguyên với bài viết Lưu Quang Vũ - tâm hồn trở gió. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đã có những cảm nhận rất sâu sắc về thơ Lưu Quang Vũ, nhận ra một số điểm cơ bản trong thơ Lưu Quang Vũ, đặc biệt là những cảm nhận tinh tế và khá chính xác trong việc nhận chân cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong thơ: “Như con tàu luôn bồn chồn ra đi. Thơ anh tất bật, hối hả như đời anh, suốt đời vội đi, suốt đời nóng ruột… Cảm hứng mạnh nhất trong thơ anh là cảm hứng khai phá, tìm kiếm, dẫu sau vô biên sẽ chỉ có vô biên.” Công trình nghiên cứu về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ, từ trước đến nay, chỉ có khóa luận của Hà Thị Hạnh - Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1971-1973 - là đi nghiên cứu công phu và tỉ mỉ về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ. Trong công trình này, tác giả đã đi khảo sát tác phẩm đã công bố của Lưu Quang Vũ trong các tập Hương cây, Mây trắng của đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu, Lưu Quang Vũ – thơ và đời. Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu của công trình này chỉ là đi sâu tìm hiểu khảo sát cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ ở một giai đoạn có tính chất bước ngoặt trong đời thơ của anh: năm 1971-1973. Những thành tựu của các bài viết, công trình nghiên cứu này có ý nghĩa lớn lao cho chúng tôi định hướng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ. Năm 2008, nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày mất của vợ chồng Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ, gia đình anh đã cho công bố phần di cảo còn lại của anh trong tập Lưu Quang Vũ – di cảo gồm có Nhật kí: Mùa hoa phượng và nhật kí lên đường và thơ: Những bông hoa không chết. Chúng tôi nhận thấy rằng, vừa gồm cả nhật kí, vừa gồm thơ, tập di cảo có giá trị sâu sắc cho chúng ta trong việc Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 3 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh khám phá những suy tư, những cảm nhận của Lưu Quang Vũ về cuộc đời và nghệ thuật. Như vậy, hành trình đi tìm cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ lại đặt ra thêm một nhiệm vụ quan trọng. Trong bài tập niên luận này, chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ đó: đi sâu tìm hiểu, khám phá cái tôi trữ tình trong tập Những bông hoa không chết của Lưu Quang Vũ để góp thêm một góc nhìn, một cách khám phá về chân dung thơ Lưu Quang Vũ, ngõ hầu dựng lại được một gương mặt thơ còn bị che khuất và chưa được quan tâm đúng mức. III. Giới hạn đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu Bài tập niên luận này sẽ nghiên cứu trong giới hạn văn bản tập Lưu Quang Vũ - Di cảo (NXB Lao động – H.2008) với phần thơ Những bông hoa không chết, bên cạnh đó sẽ có sự so sánh với tập Lưu Quang Vũ – thơ và đời (NXB Văn hóa thông tin)– một tuyển tập tập hợp khá đầy đủ tác phẩm thơ của Lưu Quang Vũ – và tham khảo ý kiến, đánh giá của những nhà nghiên cứu có tìm hiểu và phê bình, phân tích thơ Lưu Quang Vũ. Trong bài tập này, chúng tôi sẽ tiến hành các công việc sau: Tìm hiểu sơ bộ về cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ nói chung. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đi sâu vào phần thơ Những bông hoa không chết trong tập Di cảo này, tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra những nhận định và ý kiến về cái tôi trữ tình trong tập thơ này. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong bài tập này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp phân tích 2. Phương pháp so sánh 3. Phương pháp khảo sát thống kê Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 4 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I LƯU QUANG VŨ – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP I. Cuộc đời Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 – 4 – 1948 tại huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ, cũng là nơi Lưu Quang Vũ sẽ sống những năm tháng đầu tiên của tuổi thơ cho đến ngày hòa bình lập lại chuyển về Hà Nội. Về Hà Nội, gia đình Lưu Quang Vũ sống nhờ một người bà con trong một tòa nhà ở phố Trần Quang Khải, về sau chuyển về căn phòng 96A Phố Huế. Đây là căn phòng Lưu Quang Vũ đã lớn lên, “sống suốt thời thơ ấu, trải qua thời thanh niên lận đận, đã trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, đã sống những ngày cuối của đời mình” (Hồi ức của bà Vũ Thị Khánh – mẹ Lưu Quang Vũ). Theo gia đình anh kể lại, Vũ sớm có tư chất nghệ thuật. Năm 1961, mới 13 tuổi, Lưu Quang Vũ đã có truyện ngắn Đám trẻ con làng Á được in, giành giải thưởng của thành phố. Có một người cha rất say mê văn chương truyền cho tình yêu với nghệ thuật từ thưở bé, tài năng Lưu Quang Vũ ngày càng phát lộ trên nhiều lĩnh vực. Năm 1965 – mới 17 tuổi – Lưu Quang Vũ nhập ngũ. Lưu Quang Vũ có hai đời vợ. Lần thứ nhất, anh lấy vợ là diễn viên điện ảnh Tố Uyên – cô diễn viên tài hoa nổi tiếng với vai diễn trong phim Con chim vành khuyên. Hai người có một người con là Lưu Minh Vũ. Sau đó, rời quân ngũ, chưa có việc làm, hạnh phúc riêng lỡ dở, Lưu Quang Vũ chia tay với Tố Uyên. Đây là những năm tháng vô cùng khó khăn của cuộc đời anh. Năm 1973, Lưu Quang Vũ lấy nữ sĩ Xuân Quỳnh – “người bạn đường” sẽ cùng anh chia ngọt sẻ bùi, là người nâng đỡ anh trên những chặng đường sáng tạo suốt mười lăm năm còn lại của đời anh, cũng là người đi theo anh đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời. Mười lăm năm sống cùng Xuân Quỳnh là giai Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 5 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh đoạn Vũ bước vào làng kịch, cống hiến cho kịch, tiếp tục viết thơ, truyện ngắn, để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác quý giá, đồ sộ. Ngày 29 – 8 – 1988, trên một chuyến xe từ Hải Phòng về Hà Nội, ba người trong gia đình anh (Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh – Lưu Quỳnh Thơ) đã cùng tử nạn. Lưu Quang Vũ ra đi khi sự nghiệp và tài năng đang độ chín, để lại tiếc thương vô hạn cho bạn bè, đồng nghiệp, tất cả những ai quý mến và kính trọng tài năng của anh. II. Sự nghiệp sáng tác Sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh, Lưu Quang Vũ có một cuộc đời không bình yên. Sự không bình yên đó không chỉ đến từ hoàn cảnh đất nước. Cuộc đời Lưu Quang Vũ cũng gặp phải những trắc trở khổ đau, nhất là trong tình yêu. Hơn thế, bản ngã nghệ thuật của một người nghệ sĩ lớn cũng không lúc nào cho anh nguôi yên trong khát vọng sáng tạo không ngừng. Vượt qua mọi nỗi đau, mọi khó khăn của cuộc đời, Lưu Quang Vũ đã theo đuổi nghệ thuật một cách bền bỉ, dai dẳng, đầy trách nhiệm và tin tưởng. Sự nghiệp nghệ thuật mà anh để lại là bằng chứng hùng hồn cho những nỗ lực lớn lao và bản ngã thiên tài của một nhà thơ – một nhà soạn kịch tài hoa. Sinh thời, Lưu Quang Vũ sáng tác trên rất nhiều lĩnh vực: viết truyện ngắn, thơ, viết kịch, chân dung diễn viên, phê bình sân khấu… Sự nghiệp anh tuy trên nhiều lĩnh vực nhưng cô đọng nhất có lẽ là ở kịch và thơ. Năm 1980, Lưu Quang Vũ bước vào làng kịch. Cho đến năm 1988, khi Lưu Quang Vũ qua đời, sự nghiệp viết kịch của anh đã rất dày dặn với hơn 50 vở, trong đó, hàng chục vở đã đạt Huy chương vàng hội diễn sân khấu toàn quốc, đã được dàn dựng hàng trăm lần. Lưu Quang Vũ từng được mệnh danh là “Moliere ở Việt Nam”. Tuy nhiên, bên cạnh một Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch tài năng đã được hiển nhiên công nhận còn là một Lưu Quang Vũ – gương mặt thơ độc đáo. Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 6 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh Tập thơ đầu tiên của Lưu Quang Vũ – Hương cây – in chung với Bằng Việt trong Hương cây bếp lửa – đã trở thành một hiện tượng đáng quan tâm của văn học nước nhà. Các nhà nghiên cứu phê bình đã nhận xét: “chỉ riêng hai mươi bài trong tập này thôi, Lưu Quang Vũ đã là một trong những đỉnh cao của thơ ca chống Mĩ và vẫn là một hồn thơ được nhiều ưu ái nhất” (Vũ Quần Phương). Sau đó, Lưu Quang Vũ vẫn sáng tác rất nhiều. Anh viết thơ như một cách viết nhật kí, viết để kí thác nỗi niềm tâm sự, viết mặc dầu bị từ chối in trong điều kiện khách quan thời đó, viết chỉ để thỏa mãn duy nhất một nhu cầu là được sáng tạo – theo ý nghĩa chân chính nhất của từ “sáng tạo nghệ thuật”. Thơ Lưu Quang Vũ viết những ngày đó chỉ “sống im lặng trong sổ tay và trí nhớ bạn bè” nhưng đã được tất cả những người phê bình sành sỏi và tinh đời nhất công nhận, ví như Hoài Thanh từng nhận xét: “đúng nó là vàng thật, đúng nó là thơ” khi đọc những bài thơ của anh. Nhà thơ Vũ Quần Phương thì cho rằng, dù ở lĩnh vực sáng tác nào, cốt cách của anh vẫn là “cốt cách thi sĩ”, và “về lâu dài, sự đóng góp của Lưu Quang Vũ về thơ còn lớn hơn về kịch”. Sau này, khi Lưu Quang Vũ đã ra đi, những tập thơ tiếp theo mới được biên soạn và công bố: Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), sau đó là tập Lưu Quang Vũ – Thơ và đời (1997). Năm 2008, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của vợ chồng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ, gia đình anh đã cho công bố thêm một phần di cảo còn lại của sự nghiệp sáng tác Lưu Quang Vũ: tập Lưu Quang Vũ – di cảo trong đó có một phần nhật kí của anh những năm còn ngồi trên ghế nhà trường: Mùa hoa phượng và nhật kí lên đường và thơ viết từ năm 1971 - 1975: Những bông hoa không chết. Tập di cảo dày dặn, cho bạn đọc thêm những cứ liệu để từ đó nhìn nhận và đánh giá sự nghiệp thi ca cũng như những quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời của Lưu Quang Vũ một cách rõ nét hơn, đầy đủ hơn. Riêng phần thơ, đây là phần Lưu Quang Vũ sáng tác trong những năm cận kề ngày hòa bình lập lại Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 7 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh (1971 – 1975), cho chúng ta thấy những nét độc đáo trong sáng tác của Lưu Quang Vũ những năm trong chiến tranh giữa bối cảnh chung của văn học chống Mỹ. Có thể nói, tuy đây chưa phải là những bài thơ hay nhất nhưng chỉ riêng với phần thơ trong tập di cảo này, chúng ta đã có một cái nhìn khá đầy đủ về thơ Lưu Quang Vũ – về những cảm hứng chủ đạo, giá trị độc đáo và đặc biệt là cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ ở một giai đoạn. III. Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ Lưu Quang Vũ – trước khi là một nhà soạn kịch, một nhà văn, một nhà thơ thì đã là một nhà nghệ sĩ từ trong cốt cách, trong bản ngã. Đọc những trang nhật kí ngày anh mới 15, 16 tuổi trong tập di cảo, chúng ta đã nhận rõ điều ấy. Cũng với một bản ngã nghệ sĩ độc đáo và đặc trưng ấy, bước vào thi ca, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ cũng đặc biệt và nổi bật trong nền thơ ca chống Mỹ. Cái tôi trữ tình – bản thân nó là một cách nhìn, một thái độ, là cảm xúc của chủ quan người nghệ sĩ trước cuộc đời được kí thác bằng những phương tiện nghệ thuật riêng biệt mang dấu ấn đậm nét của nhà sáng tạo. Với Lưu Quang Vũ – một con người luôn không hòa lẫn giữa mọi người, một bản năng nghệ thuật luôn tách biệt khỏi những khuynh hướng chung, phủ nhận mọi sự lí tưởng hóa để tìm về một chân lí bất diệt phía trước của nhân loại – cái tôi trữ tình trong thơ anh lại càng hiện lên sắc sảo, sống động. Có thể nói, bắt rễ từ cái tôi nhà thơ đầy cá tính, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ mang những giá trị riêng giữa giá trị chung của nền thơ trẻ chống Mĩ lúc bấy giờ. Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ từ năm anh còn rất ít tuổi và sự nghiệp sáng tác đó còn kéo dài đến cuối cuộc đời anh. Trong suốt con đường dài và nhiều trăn trở ấy, có thể thấy, thơ Lưu Quang Vũ luôn có sự vận động, đổi thay. Tiếp nhận quan điểm của tác giả Hà Thị Hạnh trong công trình nghiên cứu Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1971-1973, chúng tôi chia hành trình thơ Lưu Quang Vũ ra làm ba giai đoạn: 1. Từ năm 1963-1970 Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 8 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh 2. Từ năm 1971-1973 3. Từ năm 1974-1988 Ba chặng đường thơ, đánh những dấu mốc trưởng thành trong thơ Lưu Quang Vũ không chỉ về nội dung mà còn về phương thức biểu hiện. Cái tôi trữ tình trong ba chặng đường đó cũng có những thay đổi lớn lao. Sự thay đổi vận động đó có thể được khái quát thành những điểm lớn như sau: 1. Từ năm 1963 đến năm 1970, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ là cái tôi giàu cảm xúc tin yêu, mơ mộng với cuộc đời, giọng thơ “nồng nàn đắm đuối”. 2. Từ 1971- 1973, giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ, trong đó, những cảm xúc mộng mơ và tin yêu đã dần khuất lấp, nhường chỗ cho những hoài nghi, trăn trở trước cuộc đời và nghệ thuật. Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này đã không còn là một cái tôi nhiều tin tưởng đắm say mà đã chín chắn hơn, dữ dội hơn, một cái tôi sẵn sàng dấn thân và trải nghiệm. Giai đoạn thơ này thể hiện một cái tôi tỉnh thức, cái tôi cảm nhận sâu sắc về thân phận mình. 3. Từ 1974-1988, cái Tôi trữ tình Lưu Quang Vũ lại có một bước chuyển mới, từ chỗ hoài nghi, nhiều cay đắng hoang mang sang một cái Tôi đã tìm thấy lối thoát cho mình, một cái tôi trở lại với đời thường nhiều say mê và tin tưởng. Nó không phải là cái say mê và tin tưởng của những năm tháng đầu tiên mộng mơ đắm đuối. Nó là cái say mê và tin tưởng bởi đã nhận thức ra những lối sáng cho mình và cho đời. Đó là một cái tôi hồi sinh trong một cảm hứng mới, cái tôi nhận thức, triết lí, khám phá đời sống từ những góc nhìn độc đáo của riêng mình. Đây cũng là chặng đường mà cái tôi đó thật khó có thể “chỉ mặt đặt tên”, “một khái niệm là không đủ”. Cái tôi thế sự - đời tư đã chen lẫn với cái tôi sử thi, thế nhưng cái tôi sử thi đó lại cũng không giống với những cái tôi sử thi khác. Hình ảnh đất nước và nhân dân đi vào cảm thức của cái tôi trữ tình không phải là đất nước – nhân dân nhìn từ góc độ sử thi hào hùng trong chiến trận mà là từ góc độ lịch sử-văn hóa, đi tìm gốc nguồn dân tộc trong những chiều sâu của trầm tích bao đời. Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 9 Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh Ba giai đoạn thơ, cũng là những nấc thang phát triển của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ. Mỗi giai đoạn có một đặc trưng riêng, thế nhưng, dẫu ở giai đoạn nào, cái tôi đó vẫn tìm thấy cho mình một giọng – một cách biểu hiện tài hoa, một âm sắc đặc biệt. Và thống nhất trong suốt ba chặng đường thơ vẫn là một cái tôi Lưu Quang Vũ: nồng nàn trong cảm xúc, phóng túng mãnh liệt trong liên tưởng, giàu có về hình ảnh màu sắc, luôn nỗ lực vượt thoát hướng tới chân trời của tình yêu, của những giá trị nhân bản và cao đẹp của cuộc đời. Nằm trong dòng chảy ấy, tập di cảo Những bông hoa không chết là phần thơ Lưu Quang Vũ viết trong khoảng những năm từ 1971 – 1976, tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong tập này chỉ có một bài sáng tác năm 1971: Những bông hoa không chết, còn lại đều được sáng tác trong khoảng những năm 1974-1976. Đây là một thời điểm đặc biệt: nằm ở giai đoạn sáng tác thứ ba của anh nhưng lại nằm ở khoảng đầu, nghĩa là giai đoạn bắt đầu có những bước chuyển tiếp, những đổi thay, những biểu hiện độc đáo của một hồn thơ đang dần chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Cái tôi trữ tình thể hiện trong tập thơ này vì thế mà có những nét riêng, những vẻ đẹp riêng trong sự nghiệp thi ca Lưu Quang Vũ nói chung. Trong bài tập niên luận này, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, tìm hiểu, phân tích cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tập thơ này, dựa trên những ý kiến nhận định có tính chất định hướng của người đi trước. Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... tôi trữ tình trong Những bông hoa không chết Tập thơ này nằm trong giai đoạn 3 của hành trình thơ Lưu Quang Vũ Như đã nói ở chương I, ở giai đoạn này, trong thơ Lưu Quang Vũ, từ chỗ cái tôi trữ tình thiên về thế sự - đời tư, còn có một cái tôi khác, đó là cái tôi sử thi Tuy nhiên, cũng phải nói ngay rằng, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ so với những cái tôi khác cùng thời dù ở thái cực nào thì cũng có những. .. nhận trong chiều sâu và chiều rộng của suy tưởng và những nhận thức thấm thía, cái tôi trong tình yêu là một khía cạnh hết sức đặc sắc của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tập thơ này 3 Cái tôi nhận thức về sứ mệnh của người nghệ sĩ Bản chất là một cái tôi nghệ sĩ, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ luôn có ý thức sâu sắc về sứ mệnh của người cầm bút Ngay từ những năm tháng sống trong chiến tranh, Lưu Quang. .. tới chân trời Cái tôi suy tưởng về dân tộc, cái tôi hào khởi tươi vui trong những ngày độc lập đầu tiên của dân tộc, đó là những khía cạnh lớn của cái tôi sử thi Lưu Quang Vũ trong tập Những bông hoa không chết 2 Cái tôi thế hệ Cái tôi thế hệ là một gương mặt khác của cái tôi sử thi Cái tôi sử thi của văn học giai đoạn này là tiếng nói tự ý thức, tự biểu hiện của thế hệ trẻ về sứ mệnh của thế hệ mình:... Bởi thế, trong quá trình đi tìm hiểu khảo sát về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tập thơ này, chúng tôi sẽ luôn có sự đối chứng và phân biệt với cảm thức chung của văn học chống Mĩ cùng thời Ở đây, chúng tôi tạm xét cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong hai bình diện: cái tôi thế sự và cái tôi sử thi dù rằng sự phân chia này trong thơ Lưu Quang Vũ chỉ mang tính tương đối, trong đó, chúng tôi sẽ cố... đa diện hơn Nhưng có lẽ, cái tôi sử thi vẫn chỉ là một phần mới mẻ, còn cái ẩn sâu đằng sau tâm hồn Lưu Quang Vũ, cái tôi chìm khuất nhưng đã là bản chất thơ Lưu Quang Vũ vẫn là một cái tôi thế sự đời tư Tập thơ Những bông hoa không chết cũng không ngoại lệ II Cái tôi thế sự đời tư Cái tôi thế sự vốn là một cái tôi không nổi trội trong dòng văn học chống Mĩ Cảm thức chủ đạo của văn học thời chống Mĩ...Bài tập niên luận Ánh Nguyễn Thị Ngọc CHƯƠNG II CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CHẾT CỦA LƯU QUANG VŨ Tập thơ Những bông hoa không chết được viết ra trong một thời điểm đặc biệt của hành trình thơ Lưu Quang Vũ, cũng là một thời điểm đặc biệt của lịch sử dân tộc Đó là thời điểm đất nước đang đứng trước cửa ngõ và... luật chung trong hành trình nhận thức của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ – nhận thức dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn 2 Cái tôi với tình yêu như là điểm tựa của niềm tin và khát vọng Tình yêu luôn là một đề tài lớn trong thơ Lưu Quang Vũ Tuy nhiên không phải ở giai đoạn thơ nào, tập thơ nào, cái tôi đó cũng có một cách nhận thức về tình yêu như nhau Trong hành trình khám phá đời sống, cái tôi đó cũng... là sáo rỗng Anh nói tiếng nói của riêng mình, cảm nhận hiện thực theo cách của riêng mình, bởi thế, cảm thức của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ luôn đi một dòng riêng Chúng tôi cho rằng, cái tôi trữ tình trong những bài thơ của tập thơ Những bông hoa không chết đã khái quát được những chân dung sống động của thời đại – của thế hệ một cách chính xác và thấm thía Phải có một cái nhìn sâu và rộng thì mới... chính bản thân mình” là một gợi ý có ý nghĩa với chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về cái tôi trữ tình – đời tư của Lưu Quang Vũ trong tập thơ Những bông hoa không chết Nếu ở giai đoạn 2, thơ Lưu Quang Vũ chuyển từ say mê, mơ mộng sang hoài nghi, đổ vỡ, rồi tỉnh thức về ý thức và nhu cầu cá nhân thì ở giai đoạn 3 này, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ chuyển từ ý thức sang nhận thức, từ trăn trở khao khát... thơ tình Lưu Quang Vũ không hòa nhập vào, cũng không dung hòa những yếu tố đó Cảm nhận về tình yêu theo cách của riêng mình, cách của một hồn thơ luôn nồng nàn đắm đuối trước cuộc đời, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ tìm thấy trong tình yêu tất cả sự nồng nhiệt của hồn mình và biểu lộ nó cũng nhiệt thành không kém Tình yêu, có thể vẫn có những thất vọng, hoài nghi, nhất là trong thời điểm những năm Lưu . Ánh CHƯƠNG II CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CHẾT CỦA LƯU QUANG VŨ Tập thơ Những bông hoa không chết được viết ra trong một thời điểm đặc biệt của hành trình thơ Lưu Quang Vũ, cũng. cách của riêng mình, bởi thế, cảm thức của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ luôn đi một dòng riêng. Chúng tôi cho rằng, cái tôi trữ tình trong những bài thơ của tập thơ Những bông hoa không chết. thơ Những bông hoa không chết của Lưu Quang Vũ để đi sâu tìm hiểu cái tôi trữ tình trong tập thơ này, từ đó góp phần làm sáng rõ thêm chân dung một Lưu Quang Vũ – nhà thơ bên cạnh Lưu Quang Vũ

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan