thơ nguyễn duy từ góc nhìn văn hóa

105 1.1K 9
thơ nguyễn duy từ góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO D C V O T O I H C HU TR NG I H C S PH M TRệN THậ L MINH TH NGUYN DUY Tặè GOẽC NHầN VN HOẽA Chuyón ngaỡnh : LYẽ LUN VN HOĩC Maợ sọỳ : 60 22 32 LU N V N TH C S NG V N NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC PGS.TS. TRệN THAẽI HOĩC Hu , N m 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất một công trình nào khác. Huế, tháng 09 năm 2013 Tác giả Trần Thị Lệ Minh ii Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tác giả luôn nhận được sự chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ Ban Giám Hiệu Trường THPT Số 1 Quảng Trạch và các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế; - Các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; Đặc biệt, với tình cảm chân thành và kính trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Trần Thái Học, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Huế, tháng 09 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Lệ Minh iii iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC 1 A. MỞ ĐẦU 2 1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 12 B. NỘI DUNG 13 CHƯƠNG 1 15 DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ 15 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 15 1.1. Không gian thiên nhiên làng quê 15 1.1.1. Hình ảnh cây tre Việt Nam 15 1.1.2. Hình ảnh ánh trăng gắn với kí ức, kỉ niệm của con người 18 1.1.3. Hình ảnh mảnh đất quê hương- nơi cội nguồn của sự sống 21 1.2. Không gian văn hóa sinh hoạt làng quê 24 1.2.1. Văn hóa lễ hội 24 1.2.2. Văn hóa sinh hoạt, phong tục tập quán 30 1.2.2.1. Phong tục tập quán quê hương 30 1.2.2.2. Cuộc sống sinh hoạt làng quê 35 CHƯƠNG 2 40 DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ 40 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 40 2.1. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Duy 40 2.1.1. Con người cần cù, chịu thương chịu khó 40 2.1.2. Con người lạc quan, yêu đời 46 2.1.3. Con người thủy chung, tình nghĩa 49 2.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy 55 2.2.1. Cái tôi hồn quê truyền thống 55 2.2.2. Cái tôi hồn phố hiện đại 60 CHƯƠNG 3 64 DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ 64 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 64 3.1. Sự kế thừa và cách tân thể thơ lục bát truyền thống 64 3.1. Bảng thống kê thể thơ trong một số tập thơ của Nguyễn Duy 65 3.1.1. Sự kế thừa 65 1 3.1.2. Sự cách tân 69 3.2. Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy 76 3.2.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên 76 3.2.2. Biện pháp tu từ sáng tạo tài hoa 79 3.3. Giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy 81 3.3.1. Giọng kể chuyện tâm tình 82 3.3.2. Giọng tếu táo, hài hước 86 C. KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Có thể thấy, trong thế giới văn minh văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nền văn minh phát triển không thể thiếu sự định hướng của văn hóa. Văn hóa bao gồm nhiều thành tố, trong đó có văn học. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học được xem là nhân 2 tố quan trọng kết tinh văn hóa. Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng trong nó giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại. Chính vì thế, văn học là thành tố quan trọng của văn hóa. Quan hệ văn học- văn hóa là một vấn đề vừa có tính lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa, văn học, cũng như lí luận văn học. Việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa lâu nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến. Song để soi chiếu vào các tác phẩm cụ thể, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn cụ thể chúng tôi thấy còn rất ít. Đề tài này vừa giúp hiểu những khía cạnh lí thuyết của quan hệ văn học – văn hóa, vừa giúp tìm hiểu bản chất của văn học, chức năng của văn học, góp phần nghiên cứu, lí giải văn học, nhìn nhận kinh nghiệm và thúc đẩy sự phát triển của văn học trong quan hệ với văn hóa từ việc khảo sát những sáng tác cụ thể của nhà thơ Nguyễn Duy. 1.2. Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nguyễn Duy làm thơ khá sớm, nhưng đến năm 1973 ông mới được độc giả biết đến với chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam. Từ đó Nguyễn Duy đã xuất bản nhiều tập thơ sáng giá trong tiến trình thơ Việt Nam: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Về (1994),…Có thể nói, ông đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ Việt Nam. Những vần thơ của ông tác động mạnh đến trái tim người đọc, góp phần xây dựng trong tâm hồn người Việt hiện đại tình cảm yêu mến, quý trọng, nâng niu, gìn giữ bản sắc của dân tộc mình. Trong tình hình xã hội hiện nay, khi thơ ca Việt Nam luôn phải vận động trong ánh sáng nhập nhòa giữa cũ và mới, thơ Nguyễn Duy đã có những đóng góp tích cực cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 1.3. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc khám phá đánh giá tác phẩm, nhìn nhận thành công của nhà thơ từ góc nhìn văn hóa còn mới mẻ. Thơ của Nguyễn Duy đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở bậc phổ thông, đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá, được công chúng yêu thơ đọc và bình phẩm. Song phần lớn sự nghiên cứu đó chỉ mới ở mức độ xem xét giá trị hiện thực, chỉ tập trung khai thác những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố văn hóa thể hiện trong tác phẩm. 3 Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong thơ Nguyễn Duy giúp ta hiểu thêm vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa Việt. Từ đó, góp thêm một cái nhìn khái quát về sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Nguyễn Duy. Thấy được sự đóng góp và vị thế của Nguyễn Duy trong nguồn mạch phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt vận dụng vào việc giảng dạy thơ Nguyễn Duy ở nhà trường phổ thông: hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn hóa được kết tinh trong tác phẩm văn học, chú ý đến yếu tố văn hóa trong văn học. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Vấn đề mối quan hệ văn hóa – văn học, có nhiều nhà nghiên cứu cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã quan tâm đề cập tới. Có thể kể đến những công trình sau: Lê Nin trong Bàn về văn học và nghệ thuật, đã yêu cầu văn nghệ mới của chúng ta (trong đó bao hàm cả văn học) phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và thế giới, “văn hóa vô sản phải là sự phát triển lô gich của tổng số những kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách thống trị của xã hội tư bả, của xã hội bọn địa chủ, của xã hội bọn quan liêu” [59, tr.192]. Hồ Chí Minh thường trăn trở, khuyên nhủ văn nghệ sĩ phải tìm hiểu sâu vốn văn hóa dân tộc, làm sao để quần chúng nhân dân tiếp nhận được văn hóa: “Văn học và nghệ thuật phải luôn luôn tìm tòi những con đường để làm sao có thể diễn tả một cách chân thực hơn và chân chính hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu và những suy nghĩ của nhân dân” [38, tr.68]. Trong Cùng bạn đọc, Trường Chinh cũng nhấn mạnh sự gắn kết hữu cơ giữa thơ với văn hóa dân tộc: “…vì sao thơ lại có tác động to lớn như thế? Vì nó diễn tả một cách chân thật và rung động những tâm tư và tình cảm sâu sắc nhất của một giai cấp hoặc một dân tộc trong những thời kì lịch sử nhất định” [13, tr.299]. Theo ông, “Văn nghệ của mỗi dân tộc phải là sự phản ánh, là sự thể hiện sinh động tâm hồn của dân tộc” [13, tr.22]. Phạm Văn Đồng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với văn học, vai trò của văn học nghệ thuật đối với việc tạo nên các giá trị văn hóa: “Cái cao quí của một đất nước, một dân tộc là ở giá trị văn hóa. Văn học, 4 nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị cao quí ấy” [46, tr.34]. Mikhail M.Bakhtin trong Một số vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ trình bày: “Trước hết, khoa nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn bó với các nhân tố xã hội kinh tế, vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, cùng với văn hóa mới tác động tới văn học” [60, tr.361]. Trần Đình Sử trong bài viết Vai trò sáng tạo văn hóa của văn học, vai trò sáng tạo ấy thể hiện rõ nhất trên bốn phương diện: 1/ Lấy việc sáng tạo, biểu hiện con người làm đối tượng trung tâm, văn học trước hết phát huy vai trò sáng tạo những mô hình nhân cách; 2/ Văn học có vai trò “phê phán văn hóa”; 3/ Văn học có vai trò lựa chọn văn hóa; 4/ Văn học có vai trò sáng tạo văn hóa [75, tr.891-892-893-894]. Đỗ Thị Minh Thúy trong Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học cho rằng: ‘‘Đặt văn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị…tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác động đến văn học, ở quan hệ đặc biệt này, văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa’’ [90, tr.239]. Phan Trọng Thưởng trong bài báo Văn hóa – văn nghệ, cho rằng: “Văn học là một thành tố chính của văn hóa (…) gắn bó hữu cơ với văn hóa (…); sáng tạo văn học cũng có nghĩa là sáng tạo văn hóa. Văn học luôn được xem là công cụ chuyển tải văn hóa, là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hóa” [88, tr.76]. Trường Lưu trong Văn học trong hành trình văn hóa, khẳng định: “Sáng tạo của lĩnh vực nghệ thuật nào cũng là một khâu trong toàn bộ đời sống văn hóa, nhưng nghệ thuật văn chương bao giờ cũng được xem như một lĩnh vực đặc biệt của nghệ thuật nói chung” [46, tr.34]. 5 Phan Ngọc trong bài viết Về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, đã so sánh mối quan hệ văn học – văn hóa của một số nước trên thế giới và đưa ra ý kiến: “là người Việt Nam trong đó văn hóa thể hiện trước hết ở văn học” [53, tr.12]. Đỗ Lai Thúy trong Từ cái nhìn văn hóa, đã tiến một bước gần hơn với thực tiễn nghiên cứu khi nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm văn học cũng như phong cách của một số nhà văn từ góc nhìn văn hóa [89]. Đặng Minh Hằng trong Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học khẳng định: “Văn hóa góp phần tạo nên lịch sử dân tộc. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc, tức là đời sống và mọi mặt của dân tộc ấy thì lại đều được phản ánh trong văn học, và mặt khác, văn học đã góp phần tạo dựng nên nền văn hóa dân tộc và là tấm gương phản ánh nền văn hóa đó” [58, tr.693]. Cũng bàn về vai trò tác động trở lại của văn học đối với văn hóa, Đinh Gia Khánh trong bài viết Văn học góp phần tạo nên những giá trị văn hóa hàng đầu của dân tộc cho rằng văn học có vai trò sáng tạo văn hóa, đồng thời qua văn học, những phạm trù có giá trị của văn hóa được bảo lưu và phát triển. Từ đó, ông khẳng định: “một trong những đóng góp quan trọng nhất của văn học đối với đời sống xã hội là góp phần tạo nên những giá trị văn hóa của dân tộc” [42]. Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Văn hoá như là nguồn mạch sáng tạo và và khám phá văn chương cho rằng: ‘‘Trong lịch sử vận động và phát triển của văn chương, văn chương đặt trong mối liên hệ mật thiết, được so sánh đối chiếu khi thì với đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, tâm hồn con người, khi thì với xã hội, tự nhiên, cuộc sống’’ [35]. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, nhiều ý kiến khác nhau bàn về văn hóa – văn học. Tuy nhiên, các bài viết hầu hết đều còn đề cập đến mối quan hệ văn hóa – văn học một cách chung chung mà chưa gắn với những tác phẩm văn học cụ thể. 2.2. Những bài viết, bài nghiên cứu về Nguyễn Duy, và thơ của Nguyễn Duy: 2.2.1. Có thể nói người có công phát hiện và giới thiệu thơ Nguyễn Duy là Hoài Thanh. Ông đã nhận ra “một thế giới quen thuộc” trong thơ Nguyễn Duy và cảm nhận được một điều “chừng nào anh đã nhìn ra cái hương vị cuộc sống xưa trên đất nước chúng ta” [81, tr.225-232]. 6 2.2.2. Sau bài viết của Hoài Thanh mười năm, xuất hiện một số bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy trên các báo và tạp chí: Văn học, Nhà văn, Văn nghệ, Tiền phong, Giáo viên nhân dân. Có thể chia các bài viết này thành hai loại: loại bài tìm hiểu những bài thơ, tập thơ tiêu biểu và loại bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy. 2.2.2.1. Trong các bài viết về những bài thơ, tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Duy, các tác giả đã phát hiện được nét riêng độc đáo của từng tác phẩm. Trong Hơi ấm ổ rơm, Vũ Quần Phương cho là “tấm lòng thơm thảo, nhường cơm xẻ áo của nhân dân ta” [63, tr.154]. Trong Đò Lèn, Trịnh Thanh Sơn cho là “những thước phim quay chậm” về nỗi gian truân của người bà, khiến độc giả “chỉ đọc thôi đã muốn trào nước mắt” [73, tr.14]; Đỗ Lai Thúy thì cho là sự “giải cổ tích hóa”, là “cốt cách hiện đại” [89, tr.379-384]. Trong Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã cảm “nỗi ăn năn nhân bản, thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người” [67, tr.162]. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đặng Hiển cho là “đã động thấu đến những tình cảm thiêng liêng nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất của chúng ta - tình cảm đối với mẹ” [36, tr.34]. Còn Lê Trí Viễn khi nói về bài Tre Việt Nam đã khẳng định đó là những biểu hiện của “phẩm chất con người” [96, tr.289]. Tập thơ của Nguyễn Duy được nhiều nhà phê bình chú ý là Ánh trăng- tác phẩm được nhận giải thưởng của Hội Nhà Văn 1984. Nếu như Lê Quang Trang chú ý đến sự thống nhất giữa những yếu tố đối lập và sở trường thơ lục bát thì Từ Sơn lại tâm đắc với chất hiện thực, chất dân tộc và những cảm xúc nồng nàn. Nhận xét về nội dung tập thơ, Từ Sơn viết: “Ánh trăng chiếm số lượng lớn vẫn là những bài thơ viết về người lính, về những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường chiến tranh” [74, tr.2]. Cùng ý kiến đó, Lê Quang Hưng đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tập thơ Ánh trăng: “Ánh trăng trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính, tiếng nói tìm đến những người lính – những đồng đội để sẻ chia, trò chuyện…Đúng như Nguyễn Duy tâm sự: anh luôn cảm thấy mình mắc nợ cuộc sống, mắc nợ những đồng đội…” [40, tr.156]. Trên cơ sở đó, Lê Quang Hưng chỉ ra sức hấp dẫn của tập thơ: “Ánh trăng được nhiều bạn đọc yêu thích trước hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua” [40, tr.158]. Đến với thơ Nguyễn Duy, nếu như Lại Nguyên Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân thể loại và 7 [...]... cứu, giảng dạy, học tập thơ Nguyễn Duy ở nhà trường phổ thông 6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ không gian nghệ thuật Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ hình tượng nhân vật Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ phương thức thể hiện Cuối cùng... phương pháp này để soi chiếu thơ Nguyễn Duy ở nhiều góc độ và tìm ra những nét nổi bật nhất trong mối quan hệ văn hóa – văn học 5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1 Luận văn chúng tôi là một công trình nghiên cứu có hệ thống về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học thông qua thơ của Nguyễn Duy Tìm hiểu dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi muốn chỉ ra vai trò của văn hóa đối với văn học Đồng thời qua đó,... tạo văn học 5.2 Luận văn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn văn hóa Từ đó thấy được bản sắc riêng của thơ Nguyễn Duy trong tiến trình của thơ ca Việt Nam hiện đại Đồng thời chúng tôi muốn khẳng định sức sống văn hóa Việt trong xu thế hội nhập 5.3 Người viết cũng hi vọng từ những tư liệu và kết quả của luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Nguyễn. .. thấy, văn học của bất kì dân tộc nào cũng đều phản ánh và lưu giữ văn hóa dân tộc đó Văn học như là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc Không chỉ phản ánh văn hóa, văn học còn là sự hội tụ kết tinh các nguồn văn hóa Văn học, thông qua bạn đọc góp phần cải tạo, thúc đẩy văn hóa phát triển Văn học còn có vai trò sáng tạo văn hóa, làm phong phú gấp bội những tinh hoa văn hóa vốn có Văn. .. văn hóa, những nhận thức thẩm mỹ về muôn mặt của 13 đời sống con người của nhà văn Có thể nói, đằng sau những nhà văn lớn là cả một nền văn hóa của nhiều thế kỷ Văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối mang tính quyết định của văn hóa Như vậy, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hóa, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn. .. hiểu một cách có hệ thống về thơ của ông, chỉ ra nét đặc sắc của thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn văn hoá Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy đều là những gợi mở quí giá cho chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng Vận dụng mối quan hệ văn học – văn hóa để khai thác thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa, trên bình diện nội dung và nghệ thuật: không gian nghệ thuật,... sánh So sánh thơ Nguyễn Duy với một số tác giả khác để thấy dấu ấn văn hóa nổi bật trong thơ Nguyễn Duy Từ đó khẳng định giá trị của yếu tố văn hoá độc đáo đặc sắc trong thơ ông 11 4.4 Phương pháp điều tra phân loại Văn hóa là khái niệm rộng và biểu hiện sinh động, đa dạng trong đời sống con người Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu những yếu tố văn hóa được thể hiện qua tác phẩm để từ đó rút... tr.280] Nguyễn Đức Thọ chỉ chú ý một khía cạnh trong thơ Nguyễn Duy: “Có lẽ sau cụ Tú Xương, tôi chưa thấy ai ca ngợi vợ tài như Nguyễn Duy [86, tr.82-90] Về phương diện cảm hứng chủ đạo, Vũ Văn Sỹ đã mượn ngay câu thơ của Nguyễn Duy để kết luận về cảm hứng chủ đạo trong thơ ông: Nguyễn Duy- người thương mến đến tận cùng chân thật” [77] Nguyễn Quang Sáng nêu nhận xét cụ thể hơn: Nguyễn Duy gắn bó... tìm hiểu một bài thơ, tập thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ Nguyễn Duy Hiện chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa Vì thế đó là phần đất trống mà chúng tôi hy vọng có thể khai phá Với luận văn này, chúng tôi hy vọng góp thêm tiếng nói tìm hiểu một cách có hệ thống về thơ của ông, chỉ... văn hóa từ hiện thực cuộc sống để tái hiện, tái tạo trong tác phẩm văn chương theo phong cách riêng Như vậy, một tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khúc xạ, chưng cất các giá trị văn hóa Khi nói tới văn hóa của một dân tộc, người ta không thể không nghĩ ngay đến nền văn học của dân tộc đó, bởi văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa Văn học phản ánh, lưu giữ và sáng tạo văn hóa . văn hóa thể hiện trong tác phẩm. 3 Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong thơ. tạo văn học. 5.2. Luận văn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn văn hóa. Từ đó thấy được bản sắc riêng của thơ Nguyễn Duy trong tiến trình của thơ ca Việt Nam hiện đại trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ hình tượng nhân vật. Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ phương thức thể hiện. Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục. 12 B. NỘI DUNG Văn

Ngày đăng: 04/12/2014, 15:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan