đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng pháp và tiếng việt

111 6K 38
đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng pháp và tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thành ngữ về màu sắc trong tiếng anhthành ngữ màu sắc trong tiếng việtthành ngữ chỉ màu sắc trong tiếng việtcác tính từ chỉ màu sắc trong tiếng nhậtđặc điểm ý nghĩa của nền văn minh sông hồngđối tượng đặc điểm vai trò của triết họcđối chiếu đặc điểm cấu trúc cú pháp tục ngữ hán hiện đại và tục ngữ việtđối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa tục ngữ hán hiện đại và tục ngữ việtkhái niệm ðặc ðiểm ý nghĩa của thủ tục hành ch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ KIM TUYẾN ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60220240 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ĐỨC QUANG Huế, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Kim Tuyến Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Lê Đức Quang đã hướng dẫn tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian học tập cao học và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Cô giáo TS. Trương Thị Nhàn, Thầy giáo PGS.TS. Hoàng Tất Thắng, Cô giáo TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn tôi những nội dung quan trọng, cần thiết để định hướng triển khai thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp cao học Ngôn Ngữ học khóa 2012 đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thực tế làm cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Huế là cơ sở đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Phạm Văn Đồng nơi tôi đang công tác đã có những hỗ trợ và động viên cần thiết trong thời gian tôi học tập cao học. Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, ủng hộ và hỗ trợ vô điều kiện về mọi mặt để tôi có thể yên tâm học tập và nghiên cứu luận văn./. Tác giả luận văn Trần Thị Kim Tuyến MỤC LỤC Trang - Trang phụ bìa - Lời cam đoan - Lời cảm ơn - Mục lục - Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 4. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1. KHÁI NIỆM TỪ VÀ NGỮ 6 1.1.1. Khái niệm từ 6 1.1.2. Khái niệm ngữ 7 1.1.3. Khái niệm từ ngữ chỉ màu sắc 8 1.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ 10 1.2.1. Nghĩa của từ 10 1.2.2. Nghĩa gốc 13 1.2.3. Nghĩa phái sinh 14 1.2.4. Sự chuyển nghĩa 14 1.3. VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ 19 Ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc tầng bậc chặt chẽ được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng. Văn hóa là cách hành xử của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần 19 Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ và truyền thống là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ vào sự truyền bá rộng rãi của ngôn ngữ mà văn hóa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi, nền văn hóa cũng nhờ đó mà phát triển. Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ cũng luôn luôn đồng hành với sự phát triển của văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong sự tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ được quyết định bằng hai yếu tố: sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó 19 1.4. TIẾU KẾT 19 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT 21 2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP 21 2.1.1. Từ chỉ màu cơ sở 22 2.1.2. Từ ngữ chỉ màu phái sinh 24 2.1.3. Sự chuyển từ loại 26 2.1.4. Sự chuyển nghĩa 28 2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT 35 2.2.1. Từ chỉ màu cơ sở 37 2.2.2. Từ ngữ chỉ màu phái sinh 38 2.2.3. Sự chuyển từ loại 47 2.2.4. Sự chuyển nghĩa 48 2.3. TIỂU KẾT 57 CHƯƠNG 3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP 58 VÀ TIẾNG VIỆT 58 3.1. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ KHẢ NĂNG PHÁI SINH 58 3.1.1. Sự tương đồng 59 3.1.2. Sự khác biệt 60 3.2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN TỪ LOẠI 63 3.2.1. Sự tương đồng 63 3.2.2. Sự khác biệt 64 3.3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ SỰ CHUYỂN NGHĨA 64 3.3.1. Sự tương đồng 65 3.3.2. Sự khác biệt 67 3.4. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HOÁ CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT THÔNG QUA NGỮ NGHĨA 71 3.4.1. Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp thông qua ngữ nghĩa 72 3.4.2. Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thông qua ngữ nghĩa 75 3.5. TIỂU KẾT 78 KẾT LUẬN 79 1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 79 2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Liệt kê các từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ màu sắc phái sinh trong tiếng Pháp 21 2.2 Liệt kê các từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ màu sắc phái sinh trong tiếng Việt 36 3.1 Thống kê số lượng từ ngữ chỉ màu phái sinh trong tiếng Pháp và tiếng Việt 59 3.2 Bảng các từ ngữ chỉ màu phái sinh có sự tương đồng về ý nghĩa trong tiếng Pháp và tiếng Việt 60 3.3 Bảng đối chiếu khả năng chuyển từ loại của hai ngôn ngữ Pháp – Việt 64 3.4 Sự tương đồng về hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Pháp và tiếng Việt 65 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngôn ngữ học là một ngành khoa học rất phong phú và phức tạp, những tri thức ngôn ngữ học luôn luôn có giá trị và rất cần thiết trong quá trình làm việc và nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực đối với mọi người. Khi bàn về ngôn ngữ thì chúng ta phải bàn đến rất nhiều vấn đề như từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, các cấp độ ngôn ngữ… Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với nhiều cách phân chia khác nhau như: ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học so sánh, ngôn ngữ học đối chiếu. Mỗi phân ngành có những đặc thù riêng biệt với những nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Một trong những phân ngành ngôn ngữ học quan trọng được mọi người quan tâm nghiên cứu nhiều nhất đó là ngôn ngữ học đối chiếu. Ngôn ngữ được nghiên cứu như là sản phẩm của từng cộng đồng người riêng biệt, ngôn ngữ học đối chiếu có nhiệm vụ miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể và đối chiếu những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Trong mọi ngôn ngữ, từ vựng là công cụ để chuyển tải thông tin vô cùng quan trọng. Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, điều không thể thiếu là hiểu rõ và vận dụng chính xác, hợp lý vốn từ vựng. Có những từ có vẻ rất quen thuộc, thông dụng nhưng liệu người sử dụng đã thực sự hiểu đúng, đủ và sử dụng chính xác, có khi chuyển dịch nó sang ngôn ngữ khác lại hoàn toàn không có sự tương đồng. Tiếng Pháp và tiếng Việt có một lượng từ ngữ chỉ màu sắc khá phong phú và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng cũng khá phức tạp. Màu sắc không chỉ là một thuộc tính cố hữu của thiên nhiên mà còn là yếu tố tinh thần đặc sắc của loài người. Vì tầm quan trọng đó mà màu sắc được coi là một trong những dạng thức văn hoá đầu tiên được ghi lại và ký hiệu hoá 1 . Mỗi ngôn ngữ 1 Nguyễn Khánh Hà, Hệ thống từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995. 1 có một mảng hiện thực độc đáo – thế giới màu sắc – được tri nhận, cọ xát theo một cách riêng, cụ thể, tinh tế với đầy đủ sắc độ. Nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt không chỉ giúp người nghiên cứu nắm vững các vấn đề thuộc bình diện từ, ngữ nghĩa mà còn góp phần tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc cũng như cách vận dụng ngữ nghĩa của từ đó vào hoạt động giao tiếp của mỗi cộng đồng. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong các công trình nghiên cứu về tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả quan tâm đến hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc. Có thể kể đến các công trình như: Năm 1969 Berlin và Kay thực hiện một sự khảo sát rất công phu trên cứ liệu các từ sơ cấp chỉ số màu sắc trong 100 ngôn ngữ trên thế giới đã đưa ra một giả thuyết trái ngược với giả thuyết của Sapir – Whorf được gọi là giả thuyết Berlin - Kay. Berlin và Kay chủ trương chỉ nghiên cứu các từ chỉ màu sắc sơ cấp, cũng gọi là các từ chỉ màu sắc cơ sở; 2 Công trình của Hoàng Văn Hành: “Về cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt”; Nguyễn Thị Liên với luận văn thạc sĩ “Sự biểu đạt ý nghĩa màu sắc của từ ngữ tiếng Việt”; Nguyễn Khánh Hà với luận văn thạc sĩ “Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt”; Nguyễn Thị Hải Yến với luận văn thạc sĩ “từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt”; Đặng Diễm Đông với luận văn thạc sĩ “Đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt”; … Ở bình diện khác có tác giả Nguyễn Đức Tồn với công trình nghiên cứu “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt”; tác giả Trần Ngọc Thêm “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”; Vũ Phương Anh với 2 Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, 1998 2 “Màu sắc trong thành ngữ tiếng Anh”; “Vài nét về đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu sắc” của Lê Thị Vy Trong số các công trình nói trên có thể thấy: Các tác giả đã đề cập đến các từ ngữ, thành ngữ chỉ màu sắc và sự kết hợp màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt - tiếng Anh hoặc tiếng Việt - tiếng Pháp với tư cách là kiểu loại trong hệ thống tính từ. Nhìn chung, thông qua lớp từ ngữ chỉ màu sắc, các tác giả đã tiến hành thống kê, phân loại, phân tích đặc điểm cấu tạo của các lớp từ ngữ chỉ màu sắc, sự xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ thơ ca, đối chiếu từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh, các thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Pháp. Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt. Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước ở cấp độ này hay cấp độ khác, ở bình diện ngôn ngữ hay văn hoá, nghiên cứu lớp từ ngữ hay thành ngữ cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề từ chỉ màu sắc, sự phân chia màu sắc trong thế giới hiện thực cũng như trong ngôn ngữ. Chính kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là cơ sở, tài liệu quý báu, là sự gợi mở cho đề tài của tôi, một yêu cầu cấp thiết cho những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về góc độ ngôn ngữ học, những đặc điểm ngữ nghĩa học giữa hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của chúng. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản và các từ chỉ màu phái sinh trong tiếng Pháp và tiếng Việt nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ và rút ra được đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của hai dân tộc. 4. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt. - Phân tích khả năng phái sinh, chuyển từ loại, sự chuyển nghĩa; đối chiếu sự tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ Pháp – Việt. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn này tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau: - Hệ thống, phân loại, đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt. - Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của 10 từ chỉ màu cơ sở và 33 từ ngữ chỉ màu phái sinh trong tiếng Pháp; 9 từ chỉ màu cơ sở và 124 từ ngữ chỉ màu phái sinh trong tiếng Việt. - Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa để giải quyết được nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ; Rút ra được những đặc trưng văn hóa của hai dân tộc. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp miêu tả Thống kê tất cả các từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ màu sắc phái sinh trong tiếng Pháp và tiếng Việt. Trên cơ sở cứ liệu thu thập được, tiến hành phân loại, tính tỉ lệ phần trăm của từng loại. Dựa vào sự phân loại, tiến hành miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của từng từ chỉ màu sắc cơ sở và các từ ngữ chỉ màu sắc phái sinh trong hai ngôn ngữ. 5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa 4 [...]... thức cộng với kết hợp từ v.v… Phần cơ sở lý luận này là vấn đề cốt lõi, làm tiền đề để tiến hành triển khai phân tích miêu tả ngữ nghĩa, phân tích đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt 21 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT 2.1 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP Trong phần này, chúng... Từ ngữ miêu tả màu vì thế được xem là không mang tính võ đoán và có thể giải thích lý do Nhóm từ ngữ này ngoài những 10 tính từ chỉ màu sắc còn có những từ loại như danh từ, thành ngữ chỉ màu sắc [49, tr 27] Trong tiếng Việt, có thể chia ra các từ chỉ màu sắc cơ sở, từ chỉ màu sắc phái sinh, từ chỉ màu sắc cụ thể Trên cơ sở từ chỉ màu sắc cơ sở, người Việt thêm yếu tố phụ để tạo ra cụm từ chỉ màu sắc. ..5 Trong phương pháp này tôi tiến hành phân tích thành tố nghĩa (phân tích nét nghĩa) , phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từng từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở trong tiếng Pháp và tiếng Việt 5.3 Phương pháp so sánh đối chiếu Đây là phương pháp chính trong đề tài luận văn Ở phương pháp này, tôi tiến hành đối chiếu những nét tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng. .. cực vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu, phiên dịch dước góc độ ngôn ngữ 7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Mở đầu Nội dung: gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt Kết luận Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1 KHÁI NIỆM TỪ VÀ... tiếng Pháp có tổng cộng 10 từ chỉ màu cơ sở và 33 từ ngữ chỉ màu phái sinh được tạo ra từ các từ chỉ màu cơ sở Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả, phân tích ngữ nghĩa của từng từ chỉ màu cơ sở và từ ngữ chỉ màu phái sinh 2.1.1 Từ chỉ màu cơ sở Từ chỉ màu cơ sở là những từ đơn, có phạm vi biểu vật rộng, mang tính võ đoán, miêu tả tính chất của sự vật, hiện tượng Về mặt ngữ nghĩa, những từ chỉ màu. .. chỗ là xuất hiện hàng đầu trong danh mục từ chỉ màu sắc Đây là những từ chỉ màu chính có khả năng kết hợp với các phụ tố tạo ra những từ chỉ màu phái sinh Chúng tôi đã tiến hành liệt kê các từ chỉ màu cơ sở và phái sinh trong tiếng Pháp theo bảng sau: Bảng 2.1 Liệt kê các từ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ màu sắc phái sinh trong tiếng Pháp TT Từ chỉ màu cơ sở Từ ngữ chỉ màu phái sinh Blanchâtre; blanchet;... và tiếng Việt, từ đó rút ra kết luận Trong đề tài này tôi thực hiện đối chiếu song song hai chiều giữa tiếng Pháp và tiếng Việt 6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Về mặt khoa học: Luận văn nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người Pháp và người Việt Về... Berlin và Key chủ trương nghiên cứu các từ chỉ màu sắc cơ sở (từ chỉ màu cơ bản) Theo hai tác giả này thì các từ chỉ màu sắc cơ sở là những từ sau: [5, tr 145] - Những từ một vị từ (monolexemic) - Nghĩa của các từ cơ sở không nằm trong nghĩa của một từ màu sắc khác Theo tiêu chí này thì trong tiếng Việt, “xanh ngắt”, “xanh rờn”… không phải là từ cơ sở vì nghĩa của chúng nằm trong nghĩa của từ “xanh” - Nghĩa. .. của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt (kiểu như vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt) [47, tr.176] 8 1.1.3 Khái niệm từ ngữ chỉ màu sắc 1.1.3.1 Từ ngữ biểu thị màu sắc (tên gọi của màu) Theo Berlin và Kay: Trong các ngôn ngữ có rất nhiều từ chỉ màu sắc Nếu đưa tất cả chúng vào danh sách các từ cần nghiên cứu thì diện mạo cấu trúc ngữ nghĩa các các từ chỉ màu sắc của một ngôn ngữ. .. động từ chỉ hoạt động nhuộm tím, là từ chỉ màu phái sinh từ violet 28 Teindre en rouge: nhuộm màu đỏ; đây là một cụm từ gồm: động từ + giới từ + tính từ, có ý nghĩa chỉ hoạt động, là từ ngữ chỉ màu phái sinh từ rouge Như vậy, bằng phương thức phụ tố từ chỉ màu cơ sở kết hợp với phụ tố sẽ tạo ra từ chỉ màu phái sinh (là danh từ hoặc động từ) mang những ý nghĩa khác nhau Từ chỉ màu cơ sở là những tính từ . điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt. - Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của 10 từ chỉ màu cơ sở và 33 từ ngữ chỉ màu phái sinh trong tiếng Pháp; 9 từ chỉ màu cơ sở và. tích đặc điểm cấu tạo của các lớp từ ngữ chỉ màu sắc, sự xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ thơ ca, đối chiếu từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh, các thành ngữ có. 67 3.4. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HOÁ CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT THÔNG QUA NGỮ NGHĨA 71 3.4.1. Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp thông qua ngữ

Ngày đăng: 04/12/2014, 10:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan