Tiểu luận quản trị chiến lược XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

32 2.1K 11
Tiểu luận quản trị chiến lược XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận quản trị chiến lược XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC Quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược gồm 3 phần : Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu Phân tích môi trường bên ngoài,liệt kê các cơ hội và nguy cơ. Xây dựng ma trận EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM Phân tích môi trường nội bộ của công ty. Xây dựng ma trận IFE Bước 2: Đưa ra các phương án chiến lược : Kết hợp dữ liệu để đưa ra các phương án chiến lược. Sử dụng các công cụ ma trân SWOT, BCG, SPACE, GE, IE… để kết hợp dữ liệu. Bước 3: Lựa chọn chiến lược Lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Sử dụng ma trận QSPM và các phân tích khác để lựa chọn.

TÓM TẮT NỘI DUNG – CÂU HỎI – LÝ THUYẾT NHÓM 4 – XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC Sườn bài của nhóm được trình bày ngắn gọn như sau: Quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược gồm 3 phần : Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu Phân tích môi trường bên ngoài,liệt kê các cơ hội và nguy cơ. Xây dựng ma trận EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM Phân tích môi trường nội bộ của công ty. Xây dựng ma trận IFE Bước 2: Đưa ra các phương án chiến lược : Kết hợp dữ liệu để đưa ra các phương án chiến lược. Sử dụng các công cụ ma trân SWOT, BCG, SPACE, GE, IE… để kết hợp dữ liệu. Bước 3: Lựa chọn chiến lược Lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Sử dụng ma trận QSPM và các phân tích khác để lựa chọn. Một số Các câu hỏi tham khảo : 1. Chỉ ra 2 điểm khác nhau chính giữa EFE và CPM? 2. Phân biệt 3 định nghĩa :năng lực, năng lực cốt lõi và năng lực khác biệt của doanh nghiệp? 3. Tại sao cần xây dựng ma trận CPM trong khi đã có ma trận EFE để đánh giá môi trường bên ngoài rồi? 4. Ma trận IEF, EFE mang lợi ích gì đối với nhà quản trị? 5. Ý nghĩa của ma trận SWOT? Các chiến lược nào được hình thành từ ma trận SWOT? 6. Ý nghĩa của ma trận BCG? Các chiến lược nào được hình thành từ ma trận BCG? 7. Ý nghĩa của ma trận GE? Hãy nêu các mẫu chiến lược dc hình thành từ ma trận GE? 8. Ma trận IE? Các chiến lược nào được hình thành từ ma trận IE? 9. Ưu điểm của ma trận GE so với ma trận BCG? 10. Ý nghĩa của ma trận QSPM? 11. Sự giống và khác nhau giữa phương pháp chuyên gia và phương pháp QSPM ? Nội dung chi tiết : I. Chuẩn bị dữ liệu : 1) Phân tích môi trường bên ngoài, liệt kê cơ hội và nguy cơ M ô i tr ư ờng b ê n ngo à i : Là các lực lượng và thể chế bên ngoài doanh nghiệp nhưng tác động đến hoạt động của doanh nghiệp - Phân tích môi trường vĩ mô (vòng ngoài cùng): + Chính phủ: ví dụ như luật lệ, thuế, chính sách khuyến khích + Xã hội: ví dụ phong cách sống, phong tục tập quán? + Kinh tế: ví dụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tăng trưởng kinh tế + Công nghệ: ví dụ các công nghệ và sản phẩm mới, sự chuyển giao công nghệ - Phân tích môi trường vi mô (vòng màu hồng): + Khách hàng: Lực mặc cả của khách hàng tăng khi lượng mua của khách hàng lớn, số lượng khác hàng ít… + Đối thủ cạnh tranh: Lực cạnh tranh của ngành tăng khi số lượng doanh nghiệp trong ngành nhiều, sản phẩm không khác biệt, năng lực của các doanh nghiệp trong ngành lớn… + Nhà cung cấp: Lực mặc cả của nhà cung cấp tăng khi số lượng nhà cung cấp ít, khả năng đổi nhà cung cấp của doanh nghiệp thấp… + Đối thủ tiềm ẩn: Tác lực của đối thủ tiểm ẩn tăng khi yêu cầu về vốn khi gia nhập ngành thấp, các doanh nghiệp không có ưu thế về giá thành… + Sản phẩm thay thế: Tác lực của sản phẩm thay thế tăng khi số lượng sản phẩm thay thế tăng, giá bán của sản phẩm thay thế… 2) Xây dựng ma trận EFE (External Factor Evaluation) và ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM (Competitive Profile Matrix) Lý thuyết: Ý nghĩa: Ma trận EFE tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty. Cách xây dựng ma trận: - Chọn từ 10 đến 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ. - Xác định trọng số cho từng yếu tố từ 0 đến 1, tổng trọng số của các yếu tố bằng 1 - Xác định điểm đánh giá cho từng yếu tố từ 1 đến 4 (4 là phản ứng trên trung bình, 3 là phản ứng trung bình, 2 là phản ứng dưới trung bình, 1 là phản ứng kém) - Nhân trọng số của từng yếu tố với điểm đánh giá để có điểm số cho từng yếu tố và cộng lại để xác định điểm ma trận - Tổng điểm số của ma trận từ khoảng 1-4, trung bình là 2.5 điểm Nếu tổng điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ. Nếu tổng điểm là 2.5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ. Ví dụ: Các yếu tố Trọng số Đánh giá Điểm số Chính phủ ban hành quy định hạn chế khai thác gỗ trong nước 0.25 3 0.75 Nhiều gia đình sử dụng sp bằng nhựa, nhôm và inox 0.25 2 0.5 Số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên 25 doanh nghiệp 0.2 2 0.4 Tốc độ đô thị hóa và xây dựng nhà ở tăng 0.15 3 0.45 Giá nguyên liệu gỗ trên thị trường tăng 0.15 4 0.6 Tổng số 2.7 Tổng điểm quan trọng của công ty là: 2.7 cho thấy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài chỉ ở mức trung bình Ý nghĩa: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành, qua đó nhà quản trị công ty nhìn nhận được những điểm mạnh điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định lợi thế cạnh tranh và điểm yếu cần khắc phục Cách xây dựng ma trận: - Chọn từ 5 đến 10 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. - Xác định trọng số cho từng yếu tố từ 0 đến 1, tổng trọng số của các yếu tố bằng 1 - Xác định điểm đánh giá cho từng yếu tố từ 1 đến 4 (4 là điểm mạnh lớn, 3 là điểm mạnh nhỏ, 2 là điểm yếu nhỏ, 1 là điểm yếu lớn) - Nhân trọng số của từng yếu tố với điểm đánh giá để có điểm số cho từng yếu tố và cộng lại để xác định tổng điểm cho từng công ty - So sánh tổng số điểm của mỗi doanh nghiệp để biết năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp Ví dụ: Các yếu tố Trọng số Hoàng Minh Thành Tài Nam Phong Đánh giá DS Đánh giá DS Đánh giá DS Thị phần 0.2 3 0.6 2 0.4 4 0.8 Giá cả 0.1 1 0.1 4 0.4 1 0.1 Chất lượng 0.4 2 0.8 1 0.4 2 0.8 Tài chính 0.1 4 0.4 3 0.3 3 0.3 Thương hiệu 0.2 3 0.6 3 0.6 3 0.6 Tổng 2.5 2.1 2.6 Như vậy năng lực cạnh tranh của công ty Nam Phong là lớn nhất so với 2 công ty còn lại. 3) Phân tích môi trường nội bộ công ty -Tầm quan trọng: + Biết điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp + Chọn điểm mạnh để phát triển lợi thế cạnh tranh -Năng lực, năng lực cốt lõi và năng lực khác biệt: +Năng lực (compentence): là hoạt động thực hiện tốt trong doanh nghiệp +Năng lực cốt lõi (core compentence): là hoạt dộng nổi trội so với các hoạt động khác trong doanh nghiệp +Năng lực khác biệt (distinct compentence): Là hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các đổi thủ cạnh tranh. - Phân tích tình hình nội bộ theo hoạt động chức năng: + Hoạt động marketing: ví dụ thị phần và tăng trưởng thị phần? kênh phân phối và chi phí phân phối? + Hoạt động tài chính kế toán: ví dụ khả năng huy động vốn dài hạn? tỉ lệ nợ? + Hoạt động sản xuất: ví dụ Chi phí mua nguyên vật liệu? Tình trạng máy móc và phương tiện sản xuất + Hoạt động quản trị nguồn nhân lực: ví dụ trình độ, năng lực thái độ làm việc của nhân viên? Năng xuất lao động, tỉ lệ vắng mặt? +Hoạt động R&D: Mức độ đầu tư cho R&D, tốc độ và chi phí phát triển sp mới + Hệ thống quản lý thông tin: Dữ liệu trong hệ thống thông tin có được cập nhật định kì? Hệ thống có được quan tâm nâng cấp hay không? + Hoạt động quản trị tổng quát: Sự hợp lý của cơ cấu tổ chức hiện tai? Phân quyền và ủy quyền? - Phân tích theo chuỗi dây chuyền giá trị: - Phân tích hoạt động chủ yếu: Hoạt động đầu vào, vận hành, hoạt động đầu ra, marketing và dịch vụ - Phân tích hoạt động hỗ trợ: Quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và thu mua - Phân tích các tỷ số tài chính: + Các tỷ số khả năng thanh toán: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh + Các tỷ số nợ: tỷ số nợ so với tổng tài sản? Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu + Các tỷ số về hiệu quả hoạt động: hiệu quả hoạt động của tài sản cố định? Số vòng quay hàng tồn kho + Các tỷ số về khả năng sinh lợi: Tỷ suất lãi gộp? tỷ suất lãi ròng + Các tỷ số về mức tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận 4) Xây dựng ma trận IFE (Internal Factor Evaluation) - Ý nghĩa: Ma trận IFE tổng hợp những điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của doanh nghiệp, xác định những năng lực cốt lõi để phát triển lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Ma trận này thường có 4 cột và số hàng tùy theo nhu cầu, cột đầu tiên chia làm 2 nhóm vấn đề chính: điểm mạnh nội bộ và điểm yếu nội bộ , phương thức cải tiến điểm yếu này. Để hình thành một ma trận IEF câng thực hiện qua 5 bước như sau: • Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố , bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp dã đề ra. • Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng ) đến 1,0 ( rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0 • Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu • Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố . • Bước 5: Cồng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận - Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm , công ty yếu về những yếu tố nội bộ - Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm công ty mạnh về các yếu tố nội bộ. Ví dụ: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của một công ty Yếu tố chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm Điểm hòa vốn giảm từ 2triệu sp xuống 1 triệu sản phẩm 0,15 3 0,45 Tuổi thọ sp tăng 10%, và tỷ lệ hàng lỗi giảm xuống 12% 0,10 3 0,03 Năng suất tăng từ 2.500 lên 3.000sp/ công nhân/ năm 0,10 3 0,03 Tái cấu trúc cơ cấu, giúp đưa ra những quyết định phù hợp 0,15 3 0,45 Dịch vụ sau bán hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong ngành 0,10 4 0,4 Ngân sách đầu tư R& D tăng lên 80ty trong năm giúp cải thiện về hình ảnh, mẫu mã và chất lượng ản phẩm 0,15 3 0,45 Tỷ số Nợ/ VCSH tăng lên đạt 45% 0,10 1 0,1 Đưa nhà máy mới xây dựng vào sản xuất giúp giảm 20% chi phí đầu vào 0,05 3 0,15 Giảm số lượng nhân viên quản lý và công nhân thừ 3000 xuống còn 2500 0,05 3 0,15 Giảm giá thành đơn vị xuống còn 90.000/ sp 0,05 3 0,15 Tổng số điểm 2,90 Đánh giá: Tổng số điểm quan trong là 2,90 lớn hơn 2,5 cho thấy nội bộ của doanh nghiệp mạnh các điểm nổi bật hơn so với đối thủ trong ngành. II. CÁC CÔNG CỤ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC 1. Phân tích mô hình SWOT trong quản trị chiến lược Phân tích mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ 1. Nguồn gốc Phân tích mô hình SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. 2. Sức mạnh của SWOT. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Để lập ma trận SWOT người quản trị phải thực hiện qua 08 bước như sau: • Bước 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài ( O1, O2…) • Bước 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài ( T1, T2…) • Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp ( S1, S2…) • Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp ( W1, W2 ) • Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh với cơ hội hình thành các chiến lược ( SO) • Bước 6: Kết hợp các điểm yếu với cơ hội hình thành các chiến lược ( WO) • Bước 7: Kết hợp các diểm mạnh với đe dọa hình thành các chiến lược ( SO) • Bước 8: Kết hợp các điểm yếu với đe doạ hình thành các chiến lược ( WT) Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. SWOT Strength - Weakness - Opportunity - Threat (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức). (O) Liệt kê các cơ hội theo thứ tự quan trọng O1,O2,O3… (T) Liệt kê các nguy cơ theo thứ tự quan trọng T1,T2,T3… (S) Liệt kê các điểm yếu theo thứ tự quan trọng S1, S2, S3… (SO) các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường ( ST) các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (W) Liệt kê các điểm yếu theo thứ tự quan trọng W1, W2, W3… (WO) các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường ( WT) các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. Thực hiện phân tích SWOT trong kinh doanh: Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng?Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì?Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác.Cần thực tế chứ không khiêm tốn.Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường. Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất?Cần tránh làm gì?Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài.Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy.Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không?Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty?Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng Phân tích mô hình SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài [...]... thảo luận sau và lập một danh sách các chiến lược lựa chọn Bước 2: Các chuyên gia phân tích, thảo luận sau hơn về từng chiến lược được lựa chọn vào danh sách và tiến hành cho điểm để xếp thứ tự các chiến lược Thang điểm được sử dụng là 1,2,3,4 thể hiện mức quan tâm như sau: • • • • 1= Chiến lược không nên thực hiện 2= Chiến lược có thể thực hiện 3= Chiến lược có khả năng thực hiện tốt 4= Chiến lược. .. triển và xây dựng + Nếu SBU nào nằm trong các ô III,V,VII : nên nắm giữ và duy trì + Nếu SBU nào nằm trong các ô VI,VIII,IX : nên thu hoạch hoặc loại bỏ III Lựa chọn chiến lược : Một khi doanh nghiệp đã hiểu được những cơ hội và nguy cơ bên ngoài, cũng như các điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ, doanh nghiệp sẽ đưa ra các phương án chiến lược Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải chọn lựa ra chiến lược tối... lược có khả năng lựa chọn được rút ra từ ma trận SWOT Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến lược kết hợp được trong phân tích SWOT đều được đánh giá trong ma trận QSPM CÁC YẾU TỐ CHÍNH (yếu tố thành công chủ yếu) Hệ số phâ n CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ LỰA CHỌN Chiến Chiến lược 1 Các yếu tố bên trong Quản trị Marketing Tài chính/ Kế toán Sản xuất/ thực hiện lược 2 Chiến lược 3 Nghiên cứu và phát triển Các... từng chiến lược, sắp xếp các chiến lược theo thứ tự ưu tiên và lọc ra được những chiến lược tốt nhất Hạn chế của phương pháp này: • Các chiến lược được chọn có thể là không tốt nhất do quan điểm, kinh nghiệm, tâm lý, ý kiến chủ quan của chuyên gia đánh giá sẽ ảnh hưởng đến việc cho điểm các chiến lược 2 Ma trận QSPM: Để khắc phục nhược điểm của phương pháp nêu trên, các doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến. .. cùng một ma trận QSPM Chẳng hạn, một nhóm chiến lược đa dạng hóa có thể bao gồm các chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa kết khối, trong khi một nhóm chiến lược khác có thể bao gồm các chiến lược liên kết theo chiều dọc (về phía trước hay về phía sau) và liên kết theo chiều ngang Các nhóm chiến lược này là khác nhau và ma trận QSPM chỉ đánh giá các chiến lược trong cùng một nhóm •Ma trận QSPM... bên ngoài, từng yếu tố một và đặt câu hỏi ‘‘yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn các chiến lược đã được đánh giá?’’ Nếu câu trả lời là ‘‘có’’ thì các chiến lược nên được so sánh có liên quan đến yếu tố quan trọng này Xét về một yếu tố riêng biệt, số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến lược để biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác Số điểm hấp dẫn được... đầu tư vốn rất lớn và gặp nhiều khó khăn, vì thế công ty xem xét có thể gặt hái ngay hoặc loại bỏ các SBU này • Các chiến lược áp dụng + Chiến lược Xây dựng (Build): áp dụng cho SBU nằm trong phần dấu hỏi SBU của DN cần được đầu tư để củng cố và tiếp tục tăng trưởng thị phần Khi áp dụng chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn + Chiến lược Giữ (Hold): Áp... tương đối của mỗi chiến lược lựa chọn Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn (chỉ xét về yếu tố thành công quan trọng ở bên cạnh) Bước 6 Tính cộng các số điểm hấp dẫn Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM Ưu điểm: •Các nhóm chiến lược có thể được nghiên cứu liên tục hay đồng thời Không có sự hạn chế đối với số lượng các chiến lược có thể đánh... các chiến lược khác nhau bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố chủ yếu của môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp Số lượng chiến lược được so sánh trong một ma trận QSPM là không hạn chế và có thể sử dụng nhiều ma trận để so sánh nhiều nhóm chiến lược Nhưng cần lưu ý: chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới có thể so sánh với nhau trong cùng một ma trận QSPM 6 bước để xây dựng. .. có thể là tốt một khi những thông tin nhập vào và những chiến lược được kết hợp được hình thành trước đó có chất lượng tốt Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược: Đó là những nhân tố không thể lượng hóa tác động của nó vào trong kết quả phân tích môi trường, nên không thể thấy rõ ảnh hưởng của nó đến các chiến lược được đề xuất: - Văn hóa tổ chức Chính trị nội bộ . Evaluation) và ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM (Competitive Profile Matrix) Lý thuyết: Ý nghĩa: Ma trận EFE tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh. mới + Hệ thống quản lý thông tin: Dữ liệu trong hệ thống thông tin có được cập nhật định kì? Hệ thống có được quan tâm nâng cấp hay không? + Hoạt động quản trị tổng quát: Sự hợp lý của cơ cấu tổ. xác định điểm ma trận - Tổng điểm số của ma trận từ khoảng 1-4, trung bình là 2.5 điểm Nếu tổng điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ. Nếu tổng điểm là 2.5 công ty

Ngày đăng: 03/12/2014, 21:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ma trận QSPM là công cụ hữu hiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn. Ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán nhạy bén, chính xác bằng trực giác của các chuyên gia.

  • - Bên trái của ma trận QSPM bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài (lấy từ kết quả phân tích giai đoạn 1), và hàng trên cùng bao gồm các chiến lược khả thi có khả năng lựa chọn (lấy từ kết quả phân tích giai đoạn 2).

  • - Cột bên trái của ma trận QSPM gồm những thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trận IFE. Bên cạnh cột các yếu tố thành công chủ yếu là cột phân loại tương ứng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE và ma trận IFE.

  • - Hàng trên cùng của ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng lựa chọn được rút ra từ ma trận SWOT. Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến lược kết hợp được trong phân tích SWOT đều được đánh giá trong ma trận QSPM.

  • CÁC YẾU TỐ CHÍNH

  • (yếu tố thành công chủ yếu)

  • Hệ số phân loại

  • CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ LỰA CHỌN

  • Chiến lược 1

  • Chiến lược 2

  • Chiến lược 3

  • Các yếu tố bên trong

  • Quản trị

  • Marketing

  • Tài chính/ Kế toán

  • Sản xuất/ thực hiện

  • Nghiên cứu và phát triển

  • Các hệ thống thông tin

  • Các yếu tố bên ngoài

  • Kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan