Luận văn tốt nghiệp Giáo dục giới tính cho học sinh

86 10.1K 60
Luận văn tốt nghiệp  Giáo dục giới tính cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài.1.1. Cơ sở lý luận. Hiện nay, xã hội càng phát triển thì đời sống con người ngày càng được cải thiện hơn với mục tiêu hình thành nên thế hệ sau có sự phát triển về thể chất và tinh thần một cách toàn diện, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước, cho sự phát triển bền vững của xã hội. Một trong những mục tiêu phát triển toàn diện con người hướng vào thế hệ trẻ là giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm nâng cao hiểu biết cho các em về giới tính, định hướng các em trong mối quan hệ với bạn khác giới, với con người và gia đình. Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên cả hai phương diện chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Thực hiện quy chế tổ chức cho sinh viên Đại học chính quy làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp theo quyết định số 55/QĐ – ĐHHĐ Ngày 28/8/2006 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức. Năm 2013 trường đã tổ chức cho sinh viên cuối khóa các chuyên ngành nói chung và sinh viên K12 Tâm lý họ (định hướng Quản trị nhân sự) nói riêng làm khóa luận (khóa học 2009– 2013). Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, và người thân. Trước hết, em xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn sâu sắt đến các thầy giáo, cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục đã cung cấp cho các em kiến thức trong 4 năm học qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sỹ Dương Thị Thoan – cô giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Xin chân thành cảm ơn các em học sinh trường THCS Xuân Yên đã giúp em trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực tiễn. Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình. Trong quá trình nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về năng lực bản thân thời gian thực hiện, nên luận văn không tránh khỏi sai sót và hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của qúy thầy cô và các bạn để những công trình nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thanh Hóa, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Liên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THCS : Trung học cơ sở PTTH : Phổ thông trung học GD : Giáo dục GDGT : Giáo dục giới tính VN : Việt Nam NXB : Nhà xuất bản TTN : Thanh thiếu niên MỤC LỤC SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mục Tên chương, mục và tiểu mục Trang Lời cảm ơn Danh mục bảng, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 4 3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5 6 Phương pháp nghiên cứu 6 7 Đóng góp của đề tài 7 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “ Thái độ của học sinh đối với giáo dục giới tính”. 8 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục và giáo dục giới tính 8 1.1.1.1. Trên thế giới 8 1.1.1.2. Ở Việt Nam 11 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu thái độ 14 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về thái độ giáo dục giới tính 15 1.2. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 17 1.2.1. Thái độ của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính 17 1.2.1.1. Cơ sở lý luận chung về thái độ 17 1.2.1.1.1. Định nghĩa về thái độ 17 1.2.1.1.2. Cấu trúc của thái độ 20 1.2.1.1.3. Đặc điểm của thái độ 21 1.2.2. Cơ sở lý luận chung về giới tính, giáo dục giới tính 22 1.2.2.1. Khái niệm giới tính 22 1.2.2.2. Khái niệm về giáo dục giới tính 23 1.2.2.2.1. Định nghĩa về giáo dục giới tính 23 1.2.2.2.2. Vai trò của giáo dục giới tính 24 1.2.3. Thái độ của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính 26 1.2.3.1. Khái niệm về học sinh THCS 26 1.2.3.2. Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi học sinh THCS 26 1.2.3.3. Thái độ của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính 32 Chương 2 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS XUÂN YÊN, 36 SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA 2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu 36 2.2. Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 36 2.2.1. Thực trạng thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 36 2.2.1.1. Nhận thức của học sinh THCS về giáo dục giới tính 36 2.2.1.2. Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 49 2.2.1.3 Biểu hiện hành vi của học sinh THCS khi học môn giáo dục giới tính 57 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh THCS đối với vấn đề giáo dục giới tính. 61 2.2.2.1. Những khó khăn của học sinh THCS khi tìm hiểu và học các nội dung của chương trình giáo dục giới tính. 61 2.2.2.2. Hình thức giáo dục giới tính 63 2.2.2.3. Yếu tố gia đình. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 1 Kết luận 67 2 Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 73 SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG Trang Bảng 1 Nhận thức của học sinh THCS về khái niệm Giáo dục giới tính. 37 Bảng 2 Mức độ cần thiết của giáo dục giới tính đối với học sinh THCS. 39 Bảng 3 Nhận thức của học sinh THCS về ý nghĩa của giáo dục giới tính đối với học sinh THCS. 41 Bảng 4 Nhận thức của học sinh THCS về sự hình thành giới tính. 44 Bảng 5 Nhận thức về các nội dung cần có trong chương trình giáo dục giới tính cho học sinh THCS. 45 Bảng 6 Nhận thức của học sinh THCS về khái niệm giới tính 47 Bảng 7 Hứng thú của học sinh THCS với giáo dục giới tính. 49 Bảng 8 Lí do học sinh THCS tham gia học các nội dung giáo dục giới tính 52 Bảng 9 Mức độ quan tâm của học sinh THCS về giới tính và giáo 54 SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP dục giới tính. Bảng 10 Hành vi của học sinh trong các giờ có nội dung giáo dục giới tính. 58 Bảng 11 Biểu hiện của học sinh THCS trong các giờ học giáo dục giới tính. 59 Bảng 12 Những khó khăn của học sinh THCS khi tìm hiểu và học các nội dung của chương trình giáo dục giới tính. 61 Bảng 13 Các hình thức giáo dục giới tính phù hợp. 63 Bảng 14. Thái độ của cha mẹ khi con tìm hiểu các vấn đề giới tính. 65 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT TÊN BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1 Mức độ hứng thú của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính. 51 Biểu đồ 2 Mức độ quan tâm của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính. 57 SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận. Hiện nay, xã hội càng phát triển thì đời sống con người ngày càng được cải thiện hơn với mục tiêu hình thành nên thế hệ sau có sự phát triển về thể chất và tinh thần một cách toàn diện, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước, cho sự phát triển bền vững của xã hội. Một trong những mục tiêu phát triển toàn diện con người hướng vào thế hệ trẻ là giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm nâng cao hiểu biết cho các em về giới tính, định hướng các em trong mối quan hệ với bạn khác giới, với con người và gia đình. Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên cả hai phương diện chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống. Chúng ta đều biết thái độ là một hiện tượng tâm lý được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học xã hội. Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay một ý tưởng nào đó quy định phương hướng hành động. Nói cánh khác, thái độ là trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng phản ứng với một đối tượng nào đó liên quan đến chủ thể và nó được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người. Thái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh hưởng hoặc tác động từ hành vi hoặc tình huống hoặc khánh thể mà nó tham gia. Sự đánh giá thái độ là đánh giá theo hướng cụ thể, là thái độ tiêu cực hoặc tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng. Mặt khác, thái độ của con người đối với hiệu quả hoạt động cũng được biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Khi con người càng tham gia hoạt động phong phú đa dạng, biểu hiện ra bên ngoài càng nhiều thì nó thể hiện tính tích cực càng rõ nét. Ngược lại khi con người ít có biểu hiện thì nó thể hiện tính tiêu cực. Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính có ý nghĩa rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.Việc hình thành thái độ tích cực đối với vấn đề giáo dục giới tính sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. SV: Lê Thị Liên 1 GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo dục giới tính cho học sinh là bộ phận quan trọng của nội dung giáo dục toàn diện và có ý nghĩa rất thiết thực, cần được nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội thực hiện nghiêm túc, phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi để đào tạo cho xã hội một thế hệ công dân mới có đầy đủ kiến thức về giới, về giới tính, có quan niệm sống đúng đắn, tiến bộ, quan niệm về tình yêu, tình bạn trong sáng, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội, biết coi trọng tình người, quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới. Giáo dục giới tính trong trường học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi cho thanh thiếu niên. Tính hiệu quả của các chương trình giáo dục giới tính ở trường học bao gồm các nội dung tập trung như tránh thai, mang bầu, sinh đẻ, cách thức từ chối quan hệ tình dục hoặc vấn đề như việc ý thức học các môn học như sinh học, các buổi học ngoại khóa. Để có những công dân phát triển toàn diện Đức- Trí- Thể- Mĩ thì ngoài việc trang bị cho các em những tri thức khoa học cơ bản, tri thức nghề nghiệp thì cần cung cấp cho các em tri thức về tâm sinh lý, các vấn đề về giới tính của chính mình, từ đó giúp các em hình thành thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử, thái độ lịch sự văn minh đúng chuẩn mực giáo dục cho học sinh THCS là nhằm trang bị những kiến thức về tâm lý, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về vấn đề giới tính, đặc điểm giới tính của mỗi giới, Qua đó hình thành nên thái độ tích cực ở các em đối với vấn đề giới tính. Đó cũng chính là nội dung của giáo dục giới tính. 1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước giáo dục giới tính đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Tuy nhiên một thực tế hiện nay cho thấy, ở các nước Á Đông, cụ thể là Việt Nam quan niệm về giới tính, tình dục, tình yêu còn rất hạn chế, có đôi phần khắt khe. Nên các bậc cha mẹ thường ít hoặc không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm vì sợ làm hư con cái, là vẽ đường cho hươu chạy, với suy nghĩ đến khi nào lớn các em sẽ tự biết. Hoặc nếu có đề cập đến thì cũng chung chung không rõ ràng càng gây nhiều thắc mắc cho con cái những vấn đề về giới tính tình bạn, tình yêu. Trong khi đó chương trình giáo dục giới tính ở nhà trường chỉ giải quyết được phần nào thắc SV: Lê Thị Liên 2 GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP mắc ở lứa tuổi này. Những vấn đề về tình bạn, tình yêu, tâm sinh lý tuổi dậy thì, vấn đề giới, thông tin về kế hoạch hoá gia đình và tránh thai, thông tin về các bộ phận thân thể, các bệnh lây nhiễm qua dường tình dục là những điều mà hiện nay học sinh chưa được trang bị kiến thức một cách đầy đủ. Nhà trường, xã hội và gia đình vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chính đáng này của các em. Mặt khác, ở nước ta vấn đề giới tính ở tuổi vị thành niên còn rất nhiều vùng cấm nên học sinh không được nói, được thể hiện những hiểu biết và những thắc mắc cần thiết của mình. Sự “lệnh pha” quá lớn giữa hai thế hệ, hai hệ tư tưởng, hai quan niệm sống, hai nhu cầu xã hội của người lớn và trẻ vị thành niên đã đẩy các em vào tình trạng “đói khát” kiến thức, thông tin về giới tính. Sự trái ngược giữa quan điểm giáo dục với “đất lề quê thói” cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đó chính là nguyên dẫn đến những hành vi thiếu hiểu biết và phải đón nhận những hậu quả đau lòng Trước đây trong một thời gian dài, có một số ý kiến cực kỳ sai lầm, cho rằng con người có khả năng tự định hướng một cách tự nhiên và hầu như tự động trước vấn đề thuộc quan hệ thầm kín giữa nam và nữ; rằng việc thảo luận rộng rãi và toàn diện đề tài này, việc tuyên truyền những kiến thức dù trên cơ sở khoa học chăng nữa, cũng đều là thiếu đạo đức, dung tục và có khả năng đưa đến những quan tâm không lành mạnh về vấn đề quan hệ nam nữ và đưa đến tình trạng suy đồi đạo đức”. [22, tr.17]. Trong khi đó “chính việc thiếu kiến thức về vấn đề giới tính, cũng giống như tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lý và đạo đức con người.” [11, tr.102]. Độ tuổi THCS, là giai đoạn phát triển rất quan trọng của cuộc đời. Chưa là người lớn song cũng không còn là trẻ con nên các em vẫn bỡ ngỡ trước các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, tò mò và ham muốn khám phá. Có rất nhiều những học sinh quan tâm tới các vấn đề sức khoẻ sinh sản, các em còn mong muốn nhận biết được các thông tin mang tính chất chính xác và có tính giáo dục cao. Mỗi đối tượng quan tâm và muốn tìm hiểu một nội dung khác nhau. Bên SV: Lê Thị Liên 3 GVHD: Dương Thị Thoan [...]... giáo dục tình dục vào nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập cho các bậc học từ tiểu học đến trung học Tại Thụy Điển, giáo dục giới tính là môn học bắt buộc trong trường học từ năm 1956 và bắt đầu cho học sinh lớp 4 hoặc lớp 6 đến các cấp học cao hơn Học sinh không những có được các kiến thức sinh học liên quan đến giới tính mà còn được học cả quá trình lịch sử của giới tính, tình dục và tính dục. .. của học sinh đối với giáo dục giới tính 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về giáo dục và giáo dục giới tính 1.1.1.1 Trên thế giới: Vấn đề giới tính nói chung và giáo dục giới tính nói riêng đã được nghiên cứu từ thế kỉ XX và mặt khác mỗi một vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau với những nền văn hóa đặc trưng thì có những thái độ khác nhau về giáo dục giới tính Cụ thể:  Liên Xô và các nước Đông Âu: V.I Lênin cho. .. các trường đại học và trung học chuyên nghiệp phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục giới tính nhằm hỗ trợ cho việc đưa các nội dung giáo dục giới tính đến với học sinh một cách chính xác, khoa học và hiệu quả Nổi bật nhất vẫn là việc khẳng định vai trò cần thiết của giáo dục giới tính đối với thanh niên nói chung và học sinh nói riêng Tuy nhiên nội dung giáo dục giới tính vẫn chưa thật... hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình được coi là vấn đề cấp bách Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học, giáo dục học, tâm lý học đã đưa ra nhiều quan điểm khoa học về việc giáo dục giới tính cho con người và coi đó là nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh Bên cạnh đó họ cũng đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính ở Liên Xô A.X... nghiên cứu Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 4 Nhiệm vụ - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: Thái độ; giới tính; giáo dục giới tính; thái độ đối với giáo dục giới tính - Tìm hiểu thực trạng thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện... cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính về hôn nhân và gia đình, về nuôi dạy con” Bộ giáo dục đã ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước với khối lượng nội dung và chương trình tương ứng Đến năm 1985, các công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, nội dung giáo dục giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia... thức thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương I về giáo dục giới tính ” của tác giả Thái Lan Chi một lần nữa đề cập đến nhận thức và thái độ xung quanh vấn đề này song giới hạn nghiên cứu của đề tài là vấn đề giới tính và giáo dục giới tính, đối tượng nghiên cứu lại chỉ là những sinh viên sư phạm - những người sẽ làm công tác giáo dục giới tính cho các em học sinh sau này chứ... của quá trình giáo dục giới tính + Từ năm 1986 đến năm 1991 Bùi Ngọc Oanh với đề tài nghiên cứu “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh niên học sinh một lần nữa khẳng định sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà trường trung học cơ sở, phân tích một số yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của các em, nhưng biểu hiện trong đời sống giới tính của lứa... người 1.2.2 Cơ sở lý luận chung về giới tính, giáo dục giới tính 1.2.2.1 Khái niệm giới tính Giới và giới tính là hai khái niệm khác nhau "Giới" dùng để chỉ ra một người nào đó, một cá nhân nào đó thuộc phái nam hay phái nữ "Giới tính" dùng để nói đến những đặc điểm giúp phân biệt được nam giới hay nữ giới Theo như định nghĩa của một vài tác giả về giới và giới tính là [11, tr.49]: Giới là những ý tưởng,... TỐT NGHIỆP - Nguồn gốc sinh học: dựa trên cơ sở di truyền (giới tính về gen, và giới tính giải phẫu) + Giới di truyền: Giới tính về gen tồn tại trong suốt cuộc đời và sự phát triển của phôi thai thường xuyên phù hợp với giới tính thuộc gen, tuy nhiên có thể có ngoại lệ do ảnh hưởng của các hoocmon + Giới giải phẫu: Bao gồm giới tính tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng) và giới tính cơ quan sinh dục . Phổ thông trung học GD : Giáo dục GDGT : Giáo dục giới tính VN : Việt Nam NXB : Nhà xuất bản TTN : Thanh thiếu niên MỤC LỤC SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mục Tên

Ngày đăng: 03/12/2014, 21:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan