nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa cấy trong vụ mùa 2010 tại đồng bằng sông hồng

90 1K 4
nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa cấy trong vụ mùa 2010 tại đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG TRỪ RẦY LƯNG TRẮNG (SOGATELLA FURCIFERA HORVATH) HẠI LÚA CẤY TRONG VỤ MÙA 2010 TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ NGÀNH: 60.62.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH HÀ NỘI – 2012 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là những nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu này là trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Tuấn Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè. Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, người đã luôn dành cho tôi những chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học, Viện đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã có những sự giúp đỡ quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và động viên của Ban giám đốc, các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thọ Khang, các cán bộ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, các lãnh đạo địa phương và bà con nông dân nơi tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Tuấn Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BVTV Bảo vệ thực vật DT Diện tích NS Năng suất VX Vụ xuân VM Vụ mùa CT Công thức Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3 MỤC LỤC 4 1. MỞ ĐẦU 7 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 7 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 9 1.2.1. Mục đích của đề tài 9 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 9 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 10 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 10 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 11 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 13 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 17 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 27 3.2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 27 3.2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 28 3.2.3. Địa điểm nghiên cứu 28 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.3.1. Điều tra nhóm rầy hại thân 29 3.3.2. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ rầy lưng trắng 30 a. Trong phòng thí nghiệm 30 b. Ngoài đồng ruộng 33 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. THÀNH PHẦN RẦY HẠI THÂN LÚA VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY LƯNG TRẮNG TRONG VỤ MÙA 2010 TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 35 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 6 4.1.1. Thành phần rầy hại thân lúa một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 35 4.1.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 36 4.2. THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG CHỐNG RẦY LƯNG TRẮNG 39 4.2.1. Thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm 39 a. Hiệu lực của thuốc đối với rầy tuổi 2 39 b. Hiệu lực của thuốc đối với rầy trưởng thành 48 4.2.2. Thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc BVTV phòng chống rầy lưng trắng ngoài đồng ruộng tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 56 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62 5.1. Kết luận 62 5.2. Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC 1: Xử lý số liệu thống kê 70 PHỤ LỤC 2: Số liệu nhiệt độ, ẩm độ 82 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 7 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1 phần 2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới. Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực đang được nhiều nước trên thế giới đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Ở nước ta trong các cây lương thực, cây lúa chiếm một vị trí quan trọng nhất góp phần đảm bảo an ninh lượng thực quốc gia. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cho đến cuối năm 2010, sản lượng lúa gạo ở Việt Nam đạt khoảng 39,9 triệu tấn. Để đạt được sản lượng này, rất nhiều tiến bộ khoa học trong thâm canh cây lúa đã được áp dụng, hàng loạt các giống cây trồng mới có năng suất cao đã ra đời, các kỹ thuật mới trong canh tác như mật độ gieo trồng, sử dụng hiệu quả phân bón, gieo cấy đồng loạt,… đang dần thay thế cho canh tác cổ truyền, các vùng chuyên canh rộng lớn đã hình thành, thay thế cho phương thức đa canh,… Tuy nhiên, cũng chính việc thâm canh, tăng vụ tại các vùng trồng lúa trọng điểm đã tạo điều kiện cho các loại dịch hại trên cây lúa phát triển và bùng phát thành dịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tái phát, song chủ yếu là do sử dụng thuốc hoá học quá nhiều, lại không đúng liều lượng, cũng có thể không đúng cách Trần Quang Hùng (1999) [12]. Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong những năm 1999 – 2003, diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha, trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy toàn vụ là 200.039 ha Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 8 chiếm 12,8% tổng diện tích gieo trồng. Như vậy, diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy gây ra xếp hàng thứ ba trong chín loài dịch hại lúa chủ yếu. Thời gian gần đây, đối tượng rầy lưng trắng đã trở thành dịch hại lúa chủ yếu và là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất tại các tỉnh trồng lúa phía Bắc vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen cho cây lúa. Cũng theo số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật, vụ mùa năm 2009 tại 19 tỉnh thành ở phía Bắc, diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen là 42.385 ha ; vụ Đông Xuân năm 2010, bệnh lùn sọc đen đã phát sinh tại 28 tỉnh thành phố ở Bắc Bộ và Trung Bộ, diện tích nhiễm bệnh là 28.682,3 ha. Những thiệt hại do bệnh lùn sọc đen gây ra là rất nguy hiểm, lên đến hàng trăm tỷ đồng. Theo Reissig Henrichs (1993) [33], sự gia tăng về số lượng và thành phần nhóm rầy hại thân do nguyên nhân mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều kiện cho rầy phát tán và lây lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm sẽ tạo điều kiện cho rầy phát triển thành dịch; sử dụng nhiều giống mới, thay giống liên tục sẽ làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra, rầy lưng trắng và rầy xám cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống, lúa đặc biệt trên các giống nhiễm rầy nâu và chúng được coi là những loài dịch hại quan trọng đối với vùng trồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Theo các tác giả Nguyễn Thị Me, Nguyễn Trường Thành, Đinh Văn Thành, Hoàng Công Điền, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Xiêm (2011) [17], khi nghiên cứu sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng – môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam tại Nghi Lộc, Nghệ An, đã chỉ ra rằng: trong các sản phẩm thí nghiệm chưa có sản phẩm nào có tác dụng phòng cũng như trị được bệnh virus lúa lùn sọc đen. Có thể nói, rầy lưng trắng là đối tượng gây hại rất nguy hiểm trên đồng ruộng. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 9 Tại miền Bắc Việt Nam, trong một năm, rầy lưng trắng gây hại cả hai vụ, nhưng mức độ gây hại ở vụ Mùa thường cao hơn vụ Xuân, Có thể nói rằng, những hậu quả do rầy lưng trắng gây ra hiện đang là vấn đề mang tính thời sự, nhóm rầy hại thân nói chung và rầy lưng trắng nói riêng, đang được sự quan tâm rất lớn của các nhà bảo vệ thực vật, việc đi sâu nghiên cứu về rầy lưng trắng và tìm ra biện pháp phòng chống chúng một cách hợp lý, góp phần tích cực cho công tác BVTV đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa là một việc làm hết sức cần thiết. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hiệu lực của thuốc BVTV trong công tác phòng trừ đối với rầy lưng trắng tại Việt Nam là chưa thực sự nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu đối với rầy nâu hoặc những nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng. Để góp phần làm cơ sở cho biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng, đồng thời cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học góp phần đề xuất quy trình quản lý tổng hợp đối với rầy lưng trắng hại lúa, được sự nhất trí của Viện Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Côn trùng - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Nguyễn Văn Đĩnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa cấy trong vụ mùa năm 2010 tại đồng bằng sông Hồng ”. 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với rầy lưng trắng hại lúa cấy (trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng), tìm ra loại thuốc BVTV phòng trừ đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài [...]... lúa tại một số địa điểm nghiên cứu thuộc một số tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Khảo sát trong phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu lực ở các nồng độ xử lý khác nhau của 13 loại thuốc BVTV phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa Khảo nghiệm ngoài đồng ruộng để đánh giá hiệu lực của 04 loại thuốc BVTV (đã được chọn lọc từ phòng thí nghiệm) trừ rầy lưng trắng hại lúa 3.2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT... tức là những loại thuốc độc có hiệu quả đối với rầy nâu thì cũng có hiệu lực đối với rầy lưng trắng Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu về hiệu lực của thuốc BVTV phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa sẽ tiếp tục góp phần làm cơ sở cho công tác phòng trừ tổng hợp rầy lưng trắng hại lúa 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath... rầy lưng trắng hại lúa cấy vụ mùa 2010 tại Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với rầy lưng trắng trong phòng thí nghiệm Đánh giá hiệu lực ngoài đồng ruộng một số loại thuốc BVTV đối với rầy lưng trắng 1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp các thông tin về diễn biến và quy luật phát sinh gây hại của rầy lưng. .. triển của rầy lưng trắng chính vì vậy dù việc sử dụng các thuốc hoá học thuộc nhóm này để phòng trừ rầy lưng trắng không phổ biến nhưng tính kháng thuốc Fipronil vẫn phát triển 2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong những năm gần đây rầy nâu, rầy lưng trắng là đối tượng dịch hại nguy hiểm Theo số liệu tổng kết báo cáo công tác bảo vệ thực vật năm 2006 của Cục Bảo vệ thực vật, cho thấy rầy nâu, rầy. .. lưng trắng hại lúa, từ đó có thể tìm ra biện pháp phòng chống kịp thời khi mật độ vượt quá ngưỡng kinh tế, làm cơ sở để góp phần vào xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp rầy lưng trắng hại lúa cấy 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về hiệu lực của thuốc BVTV đối với rầy lưng trắng, góp phần tích cực trong công tác chỉ đạo bảo vệ sản xuất, phòng trừ rầy lưng trắng hại. .. dầu mỏng Đặt nghiêng 1 góc 450 với khóm lúa rồi đập 2 đập, đếm số rầy vào khay rồi nhân với hệ số 2, nhân với số khóm trên 1m2 (nếu mật độ thấp có thể đập liền vài khóm rồi đếm) 3.3.2 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa a Trong phòng thí nghiệm: Khảo sát 13 loại thuốc BVTV trừ rầy hại lúa có nguồn gốc bao gồm cả thuốc hóa học và sinh học, các loại thuốc này có... 24.500 2010 2011 (Nguồn số liệu: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình) Tại tỉnh Thái Bình, từ năm 2007 đến năm 2010 thì diện tích phòng trừ rầy nâu -rầy lưng trắng của vụ mùa thấp hơn vụ xuân, tuy nhiên trong năm 2011, diện tích nhiễm, diện tích nhiễm nặng và diện tích phòng trừ trong vụ mùa cao hơn hẳn so với vụ xuân Như vậy, qua bảng tổng hợp diện tích nhiễm rầy nâu -rầy lưng trắng qua các năm tại Hà... nghiệp ……………… 12 trắng hại lúa, xấp xỉ bằng 1% so với tổng số thuốc BVTV đăng ký trừ rầy nâu Như vậy, là quá ít những thử nghiệm hiệu lực đối với đối tượng rầy lưng trắng hại lúa, và trong thực tế sản xuất, người nông dân trồng lúa đã phải sử dụng các sản phẩm đăng ký trên đối tượng rầy nâu để phòng trừ rầy lưng trắng, thực tế này cũng đúng so với các kết quả nghiên cứu khoa học trước đây của tác giả Trần... Năm 2010 5-15/3 10-20/4 8-18/5 15-25/6 20-30/7 20-30/8 17-27/9 (Nguồn số liệu: Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật) Trong số các lứa rầy xuất hiện, thì lứa 2, lứa 3 (vụ Đông Xuân) và lứa 6, lứa 7 (vụ Mùa) là quan trọng nhất, đây là lúc cây lúa ở vào giai đoạn trỗ bông và chắc xanh Cũng theo số liệu điều tra đồng ruộng của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật, ... 58.8 Ghi chú: RN: Rầy nâu RLT: Rầy lưng trắng (Nguồn số liệu: Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật) Hiện nay, trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2011 đã có 714 tên thương mại thuốc BVTV có hoạt chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp được đăng ký với mục đích để phòng trừ rầy nâu hại lúa, nhưng chỉ có 07 tên thương mại đăng ký để phòng trừ rầy lưng Trường Đại . hành thực hiện đề tài Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa cấy trong vụ mùa năm 2010 tại đồng bằng sông Hồng. NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG TRỪ RẦY LƯNG TRẮNG (SOGATELLA FURCIFERA HORVATH) HẠI LÚA CẤY TRONG VỤ MÙA 2010 TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN. rầy hại thân lúa một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 35 4.1.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 36 4.2. THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC

Ngày đăng: 29/11/2014, 18:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

    • Lời cam đoan

    • Lời cảm ơn

    • Mục lục

    • Mở đầu

    • Tổng quan tài liệu

    • Đối tượng, địa điểm, nội dung và phươg pháp nghiên cứu

    • Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • Kết luận và đề nghị

    • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan