Câu hỏi và trả lời về công tác dân vận ở địa phương

6 5.9K 37
Câu hỏi và trả lời  về công tác dân vận ở địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu hỏi và trả lời về công tác của tổ dân vận ở địa phương gồm có 4 câu hỏi ...............................................................................................................................................................................

CÂU HỎI Cuộc thi “Viết về Tổ Dân vận” Tỉnh Hưng Yên. Câu 1: Hãy cho biết tổ dân vận thôn gồm những thành phần nào? chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của tổ dân vận thôn là gì? Câu 2: Theo Quy định của các văn bản hiện hành, công tác dân vận của chi bộ thôn gồm những nội dung hoạt động nào? Câu 3: Theo quy định của các văn bản hiện hành, công tác dân vận của trưởng thôn gồm những nội dung hoạt động nào? Câu 4: Theo quy định của các băn bản hiện hành, công tác dân vận của ban công tác mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng ở thôn gồm những nội dụng hoạt động nào? Câu 5: Viết bài không quá 3000 từ về những kinh nghiệm hay, việc làm sáng tạo của các tổ dân vận (hoặc gương điển hình là thành viên tổ dân vận, đơn vị) có thật mà mình biết trên địa bàn huyện trong công tác vận động quần chúng (công tác hoà giải, tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những tranh chấp, mâu thuấn nội bộ nhân dân trong thôn; công tác xây dựng nông thôn mới; thực hiện dồn thửa đổi ruộng; Việc thực hiện quy chế dân chủ; giải quyết vấn đề tôn giáo v.v…); đề xuất sáng kiến nần cao hiệu quả công tác của tổ dân vận thôn và đơn vị. TRẢ LỜI Câu 1: Tổ dân vận thôn gồm những thành phần : Tổ dân vận thôn do đảng uỷ xã, thị trấn ra quyết định thành lập, số lượng có thể từ 9-13 thành viên. Thành phần các chức danh của tổ dân vận ở thôn bao gồm: - Đồng chí Bí thư chi bộ: - Làm tổ trưởng - Trưởng ban công tác mặt trận: - Tổ phó - Trưởng thôn: - Tổ phó - Chi hội người cao tuổi : - Thành viên - Chi hội trưởng Hội nông dân: - Thành viên - Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh: - Thành viên - Chi hội trưởng Hội phụ nữ: - Thành viên - Bí thư Đoàn thanh niên: - Thành viên - Thành phần khác ( phó thôn, công an viên,người có uy tín, trưởng họ, doanh nhân, nhà giáo ) Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của tổ dân vận thôn là - Chức năng: Tổ dân vận ở thôn, tổ dân phố có chức năng tham mưu giúp chi bộ Đảng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận cho phù hợp với cơ sở. Tham mưu giúp chi bộ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận ở thôn; duy trì sự phối hợp giữa chi bộ, trưởng thôn, ban công tác mặt trận, chi hội, chi đoàn thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn thôn có liên quan đến công tác dân vận. Trong quá trình hoạt động phải chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước; Pháp lệnh 34/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố. - Nhiệm vụ: - Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết của nhân dân; tạo sự thống nhất trong nhận thức, đồng thuận trong hành động của mọi người dân về thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị trên địa bàn thôn. - Nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của thôn; các chương trình, các phong trào thi đua của dân vận, mặt trận, các đoàn thể nhân dân để tham mưu cho chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện. - Hàng tháng tổ chức họp tổ để bàn giải pháp và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ về công tác dân vận, trong đó có công tác tôn giáo ở thôn. - Bàn biện pháp phối hợp, tổ chức thực hiện và phân công cụ thể các thành viên trong tổ triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của chi bộ và những việc cần thông báo để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân giám sát theo quy định của Pháp lệnh 34/2007. - Tham gia củng cố các chi đoàn, chi hội yếu kém và động viên những cá nhân có uy tín, có năng lực giải quyết công việc cụ thể liên quan đến mâu thuẫn, vướng mắc trong nội bộ nhân dân. - Tham gia gám sát (theo quy định của Pháp lệnh 34/2007) việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử trên địa bàn thôn. - Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tình hình tôn giáo; đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ nhân dân, kịp thời báo cáo chi uỷ, đề xuất giải pháp giải quyết. Phối hợp triển khai thực hiện sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Dân vận khéo”…Vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, giảm nghèo, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. - Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp, nội dung, chương trình hoạt động; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; duy trì chế độ sinh hoạt, hoạt động thường xuyên của tổ dân vận; phối hợp với các lực lượng trên địa bàn thực hiện tốt công tác dân vận, vận động quần chúng. - Tham mưu với chi bộ tổ chức sơ, tổng kết công tác dân vận và động viên các tâp thể, cá nhân điển hình tiên tiến làm tốt công tác dân vận. - Định kỳ hàng tháng, 6 tháng, một năm hoặc đột xuất báo cáo chi bộ và báo cáo khối dân vận cấp trên về tình hình nhân dân và kết quả hoạt động của tổ dân vận thôn. Câu 2: Theo Quy định của các văn bản hiện hành, công tác dân vận của chi bộ thôn gồm những nội dung hoạt động - Tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của cấp trên về công tác dân vận ở thôn. - Có chương trình, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo công tác vận động quần chúng và phân công đảng viên chịu trách nhiệm thực hiện những chủ trương đó. - Trưởng thôn, ban công tác mặt trận, chi hội nông dân, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên, chi hội người cao tuổi, tổ hoà giải nhân dân…phối hợp hoạt động có hiệu quả những nhiệm vụ của từng tổ chức và nhiệm vụ chính trị của thôn. - Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác dân vận tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. - Tham gia xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh và có nội dung, hình thức phù hợp để đóng góp cho đảng viên, chi bộ về công tác dân vận. Động viên những tập thể, cá nhân làm tốt công tác dân vận (nên tổ chức vào dịp “Ngày Dân vận của cả nước” 15/10 hàng năm). Câu 3: Theo quy định của các văn bản hiện hành, công tác dân vận của trưởng thôn gồm những nội dung hoạt động - Hướng dẫn, tổ chức, đôn đốc, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ và quyền công dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. - Phối hợp với ban công tác mặt trận chủ trì các cuộc họp của thôn, phát huy dân chủ xây dựng các nội dung hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân; tổ chức để nhân dân trong thôn tham gia xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước và các quy định cần thiết của địa phương; đồng thời duy trì có hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải, tổ an ninh, tổ sản xuất - Phối hợp với ban công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng, công an viên kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của nhân dân; có biện pháp xử lý, ngăn chặn và báo cáo đề xuất hướng giải quyết kịp thời với chi bộ và cấp trên. - Phối hợp với ban công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng, vận động và tạo điều kiện để nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. - Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo công tác theo các quy định của Pháp lệnh 34/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn trước hội nghị thôn. Thực hiện đầy đủ việc công khai các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các quỹ ủng hộ, các phong trào, cuộc vận động, các hoạt động từ thiện… Câu 4: Theo quy định của các băn bản hiện hành, công tác dân vận của ban công tác mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng ở thôn gồm những nội dụng hoạt động - Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do điều lệ của các tổ chức quy định. - Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên, tạo sức hút nhằm tăng cường tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên vào tham gia sinh hoạt trong tổ chức. - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia có hiệu quả trong việc xây dựng chi bộ, các đoàn thể đạt TSVM, tạo điều kiện để trưởng thôn, công an viên, tổ hoà giải hoàn thành tốt nhiệm vụ - Chủ động phối hợp với trưởng thôn xây dựng và hưởng ứng các phong trào hành động cách mạng trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tổ chức tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng. - Có chương trình, nội dung thiết thực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “ Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”; phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Dân vận khéo”. Tích cực ngăn chặn, đẩy lùi mọi tiêu cực và các tai tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma tuý, cho vay nợ lãi, đòi xiết nợ kiểu xã hội đen ;giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Câu 5: Bài viết cần đảm bảo có: + Viết về tập thể: 1. Đặc điểm tình hình, nội dung được viết : - Nêu khái quát đặc điểm của địa phưong, cụm dân cư: (tên địa phưong, đơn vị vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, dân số, các tổ chức chính trị xã hội, tổng số đảng viên Nội dung tiêu biểu của tập thể (công tác hoà giải, tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những tranh chấp, mâu thuấn nội bộ nhân dân trong thôn; công tác xây dựng nông thôn mới; thực hiện dồn thửa đổi ruộng; Việc thực hiện quy chế dân chủ; giải quyết vấn đề tôn giáo v.v… (ghi ngắn gọn từ 1 đến 2 dòng ) 2. Kết quả thực hiện - Nêu số liệu, việc làm cụ thể của gương điển hình là thành viên tổ dân vận, đơn vị) có thật mà mình biết trên địa bàn huyện trong công tác vận động quần chúng (công tác hoà giải, tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ nhân dân trong thôn; công tác xây dựng nông thôn mới; thực hiện dồn thửa đổi ruộng; Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giải quyết vấn đề tôn giáo v.v…); đề xuất sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác của tổ dân vận thôn và đơn vị. - Những tấm gương đó đã có sức lan toả, tính bền vững và tác động tích cực tới kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phưong - Những hình thức khen thưỏng, danh hiệu thi đua mà địa phương, đơn vị đã đạt đuợc trong thời gian qua. 3 – Phương hướng hoạt động trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt hơn QCDC ỏ cơ sở Nêu rõ một số mục tiêu, giải pháp trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới . 4- Kiến nghị đề xuất ( nếu có ) + Viết về cá nhân 1- Thành tích tiêu biểu : Nội dung tiêu biểu của cá nhân được viết thể (công tác hoà giải, tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những tranh chấp, mâu thuấn nội bộ nhân dân trong thôn; công tác xây dựng nông thôn mới; thực hiện dồn thửa đổi ruộng; Việc thực hiện quy chế dân chủ; giải quyết vấn đề tôn giáo v.v… (ghi ngắn gọn từ 1 đến 2 dòng ) 2 - Giới thiệu bản thân : - Họ và tên : năm sinh; quên quán; trình độ học vẫn; trình dộ lí luận chính trị; thời gian kết nạp Đảng ( nếu có )…. - Nêu sơ lược quá trình hoạt động, công tác; về phẩm chất đạo đức, lối sống. - Một số hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cá nhân đã đạt đuợc. 3 . Kết quả thực hiện - Công tác nắm tình hình nhân dân ? Việc thực hiện phong cách nguời cán bộ dân vận “ Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân “; “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi , miệng nói, tay làm”; “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”? - Hình thức, số lần, số lượt người đã được bản thân tuyên truyền, giới thiệu và vận động cán bộ, đảng viên, về nội dung lựa chọn để viết thể (công tác hoà giải, tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những tranh chấp, mâu thuấn nội bộ nhân dân trong thôn; công tác xây dựng nông thôn mới; thực hiện dồn thửa đổi ruộng; Việc thực hiện quy chế dân chủ; giải quyết vấn đề tôn giáo v.v… - Có số liệu cụ thể về từng việc làm cụ thể đã có sức lan toả, tính bển vững và hiệu quả (tác động ) của điển hình. Tự đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, thuyết phục cho quần chúng, sức lôi cuốn, vận động quần chúng làm theo của bản thân; những đóng góp vào thành tích chung thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ? 4 - Kinh nghiệm - Bản thân tự rút ra những kinh nghiệm gì trong quá trình tuyên truyền, vận động. 5 - Phưong hưóng hoạt động trong thời gian tới: Nêu rõ một số mục tiêu, giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện trong thời gian tới 6 - Kiến nghị, đề xuất ( nếu có ) . CÂU HỎI Cuộc thi “Viết về Tổ Dân vận” Tỉnh Hưng Yên. Câu 1: Hãy cho biết tổ dân vận thôn gồm những thành phần nào? chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của tổ dân vận thôn là gì? Câu 2: Theo. thôn gồm những nội dung hoạt động nào? Câu 3: Theo quy định của các văn bản hiện hành, công tác dân vận của trưởng thôn gồm những nội dung hoạt động nào? Câu 4: Theo quy định của các băn bản hiện. vị. TRẢ LỜI Câu 1: Tổ dân vận thôn gồm những thành phần : Tổ dân vận thôn do đảng uỷ xã, thị trấn ra quyết định thành lập, số lượng có thể từ 9-13 thành viên. Thành phần các chức danh của tổ

Ngày đăng: 28/11/2014, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan