Luận văn Thạc sĩ đánh giá và đề xuất giải pháp ứng phó tác động biến đổi khí hậu đối với kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh An Giang

95 1.1K 4
Luận văn Thạc sĩ đánh giá và đề xuất giải pháp ứng phó tác động biến đổi khí hậu đối với kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh An Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nó tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, gây rủi ro lớn đối với hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai của tỉnh An Giang nói riêng và của cả nước nói chung.Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều khu kinh tế và dân cư tập trung ở vùng ven biển, đặc biệt ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo tính toán sơ bộ, nếu nước biển dâng cao 1m thì Việt Nam sẽ bị ngập đến 38% diện tích. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, xã hội và an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới trong đó An Giang là một trong những vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tỉnh An Giang cũng như đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của tỉnh và của cả đất nước.Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố, các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH AN GIANG Ngành:Kỹ thuậtXây dựng Công trình Giao thông LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 MỤC LỤC 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. 3 2. Phạm vi nghiên cứu 4 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Nội dung nghiên cứu 5 6. Kết quả nghiên cứu. 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG 7 I.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 7 I.1.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng 7 I.1.2. Các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai 9 I.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - khai thác của hệ thống KCHT-GTĐB 32 I.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng và bảo trì lớn 32 I.2.2. Tính an toàn 33 I.2.3. Tính bền vững 33 I.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động giao thông vận tải đường bộ 33 I.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB 34 I.5. Kinh nghiệm của một số nước về các giải pháp ứng phó 34 I.6. Hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang và Ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang. 36 I.6.1. Hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang 36 I.6.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang 39 CHƯƠNG II. ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN KCHT-GTĐB Ở TỈNH AN GIANG. 40 II.1. Hiện trạng mạng lưới KCHT-GTĐB trong vùng bị ảnh hưởng: 40 II.2. Định hướng phát triển KCHT - GTĐB tỉnh An Giang đến 2020, 2030 40 II.2.1. Định hướng chung 40 II.2.2. Định hướng phát triển KCHT-GTĐB tại các vùng bị ảnh hưởng 61 II.3. Hiện trạng về cách đánh giá thiệt hại hệ thống KCHT-GTĐB do BĐKH . 61 II.4. Hiện trạng về các giải pháp ứng phó 63 II.4.1. Đối với Bộ Giao thông vận tải 63 II.4.2. Đối với Vùng ĐBSCL 66 II.4.3. Đối với tỉnh An Giang. 67 II.5. Dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB 67 II.5.1. Dự báo động thái ảnh hưởng 67 II.5.2. Dự báo phạm vi ảnh hưởng 69 II.5.3. Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng đến KCHT-GTĐB: 70 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THIỆT HAI HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH 72 III.1. Phương pháp tiếp cận 72 III.2. Các chỉ tiêu tính toán thiệt hại 73 III.2.1. Xác định các chỉ tiêu tính toán thiệt hại 73 III.2.2. Tính toán thiệt hại 74 III.2.3. Trình tự các bước tính toán 78 III.3. Các chỉ tiêu đánh giá thiệt hại 79 III.3.1. Xác định các chỉ tiêu đánh giá thiệt hại 79 III.3.2. Lập bảng đánh giá thiệt hại 82 CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỂ BẢO VỆ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH AN GIANG 84 IV.1 Các giải pháp chung 84 IV.1.1. Các giải pháp góp phần giảm thiểu các yếu tố gây biến đổi khí hậu và nước biển dâng 86 IV.1.2. Giải pháp phối hợp với các tổ chức, cơ quan 88 IV.1.3. Các giải pháp ứng phó với NBD 89 IV.2. Các giải pháp cụ thể 91 IV.2.1. Đối với công trình hiện hữu trong vùng bị ảnh hưởng 92 IV.2.2. Đối với công trình sẽ xây dựng trong tương lai trong vùng bị ảnh hưởng 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 1. Kết luận: 94 2. Kiến nghị: 94 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nó tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, gây rủi ro lớn đối với hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai của tỉnh An Giang nói riêng và của cả nước nói chung. Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều khu kinh tế và dân cư tập trung ở vùng ven biển, đặc biệt ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo tính toán sơ bộ, nếu nước biển dâng cao 1m thì Việt Nam sẽ bị ngập đến 38% diện tích. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, xã hội và an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới trong đó An Giang là một trong những vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tỉnh An Giang cũng như đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của tỉnh và của cả đất nước. Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố, các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó. Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Giao cho các Cục chuyên ngành quản lý và một số cơ quan liên quan đề xuất giải pháp ứng phó. Hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ của tỉnh An Giang được hình thành từ nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, được tiếp tục bảo trì và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp đưa vào sử dụng và đem lại những kết quả thiết thực, nhiều công trình giao thông hiện đại sẽ được xây dựng trong tương lai. Tuy nhiên, các dự án chuẩn bị đầu tư chưa tính đến tác động của kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng và tác động xấu của nó gây thiệt hại cho hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: Đánh giá và đề xuất giải pháp ứng phó tác động của biến đổi khí hậu đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh An Giang là hết sức cần thiết, có tính khoa học và thực tiễn cao. 2. Phạm vi nghiên cứu Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Đề tài chỉ nghiên cứu Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ trong địa bàn tỉnh An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng. Chỉ đánh giá thiệt hại về mặt kinh tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá sự BĐKH và tác động của BĐKH đến hệ thống kết cấu công trình giao thông đường bộ. - Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá thiệt hại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị ảnh hưởng của nước biển dâng đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh An Giang. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh, ngoại suy Phương pháp kịch bản Phương pháp chuyên gia 5. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua 4 Chương: Chương 1: Tổng quan về nước biển dâng và tác động đến hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ. Chương 2: Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo những tác động của biến đổi khí hậu đến kết cấu hậ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh An Giang. Chương 3: Phương pháp đánh giá thiệt hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu Chương 4: Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng để bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh An Giang. 6. Kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở xem xét chuyển về các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đánh giá thực trạng và dự báo được các tác động xấu của nước biển dâng đến hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ tỉnh An Giang. Xây dựng được phương pháp đánh giá thiệt hại hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ do nước biển dâng trong phạm vi tỉnh An Giang. Đề xuất các giải pháp ứng phó với tình trạng nước biển dâng phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh An Giang bao gồm các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG I.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng I.1.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng * Khái niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Theo tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp ứng phó do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường - Bộ TN&MT phát hành năm 2011 thì một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng được hiểu như sau: - Khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết, thường là 30 năm. Thời tiết ở đây được hiểu là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, nắng, mưa, gió - Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển, hay nói cụ thể hơn, nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức các khí gây hiệu ứng nhà kính. - Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Như vậy kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu vì nó chỉ đưa ra mối quan điểm về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế -xã hội và hệ thống khí hậu. - Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu. - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. - Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên phạm vi toàn cầu trong đó không bao gồm thủy triều, nước dâng do bão Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau của nhiệt độ đại dương và các yếu tố khác. Đây là hậu quả tất yếu của hiện tượng biến đổi khí hậu. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt đại dương và sự tan băng. - Ứng phó với nước biển dâng là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và hoặc chống đỡ để giảm nhẹ các ảnh hưởng và tác hại do nước biển dâng gây ra. * Một số hiện tượng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Các hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng bao gồm những hiện tượng như biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan là một thực tế mà Trái đất đang phải hứng chịu. Thời tiết thay đổi bất thường, đi ngược với diễn biến thời tiết đã tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi hệ sinh thái, xuất hiện những loài nguy hại; mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở; hạn hán tạo ra tình trạng sa mạc hóa ở nhiều vùng trên thế giới trong những năm gần đây là những minh chứng. Hiện tượng của biến đổi khí hậu được thể hiện qua 4 nhóm yếu tố tác động sau: - Sự gia tăng nhiệt độ trên phạm vi toàn cầu - Mực nước biển dâng - Lượng mưa gia tăng - Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác như cường độ và tần suất các cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,740C trong thời kỳ 1906 - 2005, và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. Mực nước biển toàn cầu đã tăng với tốc độ ngày càng cao. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 - 2003 cho thấy: sự tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 - 2,3mm/n, trong đó do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 -0,54mm/n, do tan băng khoảng 0,7 - 1,2mm/n. Số liệu đo đạc từ vệ tinh trong giai đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 -3,8mm/n, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 - 2003. I.1.2. Các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai I.1.2.1. Tóm tắt Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Việt nam: Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để xây dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A1FI). Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho bảy khu vực bờ biển của Việt Nam, bao gồm: (1) Khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dấu; (2) Khu vực bờ biển từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang; (3) Khu vực bờ biển từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân; (4) Khu vực bờ biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh; (5) Khu vực bờ biển từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà; (6) Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau; và (7) Khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. Bảng 1. Kịch bản nước biển dâng ứng với các thời đoạn khác nhau Khu vực Các mốc của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Móng Cái- Hòn Dấu B1 7-8 10-12 14-17 19-22 23-29 28-36 33-43 38-50 42-57 B2 7-8 11-12 15-17 20-24 25-31 31-38 36-47 42-55 49-64 A1FI 7-8 11-13 16-18 22-26 29-35 38-46 47-58 56-71 66-85 Hòn Dấu-Đèo Ngang B1 8-9 11-13 15-17 19-23 24-30 29-37 34-44 38-51 42-58 B2 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65 A1FI 8-9 12-14 16-19 22-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86 Đèo Ngang- Đèo Hải Vân B1 7-8 11-12 16-18 22-24 28-31 34-39 41-47 46-55 52-63 B2 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71 A1FI 8-9 13-14 19-20 26-28 36-39 46-51 58-64 70-79 82-94 Đèo Hải Vân- Mũi Đại Lãnh B1 7-8 12-13 17-18 22-25 29-33 35-41 41-49 47-57 52-65 B2 8-9 12-13 18-19 24-26 31-35 38-44 45-53 53-63 61-74 A1FI 8-9 13-14 19-21 27-29 36-40 47-53 58-67 70-82 83-97 Khu vực Các mốc của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Mũi Đại Lãnh-Mũi Kê Gà B1 7-8 11-13 16-19 22-26 29-34 35-42 42-51 47-59 53-68 B2 8-9 12-13 17-20 24-27 31-36 38-45 46-55 54-66 62-77 A1FI 8-9 13-14 19-21 27-30 37-42 48-55 59-70 72-85 84-102 Mũi Kê Gà- Mũi Cà Mau B1 8-9 11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66 B2 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75 A1FI 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99 [...]... vững: Kinh tế, Xã hội và Môi trường I.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động giao thông vận tải đường bộ Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh An Giang đã phần đều nằm cặp các kênh rạch nên biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Nước biển dâng ảnh hưởng đến tiêu chuẩn kỹ thuật - khai thác của tuyến đường, giảm thời gian khai thác vận tải,... phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng tăng, đời sống người dân nâng cao, số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh gây áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông I.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng và bảo trì lớn Chi phí đầu tư xây dựng, nâng cấp và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng – giao thông đường bộ rất lớn Công trình giao thông lại có tính đơn chiếc và là bất động sản, không thể di chuyển... đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng I.1.2.2 Kịch bản biến đổi khí hậu An Giang I.1.2.2.1 Nhiệt độ Kết quả tính toán từ SIMCLIM cho thấy nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh An Giang có xu hướng tăng qua các năm và tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch bản phát thải Bảng 2: Nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh An Giang qua các kịch bản Nhiệt độ trung... An Giang là 1 trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và không thể tách rời trong 1 hệ thống sông ngòi của vùng Vì thế nghiên cứu thuỷ lực tỉnh An Giang là kết quả từ nghiên cứu hệ thống sông ngòi ĐBSCL Ứng dụng mô hình thủy động lực học 01 chiều tính toán các giá trị mực nước và lưu lượng tại các nút sông và kênh rạch ở tỉnh An Giang Từ kết quả này được đưa vào mô hình dự báo mục nước... trình giao thông trong vùng bị ảnh hưởng I.2.2 Tính an toàn Việc khai thác vận tải liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhân dân và toàn xã hội cho nên kết cấu hạ tầng – giao thông đường bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn khai thác trong mọi điều kiện Khi bị ảnh hưởng của nước biển dâng, đặc biệt trong vùng ngập lụt thường xuyên và lâu dài thì việc kiểm tra, đánh giá tình... nghiệp, dịch vụ, du lịch…, là cửa ngõ đối ngoại quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và các nước trong khu vực Hiện nay, hệ thống giao thông trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như: mạng lưới giao thông chưa đồng bộ và liên hoàn, giao thông nông thôn chậm phát triển, các dịch vụ vận tải chưa phát triển hoặc phát triển tự phát, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh... An Giang là khu vực phát triển động lực ở miền Tây Nam Bộ, là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến nông thủy sản… An Giang có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, có tiềm năng,... kết quả: Khi mực nước biển dâng theo kịch bản 2100 ở hạ nguồn và lưu lượng ở thượng nguồn như bảng 17 thì kết quả mực nước và lưu lượng tăng như bảng 12 khoảng từ 35cm – 52cm tại trạm Tri Tôn và 38cm-52cm tại trạm Xuân Tô và từ 43cm – 62cm tại trạm Long Xuyên I.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - khai thác của hệ thống KCHT-GTĐB An Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang. .. Hình 12: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2050 theo kịch bản phát thải A1FI Hình 13: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2070 theo kịch bản phát thải A1FI I.1.2.2.2 Lượng mưa Kết quả tính toán từ SIMCLIM cho thấy lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh An Giang tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch bản phát thải Lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh An Giang trong các kịch bản có xu thế thấp... 2020 - Điều kiện biên + Chọn biên thượng lưu với mức báo động 3 như bảng 17 + Biên hạ lưu với mực nước hiện trạng 2009 và dâng 12cm + Với các điều kiện thủy lợi các cống công trình chưa đưa vào - Kết quả: Bảng 10 Mức báo động tại Tân Châu và Châu Đốc Mức báo động Tân Châu (m) Châu Đốc (m) 1 2 3 3 3.5 4 3.5 4 4.5 Bảng 11.Chênh lệch mực nước kịch bản 2020 với hiện trạng Trạm Tri Tôn Kịch bản HT 2020 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH AN GIANG Ngành:Kỹ thuậtXây dựng Công trình Giao thông LUẬN. tỉnh An Giang bao gồm các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG I.1. Tổng quan về biến đổi khí. những tác động của biến đổi khí hậu đến kết cấu hậ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh An Giang. Chương 3: Phương pháp đánh giá thiệt hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ dưới tác động

Ngày đăng: 26/11/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan