nguyên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids tại bệnh viện a thái nguyên

83 422 0
nguyên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids tại bệnh viện a thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ PHƢƠNG DUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÂN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ PHƢƠNG DUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÂN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 60.72.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TRUNG KIÊN Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Lời cảm ơn Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này tôi nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên rất tận tình của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình cùng các cơ quan hữu quan. Với lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Trung Kiên - Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, luôn luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Bộ môn Nhi, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phòng ban Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn Phòng khám ngoại trú Bệnh viện A Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu nặng đến cha, mẹ, chồng, con và người thân trong gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn, động viên hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi đạt được kết quả như hôm nay. Thái Nguyên, Ngày 5 tháng 10 năm 2011 Hoàng Thị Phương Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin can đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Hoàng Thị Phương Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Khái niệm về HIV/AIDS 3 1.2. Sơ lược lịch sử bệnh 3 1.3. Dịch tễ học của HIV/AIDS 4 1.3.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam 4 1.3.2. Mầm bệnh 7 1.3.3 Đối tượng cảm thụ 9 1.3.4 Sự lây truyền HIV 9 1.4. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV 12 1.5. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em 13 1.5.1. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi 14 1.5.2. Chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/AIDS nặng (giai đoạn 4) ở trẻ dưới 18 tháng tuổi 15 1.5.3. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở trẻ ≥18 tháng tuổi 16 1.6. Phân loại nhiễm HIV ở trẻ em 16 1.6.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng 16 1.6.2. Phân loại giai đoạn miễn dịch. 17 1.6.3. Điều trị HIV/AIDS ở trẻ em 17 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2 Mẫu nghiên cứu 22 2.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 23 2.2.5. Nhận định kết quả 23 2.5. Xử lý số liệu 28 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 28 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 29 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 32 3.3. Kết quả điều trị 37 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 42 4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 42 4.1.1. Tuổi và giới 42 4.1.2. Thông tin chung về bệnh nhân 43 4.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm 45 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 45 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 51 4.3. Kết quả điều trị 53 KẾT LUẬN 57 KHUYẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Acquired immuno deficiency syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ) 3TC : Lamivudin ADN : Acid Deoxyribo Nucleic ALT : Alanine aminotransferase ARN : Axít ribonucleic ARV : Thuốc kháng retrovirus AST : Aspartate aminotransferase D4T : Stavudin DBS : Dried blood Stain (Kỹ thuật lấy máu khô) DPLTMC : Dự phòng lây truyền mẹ con ELISA : Enzyme – linked immunosorbent assay (Xét nghiệm miễn dịch gắn men) Hb : Hemoglobin HIV : Human immunodeficiency virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người ) NCMT : Nghiện chích ma tuý NTCH : Nhiễm trùng cơ hội NVP : Nevirapine PCP : Pneumocystis pneumonia (Viêm phổi do Pneumocystis) PCR : Polymerase chain reaction (Phản ứng khuyếch đại chuỗi Polymerase) SDD : Suy dinh dưỡng TCD4 : Tế bào lympho TCD4 TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh ZDV : Zidovudine Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Nguy cơ lây truyền HIV 12 Bảng 1.2. Chẩn đoán suy giảm miễn dịch nặng theo tổng số tế bào lympho . 17 Bảng 1.3. Chỉ định dự phòng bằng cotrimoxazole cho trẻ nhiễm HIV. 18 Bảng 1.4. Phát ban do cotrimoxazole và cách xử trí 19 Bảng 2.1. Phân mức độ HIV/AIDS theo huyết học 26 Bảng 2.2. Đánh giá kết quả điều trị 28 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới 29 Bảng 3.2. Thông tin chung về bệnh nhân 30 Bảng 3.3. Cân nặng lúc đẻ của trẻ. 31 Bảng 3.4. Hoàn cảnh gia đình 31 Bảng 3.5. Các lý do vào viện của bệnh nhi 32 Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm HIV 32 Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng theo tuổi 33 Bảng 3.8. Thời gian từ khi chẩn đoán đến khi được điều trị 34 Bảng 3.9. Chỉ số huyết học theo lứa tuổi 34 Bảng 3.10. Phân loại thiếu máu theo tỷ lệ huyết sắc tố 35 Bảng 3.11. Chỉ số sinh hóa máu theo lứa tuổi 35 Bảng 3.12. Phân độ HIV/AIDS theo T CD4 36 Bảng 3.13. Phác đồ điều trị theo lứa tuổi 37 Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển phác đồ 37 Bảng 3.15. Cha, mẹ/ người chăm sóc giúp trẻ thực hiện tuân thủ 38 Bảng 3.16. Số lượng lympho và tỷ lệ T CD4 sau thời gian điều trị 39 Bảng 3.17. Thay đổi huyết học theo thời gian điều trị 39 Bảng 3.18. Thay đổi huyết học và tuân thủ điều trị 40 Bảng 3.19. Kết quả điều trị theo tuân thủ 41 Bảng 3.20. Kết qủa điều trị theo lứa tuổi 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của HIV trong tế bào 8 Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới 29 Biểu đồ 3.2. Cân nặng lúc đẻ 31 Biểu đồ 3.3. Phân độ SDD trước điều trị 33 Biểu đồ 3.4. Phân độ HIV/AIDS theo lâm sàng 36 Biểu đồ 3.5. Tình trạng dinh dưỡng theo thời gian điều trị 38 Biểu đồ 3.6. Thay đổi tỷ lệ TCD4 ở các lứa tuổi sau điều trị 39 Biểu đồ 3.7. Thay đổi men gan theo thời gian 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay dịch HIV/AIDS đã trở thành đại dịch trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới có 33,4 triệu người nhiễm HIV trong đó có 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi [23]. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn quan niệm HIV/AIDS chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn. Tuy nhiên, trẻ em nhiễm HIV/AIDS là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch và nó làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng trẻ em. Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/09/2010 cả nước có 108.312 người nhiễm HIV, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3%, trong đó có 2.398 trẻ được điều trị thuốc chống virus. Năm 2010 là năm thứ ba liên tiếp số người nhiễm HIV giảm, nhưng mức độ giảm chậm hơn so với những năm 2008, 2009. Tính trong 9 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã phát hiện 9.128 người nhiễm HIV mới, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong vì AIDS [5]. Trẻ em bị nhiễm HIV chủ yếu theo con đường lây truyền từ mẹ sang con (hơn 90%) [14], [17]. Các nghiên cứu cho thấy nếu các bà mẹ có HIV dương tính, nếu không được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) tỉ lệ trẻ nhiễm HIV ở trẻ là 29-42%. Nếu bà mẹ được DPLTMC, tỉ lệ trẻ nhiễm từ 2-10% tuỳ theo từng phác đồ can thiệp [17]. Bên cạnh việc truyền virus, người mẹ cũng truyền kháng thể kháng HIV cho con trong quá trình mang thai và khi cho con bú. Trong quá trình lớn lên, nồng độ kháng thể của con sẽ giảm dần, các nghiên cứu cho thấy khi trẻ 6 tháng tuổi 64% số trẻ hết kháng thể HIV, đến 9 tháng tuổi 90% số trẻ hết kháng thể HIV và khi 12 tháng tuổi 95,5% số trẻ hết kháng thể HIV, cho đến 18 tháng tuổi chỉ những trẻ nhiễm HIV mới còn mang kháng thể kháng HIV [17]. Đặc điểm lâm sàng HIV/AIDS ở trẻ em có những đặc điểm khác biệt so với người lớn [6]. Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa có nhiều nghiên cứu về [...]... Thái Nguyên" nhằm mục tiêu sau: 1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng c a bệnh nhi HIV/ AIDS điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên 2 Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhi HIV/ AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên Số h a bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về HIV/ AIDS HIV (Human Immunodeficiency Virus) thuộc họ Retrovirus nhóm Lentivirus (bao gồm HIV- 1 và HIV- 2)... điều trị thuốc kháng virus tính đến cuối năm 2010 là 79 trẻ [28] Tuy nhi n, cho đến nay ch a có nghiên cứu về tỉ lệ nhi m HIV và đặc điểm HIV/ AIDS ở trẻ em Để góp phần hạ thấp nguy cơ lây nhi m HIV ở trẻ em và kéo dài cuộc sống cho những trẻ đã bị nhi m HIV/ AIDS Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi HIV/ AIDS tại Bệnh viện A Thái. .. theo mẫu bệnh án nghiên cứu, do học viên và các bác sĩ c a bệnh viện thực hiện - Chỉ tiêu lâm sàng: do các bác sĩ chuyên khoa Nhi và chuyên khoa Da liễu Bệnh viện A Thái Nguyên và học viên đánh giá - Xét nghiệm: + Công thức máu bằng máy Celltac và máy Sysmex c a Nhật Bản, sinh hoá máu bằng máy BS-400 c a Trung Quốc và máy Hitachi 717 c a Nhật Bản thực hiện tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện A Thái Nguyên. .. thể chất và trí tuệ Nguyên tắc điều trị ARV: + Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc, dinh dưỡng, hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho trẻ nhi m HIV/ AIDS + Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc + Điều trị ARV là điều trị suốt đời, trẻ cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc + Trẻ nhi m HIV được điều trị ARV khi... nặng” theo l a tuổi Trẻ dưới 18 tháng tuổi ch a có chẩn đoán xác định nhi m HIV bằng xét nghiệm virus, nhưng được chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/ AIDS nặng - Đánh giá sẵn sàng điều trị + Đánh giá hiểu biết c a cha, mẹ/người chăm sóc trẻ về nhi m HIV, điều trị ARV và tầm quan trọng c a tuân thủ điều trị để đảm bảo trẻ sẽ uống thuốc đúng yêu cầu điều trị Tư vấn lại nếu cha, mẹ/người chăm sóc ch a đủ kiến thức... Thời kỳ 1985 đến nay: là thời kỳ toàn thế giới chống AIDS Chương trình AIDS toàn cầu (GPA- Global Programe on AIDS) Được thành lập ngày 01/02/1987 với 3 mục tiêu là: + Phòng lây nhi m HIV, phát hiện vacxin + Giảm ảnh hưởng c a HIV tới cá nhân và xã hội + Hợp nhất các quốc gia và các tổ chức quốc tế chống AIDS 1.3 Dịch tễ học c a HIV/ AIDS 1.3.1 Tình hình nhi m HIV trên thế giới và Việt Nam 1.3.1.1.Trên... lây nhi m HIV cao là nhóm nghiện chích ma túy, gái mại dâm và tiếp viên c a các nhà hàng có liên quan đến mại dâm, đây là nhóm có liên quan nhi u nhất đến nhi m HIV ở trẻ em [11] Thái Nguyên là tỉnh có tỉ lệ nhi m HIV cao, theo báo cáo năm 2010, tỉ lệ nhi m mới HIV tại Thái Nguyên đứng thứ tư toàn quốc với 466 trường hợp [5] Hiện nay tại Thái Nguyên có 7.641 trường hợp HIV dương tính và AIDS, trong... A Thái Nguyên + Đếm tế bào TCD4 tại Khoa Huyết học Bệnh viện a khoa Trung ương Thái Nguyên - Xét nghiệm huyết học: công thức máu trước điều trị, sau 6 tháng và 12 tháng điều trị Đếm tế bào TCD4 trước, sau 6, 12 tháng điều trị - Xét nghiệm sinh hoá: trước điều trị và sau điều trị 6 tháng, 12 tháng 2.2.5 Nhận định kết quả - Đánh giá suy dinh dưỡng: d a vào quần thể tham khảo khi cân nặng theo tuổi còn... 31/12/2010 Thái Nguyên có 7.641 người Số h a bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 nhi m HIV còn sống và 3.529 bệnh nhân AIDS [28] Tại bệnh viện A Thái Nguyên đây cũng là cơ sở duy nhất trong tỉnh có phòng khám ngoại trú Nhi đang điều trị cho những trẻ nhi m và phơi nhi m HIV Lũy tích đến 31/12/2010 trẻ được điều trị thuốc kháng virus là 79 trẻ, có 208 trẻ được điều trị dự phòng... hạch) Sarcoma Kaposi Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương (sau 1 tháng tuổi) Nhi m nấm Cryptococcus ngoài phổi (bao gồm cả viêm màng não) Bệnh lý não do HIV Nhi m nấm lan t a (nấm lưu hành tại đ a phương như Penicillium, Histoplasma) Số h a bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Nhi m Mycobacteria không phải lao, lan t a Bệnh do Cryptosporidium mạn tính (có tiêu chảy) Bệnh . bệnh nhi HIV/ AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên& quot; nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng c a bệnh nhi HIV/ AIDS điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên. 2. Nhận xét kết quả. HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ PHƢƠNG DUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÂN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI HIV/ AIDS TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN. lây nhi m HIV ở trẻ em và kéo dài cuộc sống cho những trẻ đã bị nhi m HIV/ AIDS. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh

Ngày đăng: 25/11/2014, 19:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan