đồ án: thiết kế nhà máy sản xuất vật liệu chiệu lửa samot a

127 1.7K 6
đồ án: thiết kế nhà máy sản xuất vật liệu chiệu lửa samot a

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đồ án tốt nghiệp Thiết kế Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa Samốt A, công suất 65.000 tấnnăm, cơ cấu sản phẩm gồm: gạch tiêu chuẩn chiếm 70%, gạch nêm đứng chiếm 20%, gạch nêm nghiêng chiếm 10%. Trong đó công nghệ sản xuất các loại sản phẩm vật liệu chịu lửa là một yêu cầu bắt buộc phải hiện đại hoá đối với ngành công nghệ vật liệu nung. Với đặc tính riêng biệt của nó, các sản phẩm vật liệu chịu lửa đang trở thành lĩnh vực nghiên cứu và đầu tư trọng tâm của ngành công nghệ vật liệu nung.

MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong sự tiến bộ và phát triển như vũ bão của nền khoa học thế giới, khoa học công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với một vị trí đặc biệt trong ngành xây dựng các công trình, chất lượng của vật liệu gốm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Do đó, công nghệ vật liệu nung đang ngày càng hoàn thiện và đổi mới công nghệ hiện đại cho phù hợp với xu thế chung, theo kịp khoa học thế giới. Trong đó công nghệ sản xuất các loại sản phẩm vật liệu chịu lửa là một yêu cầu bắt buộc phải hiện đại hoá đối với ngành công nghệ vật liệu nung. Với đặc tính riêng biệt của nó, các sản phẩm vật liệu chịu lửa đang trở thành lĩnh vực nghiên cứu và đầu tư trọng tâm của ngành công nghệ vật liệu nung. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường về mặt hàng này cho các ngành như luyện kim, sản xuất thuỷ tinh, thép…cũng rất lớn. Đặc biệt các sản phẩm có độ chịu lửa cao phục vụ cho các ngành luyện kim loại quý, lò phản ứng, công nghiệp hàng không…đang là một lĩnh vực cần quan tâm và chú trọng. Giải quyết vấn đề này là nhiệm vụ tất yếu của các kĩ sư ngành vật liệu xây dựng. Do vậy, để chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, chúng em đã lựa chọn đề tài cho Đồ án tốt nghiệp là: Thiết kế Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa Samốt A, công suất 65.000 tấn/năm, cơ cấu sản phẩm gồm: gạch tiêu chuẩn chiếm 70%, gạch nêm đứng chiếm 20%, gạch nêm nghiêng chiếm 10%. 2 PHẦN A: PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG Công nghiệp vật liệu chịu lửa là công nghiệp sản xuất các sản phẩm làm việc ở nhiệt độ cao, song song với các công nghiệp khác công nghiệp vật liệu chịu lửa không ngừng phát triển. Vật liệu chịu lửa là hậu phương không thể thiếu được của công nghiệp luyện kim, công nghiệp năng lượng, công nghiệp hoá học, công nghiệp xi măng và một số ngành công nghiệp khác. Do đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền công nghiệp nên công nghiệp vật liệu chịu lửa có lịch sử phát triển khá lâu dài gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghiệp thế giới. Tại Châu Âu, khoảng cuối thế kỉ thứ XIV vật liệu chịu lửa samốt đóng thành viên từ đất sét chịu lửa bắt đầu được sản xuất nhưng cho đến năm 1856 mới xây dựng được nhà máy vật liệu chịu lửa samốt đầu tiên ở Nga. Năm 1822 ở Anh có nhà máy vật liệu chịu lửa đinat đầu tiên và sau đó ở Nga vào năm 1880. Vật liệu chịu lửa đôlômit đầu tiên cũng được sản xuất tại Anh năm 1878. Công nghiệp vật liệu chịu lửa ở các nước phát triển không đều nhau, số lượng và mức độ ở nước này hay nước khác tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của công nghiệp nước đó. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 2000 công ty sản xuất vật liệu chịu lửa với tổng công suất thiết kế khoảng 40 triệu tấn/năm. Mức độ tiêu thụ của ngành thép là lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm vật liệu chịu lửa. Tiếp theo là ngành xi măng chiếm 7%, hoá chất và dầu mỏ chiếm khoảng 4%, kim loại màu chiếm khoảng 3%, các ngành khác chiếm 6%. Về tiêu thụ vật liệu chịu lửa trên thế giới theo khu vực như sau: nhiều nhất là khu vực Châu á - Thái Bình Dương chiếm 40%, Đông Âu chiếm 23%, Tây Âu chiếm 15%, các nước NAFTA( Mỹ, Canada, Mêxicô ) chiếm 14%, các nước Latinh chiếm 4%, Châu Phi và Trung Đông chiếm 4%. (TS. Lê Văn Thanh _ Sản xuất vật liệu chịu lửa – sản phẩm và thị trường _ Tạp chí Xây Dựng 7/2001). Ở Việt Nam việc sử dụng vật liệu chịu lửa đã có từ rất lâu nhưng do đất nước bị chiếm đóng do chiến tranh, công nghiệp chậm phát triển nên sau khi miền Bắc giải phóng nhà máy gạch chịu lửa đầu tiên được xây dựng taị Cầu Đuống năm 1959. Từ những nguyên liệu trong nước và trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp thép, xi măng, thuỷ tinh Đến năm 1997, nước ta mới có ba nhà máy vật liệu chịu lửa sản phẩm chủ yếu là samốt có hàm lượng oxýt nhôm thấp hơn 45%. Ngày nay, trong điều kiện đất nước ta tiến hành mạnh mẽ công nghiệp hoá-hiện đại hoá, vật liệu chịu lửa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các 3 ngành công nghiệp mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh Do vậy, cần phải tăng cường năng lực sản xuất vật liệu chịu lửa, đặc biệt là các loại sản phẩm samốt có hàm lượng oxýt nhôm lớn hơn 45% để đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước và tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Theo thống kê thì năng lực sản xuất gạch chịu lửa loại samốt Cao alumin của Việt Nam năm 2000 là 6.000tấn/năm, dự kiến năm 2005 là 13.000 tấn/năm, đến năm 2010 là 33.000 tấn/năm. Từ thực tế trên cho thấy năng lực sản xuất sản phẩm vật liệu chịu lửa Samốt mới đáp ứng được một phần của nhu cầu sử dụng hiện taị, trong tương lai nhu cầu đó còn tăng cao thì mới đáp ứng được sứ mệnh lịch sử công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Như vậy công nghiệp vật liệu chịu lửa đang là ngành công nghiệp sản xuất cần được đầu tư và phát triển. 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬT LIỆU CHỊU LỬA Vật liệu chịu lửa nói chung và sản phẩm cao alumin nói riêng là vật liệu dùng để xây dựng các lò công nghiệp, các buồng đốt nhiên liệu, các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao hơn 1000 o C. Tuỳ theo mức độ phát triển của từng nước mà khối lượng vật liệu chịu lửa được tiêu thụ khá lớn trong nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, sản xuất xi măng, hoá chất, gốm sứ, thuỷ tinh v.v…Bên cạnh những sản phẩm chịu lửa thông thường, làm việc ở nhiệt độ 1000 – 1700 o C, người ta còn sử dung trong các ngành kỹ thuật hiện đại một khối lượng không lớn nhưng không thể thiếu được các sản phẩm chịu lửa đặc biệt từ các ôxit tinh khiết như Al 2 O 3 , MgO v.v…Các loại sản phẩm này có thể sử dụng lâu dài ở nhiệt độ cao trong những điều kiện đốt nóng khắc nghiệt: ở 1800 – 2000 o C và cao hơn nữa. Do đó, nó được ứng dụng trong nhiều ngành kỹ thuật đặc biệt như luyện kim loại quý hiếm, sản xuất các loại thuỷ tinh đặc biệt, lò phản ứng hạt nhân, chế tạo máy bay, tên lửa… 1.1.Phân loại vật liệu chịu lửa Theo tiêu chuẩn quốc tế, việc phân loại vật liệu chịu lửa chia làm hai loại: + ISO 1109-1975 phân loại vật liệu chịu lửa định hình. + ISO 1927-84 phân loại vật liệu chịu lửa không định hình. Tuy nhiên ở các nước khác nhau việc phân loại vật liệu chịu lửa không giống nhau. Nước ta có tiêu chuẩn phân loại vật liệu chịu lửa TCVN 5441:2004 dựa trên ba đặc điêm: + Độ chịu lửa; + Thành phần hóa chủ yếu; + Trạng thái vật lý; 1.1.1.Phân loại theo độ chịu lửa Theo độ chịu lửa vật liệu chịu lửa chia làm ba nhóm: + Vật liệu chịu lửa thường, độ chịu lửa từ 1500-1770 o C; +Vật liệu chịu lửa cao, độ chịu lửa từ 1770-2000 o C; +Vật liệu chịu lửa rất cao, độ chịu lửa trên 2000 o C; Thực tế có loại vật liệu chịu lửa vừa thuộc nhóm này vừa thuộc nhóm khác theo độ chịu lửa của chúng. Điều này còn do các yếu tố khác như thành phần khoáng và hóa của chúng. 5 1.2.Phân loại theo thành phần khoáng hóa Vật liệu chịu lửa rất đa dạng mỗi loại sản phẩm đều có những tính chất đặc trưng riêng và được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên hay nhân tạo. Thành phần hóa học và thành phần khoáng hóa chủ yếu của vật liệu chịu lửa cũng rất khác nhau. Chính vì vậy các nước đều dựa vào thành phần khoáng hóa của vật liệu chịu lửa để phân loại. Tuy nhiên việc phân loại này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Việc phân loại theo thành phần khoáng hóa của nước ta hiện nay cho trong bảng sau: Bảng 1.1: Phân loại vật liệu chịu lửa theo thành phần hóa chủ yếu. STT Nhóm Loại Thành phần chủ yếu(%) 1 Vật liệu chịu lửa silic Silic nóng chảy( thủy tinh nóng chảy) SiO 2 >98 Silic oxit( gạch đinat) SiO 2 >93 Cao silic 85<SiO 2 ≤93 2 Vật liệu chịu lửa alumo- silicat Bán axit 14<Al 2 O 3 ≤30 Samốt 30<Al 2 O 3 ≤45 Cao alumin cấp III (mulit silic) 45<Al 2 O 3 ≤65 Cao alumin cấp II (mulit) 65<Al 2 O 3 ≤75 Cao alumin cấp I (mulit-corun) 75<Al 2 O 3 ≤90 Corun Al 2 O 3 >90 3 Vật liệu chịu lửa kiềm tính Manhegi MgO>80 Manhegi-crom MgO>60 5<CrO 2 ≤15 Crom-manhegi 40<MgO≤60 15<Cr 2 O 3 ≤30 Cromit Cr 2 O 3 >30 Manhegi-spinel MgO>40 5<Al 2 O 3 ≤25 Spinel 20<MgO≤40 60<Al 2 O 3 ≤70 Forsterit 40<MgO≤60 20<SiO 2 ≤45 Manhegi-forsterit 60<Mgo≤80 7<SiO 2 ≤30 Đolomit MgO>30 6 Al 2 O 3 >45 Forsterit-cromit 45<MgO≤65 15<SiO 2 ≤30 5<Cr 2 O 3 ≤15 Manhegi-đolomit MgO>50 CaO>10 Đolomit ổn định 35<MgO≤75 10<CaO≤40 6<SiO 2 ≤15 CaO/SiO 2 >2 Canxi CaO>70 MgO<30 4 Vật liệu chịu lửa chứa cácbon Graphit C>96 Cacbon(than) C>85 Có chứa cácbon 4<C<85 Alumin-cacbon Al 2 O 3 >40 5<C<25 Đolomit-cacbon MgO<40 CaO>50 7<C<30 Manhegi-cacbon MgO>70 5<CaO<25 5 Vật liệu chịu lửa cacbua silic Cacbua silic tái kết tinh SiC>90 Cacbua silic liên kết silic SiC<90 Cacbua silic với các liên kết khác SiC<75 6 Vật liệu chịu lửa chứa Zircon Zircon-silic 50<ZrO 2 ≤85 SiO 2 <85 Oxit Zircon ZrO 2 >85 Zircon-alumin 50<ZrO 2 ≤85 Al 2 O 3 <65 Alumin-zircon-silic 30<Al 2 O 3 ≤95 5<ZrO 2 ≤50 25<SiO 2 ≤40 7 Vật liệu chịu lửa đặc biệt Oxit tinh khiết BeO, MgO, CaO,Al 2 O 3 , SiO 2 , ZrO 2 ,Y 2 O 3 ,SnO 2 …tinh khiết >97 Không chứa ôxi Nitrua, borua, cacbua, silisua, và những hợp chất 7 không chứa ôxi 8 Vật liệu chịu lửa dạng bông sợi Sợi alumo silicat 30<Al 2 O 3 ≤60 Sợi mulit 72<Al 2 O 3 ≤80 Sợi corun Al 2 O 3 >90 Sợi Zircon ZrO 2 >91 1.3.Phân loại vật liệu chịu lửa theo trang thái vật lý Tính đa dạng của vật liệu chịu lửa còn thể hiện ở trong trạng thái vật lý của chúng. Rất nhiều ản phẩm vật liệu chịu lửa xuất xưởng dưới dạng viên với kích thước và hình thù sản phẩm khác nhau. Các cơ sở sử dụng chỉ cần nhập về và đem xây theo yêu cầu của công nghệ. Ngoài ra những vật liệu đã định hình trên còn nhiều loại vật liệu chịu lửa dưới dạng bột, hỗn hợp khô đóng bao khi dung có thể trộn với nước hoặc các tính chất chỉ định và đổ thành khối hoặc làm vữa…Đặc biệt là bê tông chịu lửa, phối liệu phun bắn, đầm lò được phát triển mạnh trong những năm gần đây, vì vậy những vật liệu trên hợp thành một nhóm riêng. Yêu cầu kỹ thuật về chỉ tiêu hóa lý đối với gạch chịu lửa samốt được nêu trong bảng sau: (TCVN4710-1998) Bảng 1.2: Chỉ tiêu hóa lý đối với gạch chịu lửa samốt Tên chỉ tiêu Loại sản phẩm SA SB SC 1.Hàm lượng Al 2 O 3 tính bằng % không nhỏ hơn 35 30 28 2.Độ chịu lửa tính bằng o C không nhỏ hơn 1730 1650 1580 3.Độ co phụ trong 2h tính bằng % không lớn hơn ở nhiệt độ 0,7 0,7 0,7 4.Nhiệt độ bắt đấu biến dạng dưới tải trọng 0,2N/mm 2 tính bằng o C không nhỏ hơn 1400 1300 1200 5.Giới hạn độ bền khí nén tính bằng N/mm 2 không nhỏ hơn 20 15 12,5 6.Độ xốp biểu kiến tính bằng % không lớn hơn 24 25 26 7.Khối lượng thể tích bằng g/cm 3 không nhỏ hơn 2,0 1,95 1,9 8 CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU CHỊU LỬA 2.1.Tính chất nhiệt kỹ thuật 2.1.1.Độ chịu lửa Độ chịu lửa là tính chất đặc trưng cho vật liệu chịu lửa bền vững ở nhiệt độ cao trong môi trường và điều kiện sử dụng nó. Như vậy độ chịu lửa của vật liệu là khả năng bền vững dưới tác động của nhiệt độ cao của môi trường mà không bị nóng chảy. Độ chịu lửa là một thong số kỹ thuật, nó khác với nhiệt độ nóng chảy của vật liệu chịu lửa là một hằng số lý học. Để xác định độ chịu lửa cả vật liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6530-4:1999, người ta tạo thành mẫu côn để đo. Côn này là khối chop cụt, hai đáy là tam giác đều có cạnh 8,5mm và 3mm đặt trên đế chịu lửa sao cho nghiêng với đáy một góc 8 o -10 o . Khi nâng nhiệt độ có pha lỏng xuất hiện, lượng pha lỏng tang dần lên, độ nhớt của chúng hạ thấp, đầu côn cong dần chạm vào mặt ngang của đế. Tại thời điểm đó gọi là nhiệt độ gục của côn hay độ chịu lửa. Nếu đầu côn dính dài trên mặt đế nhiệt độ tương ứng đã vượt quá độ chịu lửa. Ngược lại, nếu đầu côn chưa chạm đến đế thì nhiệt độ tương ứng sẽ dưới độ chịu lửa.Lò để xác định độ chịu lửa có thể dung nhiều loại nhưng hay dung là lò điện với điện trở là than cốc dầu mỏ, graphit sạch. Để xác định nhiệt độ gục của côn, người ta không dung nhiệt kế mà dung côn Seger ký hiệu SK. Các côn này được gắn vào đế. Quan sát thấy côn đã gục thì dừng lò và sau khi làm nguội sẽ so sánh đánh giá. Nếu côn thử có nhiệt độ gục ứng với côn SK nào thì độ chịu lửa của nó ứng với côn SK đó.Độ chịu lửa của vật liệu phụ thuộc đầu tiên vào thành phần khoáng hóa và lượng tạp chất có trong vật liệu đó. Tuy nhiên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ chịu lửa khi thí nghiệm. Các nhân tố này bao gồm những nhân tố phụ thuộc vào tính chất của vật liệu thí nghiệm và các nhân tố phụ thuộc vào điều kiện thí nghiệm. Nếu tăng tốc độ nâng nhiệt độ trong lò sẽ tăng nhiệt độ gục của côn. Vì thế người ta phải thực hiện tốc độ nâng nhiệt độ quy định 4-6 o C/phút bắt đầu từ nhiệt độ kết khối của sản phẩm. Độ phân tán cũng ảnh hưởng đến độ gục của côn. Nếu hạt vật liệu càng lớn, lượng pha lỏng tăng chậm, nhiệt độ gục tăng lên. Môi trường khí cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ gục của côn. 2.1.2.Nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng. 9 Nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng là tính chất của vật liệu chịu lửa chịu tác động đồng thời của tải trọng nhiệt độ và thời gian. Đây là một tính chất quan trọng của vật liệu chịu lửa vì nó biểu thị khoảng mềm và nhiệt độ sử dụng của sản phẩm. Để xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng theo TCVN 6530-6:1999, người ta khoan cắt sản phẩm ra thành hình trụ có đường kính 36mm±0,5mm, cao 50±0,5mm. Mẫu này đặt trong lò điện và luôn chịu tải trọng không đổi 2KG/cm 2 , cạnh lò có hệ thống tự ghi sự biến dạng của sản phẩm. Tốc độ nâng nhiệt đến 800 o C . Không quá 10 o C/phút, trên 800 o C từ 4,5-5,5 o C/phút. Qúa trình xác định sẽ tìm được các nhiệt độ: nhiệt độ bắt đầu biến dạng 0,5% là T bđ hay T 0,5 , các nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ biến dạng 1%; 2%; 4% và 5% là T 1 , T 2 , T 4 , T 5 . Một số nước còn xác định độ biến dạng 20% và 40%. Khi nói độ biến dạng tức là nhiệt độ bắt đầu biến dạng của sản phẩm. Nhiệt độ biến dạng của vật liệu chịu lửa chủ yếu phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa, đặc tính cấu trúc cũng như đại lượng tỷ lệ giữa pha tinh thể và pha thủy tinh( vô định hình) cuối cùng là vào độ nhớt của pha lỏng khi nóng chảy. Thành phần hạt, cấu trúc sản phẩm cũng có ảnh hưởng lớn. Sản phẩm đặc chắc bắt đầu biến dạng ỏ nhiệt độ cao hơn. Còn cấu trúc của sản phẩm không có ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ biến dạng cuối cũng. Trong sản phẩm samốt biến dạng, sản phẩm này chứa gần 50% tinh thể mulit( 2Al 2 O 3 .2SiO 2 ) chịu lửa cao nhưng không phải là liên tinh thể bền vững, còn lại SiO 2 với các dạng thù hình khác nhau, thủy tinh silic có độ nhớt cao. Vì thế khi tăng nhiệt độ, khối thủy tinh mềm ra dân dần hạ độ nhớt, lượng pha lỏng tăng lên dần dần do oxit nhôm và silic hòa tan vào chất lỏng làm sản phẩm samốt biến dạng từ từ. Mẫu thí nghiệm không bị phá hủy mà có các dạng thù hình trụ phình tròn ra. Khoảng cách nhiệt độ biến dạng ở đây bằng 150-250 o C. Sản phẩm samốt chứa gần 5% tạp chất dễ chảy có độ chịu lửa gần 1700-1750 o C bắt đầu biến dạng ở 1350-1400 o C, phá hủy hoàn toàn(lún 40%) ở 1570-1600 o C. Từ những nhận xét trên ta thấy rằng muốn tăng nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng thì công nghệ sản xuất phải đảm bảo ít tạp chất, đặc chắc, samốt hay manhegi kết khối cao…Nhiệt độ sử dụng tối đa cho phép nằm trong khoảng T bđ và T 4 . Tùy trường hợp cụ thể mà quyết định nhiệt độ này. 2.1.3.Ổn định thể tích ở nhiệt độ cao Vật liệu chịu lửa khi dùng lâu dài ở nhiệt độ cao sẽ co hay nở phụ. Hiện tượng đó làm sản phẩm biến đổi không thuận nghịch kích thước dài của chúng. Độ co phụ sẽ làm mạch xây hở ra, bong vữa ra, hạ thấp mật độ, độ bền 10 [...]... cả vật liệu chịu l a chống lại tác động va đập đột ngột đó là cường độ xung kích L a chọn vật liệu nào chống đươc tải trọng xung kích lớn nhất có thể tăng thời gian sử dụng c a lò 2.4.L a chọn sản phẩm thiết kế Vật liệu chịu l a samốt được sản xuất từ hỗn hợp đất sét hay cao lanh chịu l a với nguyên liệu gầy samốt Đây là loại vật liệu chịu l a phổ biến nhất và chiếm 70% sản lượng vật liệu chịu l a nói... độ cao hơn Nói chung đất sét và cao lanh c a nước ta rất phong phú có nhiều mỏ trữ lượng lớn và chất lượng cao Hiện nay có nhiều mỏ đang được nghiên cứu và sử dụng như ở: Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Trúc Thôn,… 25 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA THÀNH PHẦN PHỐI LIỆU 4.1.Nguyên vật liệu sử dụng Nguyên vật liệu dùng để sản xuất gạch chịu l a samot A là đất sét và cao lanh chịu l a, phối liệu bao gồm:... bao gồm: +Chất kết dính: là đất sét hay cao lanh chịu l a +Chất làm gầy: là samot, Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm samot A là: samot Tấn Mài nhập về dạng viên gạch, đất sét Trúc Thôn Hải Dương Phụ gia sử dụng: +Rỉ mật đường: mua từ nhà máy đường làm tăng độ kết dính c a phối liệu Tỷ lệ phụ gia rỉ mật đường đ a vào theo trọng lượng khô 0,5kg bã giấy +Chất điện giải: người ta thấm ướt hạt samot bằng sét... vùng sản xuất gốm tinh và sản phẩm chịu l a Vậy nên phối liệu tính toán th a mãn 32 Hình 4.2: Biểu đồ Avgustinhik Al2 O3 SiO 2 0,5 1 Đất sét cho gốm tinh và các sản phẩm chịu l a (Samốt) 2 Đất sét để sản xuất ống dẫn, tấm lát nền và các sản phẩm dạng gốm đá, sản phẩm chịu axít 3 Đất sét cho sản phẩm gạch và đồ gốm trang trí 4 Đất sét để sản xuất ngói 5 Đất sét để sản xuất gạch Clanh ke 6 Đất sét để sản. .. h a học c a sản phẩm samot A: hàm lượng oxit nhôm Al 2O3 ≥35% Chọn hàm lượng Al2O3 là 40% Gọi hàm lượng đất sét sử dụng trong phối liệu là: X (%), hàm lượng samot sử dụng trong phối liệu là: Y (%) Ta có hệ phương trình: => Mật độ cao nhất c a sản phẩm nung đạt được khi ch a đất sét kết dính 15-20% Đối với sản phẩm nhiều samot, đất sét kết dính dùng từ 15-20% với sản phẩm samot thường đất sét kết dính... lò lớp lót chịu l a dễ bị nứt nẻ, long lở và bị ăn mòn nhanh hay phá hủy mạnh Vì vậy tăng độ bền sốc nhiệt c a gạch chịu l a là một trong những nhiệm vụ cơ bản c a công nghệ sản xuất vật liệu chịu l a nhằm tăng tuổi thọ c a lớp lót lò Nhờ vậy sẽ đẩy mạnh được năng suất c a lò giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra 2.1.5.Độ bền xỉ Trong nhiều lò công nghiệp ở nhiệt độ cao vật liệu chịu l a thường tiếp xúc... chịu l a hay các khối lớn chịu l a 2.3.2.3.Cường độ uốn Một số vật liệu như tấm kê nung sứ vệ sinh hay gốm sứ dân dụng, hay các bao nung gốm sứ phải chịu uốn gây ra bởi sản phẩm đặt lên trên Ngoài ra trong công nghiệp, chúng ta còn thấy một số vị trí gạch chịu l a phải chịu lực uốn Do đó cường độ uốn c a vật liệu chịu l a cũng là một chỉ tiêu quan trọng cho một số trường hợp nhất định Hiện nay chúng ta... bền sốc nhiệt c a lớp lót Tường và vòm lò sẽ bị lún xuống dẫn tới phá hủy chúng Vì vậy ổn định thể tích c a vật liệu chịu l a là điều kiện cần thiết để đảm bảo tuổi thọ c a chúng trong các lò nung và ghi đốt công nghiệp Phần lớn sản phẩm chịu l a ở nhiệt độ cao nó sẽ co phụ Một số vật liệu chịu l a khác lại thấy nở phụ điển hình là đinat Vật liệu chịu l a ch a nhiều pha thủy tinh như samốt, nếu nung... cũng có vật liệu chịu l a pha tinh thể nhiều, tạp chất ít, khi tăng λ nhiệt độ thì độ dẫn nhiệt giảm a số vật liệu chịu l a là loại dẫn nhiệt kém, độ dẫn nhiệt kém Độ dẫn nhiệt c a samốt và đinat nhỏ hơn 50-100 lần so với độ dẫn nhiệt c a kim loại 2.2.2.2.Tỷ nhiệt (nhiệt dung riêng) Tỷ nhiệt là tỷ số gi a nhiệt dung riêng c a vật liệu đối với nhiệt dung riêng c a nước Khi đốt nóng vật liệu chịu l a tức... sét làm chất kết dính, cũng như khi sản xuất samot Yêu cầu cơ bản c a đất sét để làm samot là độ chịu l a c a chúng, cũng như c a cao lanh không nhỏ hơn 1580oC Tùy thuộc yêu cầu chất lượng mà hàm lượng chất nóng chảy không quá 5-7% Nếu tăng hàm lượng Al 2O3 và giảm các chất nóng chảy thì các tính chất c a vật liệu chịu l a sẽ tăng lên Tuy nhiên để nhận sản phẩm kết khối đặc từ nguyên liệu tinh khiết . đầy đủ hơn cấu trúc của gạch chịu lửa. 2.3.Tính chất cơ học (TCVN-6530) 2.3.1.Modul đàn hồi Lý thuyết về tính chất của vật thể rắn đã được viết rất nhiều sách, về tính chất cơ học của vật thể

Ngày đăng: 25/11/2014, 14:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN A: PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬT LIỆU CHỊU LỬA

      • 1.1.Phân loại vật liệu chịu lửa

      • 1.2.Phân loại theo thành phần khoáng hóa

      • 1.3.Phân loại vật liệu chịu lửa theo trang thái vật lý

      • CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU CHỊU LỬA

        • 2.1.Tính chất nhiệt kỹ thuật

        • 2.2.Tính chất vật lý

        • 2.3.Tính chất cơ học (TCVN-6530)

        • 2.4.Lựa chọn sản phẩm thiết kế

        • CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG

          • 3.1.Nguyên liệu đất sét và cao lanh chịu lửa

          • CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA THÀNH PHẦN PHỐI LIỆU

            • 4.1.Nguyên vật liệu sử dụng

            • 4.2.Tính toán thành phần phối liệu

            • PHẦN B: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

              • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY

              • CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ

                • 2.1.Lựa chọn phương pháp sản xuất

                • 2.2.Công nghệ sản xuất

                • 2.3.Lập chế độ làm việc. Tính cân bằng vật chất

                • 2.4.Cân bằng vật chất cho tuyến samốt

                • 2.5.Tính cân bằng vật chất cho tuyến đất sét

                • CHƯƠNG 3:TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ

                • CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG NUNG TUYNEL

                  • 4.1.Xây dựng chế độ nung

                  • 4.2.Chọn va gong với kích thước có sẵn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan