Bài tiểu luận luật hành chính cơ chế một cửa về việc thực hiện thủ tục hành chính.

43 2.8K 92
Bài tiểu luận luật hành chính cơ chế một cửa về việc thực hiện thủ tục hành chính.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận môn luật hành chính của trường đại học Kinh Tế Luật đề tài cơ chế một cửa về việc thực hiện thủ tục hành chính, giảng viên: Trần Thị Lệ Thu. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Cơ sở lí luận: Bất kỳ một nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền hành chính phù hợp với chế độ chính trị để thực thi quyền lực nhà nước và phục vụ dân. Sự thích ứng của nền hành chính với điều kiện mỗi nước là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cải cách hành chính từ lâu đó cũng là vấn đề xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. Ngày nay, đó là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Việt Nam cũng khụng nằm ngoài xu thế đó. Từ 1986 chúng ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đó đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa trong quá trình xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở khách quan cho cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên việc vận hành nền hành chính ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, vỡ thế mà đến giờ CCHC là một bài toán lớn đối với Chính phủ cũng như các cơ quan hành chính Nhà nước trong suốt thời gian qua.

Tiểu luận Luật Hành Chính ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT Môn :LUẬT HÀNH CHÍNH Đề tài:CƠ CHẾ MỘT CỬA Giảng viên: Trần Thị Lệ Thu Nhóm 4: Nguyễn Tấn Đạt K135031448 Thạch Thị Phắt Cà Đa K135031450 Đinh Gia Khánh K135031473 Kim Thị Thúy Lam K135031477 Nguyễn Diệu Linh K135031478 Nguyễn Thị Thanh Loan K135031482 Lê Thị Thu K135031526 Tp. HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2014 Nhóm 4 – Lớp K13503 1 Tiểu luận Luật Hành Chính A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Cơ sở lí luận: Bất kỳ một nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền hành chính phù hợp với chế độ chính trị để thực thi quyền lực nhà nước và phục vụ dân. Sự thích ứng của nền hành chính với điều kiện mỗi nước là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cải cách hành chính từ lâu đó cũng là vấn đề xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. Ngày nay, đó là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Việt Nam cũng khụng nằm ngoài xu thế đó. Từ 1986 chúng ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đó đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa trong quá trình xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở khách quan cho cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên việc vận hành nền hành chính ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, vỡ thế mà đến giờ CCHC là một bài toán lớn đối với Chính phủ cũng như các cơ quan hành chính Nhà nước trong suốt thời gian qua. Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước. Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thì cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các khâu trong quá Nhóm 4 – Lớp K13503 2 Tiểu luận Luật Hành Chính trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04-5-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, mở đầu cho hoạt động thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, đã tạo bước đột phá lớm trong hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực, là sự chuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhà nước. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương và gần đây nhất là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Những năm qua, công cuộc cải cách hành chính bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Chính phủ Việt Nam đã triển khai áp dụng cơ chế “ một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước ở các cơ quan hành chính nhà nước bước đầu đã có những thay đổi đáng kể, có sự tác động tích cực vào sự vận hành của cơ chế quản lý nhà nước, xây dựng một nền hành chính trong sạch. Nhóm 4 – Lớp K13503 3 Tiểu luận Luật Hành Chính II. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hành chính và cơ chế một cửa. Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế một cửa về thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh cơ chế một cửa về thủ tục hành chính nước ta. Nhóm 4 – Lớp K13503 4 Tiểu luận Luật Hành Chính B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA 1 Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh thủ tục hành chính: 1.1 Một số khái niệm: Hoạt động quản lí Nhà nước cần phải tuân theo những nguyên tắc pháp lý, qui định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc. Thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với cơ quan hành chính Nhà nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính dựa trên những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất : “Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định về thời gian, không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân”. Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là công cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quyết công việc cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ. Do vậy, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân chủ sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, rút ngắn khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 1.2 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính: Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm thể hiện tính Nhóm 4 – Lớp K13503 5 Tiểu luận Luật Hành Chính toàn diện, tính linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm quyết định nội dung và hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính. Việc xây dựng thủ tục hành chính phải được đặt trên những nguyên tắc cơ bản do Hiến pháp quy định. Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên quan đến việc xây dựng các thủ tục hành chính, nhưng cũng có thể chỉ được quy định trên những nguyên tắc chung và đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật khác. Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: 1.2.1 Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính: - Nguyên tắc phù hợp với Pháp chế Xã hội chủ nghĩa, phù hợp với luật pháp hiện hành của Nhà nước ta, có tính hệ thống nhằm đạt được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy Nhà nước. - Nguyên tắc phù hợp với thực tế, phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Nguyên tắc thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, công khai và thuận lợi cho việc thực hiện. - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. 1.2.2 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy. Các nguyên tắc đó bao gồm: - Chỉ có cơ quan Nhà nước do pháp luật quy dịnh mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định, và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Nhóm 4 – Lớp K13503 6 Tiểu luận Luật Hành Chính - Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan, công minh. - Thủ tục hành chính được thực hiện công khai. - Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật. - Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm. Những nguyên tắc trên đây có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất để đảm bảo tính hữu hiệu, hiệu quả trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức công dân trong việc phối kết hợp giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. 1.3 Sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Trước hết, xuất phát từ vai trò của thủ tục hành chính đối với Nhà nước và Nhân dân. Thủ tục hành chính có một ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các lợi ích xã hội, nó đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và Nhà nước cũng như quyền ưu tiên các lợi ích. Nếu bỏ qua thủ tục hành chính thì trong nhiều trường hợp quyết định hành chính có thể bị vô hiệu hóa. Thủ tục hành chính là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm. Tùy vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà thủ tục hành chính phải thích ứng kịp thời phục vụ hoạt động quản lý. Điều này có ý nghĩa đối với lý luận cải cách thủ tục hành chính trong thời kỳ hội nhập. Cụ thể là: - Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết định hành chính được thực thi thuận lợi. Thủ tục càng có tính cơ bản thì ý nghĩa càng lớn vì các thủ tục cơ bản thường tác động đến giai đoạn cuối cùng của quyết định hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng. Khi thủ tục bị vi phạm thì có nghĩa hiện tượng vi phạm pháp Nhóm 4 – Lớp K13503 7 Tiểu luận Luật Hành Chính luật xuất hiện và gây hậu quả nhất định. Ví dụ: Tuyển dụng cán bộ công chức vào làm việc nhưng vi phạm thủ tục thi tuyển dẫn đến người có năng lực trình độ lại không được tuyển. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, gây khó khăn trong giải quyết công việc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. - Thủ tục hành chính là cơ sở đảm bảo cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Trong giai đoạn hiện nay, một số ngành chức năng quy định thủ tục theo mẫu in sẵn trong phạm vi ngành và lưu hành trên toàn quốc, do đó một công vụ ở bất cứ địa phương nào cũng đòi hỏi các cơ quan hành chính áp dụng các biện pháp thích hợp và thống nhất. - Thủ tục hành chính khi xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước. Nó liên quan đến quyền lợi của công dân, do đó khi xây dựng và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa thiết thực, làm giảm sự phiền hà, củng cố quan hệ giữa nhà nước và công dân. Công việc có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước, góp phần chống tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Ở những nơi thủ tục hành chính vận dụng không hợp lý do căn bệnh cửa quyền, quan liêu chưa được khắc phục. Ngược lại, ở nơi nào thực hiện giảm nhẹ các thủ tục hành chính, tập trung vào “một cửa” để giải quyết yêu cầu của dân thì ở đó hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên rõ rệt, công việc được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi và ở đó lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước được khôi phục, củng cố và nâng cao. Nhóm 4 – Lớp K13503 8 Tiểu luận Luật Hành Chính - Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính nên việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình triển khai và thực thi luật pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Ví dụ: chúng ta ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nhưng thủ tục thành lập doanh nghiệp của chúng ta thì quá nặng nề, nhiều bước, yêu cầu nhiều loại giấy tờ… Điều này gây tâm lý chán nản cho nhà đầu tư, do đó môi trường đầu tư của Việt Nam mất đi tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đứng trước vấn đề đó, chúng ta cần tích cực cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực và tập trung hơn vào những lĩnh vực then chốt. - Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức. Đó là văn hóa giao tiếp trong bộ máy Nhà nước, văn hóa điều hành. Nó cho thấy mức độ văn minh của một nền hành chính phát triển. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính sẽ không đơn thuần chỉ liên quan đến pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, mà còn liên quan đến sự phát triển chung của đất nước về các mặt chính trị, văn hóa giáo dục và đến sự mở rộng giữa nước ta với các nước trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách hành chính nói chung là một nhu cầu tất yếu khách quan của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, do yêu cầu đổi mới của Đảng từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới một cách căn bản tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện một cuộc cải cách lớn các cơ quan nhà nước với trọng tâm là xây dựng hệ thống hành pháp và quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực và hiệu quả. Một lý do quan trọng, để Toàn Đảng toàn dân ta cần phải chung tay tiếp tục đẩy mạnh cải cải thủ tục hành chính đó là: Hiện nay, thủ tục hành Nhóm 4 – Lớp K13503 9 Tiểu luận Luật Hành Chính chính là một bộ phận của thể chế hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm. Tùy vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà thủ tục hành chính phải thích ứng kịp thời phục vụ hoạt động quản lý. Điều này có ý nghĩa đối với lý luận cải cách thủ tục hành chính trong thời kỳ hội nhập. Nhưng trên thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thể hiện ở một số điểm sau: - Cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn mang nặng giải pháp tình thế, thiếu tính tổng thể. Thủ tục hành chính là biểu hiện tập trung nhất của hoạt động Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế xã hội. Các biện pháp cải cách thủ tục hành chính thì vẫn mang nặng tính thử nghiệm, phương châm cải cách là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa học hỏi. Chính phủ chưa hoạch định được chiến lược tổng thể về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Điều này làm cho quá trình cải cách gặp nhiều lúng túng, bị động trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế. - Chất lượng dịch vụ hành chính công mà Nhà nước cải cách cho nhân dân còn thấp, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân. Hiện tượng tham nhũng, hối lộ, lãng phí trở thành quốc nạn. Người dân đến cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng bị đối xử như người đi xin, đi nhờ vả. - Cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa tương xứng trong tất cả các lĩnh vực. Hiện tại không phải mọi lĩnh vực đều đạt được những thành tựu trong cải cách thủ tục hành chính mà còn nhiều lĩnh vực khác như: khiếu nại tố cáo, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tư nước ngoài… mức độ cải cách vẫn chưa đáp Nhóm 4 – Lớp K13503 10 [...]... 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020 đã đưa ra Nhóm 4 – Lớp K13503 26 Tiểu luận Luật Hành Chính CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY: 1.Tình hình thực hiện cơ chế một cửa ở nước ta: 1.1 các cơ quan, đơn vị áp dụng thực hiện cơ chế một cửa -Văn phòng UBND, các sở và các cơ quan tương... của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước đó” 2.2 Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa: Nhóm 4 – Lớp K13503 11 Tiểu luận Luật Hành Chính Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ... hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao Nhóm 4 – Lớp K13503 24 Tiểu luận Luật Hành Chính dịch với cơ quan hành chính Nhiều địa phương đã chủ động triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện Trong số 700 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện đã có 686 đơn vị triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên... một cửa, một cửa liên thông hiện đại Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, thực hiện cơ chế một cửa ở Việt Nam cần được nhìn nhận cụ thể hơn về cách thức đánh giá và đo lường thực chất hiệu quả của cơ chế một cửa, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Công cụ đo lường quá trình thực thi của cơ chế một cửa cần... luật 3.3 Trách nhiệm triển khai cơ chế một cửa: 3.3.1 Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông có trách nhiệm: - Xây dựng Đề án áp dụng cơ chế một cửa (đối với các cơ quan chưa áp dụng cơ chế một cửa) ; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án áp dụng cơ chế một cửa liên thông trình cấp có thẩm... biểu 1.3.1Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông” tại UBND thành phố Ninh Bình: Thành phố Ninh Bình là một trong những đơn vị đi đầu về triển khai cơ chế một cửa tại tỉnh Ninh Bình Ngay từ đầu năm 2003 UBND thành phố Ninh Bình đã chính thức cho hoạt động mô hình một cửa Hiệu quả của việc áp dụng giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố Ninh Bình... cải tiến và ngày càng hoàn thiện về mọi mặt Trong đó, Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm sáng trong thời kỳ đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Ngay từ đầu năm 1995, thực hiện chủ trương của thành phố, Quận 5 đã tiến hành thực hiện thí điểm chương trình cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu” Quận đã xây dựng quy chế hoạt động của các phòng,... trình lên cơ quan cấp cao hơn, thậm chí là phải xin ý kiến một số cơ quan khác Tình trạng đó Nhóm 4 – Lớp K13503 33 Tiểu luận Luật Hành Chính không tạo điều kiện và không cho phép cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công thực hiện cơ chế một cửa - Cơ cấu của các tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công chưa hình thành một dây chuyền hoạt động mới theo hướng một cửa Chẳng hạn, để thực hiện cơ chế này,... cho người dân 1.3.3 Cơ chế một cửa, một dấu” ở Quận 5 – Thành phố Hồ chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính Qua hơn 17 năm tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa , các quận, huyện của Thành phố đã gặt hái được nhiều thành công và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính để cải tiến... 4-5- 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Thời gian tiến hành cơ chế “ một cửa Bồ Đào Nha Indonesia Thụy Điển Bắt đầu tổ chức thực hiện và thiết lập bộ phận một cửa từ năm 1999 với tên gọi là The Citizen Shops (Tạm dịch là: Bộ phận tiếp công dân) Xu hướng thiết lập cơ chế một cửa ở cấp địa phương được phát động . tục hành chính đó là: Hiện nay, thủ tục hành Nhóm 4 – Lớp K13503 9 Tiểu luận Luật Hành Chính chính là một bộ phận của thể chế hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ để cơ quan hành chính. mạnh cơ chế một cửa về thủ tục hành chính nước ta. Nhóm 4 – Lớp K13503 4 Tiểu luận Luật Hành Chính B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA 1 Cải. 26 tháng 10 năm 2 014 Nhóm 4 – Lớp K13503 1 Tiểu luận Luật Hành Chính A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Cơ sở lí luận: Bất kỳ một nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền hành chính phù hợp với chế độ chính trị

Ngày đăng: 24/11/2014, 10:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan